QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc định hướng và giải pháp
phát triển cây bông công nghiệp thời kỳ 2001 - 2010.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng BộNông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ Côngnghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Địnhhướng và giải pháp phát triển cây bông công nghiệp thời kỳ 2001 - 2010 nhằm:
1.Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt, giảm dần việc nhập khẩu bôngxơ, tiết kiệm ngoại tệ và chủ động sản xuất.
2.Góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, tạo thêm việc làmcho khoảng 400.000 lao động trong nông nghiệp và hàng vạn lao động trong côngnghiệp chế biến, tăng thu nhập cho nông dân và xóa đói giảm nghèo.
3.Bảo đảm ngành dệt may phát triển bền vững, cạnh tranh được với thị trường trongnước và ngoài nước.
4.Đến năm 2005 diện tích đạt khoảng 115.000 ha, sản lượng 80.000 tấn, bảo đảm 50%nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp dệt và đến năm 2010 diện tích đạt khoảng230.000 ha, sản lượng khoảng 180.000 tấn, bảo đảm 70% nhu cầu nguyên liệu chocông nghiệp dệt.
Điều 2.Quan điểm phát triển.
1.Huy động mọi nguồn lực trên phạm vi cả nước, nhanh chóng mở rộng diện tíchtrồng bông công nghiệp ởnhững vùng có điềukiện đất đai, khí hậu phù hợp để thay thế dần nhu cầu bông xơ nhập khẩu và tiếntới đảm bảo đủ nhu cầu bông xơ trong nước.
2.Phát triển cây bông phải theo hướng xây dựng các vùng tập trung, sử dụng giống ưuthế lai trống trong mùa khô có tưới, áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới đểnâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và thu nhập trên đơn vịdiện tích cao hơn các cây trồng khác trong cùng điều kiện.
3.Phát triển cây bông phải gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn.
4.Đa dạng hóa các sản phẩm từ bông như: sợi, dầu, thức ăn chăn nuôi để tăng nguồnthu hỗ trợ cho trồng bông.
Điều 3.Những giải pháp chủ yếu.
1.Về quy hoạch vùng sản xuất: Phát triển bông công nghiệp gắn với cơ sở chế biếnbông xơ theo hướng hình thành vùng sản xuất tập trung, thâm canh, có tưới. Trướcmắt tập trung ở các tỉnh duyên hải Nam TrungBộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa; các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai,Đắk Lắc; một số tỉnh Đông Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
2.Về đầu tư cơ sở hạ tầng: ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi (bao gồm: nângcấp các công trình đã có, hoàn chỉnh các công trình dở đang, xây dựng côngtrình mới thuộc các vùng tập trung, chuyên canh, thâm canh có tưới, cụ thể là:
Côngtrình thủy lợi Dầu Tiếng, hệ thống công trình thủy lợi và hồ: Sông Lòng Sông,Phan Rí - Phan Thiết, Sông Lũy, Sông Cà Giây, Sông Quào (xây dựng mới hồ sôngLũy), Sông Dinh 3, Tà Pan, Tân Giang, Định Bình, Đại Ninh, Iasoup Thượng,Iasoup Hạ, Ealâu, Eamơ, Krông Pa, Ajunpa, Đồng Tròn.
Kiêncố hóa kênh mương đối với hệ thống công trình thủy lợi đã có.
3.Về đầu tư các cơ sở chế biến: Việc đầu tư các cơ sở cán bông phải gắn với vùngnguyên liệu, thiết bị công nghệ tiên tiến và hiện đại bảo đảm tạo ra sản phẩmcó chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghiệp dệt.
Nângcấp các nhà máy cán bông hiện có, xây dựng mới các nhà máy cán bông mới, để đếnnăm 2010 đạt công suất khoảng 470.000/tấn bông hạn năm.
Xâydựng một số nhà máy ép dầu hạt bông đạt tổng công suất khoảng 200.000 tấn/năm.
4.Về khoa học, công nghệ: Tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nộigiống bông lai, bông kháng sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng tốt để cungcấp cho nhu cầu sản xuất của nông dân.
Tậptrung đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất gíông bông bao gồm giống gốc, giốngbố mẹ và giống lai F1; nhập khẩu giống gốc có năng suất và chất lượng cao.
Hoànchỉnh kỹ thuật công nghệ sản xuất giống bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuấtgiống bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất.
CácViện Nghiên cứu cây bông Nha Hố, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam,Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viên Khoa học nông,lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Di truyền nông nghiệp và Trung tâm nghiên cứu khoahọc nông nghiệp miền Trung (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam)phải có chương trình, kế hoạch nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹthuật, khoa học và công nghệ về cây bông từ giống, canh tác, chế biến, nhất làviệc tạo giống bông bằng công nghệ sinh học để có những bộ giống bông có năngsuất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng cung cấp cho nhu cầusản xuất. Triển khai rộng rãi các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) đối vớicây bông.
Tăngcường công tác khuyến nông cây bông theo hướng xã hội hóa công tác khuyến nônggồm khuyến nông nhà nước, khuyến nông của các doanh nghiệp, khuyến nông tựnguyện, để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về trồng bông,chế biến.
Thựchiện tốt công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, phân cấp bôngxơ nhằm bảo đảm chất lượng vải từ nguyên liệu bông xơ trong nước, phục vụ nhucầu ngày càng cao của nhân dân và sản xuất háng dệt may xuất khẩu
5.Về đầu tư và tín dụng:
a)Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư: Xây dựng các công trình thủy lợi bao gồm hồchứa, công trình đầu mối, kênh chính, hệ thống giao thông theo dự án được cấpcó thẩm quyền phê duyệt;
Đầutư nâng cấp Viện nghiên cứu cây bông, các cơ sở sản xuất giống, chế biến hạtgiống bông lai F1;
Nghiêncứu khoa học công nghệ, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;
Cấpgiống gốc, giống ông bà cho các cơ sở tham gia sản xuất giống hạt lai để cungcấp cho dân;
Hỗtrợ giá giống thương phẩm cho nông dân trong thời gian 2 năm, năm thứ nhất 60%và năm thứ hai 50% theo giá tại thời điểm.
b)Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án cải tạo nâng cấp, đổimới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới các nhà máy cán bông, ép dầu hạt bông,sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón từ khô dầu bông.
c)Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tíndụng cho vay đối với người trồng bông theo Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng phục vụphát triển nông nghiệp và nông thôn; phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam mở rộng hình thức tổ tín dụng tiết kiệm, tổ tương hỗ vay vốn đểnông dân vay vốn được thuận lợi hơn và sử dụng vốn có hiệu quả trả được nợ vay.
d)Ngân hàng phục vụ người nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảmnghèo và giải quyết việc làm ưu tiên giành vốn cho vùng phát triển bông côngnghiệp để cho dân vay vốn trồng bông góp phần xóa đói giảm nghèo.
6.Về thuế và quỹ: BộTài chính nghiêncứu điều chỉnh mức khấu trừ đầu vào khi tính thuế giá trị gia tăng cho thu muabông hạt; miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng bông côngnghiệp.
LậpQuỹ hỗ trợ giá bông công nghiệp để hỗ trợ giá bông trong nước, khi giá bông thếgiới giảm.
Quỹdo tổ chức, cá nhân thu mua, chế biến bông tham gia và đóng góp. Mức đóng gópđối với tổ chức, cá nhân thu mua, chế biến bông bằng 2% giá trị bông hạt thumua, đối với tổ chức, cá nhân sử dụng bông bằng 2% giá trị nguyên liệu bông xơnhập khẩu trong năm, nhưng không vượt quá 50% lợi nhuận phát sinh. Nguồn quỹ đượctrích vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Quỹ do Hiệp hội cây bông quản lý.Bộ Tài chính chủ trì phối hợp vớiBộ Công nghiệp, tổng công ty Dệtmay Việt Nam ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ.
7.Về tiêu thụ và giá cả:
a)Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam phải ký hợp đồngtiêu thụ hết bông xơ của các cơ sở chế biến, cán ép bông xơ trong nước. Các cơsở chế biến, cán ép bông xơ phải ký hợp đồng tiêu thụ bông hạt với người sảnxuất hoặc hợp tác xã. Hợp đồng phải quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi củahai bên, phải xác định giá bông hạt tối thiểu bảo đảm có lợi cho người sản xuấtvà giá được công bố ngay từ đầu vụ để người trồng bông yên tâm sản xuất Khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân thực hiện hình thức hợp đồng 2 chiều dịch vụ vật tư(giống, phân bón, thuốc trừ sâu,...), ứng vốn, khuyến nông và tiêu thụ bông hạtđối với người trồng bông, từng bước gắn sản xuất, chế biến tiêu thụ trong quátrình sản xuất.
b)Bộ Thương mại phối hợp với các Bộ,ngành có liên quan xây dựng hệ thống thông tin thị trường, dự báo, xúc tiến thươngmại hàng dệt, may, bông xơ và dầu bông, nhằm hình thành quan hệ cung cầu và giácả hợp lý của mặt hàng này bảo đảm quyền lợi cho cả người sản xuất và tiêudùng; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chủ động hội nhập khu vực và thế giới
8.Về phát triển các thành phần kinh tế.
Khuyếnkhích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinhtế đầu tư trồng bông, tiêu thụ, chế biền bông công nghiệp.
a)Công ty Bông Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước của các địa phương tiếp tụcđổi mới tổ chức, quản lý theo hướng dịch vụ giống, vật tư, kỹ thuật và tiêu thụchế biến bông hạt.
b)Từng bước hình thành hợp tác xã của những người trồng bông để hỗ trợ, giúp nhautrong dịch vụ vật tư kỹ thuật và tiêu thụ bông hạt.
c)Lập Hiệp hội cây bông bao gồm: những người trồng bông, tiêu thụ, chế biến bôngvà những nhà nhập khẩu bông xơ để bảo vệ quyền lợi của các thành viên.
9. Vềtổ chức chỉ đạo thực hiện:
a)Uỷ ban nhân dân các tỉnh trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển ngành bông,có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp trên địa bàn ràsoát, lập quy hoạch chi tiết và xây dựng dự án cụ thể; phê duyệt theo thẩmquyền và tổ chức thực hiện quy hoạch, dự án trồng bông công nghiệp của tỉnhmình.
b)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất cây bông, chủ trì phốihợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển bông công nghiệp trên phạm vi cả nước.
c)Bộ Công nghiệp quản lý nhà nước vềlĩnh vực dệt may, chỉ đạo các doanh nghiệp dệt may có trách nhiệm tiêu thụ bôngxơ cho các cơ sở chế biến.
Điều 4.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5.Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Tài chính, Thương mại,Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Tổnggiám đốc Tổng công ty Dệt May Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.