Văn bản pháp luật: Quyết định 172/QĐ-UB/TC

Trịnh Khiết
Lâm Đồng
STP tỉnh Lâm Đồng;
Quyết định 172/QĐ-UB/TC
Quyết định
04/04/1989
04/04/1989

Tóm tắt nội dung

Về việc thành lập Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng.

Phó Chủ tịch
1.989
 

Toàn văn

Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc thành lập Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp, được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam công bố ngày 09/07/1983;

Căn cứ Nghị định số 50/HĐBT ngày 22/03/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng v/v Ban hành điều lệ XNCN Quốc doanh;

Căn cứ điều 4 điểm d Quyết định số: 154/NN-TC-QĐ ngày 21/05/1985 của Bộ Nông nghiệp. Về tổ chức quản lý công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

Căn cứ Thông tư số: 03/NN-TT ngày 27/05/1985 của Bộ Nông nghiệp v/v Hướng dẫn công tác tổ chức bộ máy bảo vệ kiểm dịch thực vật ở cấp tỉnh;

Xét đề nghị tại Tờ trình số: /NN-NT ngày 11/3/1989 của Sở Nông thủy. V/v Thành lâp Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay thành lập Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng (trên cơ sở trạm bảo vệ thực vật tỉnh) thuộc Sở Nông thủy Lâm Đồng quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện. Đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên ngành của Cục bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp- Công nghiệp thực phẩm; Chi cục chịu sự quản lý về mặt Nhà nước của UBND các cấp sở tại theo địa phương vùng lãnh thổ theo đúng pháp luật.

Chi cục bảo vệ thực vật là đơn vị sự nghiệp-dịch vụ bảo vệ thực vật hạch toán theo phương thức gắn thu bù chi. Chi cục có con dấu riêng, được phép mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Nhà nước theo chế độ hiện hành.

Điều 2: Chức năng, nhiêm vụ của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng.

1. Tổ chức việc điều tra khảo sát, nắm chắc diễn biến của sâu bệnh, chuột, cỏ dại ... trong tỉnh, dự tính, dự báo sâu bệnh chủ yếu chính xác trên những cây trồng chính của địa phương. Để đề ra các chủ trương, biện pháp và tổ chức chỉ đạo các tổ chức bàn công tác bảo vệ thực vật ở huyện, xã, HTX sản xuất nông nghiệp, các cơ sở quốc doanh kịp thời phòng trừ không để lây lan rộng và gây tác hại lớn.

2. Quản lý chỉ đạo thống nhất việc thực hiện quy trình quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, việc áp dụng những tiến bộ vào kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện các chính sách chế độ, điều lệ, thể lệ về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

3. Tổ chức quản lý và cung ứng vật tư kỹ thuật chuyên ngành cho công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật (bao gồm cả bơm và hóa chất) cho các tổ chức làm dịch vụ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc bảo vệ cây trồng ở cấp huyện, các ngành và các tổ chức sản xuất nông nghiệp trong địa bàn của tỉnh, tổ chức sửa chữa bình bơm thuốc trừ sâu.

4. Được ký hợp đồng kinh tế về cung ứng vật tư chuyên ngành, dịch vụ kỹ thuât bảo vệ cây trồng, khử trùng với tất cả các thành phần kinh tế, thanh lý hợp đồng bằng tiền hoặc tỷ lệ (%) sản phẩm thu hoạch do hai bên thỏa thuận.

5. Tổ chức bồi dưỡng huấn lyện về kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ, kỹ thuật viên làm công tác bảo vệ thực vật ở huyện, Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp và các cơ sở sản xuất quốc doanh, tuyên truyền những kiến thức phổ thông về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật đến nhân dân.

6. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, từng bước nâng cao mức sống cho CB-CNVC trong Chi cục.

Điều 3: Bộ máy Chi cục bảo vệ thực vật có:

Chi Cục Trưởng; 1-2 Chi cục phó giúp việc Chi cục trưởng và kế toán trưởng.

Bộ phận chức năng giúp việc: Về tổ chức các bộ phận chức năng và sắp xếp cán bộ của Chi cục do Chi cục trưởng - Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh quyết định cụ thể sau khi thống nhất với Sở Nông thủy.

Việc bổ nhiệm Chi cục trưởng, Chi cục phó và kế toán trưởng do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Sở Nông thủy và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

Điều 4: Giao Sở Nông thủy chỉ đạo Công ty Vật tư Nông nghiệp chuyển phần vốn lưu động bằng giá trị vật tư hóa chất bình bơm cho Chi cục bảo vệ thực vật nhận cả hiện vật và giá trị để Chi cục bảo vệ thực vật quản lý sử dụng hoạt động và chịu trách nhiệm hoàn trả cho Ngân hàng và tài chính cả vốn lẫn lãi từ ngày nhận sử dụng.

Điều 5: Các Ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Thống kế tỉnh, Giám đốc: Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh, Sở Nông thủy tỉnh, Công ty Nông nghiệp tỉnh và Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng căn cứ quyết định thi hành./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=1764&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận