QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘXÂY DỰNG
Về việc ban hành Quy địnhquản lý chất lượng công trình xây dựng
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7năm 1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các Nghịđịnh số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định Nhà nướcvề chất lượng công trình xây dựng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng thay thế Quy định quản lýchất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXDngày 02 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Điều 2. Quyết định này được thựchiện thống nhất trong cả nước và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngàyđăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ươngĐảng, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội,Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanhnghiệp, các chủ đầu tư, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thihành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNGTRÌNH XÂY DỰNG
--------------------------
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 18/2003/QĐ-BXD ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng )
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định nội dung công tác quản lýchất lượng của các tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng, doanhnghiệp xây dựng, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư và các cơ quanquản lý Nhà nước có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, xây lắp,nghiệm thu, bàn giao công trình, bảo hành xây lắp, bảo trì các công trình thuộccác dự án xây dựng mới (kể cả các công trình phụ trợ, công trình tạm, côngtrình phục vụ khởi công), cải tạo, sửa chữa nâng cấp, không phân biệt nguồnvốn, hình thức sở hữu.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây đượchiểu như sau :
1. Chất lượng công trình xây dựng lànhững yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợpvới Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm phápluật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
2. Khảo sát xây dựng là hoạt động thịsát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu và số liệuvề điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm xây dựng để phục vụ thiết kế.
3. Thiết kế sơ bộ là cáctài liệu thể hiện bằng thuyết minh và bản vẽ về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu,bố trí hệ thống kỹ thuật và công nghệ, cụ thể hóa các yếu tố đã nêu trong nộidung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi. Thiết kế sơ bộ được phê duyệt cùngbáo cáo nghiên cứu khả thi là căn cứ để lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹthuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.
4. Thiết kế kỹ thuật (thiết kế triển khai)là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh và bản vẽ được triển khai trên cơ sởthiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi. Hồ sơ thiết kế kỹthuật phải bảo đảm đủ điều kiện để lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và lập bảnvẽ thi công.
5. Thiết kế bản vẽ thi công (thiết kếchi tiết) là các tài liệu thể hiện bằng bản vẽ được lập trên cơ sở thiết kếkỹ thuật đã được duyệt. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải thể hiện được cácchi tiết kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình (cấp điện, cấp nước,thoát nước, cấp hơi, điều hoà không khí...) và công nghệ để doanh nghiệp xâydựng thực hiện thi công.
6. Thẩm tra thiết kế là công việc kiểmtra lại thiết kế của tổ chức tư vấn xây dựng thực hiện theo các yêu cầu của chủđầu tư đối với thiết kế công trình do một tổ chức tư vấn thiết kế khác lập .
7. Thẩm định thiết kế là công việc của ngườicó thẩm quyền tổ chức kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhânthiết kế; kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹthuật thi công; kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung của hồ sơ thiết kế kỹthuật với thiết kế sơ bộ và các nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầutư ; đánh giá sự hợp lý của giải pháp thiết kế để làm cơ sở phê duyệt thiết kếkỹ thuật .
8. Giám sát tác giả là công việckiểm tra, giải thích hoặc xử lý những vướng mắc, thay đổi, phát sinh tại hiệntrường nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế và bảo vệ quyềntác giả thiết kế của tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật thực hiện tại hiện trườngtrong quá trình xây dựng.
9. Giám sát thi công xây lắp của chủ đầu tưlà hoạt động theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại hiện trườngcủa chủ đầu tư để quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ các công tác xây lắpdo doanh nghiệp xây dựng thực hiện theo hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, theothiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt, Quychuẩn và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
10. Kiểm định chất lượng thi công xây lắp làhoạt động kiểm tra, thử nghiệm, định lượng một hay nhiều tính chất của sản phẩmhoặc công trình xây dựng, so sánh với quy định của thiết kế và tiêu chuẩn xâydựng được áp dụng của tổ chức tư vấn.
11. Giám định chất lượng công trình xây dựnglà hoạt động của cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trìnhxây dựng, trên cơ sở Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, vănbản quy phạm pháp luật và kết quả kiểm định chất lượng để đánh giá, kết luận vềchất lượng của sản phẩm hoặc công trình xây dựng.
12. Bản vẽ hoàn công là bảnvẽ phản ảnh kết quả thực hiện thi công xây lắp do doanh nghiệp xây dựng lậptrên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được phêduyệt và kết quả đo kiểm các sản phẩm xây lắp đã thực hiện tại hiện trường đượcchủ đầu tư xác nhận.
13. Bảo hành công trình làcông việc sửa chữa các hư hỏng công trình xảy ra trong thời hạn bảo hành củadoanh nghiệp xây dựng thi công công trình
14. Bảo trì công trình là công việc duytu, bảo duỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn do chủ sở hữu hoặc chủquản lý sử dụng công trình thực hiện nhằm đảm bảo cho công trình sử dụng, vậnhành an toàn theo quy trình vận hành do người thiết kế và nhà chế tạo quy định.
Điều 3. Phân cấp quản lý về chất lượng côngtrình xây dựng
1. Bộ Xây dựng:
Thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm :
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, nghiệmthu, bàn giao công trình, bảo hành xây lắp, bảo trì công trình; thoả thuận đểcác Bộ có công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuậtban hành các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành vàquản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật trong công trình.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
c) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quảnlý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thực hiệnthiết kế và doanh nghiệp xây dựng đối với các công trình thuộc dự án nhóm A. Trựctiếp tổ chức kiểm tra chất lượng công trình trong cả nuớc khi cần thiết.
d) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việcgiám định chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp của Chính phủ;
e) Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ6 tháng, 1 năm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trìnhxây dựng, Vụ Khảo sát, thiết kế xây dựng và các đơn vị có liên quan thuộc BộXây dựng giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện trách nhiệm trên.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh :
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lýNhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại địa phương có trách nhiệm:
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương.
Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lýchất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và doanh nghiệpxây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư nhóm B,C do địa phương quảnlý.Trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượng công trình tại địa phương khi cầnthiết.
Xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xâydựng và giám định sự cố công trình xây dựng tại địa phương theo phân cấp tạiĐiều 25 của Quy định này.
Tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng định kỳ 6 thángvề tình hình chất lượng các công trình xây dựng do địa phương quản lý( mẫu báocáo theo phụ lục 27 của Quy định này).
Phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng đối với các dự án do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã quyết địnhđầu tư.
Sở Xây dựng là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân cấptỉnh thực hiện trách nhiệm trên.
Tùy theo tính chất của dự án, Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh giao cho Sở Xây dựng hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành thẩmđịnh thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng do địa phương quảnlý ; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toáncông trình xây dựng theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng tại địa phuơng;
b) Các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành cónhiệm vụ quản lý ngành tại địa phương về chất lượng các công trình xây dựngchuyên ngành, có trách nhiệm :
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành tạiđịa phương.
Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lýchất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của chủ đầu tư, tổ chức tư vấnthiết kế và doanh nghiệp xây dựng đối với các công trình chuyên ngành thuộc dựán đầu tư nhóm B,C do địa phương quản lý.Trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượngcông trình xây dựng chuyên ngành tại địa phương khi cần thiết.
Kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng côngtrình xây dựng chuyên ngành; phối hợp với Sở Xây dựng để giải quyết sự cố côngtrình xây dựng chuyên ngành do địa phương quản lý.
Báo cáo định kỳ 06 tháng về tình hình chất lượngcông trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý ngành của Sở gửi về SởXây dựng ( mẫu báo cáo theo phụ lục 28 của Quy định này) để tổng hợp báo cáo Uỷban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Xây dựng.
3. Bộ có công trình xây dựng chuyên ngành baogồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Quốc phòng,Bộ Công an và Bộ Bưu chính-Viễn thông có trách nhiệm:
a) Ban hành các quy định quản lý chất lượng côngtrình xây dựng chuyên ngành sau khi có thoả thuận với Bộ Xây dựng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyđịnh quản lý chất lượng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành do Bộ quảnlý trên phạm vi cả nước.
c) Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật vàtổng dự toán công trình xây dựng chuyên ngành theo phân công của Chính phủ; hướngdẫn, kiểm tra công tác thẩm định, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trìnhxây dựng chuyên ngành theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đối với cáccông trình chuyên ngành do Bộ quản lý;
d) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quảnlý chất lượng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và doanh nghiệp xây dựng đối vớicác công trình chuyên ngành do Bộ quản lý. Khi cần thiết, trực tiếp tổ chứckiểm tra chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc Bộ quản lý. Kiếnnghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng. Riêng đối với côngtrình thuộc dự án nhóm A cần có sự phối hợp với Bộ Xây dựng khi thực hiện cáccông việc trên.
e) Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng cáccông trình xây dựng chuyên ngành gửi Bộ Xây dựng ( mẫu báo cáo theo phụ lục 28của Quy định này) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ chuyên ngành kỹ thuật bao gồm các Bộ, cơquan ngang Bộ có chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành kỹ thuật như phòngchống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn lao động; an toàn công nghiệp; antoàn đê điều; an toàn giao thông; bưu điện; an ninh; quốc phòng có trách nhiệm:
a) Ban hành các quy định quản lý chất lượngchuyên ngành kỹ thuật trong các công trình xây dựng sau khi có thoả thuận vớiBộ Xây dựng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyđịnh quản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật trong các công trình xây dựngtrên phạm vi cả nước.
c) Tham gia với cơ quan có chức năng quản lý Nhànước về chất lượng công trình xây dựng ( theo phân cấp tại các khoản 1, 2 củaĐiều này) để kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật như phòngchống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn lao động; an toàn công nghiệp; antoàn đê điều; an toàn giao thông; bưu điện đối với từng loại công trình có yêucầu.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan trung ương của tổchức chính trị, của các tổ chức chính trị - xã hội (được xác định trong LuậtNgân sách Nhà nước) có dự án đầu tư và được giao vốn để quản lý đầu tư xây dựngcông trình theo dự án được duyệt (gọi là Bộ có dự án) có trách nhiệm :
a) Tổ chức thực hiện theo các quy định quản lýchất lượng đối với các công trình xây dựng thuộc Bộ quản lý thông qua cơ quancó chức năng của Bộ, hoặc tổ chức quản lý điều hành dự án có đủ năng lực theoquy định của pháp luật.
b) Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật vàtổng dự toán công trình xây dựng theo phân công của Chính phủ; hướng dẫn, kiểmtra công tác thẩm định, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựngtheo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các công trình do Bộ quảnlý
c) Phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra công tácquản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thiết kếvà doanh nghiệp xây dựng ; theo dõi, phát hiện và kiến nghị xử lý các vi phạmvề chất lượng công trình đối với các công trình xây dựng thuộc Bộ quản lý đồngthời thông báo cho Sở Xây dựng và các Sở có công trình xây dựng chuyên ngànhtại địa phương biết để phối hợp.
d) Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng côngtrình xây dựng gửi Bộ Xây dựng (mẫu báo cáo theo phụ lục 28 của Quy định này)để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Trách nhiệm về chất lượngcông trình của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng , doanh nghiệp xâydựng
1. Đối với Chủ đầu tư :
a) Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng củacông trình xây dựng thuộc dự án do mình quản lý.
b) Thực hiện theo quy định tại Điều 14, khoản 1Điều 46 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và và các nội dung có liên quan tại Quy định này.
c) Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu xây dựngvới các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, doanh nghiệp xây dựng có đủ điềukiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định.
d) Phải thuê tổ chức tư vấn thực hiện giám sátthi công xây lắp khi chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực theo quy định.
e) Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng côngtrình ( mẫu báo cáo theo phụ lục 21 của Quy định này) gửi cơ quan có chức năngquản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ( theo phân cấp tại Điều 3của Quy định này).
2- Đối với tổ chức và cá nhân thực hiện khảosát, thiết kế:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tưvề các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng,thời gian thực hiện, tính chính xác của sản phẩm và chất lượng sản phẩm khảosát, thiết kế của mình;
b) Phải thực hiện theo quy định tại Điều 15,khoản 2 Điều 46 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và khoản 8 Điều 1 của Nghị định số07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ và các nội dung có liên quan tạiQuy định này.
3. Đối với doanh nghiệp xây dựng:
a) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chấtlượng, an toàn công tác thi công xây lắp của công trình đang thi công và antoàn của các công trình lân cận .
b) Thực hiện theo quy định tại Điều 16 , khoản 3Điều 46 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 07/2003/NĐ-CPngày 30/01/2003 của Chính phủ và nội dung có liên quan của Quy định này.
4. Nhà nước khuyến khích áp dụng mô hình quản lýchất lượng dựa trên tiêu chuẩn TCVN ISO 9000: 2000.
Chương 2
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
KHẢO SÁT XÂY DỰNG VÀ THIẾTKẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 5. Khảo sát xây dựng
1. Các công trình phải được thực hiện khảo sátxây dựng tại địa điểm xây dựng công trình.
2. Khảo sát xây dựng phải được thực hiện theotiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát và nhiệm vụ khảo sát do chủ đầu tư phê duyệt.Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với từng giai đoạn thiết kế (thiết kếsơ bộ, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công), đặc điểm công trình(phản ánh trong yêu cầu kỹ thuật khảo sát xây dựng) và phù hợp với điều kiện tựnhiên của vùng dự kiến xây dựng. Hồ sơ khảo sát phải được xác định đúng với vịtrí xây dựng, phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình tự nhiên,địa chất công trình, điều kiện khí tượng thuỷ văn và môi trường, phù hợp vớiQuy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Báo cáo kết quả khảosát xây dựng phải được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu, lập thành biên bản.
3. Tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng có tráchnhiệm phối hợp với chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quátrình khảo sát xây dựng để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát xây dựng, độ chínhxác và độ tin cậy của các số liệu phục vụ công tác thiết kế.
4. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
a) Nội dung chủ yếu của báo cáo khảo sát xâydựng bao gồm:
Cơ sở và phương pháp khảo sát;
Tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quảkhảo sát;
Kết luận về kết quả khảo sát và kiến nghị;
b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải đápứng được những yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát phù hợp với các bước thiết kế tươngứng, kiến nghị về việc xử lý nền móng công trình xây dựng và việc sử dụng hợplý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường xung quanh để tổ chức tư vấn thiếtkế, doanh nghiệp xây dựng và chủ đầu tư lưu ý khi thiết kế, xây dựng, sử dụngcông trình.
c) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải lập 6bộ và phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu theo Điều 7 của Quy định này vàlà cơ sở pháp lý để thực hiện thiết kế.
5. Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc khảo sátbổ sung do tổ chức tư vấn thiết kế đề nghị.
Điều 6. Thiết kế xây dựng công trình
1. Các công trình xây dựng phải được thiết kếthể hiện bằng bản vẽ theo quy định.
2. Công trình được thiết kế theo ba buớc : thiếtkế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Đối với công trình kỹthuật đơn giản hoặc đã có thiết kế mẫu, xử lý nền móng không phức tạp thì chỉthực hiện thiết kế hai bước : thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật - thi công.
Nội dung các buớc thiết kế được quy định tại phụlục 1 của Quy định này.
3. Sản phẩm thiết kế phải phù hợp với Quy chuẩnvà tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng, nhiệm vụ thiết kế và hợp đồnggiao nhận thầu thiết kế.
4. Sản phẩm thiết kế phải được chủ đầu tư đánhgiá, nghiệm thu theo Điều 7 của Quy định này.
5. Các tổ chức tư vấn thiết kế không được chỉđịnh nơi sản xuất, cung ứng các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật.
6. Đồ án thiết kế chỉ được thực hiện khi chủnhiệm thiết kế và các chủ trì thiết kế có đủ năng lực theo quy định của Bộ Xâydựng. Người chủ nhiệm thiết kế và các chủ trì thiết kế phải chịu trách nhiệm cánhân về chất lượng sản phẩm do mình thực hiện.
7. Tổ chức tư vấn thiết kế phải có hệ thống quảnlý chất lượng sản phẩm thiết kế để kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế.
8. Tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặcthiết kế kỹ thuật thi công phải thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thicông xây lắp theo Điều 17 của Quy định này.
9. Tổ chức tư vấn thiết kế công trình xây dựngchuyên ngành ngoài việc phải thực hiện các quy định tại các khoản nêu trên củaĐiều này, còn phải tuân thủ quy định về nội dung sản phẩm thiết kế công trìnhxây dựng chuyên ngành.
10. Tổ chức tư vấn thiết kế không được giao thầulại toàn bộ hợp đồng hoặc phần chính của nội dung hợp đồng cho một tổ chức tưvấn thiết kế khác.
Điều 7. Nghiệm thu sản phẩm khảo sát xây dựng,thiết kế
1. Việc nghiệm thu sản phẩm khảo sát xây dựng(Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng), sản phẩm thiết kế (hồ sơ thiết kế) trên cơsở các tài liệu sau:
a) Hợp đồng giao nhận thầu khảo sát xây dựng,thiết kế.
b) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng, thiết kế.
c) Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đượcáp dụng
d) Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế của tổ chứctư vấn thẩm tra thiết kế (nếu có).
2. Kết quả nghiệm thu phải lập thành biên bảntheo mẫu phụ lục 2,3 của Quy định này.
3. Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát xâydựng, nghiệm thu thiết kế phải nêu rõ những sai sót ( nếu có), thời gian khắcphục và yêu cầu bổ sung, sửa chữa báo cáo khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế,đồng thời kết luận về chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế.
4. Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát xâydựng, nghiệm thu thiết kế là thành phần của hồ sơ trình thẩm định, phê duyệtcác bước thiết kế tương ứng.
Điều 8. Thẩm tra thiết kế kỹ thuật
1. Chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn khôngtrực tiếp thiết kế thực hiện thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với các công trìnhthuộc dự án: dầu khí, hoá chất, cầu, cảng biển, cảng sông, đê, đập nước, hồchứa nước, công trình cao tầng, trường học, bệnh viện, nhà thi đấu, khán đàisân vận động, rạp chiếu bóng, nhà hát và những công trình tập trung đông người,những công trình khi bị sự cố có thể xảy ra thảm họa. Đối với các công trìnhthuộc các loại dự án khác do chủ đầu tư tự quyết định thực hiện thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra thiết kế kỹ thuật chủ yếuvề mức độ an toàn của công trình và các nội dung khác mà chủ đầu tư yêu cầu.
3. Các bản vẽ đã được chấp thuận phải có chữ ký,dấu xác nhận của đại diện tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế. Mẫu dấu chấp thuậnthẩm tra thiết kế theo quy định tại phụ lục 25 của Quy định này.
4. Việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật không làmgiảm nhẹ trách nhiệm của nhà thầu thiết kế.
5. Trường hợp kết quả thẩm tra thiết kế khôngphát hiện được những sai sót lớn buộc tổ chức thiết kế phải lập lại thiết kế kỹthuật thì chủ đầu tư phải chịu chi phí thẩm tra. Trường hợp kết quả thẩm trathiết kế phát hiện được những sai sót lớn buộc tổ chức thiết kế phải lập lạithiết kế kỹ thuật thì thì tổ chức tư vấn thiết kế phải chịu chi phí thẩm tranày.
Điều 9. Hồ sơ trình thẩm định,phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật do chủ đầu tư trình thẩmđịnh, phê duyệt bao gồm:
1. Tờ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹthuật lập theo mẫu phụ lục 4,6 của Quy định này;
2. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèmtheo hồ sơ thiết kế sơ bộ đã được duyệt cùng dự án;
3. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng có đủ nộidung nêu tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này;
4. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹthuật thi công được lập theo phụ lục 1 của Quy định này;
5. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế đối với cáccông trình thuộc dự án đã quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy định này;
6. Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát xâydựng , thiết kế lập theo mẫu phụ lục 2,3 của Quy định này;
7. Các văn bản chấp thuận của các cơ quan quảnlý Nhà nước có thẩm quyền về an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ,an toàn lao động, an toàn đê điều, an toàn giao thông và các yêu cầu có liênquan.
Điều 10. Thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiếtkế kỹ thuật thi công
1. Nội dung thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặcthiết kế kỹ thuật thi công:
a) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổchức tư vấn, cá nhân thực hiện thiết kế.
b) Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật hoặc thiếtkế kỹ thuật thi công với thiết kế sơ bộ và các nội dung trong báo cáo khả thiđã được phê duyệt về quy hoạch, kiến trúc, quy mô xây dựng, công nghệ, côngsuất thiết kế, cấp công trình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn và tiêuchuẩn kỹ thuật được áp dụng;
c) Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chốngcháy, nổ, an toàn lao động, an toàn đê điều, an toàn giao thông và các yêu cầucó liên quan.
d) Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật baogồm:
Sự hợp lý của giải pháp thiết kế nền, móng vớiđặc điểm địa chất công trình, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn nơi đặt công trình;sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế kiến trúc ( đối với công trình cóhồ sơ thiết kế kiến trúc ) và với công năng của công trình;
Sự hợp lý và đồng bộ của giải pháp thiết kế hệthống kỹ thuật;
2. Kết quả thẩm định được thể hiện bằng văn bảntheo mẫu tại phụ lục 5 của Quy định này. Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật được chấpthuận phải có dấu xác nhận đã thẩm định thiết kế theo mẫu tại phụ lục 25 củaQuy định này.
Điều 11. Thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật
1. Công trình thuộc các dự án quan trọng quốcgia, dự án nhóm A:
a) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốnngân sách nhà nước:
Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật các côngtrình thuộc các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầutư ; các công trình thuộc dự án nhóm A do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanhnghiệp quyết định đầu tư.
Riêng các công trình xây dựng chuyên ngành :công trình xây dựng thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn; công trình xây dựng giao thông do Bộ Giao thông vận tải; côngtrình xây dựng hầm mỏ, nhà máy phát điện, đường dây tải điện và trạm biến áp,do Bộ Công nghiệp; công trình xây dựng bưu chính viễn thông mà phần công nghệchuyên ngành là chủ yếu do Bộ Bưu chính-Viễn thông; công trình an ninh, quốcphòng và bảo vệ bí mật quốc gia do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chủ trì tổ chứcthẩm định thiết kế kỹ thuật.
b) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốntín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước :các Bộ, ngành, địa phương , doanh nghiệp có dự án tự tổ chức thẩm định thiết kếkỹ thuật.
c) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốnđầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn do doanh nghiệp tự huy động vàvốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh : doanh nghiệp tự tổ chứcthẩm định thiết kế kỹ thuật.
2. Công trình thuộc dự án nhóm B, C
a) Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốnngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư pháttriển của nhà nước:
Đối với công trình do các Bộ, ngành,cơ quan Trung ương quản lý: cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý xây dựngcủa cấp quyết định đầu tư thẩm định thiết kế kỹ thuật;
- Đối với các công trình do địa phương quản lý:Sở Xây dựng hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế kỹthuật (tùy theo tính chất của dự án).
- Đối với các công trình thuộc dự án do Uỷ bannhân dân cấp huyện, xã quyết định đầu tư theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấptỉnh : cơ quan chuyên
môn có chức năng quản lý xây dựng củaUỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật.
b) Đối với công trình do các doanh nghiệp đầu tưbằng mọi nguồn vốn, doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật.
3- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm địnhthiết kế công nghệ đối với công trình có thiết kế công nghệ không phân biệtnguồn vốn.
4- Người có thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹthuật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung thẩm định quy địnhtại khoản 1 Điều 10 của Quy định này .
Điều 12. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuậthoặc thiết kế kỹ thuật thi công
1- Đối với các công trình xây dựng (không phânbiệt nguồn vốn, hình thức sở hữu) người có thẩm quyền quyết định đầu tư phêduyệt hoặc được phép ủy quyền cho cấp dưới phê duyệt thiết kế kỹ thuật nhưngphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền đó. Người được ủy quyềnchịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và người ủy quyền.
2- Đối với các công trình thuộc dự án do Uỷ bannhân dân cấp huyện, xã quyết định đầu tư theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấptỉnh: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thiết kế kỹ thuật.
3- Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế kỹthuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được quy định theo Điều 38 khoản 2 củaQuy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CPngày 08/7/1999 của Chính phủ. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật được lậptheo mẫu phụ lục 7 của Quy định này.
4- Đối với các dự án nhóm A nếu chưa có thiết kếkỹ thuật được duyệt nhưng cần thiết khởi công thì phải có thiết kế bản vẽ thicông của hạng mục khởi công được người có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng giaonhận thầu hợp pháp. Chậm nhất sau khi thực hiện được 30% tổng mức đầu tư phảicó thiết kế kỹ thuật được người có thẩm quyền phê duyệt.
5- Người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹthuật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung phê duyệt quy địnhtại Điều 38 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị địnhsố 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.
Điều 13- Thẩm quyền phê duyệt thiết kế bản vẽthi công
1- Đối với công trình được thiết kế ba bước,thiết kế bản vẽ thi công phải được phê duyệt. Thẩm quyền phê duyệt được quyđịnh như sau:
a) Đối với các công trình thuộc các dự án đầu tưvà xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, căn cứ mức độ phức tạp về kỹ thuậtcủa hạng mục công trình và trình độ năng lực, bộ máy chuyên môn của chủ đầu tư,người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật được ủy quyền cho chủ đầu tưphê duyệt thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình phù hợp với thiết kếkỹ thuật đã được phê duyệt.
b) Đối với các công trình sử dụng các nguồn vốnkhác, chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.
c) Các thiết kế bản vẽ thi công phải có dấu phêduyệt của chủ đầu tư theo mẫu tại phụ lục 25 của Quy định này.
2- Trường hợp khi lập thiết kế bản vẽ thi cônghạng mục công trình có thay
đổi so với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệtthì chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận.
3- Trong quá trình thi công, chủ đầu tư chỉ đượcphép thay đổi thiết kế sau khi đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tưcho phép. Trường hợp cần thiết phải xử lý kịp thời thì chủ đầu tư được phépthay đổi thiết kế và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Chủ đầu tư phảibáo cáo kết quả xử lý các thay đổi thiết kế với người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư .
Chương 3
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNGXÂY LẮP
Điều 14. Công tác giám sát trong quá trình thicông xây lắp
Chủ đầu tư ( Ban quản lý dự án hoặc tổ chức tưvấn giám sát thi công được chủ đầu tư thuê), tổ chức tư vấn thiết kế và doanhnghiệp xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định và phải có các bộphận chuyên trách đảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống toànbộ quá trình thi công xây lắp công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoànthành nghiệm thu và bàn giao toàn bộ công trình theo Quy định này.
Điều 15. Quản lý chất lượng thi công xây lắp củadoanh nghiệp xây dựng (bên B)
1- Doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện các côngviệc sau:
a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp vớiyêu cầu hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, trong đó bộ phận giám sát chất lượngbao gồm những người có đủ năng lực theo quy định.
b) Báo cáo đầy đủ quy trình, phương án và kếtquả tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và sản phẩm xây dựng với chủ đầutư (bên A) để kiểm tra và giám sát.
c) Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xâydựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vàocông trình.
d) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cáccông tác thi công xây lắp, giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị, hạng mục côngtrình hoàn thành và công trình hoàn thành.
e) Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu theo quy định và đềnghị chủ đầu tư (bên A) tổ chức nghiệm thu sản phẩm các công tác thi công xâylắp, giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị, hạng mục công trình hoàn thành vàcông trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu nội bộ.
f) Báo cáo bên A về tiến độ, chất lượng, khối lượngthi công xây lắp .
2- Khi thực hiện hợp đồng EPC, tổng thầu EPC cótrách nhiệm:
a) Thực hiện các việc nêu tại các điểm a, b, c,d, f khoản 1 của Điều này.
b) Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu theo quy định và đềnghị bên A tổ chức nghiệm thu giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị, hạng mục côngtrình hoàn thành và công trình hoàn thành sau khi đã nghiệm thu nội bộ.
Điều 16. Quản lý chất lượng thicông xây lắp của chủ đầu tư (bên A)
Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, chủđầu tư phải thực hiện các công việc sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị thi công:
a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình;
b) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp vớiyêu cầu của dự án. Bộ phận giám sát chất lượng bao gồm những người có đủ nănglực theo quy định.
c) Kiểm tra điều kiện năng lực xây dựng của cácdoanh nghiệp xây dựng ( thầu chính/ tổng thầu, thầu phụ);
d) Kiểm tra, nghiệm thu và phê duyệt thiết kếbản vẽ thi công;
2. Giai đoạn thực hiện thi công xây lắp:
a) Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phù hợpvới yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, quy trình và phương ántự kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp xây dựng;
b) Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công vànhân lực của doanh nghiệp xây dựng được chọn với hồ sơ dự thầu.
c) Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xâydựng tại hiện trường thông qua chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết quảthí nghiệm do các phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện;
d) Kiểm tra thiết bị công trình và thiết bị côngnghệ trước khi lắp đặt trong
công trình thông qua chứng chỉ chất lượng củanơi sản xuất thiết bị và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị do các tổ chứccó tư cách pháp nhân được nhà nước quy định thực hiện;
e) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp antoàn lao động cho công trình và an toàn cho các công trình lân cận do doanhnghiệp xây dựng lập;
f) Kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độxây dựng các công việc (xây, lắp), từng bộ phận, giai đoạn xây lắp, từng hạngmục công trình và công trình để thực hiện nghiệm thu theo quy định tại Điều 18của Quy định này.
g) Tổ chức kiểm định sản phẩm xây dựng khi cầnthiết. Số lượng mẫu kiểm định này không được vượt quá 5% số lượng mẫu kiểm địnhphải thực hiện theo quy định của các tiêu chuẩn kỹ thuật và không ít hơn 3 mẫu.
h) Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từngcông việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trìnhđưa vào sử dụng.
i) Tập hợp, kiểm tra và trình cơ quan có chứcnăng quản lý nhà nuớc về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Điều3 của Quy định này) hồ sơ, tài liệu nghiệm thu trước khi tổ chức nghiệm thugiai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thànhhạng mục công trình hoặc công trình đối với các công trình đã nêu tại khoản 1Điều 8 của Quy định này. Danh mục hồ sơ, tài liệu nghiệm thu được quy định theophụ lục 20 của Quy định này;
k) Lập báo cáo thưòng kỳ và định kỳ 6 tháng vềchất lượng, khối lượng và tiến độ các công tác xây lắp;
l) Chủ trì phối hợp với các bên liên quan giảiquyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công;
m) Khi phát hiện thiết bị thi công, nhân lực,vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị côngnghệ không phù hợp hợp đồng giao nhận thầu thì được quyền:
- Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phải sử dụngthiết bị thi công, nhân lực theo đúng cam kết đã nêu trong hợp đồng giao nhậnthầu xây lắp;
- Không cho phép đưa vào sử dụng trong côngtrình những vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị không phù hợp vớitiêu chuẩn về chất lượng, quy cách; không phù hợp với công nghệ; chưa qua kiểmtra, kiểm định;
- Dừng thi công và lập biên bản khi bên B viphạm các điều kiện bảo đảm chất lượng công trình, an toàn thi công xây lắp vàvệ sinh môi trường;
- Từ chối nghiệm thu các sản phẩm của công tácthi công xây lắp , các giai
đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị không đảm bảo chấtlượng. Lý do từ chối phải thể hiện bằng văn bản ;
n) Trước khi nghiệm thu những bộ phận, hạng mụccông trình hoặc công trình, nếu phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượngthì chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn kiểm định chất lượng đánh giá để làm cơsở nghiệm thu.
3. Khi thực hiện hợp đồng EPC, chủ đầu tư cótrách nhiệm:
a) Thực hiện các việc quy định tại các khoản 1,2của Điều này trừ việc nghiệm thu công việc.
b) Quyết định tiến độ nghiệm thu các giai đoạnxây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành hạng mụccông trình và hoàn thành công trình.
4. Khi không đủ điều kiện năng lực, chủ đầu tưcó thể thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện toàn bộ hoặc một số công việc nêutại Điều này.
Điều 17. Giám sát tác giả của tổ chức tư vấn lậpthiết kế kỹ thuật
Trong quá trình thi công xây lắp, tổ chức tư vấnlập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (kể cả khi là thầu phụcủa tổng thầu EPC) phải thực hiện giám sát tác giả gồm các công việc sau:
1- Giải thích tài liệu thiết kế công trình chochủ đầu tư, doanh nghiệp xây lắp để quản lý và thi công theo đúng yêu cầu củathiết kế;
2- Phối hợp giải quyết các vướng mắc, thay đổi,phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công;
3- Kiểm tra công tác thi công xây lắp về sự phùhợp với thiết kế được duyệt.
4- Tham gia nghiệm thu các giai đoạn xây lắp,nghiệm chạy thử thiết bị, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và toàn bộcông trình khi chủ đầu tư yêu cầu.
5- Thực hiện chế độ giám sát không thường xuyêntrừ trường hợp thi công các kết cấu, các bộ phận, hạng mục công trình đượcthiết kế theo công nghệ tiên tiến và đối với giai đoạn thi công hoàn thiện.
Điều 18. Nghiệm thu công trình xâydựng
1. Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm nghiệmthu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình vàcông trình đưa vào sử dụng.
Tuỳ theo tính chất và yêu cầu đối tượng nghiệmthu, chủ đầu tư có thể tổ chức hội đồng nghiệm thu.
2. Các công việc (xây, lắp) do bên B thực hiệnphải được bên A nghiệm thu. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải đượcnghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.Biên bản nghiệm thu công việc được lập theo mẫu tại các phụ lục 8,9,10,11 củaQuy định này.
3- Các giai đoạn xây lắp, thiết bị khi chạy thửtổng hợp sau khi lắp đặt phải được nghiệm thu trước khi triển khai giai đoạnxây lắp tiếp theo. Biên bản nghiệm thu được lập theo mẫu tại các phụ lục số13,12 của Quy định này.
4- Các hạng mục công trình hoàn thành và côngtrình hoàn thành chỉ được đưa vào sử dụng khi đã được nghiệm thu. Biên bảnnghiệm thu được lập theo mẫu tại phụ lục số 14 của Quy định này.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng côngtrình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vàokhai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quyđịnh của pháp luật.
5- Đối với những bộ phận, hạng mục công trìnhhoặc công trình có các yêu cầu phòng chống cháy nổ hoặc khi khai thác, sử dụngcó tác động xấu đến môi trường và an toàn vận hành, khi nghiệm thu đưa vào sửdụng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành kỹ thuật củaNhà nước về các yêu cầu nêu trên.
6- Khi chủ đầu tư hoặc nhà thầu là nguời nướcngoài tham gia xây dựng công trình (thiết kế, thi công xây dựng, cung cấp thiếtbị, giám sát thi công xây dựng thì các biên bản nghiệm thu đều phải được thểhiện bằng 2 thứ tiếng (tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựachọn ).
7- Cơ quan có chức năng quản lý nhà nuớc về chấtluợng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này) hướngdẫn, kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng vàcông tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi nghiệm thu giai đoạn xây lắp,nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và công trình để đưa vào sử dụngđối với các công trình thuộc dự án phải thẩm tra thiết kế nêu tại khoản 1 Điều8 của Quy định này. Kết quả kiểm tra phải lập thành Biên bản được lập theo mẫutại phụ lục 19 của Quy định này.
8- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm nộp lưu trữ hồsơ, tài liệu hoàn thành xây dựng công trình theo quy định của Nhà nước về lưutrữ hồ sơ, tài liệu (xem danh mục hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại phụ lục 30 củaQuy định này).
9- Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hộiđồng nghiệm thu nhà nước về các công trình xây dựng.
Hội đồng nghiệm thu nhà nước có trách nhiệm kiểmtra xem xét công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và trực tiếp nghiệm thu các côngtrình thuộc dự án nhóm A, các dự án quan trọng quốc gia khi thấy cần thiết vànhững công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Hội đồng nghiệm thu nhà nướclập Biên bản nghiệm thu công trình theo mẫu phụ lục 18 của Quy định này.
Điều 19. Căn cứ để nghiệm thu
Việc nghiệm thu từng công việc, giai đoạn xâylắp hoàn thành, hạng mục công trình và công trình hoàn thành để đưa vào sử dụngphải dựa vào các căn cứ sau:
1. Đối với các công việc xây, lắp hoàn thành:
a) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủđầu tư nghiệm thu và phê duyệt.
b) Báo cáo khảo sát xây dựng.
c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựngcủa Nhà nước và của ngành hiện hành.
d) Những điều khoản quy định về chất lượng vàkhối lượng công trình trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
e) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượngvật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng.
f) Những quy định hoặc chỉ dẫn kỹ thuật của nhàsản xuất về việc bảo quản, sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ.
g) Bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệmthu.
2. Đối với các giai đoạn xây lắp hoàn thành ,hạng mục công trình và toàn bộ công trình hoàn thành:
a) Các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuậtxây dựng của Nhà nước và của ngành hiện hành.
b) Biên bản của cơ quan có chức năng quản lý Nhànước về chất lượng công trình xây dựng kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xâylắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành hạng mục côngtrình và hoàn thành công trình đối với các công trình thuộc dự án phải thẩm trathiết kế nêu tại khoản 1 Điều 8 của Quy định này.
c) Báo cáo của chủ đầu tư, doanh nghiệp xâydựng, tổ chức tư vấn thiết kế và tổ chức tư vấn giám sát về chất lượng giaiđoạn xây lắp hoàn thành, chất luợng thiết bị chạy thử tổng hợp, chất lượng hạngmục công trình hoàn thành và công trình công trình hoàn thành lập theo mẫu tạicác phụ lục 21,22,23,24.
c) Toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lýchất lượng được lập theo danh mục nêu tại phụ lục 20 của Quy định này.
Điều 20. Bản vẽ hoàn công
1- Doanh nghiệp xây dựng phải lập bản vẽhoàn công khi nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từnghạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng.
2- Bản vẽ hoàn công phải được lập trên cơ sở bảnvẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt có ghi ở dưới các số liệu thiết kếnhững số liệu tương ứng đã đạt được trong thực tế (kích thước, trục, mốc, caotrình…), những thay đổi về thiết kế và phải có xác nhận của những người lập,kiểm bản vẽ với quy định cụ thể sau:
a) Bản vẽ hoàn công công việc phải có chữ ký,ghi rõ họ tên của cán bộ kỹ thuật A và B.
b) Bản vẽ hoàn công giai đoạn, từng hạng mụccông trình và công trình đưa vào sử dụng phải có chữ ký, ghi rõ họ tên và dấucủa đại diện doanh nghiệp xây dựng và của đại diện chủ đầu tư .
Điều 21. Quản lý hoạt động của các nhà thầu nướcngoài tham gia tư vấn, kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng
1- Các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn, kiểmđịnh, giám sát, đăng kiểm chất lượng phải tuân thủ các nội dung quy định vềcông tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Quy định này và các camkết trong hợp đồng giao nhận thầu về chất lượng các kết quả công việc được thựchiện, đồng thời phải chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnhvực kỹ thuật chuyên ngành.
Các kết quả do các nhà thầu nước ngoài nêu trêncung cấp theo hợp đồng giao nhận thầu là căn cứ để chủ đầu tư xem xét, đánh giáphục vụ việc nghiệm thu công trình theo Quy định này.
2- Các cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vựckỹ thuật chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện tưvấn, kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất lượng của các nhà thầu nước ngoài; khicần thiết có thể tổ chức
kiểm tra kết quả công việc do các nhà thầu nướcngoài thực hiện.
Chương 4
BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH VÀ BẢOTRÌ CÔNG TRÌNH
Điều 22. Bảo hành công trình
1- Trong giai đoạn bảo hành công trình chủ đầu tưphải thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra tình trạng sử dụng công trình, pháthiện hư hỏng để yêu cầu sửa chữa;
b) Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng thực hiện cáctrách nhiệm về bảo hành.
2- Doanh nghiệp xây dựng có nghĩa vụ thực hiệnsửa chữa các hư hỏng do mình gây ra trong thời hạn bảo hành.
3- Doanh nghiệp xây dựng không chịu trách nhiệmbảo hành công trình trong các trường hợp sau:
a) Khi các hư hỏng công trình xây dựng trongthời hạn bảo hành không phải do lỗi của doanh nghiệp xây dựng gây ra.
b) Khi bộ phận, hạng mục hoặc công trình bị cơquan Nhà nước có thẩm quyền buộc tháo dỡ do chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xâydựng.
Điều 23. Bảo trì công trình
1- Thời hạn bảo trì công trình:
a) Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngàynghiệm thu đưa công trình vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quyđịnh về cấp công trình.
Trường hợp công trình vượt quá niên hạn sử dụnghoặc không đảm bảo yêu cầu chất lượng để tiếp tục sử dụng, phải có văn bản củatổ chức tư vấn thực hiện kiểm định đánh giá hiện trạng công trình làm cơ sở chocơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Đối với các công trình xây dựng chuyên ngành,còn phải tuân thủ các quy định của Bộ có công trình xây dựng chuyên ngành vềthời hạn bảo trì công trình.
2- Cấp bảo trì công trình:
a) Bảo trì công trình được quy định theo 04 cấp:duy tu, bảo dưỡng; sửa chữa nhỏ; sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
b) Đối với cấp duy tu, bảo dưỡng và cấp sửa chữanhỏ: Chủ quản lý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu công trình lập kế hoạch bảotrì theo định kỳ hàng năm.
c) Đối với cấp sửa chữa vừa và cấp sửa chữa lớncó liên quan đến an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng công trình: Căn cứvào quy mô của công việc, chủ quản lý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu côngtrình lập dự án đầu tư hoặc báo cáo đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầutư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 củaChính phủ.
3- Trách nhiệm về bảo trì công trình:
a) Trường hợp được Nhà nước giao quyền quản lýsử dụng công trình, chủ quản lý sử dụng phải:
Tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật trong quy trìnhbảo trì của tổ chức tư vấn thực hiện thiết kế công trình khi vận hành khaithác, sử dụng;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượngcông trình bị xuống cấp, không duy trì được khả năng chịu lực của kết cấu, bộphận, hạng mục, công trình và vận hành không an toàn do không thực hiện bảo trìcông trình theo quy định.
b) Trường hợp thông qua hợp đồng cho thuê để sửdụng công trình, người cho thuê sử dụng công trình phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.
Chương 5
SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 24. Trình tự giải quyết sự cố công trìnhxây dựng
1- Các công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốnđầu tư, hình thức sở hữu, đang thi công, đã xây dựng xong hoặc đang sử dụng khixảy ra sự cố phải được giải quyết theo trình tự sau:
a) Khẩn cấp cứu người bị nạn (nếu có);
b) Có biện pháp ngăn chặn kịp thời để tránh nguyhiểm có thể tiếp tục xẩy ra;
c) Bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố trừ trườnghợp khẩn cấp khắc phục hậu quả tại điểm c khoản 3 của Điều này;
d) Thông báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyềnđể giải quyết.
2- Trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố,chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình (khi công trình đã được nghiệm thu,bàn giao và đang khai thác, sử dụng) phải báo cáo theo mẫu phụ lục 29 của Quyđịnh này với cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xâydựng (theo phân cấp tại Điều 25 của Quy định này) và các cơ quan, tổ chức, cánhân có trách nhiệm khác để điều tra và xử lý sự cố.
Đối với các sự cố của mọi công trình nếu cóthiệt hại về nguời thì chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình phải báo cáovề Bộ Xây dựng.
3- Lập hồ sơ sự cố:
a. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầutư, chủ quản lý sử dụng công trình (khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giaovà đang khai thác, sử dụng) có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố. Trường hợp phảikhảo sát, đánh giá mức độ của sự cố, nếu chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng côngtrình không có năng lực thực hiện thì có thể thuê một tổ chức tư vấn xây dựngcó chức năng để thực hiện.
b) Nội dung hồ sơ sự cố:
Biên bản kiểm tra hiện trường khi sự cố đã xảyra;
Kết quả đo, vẽ, chụp ảnh, quay phim hoặc bănghình về hiện trạng sự cố, các vết nứt, gãy, các hiện tượng lún, sụt và các chitiết khác cần thiết cho việc nghiên cứu; kết quả thí nghiệm các vật mẫu để xácđịnh chất lượng vật liệu, kết cấu của công trình bị sự cố để phân tích xác địnhnguyên nhân sự cố;
Các tài liệu khác về công trình như : những thayđổi, bổ sung thiết kế; những sai lệch trong thi công so với thiết kế đượcduyệt; các hiện tượng chất tải hoặc sử dụng công trình không đúng thiết kế; cácvi phạm quy trình vận hành, sử dụng; không thực hiện bảo trì công trình theoquy định;
Mô tả diễn biến của sự cố và phân tích xác địnhnguyên nhân sự cố.
c) Thu dọn hiện trường sự cố:
- Sau khi có đầy đủ hồ sơ đáp ứng cho việcnghiên cứu, phân tích và xác định nguyên nhân gây nên sự cố công trình xâydựng, cơ quan chủ trì giải quyết sự cố cho phép doanh nghiệp xây dựng, người sửdụng hoặc chủ đầu tư tiến hành thu dọn hiện trường sự cố.
- Nhanh chóng tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trườngxảy ra sự cố khi khẩn cấp cứu người bị nạn, ứng cứu đê, đập, cầu cống, thôngcầu, thông đường hoặc ngăn ngừa sự cố tiếp theo. Trước khi tháo dỡ hoặc thudọn, doanh nghiệp xây dựng, người sử dụng hoặc chủ đầu tư phải tiến hành chụpảnh, quay phim hoặc băng hình, thu thập, ghi chép đến mức tối đa các yêu cầuquy định tại Điều này.
d) Khắc phục sự cố:
- Việc sửa chữa hoặc xây dựng lại công trình bịsự cố phải đảm bảo khắc phục triệt để các nguyên nhân gây ra sự cố đã xác địnhtại biên bản giải quyết sự cố.
- Chi phí cho việc khắc phục sự cố do đơn vịhoặc cá nhân gây ra sự cố chịu.
- Trường hợp sự cố do nguyên nhân bất khả khángthì chủ đầu tư hoặc cơ quan bảo hiểm (đối với công trình có mua bảo hiểm) chịuchi phí khắc phục sự cố.
Điều 25. Phân cấp giải quyết sự cố công trìnhxây dựng
1- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tưnhóm A: Bộ Xây dựng chủ trì giải quyết, có sự tham gia của Sở Xây dựng hoặc Sởcó công trình xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành)của địa phương nơi đặt công trình, Bộ có dự án hoặc Bộ có công trình xây dựngchuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) và các cơ quan chức năngquản lý Nhà nước khác có liên quan.
2- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tưnhóm B, C: Sở Xây dựng
chủ trì giải quyết, có sự tham gia của Sở có dựán hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựngchuyên ngành) và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước khác có liên quan tạiđịa phương.
3- Đối với công trình nhà ở của hộ gia đình vàcá nhân: Cơ quan chức năng quản lý xây dựng (phòng xây dựng) của Uỷ ban nhândân cấp quận, huyện chủ trì giải quyết. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trìgiải quyết có thể mời đại diện Sở Xây dựng và các chuyên gia để tư vấn.
Cơ quan chủ trì nêu tại khoản 2,3 của Điều nàycó trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết sự cố về Bộ Xây dựng.
Chương 6
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNGTRÌNH XÂY DỰNG
Điều 26. Kiểm tra thực hiện quản lý chất lượngcông trình xây dựng
Công tác kiểm tra do các cơ quan có chức năngquản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý trực tiếpcủa chủ đầu tư tiến hành nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, kịp thờiđề ra biện pháp phòng ngừa, khắc phục, loại trừ các hành vi vi phạm về chất lượngcông trình xây dựng. Công tác kiểm tra phải được tiến hành định kỳ hoặc độtxuất trong suốt quá trình thực hiện xây dựng và sử dụng công trình.
Điều 27. Xử lý vi phạm về quản lýchất lượng công trình xây dựng
Các tổ chức, cá nhân vi phạm về chất lượng côngtrình xây dựng quy định tại Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạmsẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 7
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28. Quy định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định khác trái với Quyđịnh này bị bãi bỏ.
Điều 29. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ươngĐảng, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội,Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanhnghiệp, các chủ đầu tư, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hànhQuy định này.
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG, SỐ LƯỢNG HỒ SƠ THIẾT KẾ
I. Thiết kế sơ bộ
1.Yêu cầu thiết kế sơ bộ
Phảituân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với công trình;
Phảithể hiện được các thông số hình học, kỹ thuật chủ yếu;
Phảiđảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
2. Nội dung thiết kế sơ bộ
2.1. Phần thuyết minh:
a.Phần tổng quát
Giớithiệu tóm tắt của thiết kế sơ bộ đã thể hiện theo yêu cầu của nhiệm vụ thiếtkế;
Trìnhbày mối quan hệ đối với quy hoạch chung và đối với các công trình lân cận;
Nêucác căn cứ để lập thiết kế:
Phươngán thiết kế đã được lựa chọn qua thi tuyển (nếu có);
Danhmục Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
Yêucầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ;
Cáctài liệu về điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình ,địachất thuỷ văn , khí tượng, thuỷ văn, tác động của môi trường tại khu vực xâydựng, hiện trạng chất lượng công trình (trường hợp cải tạo, sửa chữa), côngtrình kỹ thuật hạ tầng và các điều kiện khác.
Côngnăng của công trình;
b. Thuyết minh thiết kế:
Tổngmặt bằng: diện tích chiếm đất, hệ số xây dựng. Vị trí các hạng mục công trình,diện tích xây dựng, kho bãi, tầng cao, đường sá, kênh mương, cống rãnh, điện, nước,hơi, nhiệt, cây xanh, khoảng cách ly vệ sinh ...;
Phươngán dây chuyền công nghệ, vận hành khai thác, sử dụng sản xuất;
Phươngán kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng, cảnh quan môitrường ,mỹ thuật của công trình ...;
Phươngán xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật côngtrình, công trình kỹ thuật hạ tầng các công trình chính, phụ;
Phươngán bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành;
Khốilượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị (chỉ nêuyêu cầu chung về tính năng kỹ thuật)... chủ yếu của công trình.
Tổngquát về tiến độ, điều kiện thi công,vật liệu xây dựng chủ yếu cho công trình;
Phântích các điều kiện kỹ thuật của công trình tại địa điểm được lựa chọn;
Đối với công trình giao thông, thủy lợi, đường dây, đường ống, thìnội dung thiết kế sơ bộ cần thêm các phần:
Tuyếncông trình đi qua và các công trình phải xây dựng trên tuyến đó;
Độdốc, các trắc dọc, trắc ngang, bán kính cong;
Xửlý các công trình đặc biệt, vượt sông, vượt núi, đầm lầy, chướng ngại vật, cầucống, đê đập, kè, tường chắn, mố trụ, cột dây, xi phông, hồ chứa, đường hầm,nền móng v.v...
2.2. Phần bản vẽ:
Sơđồ khu vực địa điểm công trình;
Bảnvẽ tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diện tích xâydựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng,điểm đấu nối công trình kỹ thuật hạ tầng: cấp thoát nước, cấp điện, cấp khí);
Bảnvẽ các mặt cắt địa chất công trình, thủy văn, san nền, đắp đất;
Bảnvẽ sơ đồ công nghệ, dây chuyền vận hành, khai thác, sử dụng, sản xuất;
Bảnvẽ các mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc, mặt đứng của các hạng mục công trình,mô hình (nếu cần thiết);
Bảnvẽ các giải pháp xử lý nền, móng kèm theo mặt cắt địa chất tương ứng, kết cấuchịu lực chính và các chi tiết cần thiết khác;
Bảnvẽ các hệ thống kỹ thuật hạ tầng và hệ thống kỹ thuật công trình.
Bảnvẽ thể hiện hệ thống bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành;
Tuỳtheo đặc điểm của các loại công trình nói trên, các ngành giao thông, thủy lợi,đường dây, đường ống cần quy định một số bản vẽ cần thiết khác để trình bày đượcđầy đủ nội dung của thiết kế sơ bộ.
II. Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật
1. Yêu cầu thiết kế kỹ thuật
Phảituân thủ thiết kế sơ bộ được phê duyệt;
Phảiđảm bảo đủ điều kiện để lập tổng dự toán và triển khai thiết kế bản vẽ thicông.
2. Nội dung thiết kế kỹ thuật
2.1. Phần thuyết minh:
a. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:
Quyếtđịnh phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư );
Thiếtkế sơ bộ đã được phê duyệt;
Quychuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
Yêucầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ;
Tàiliệu về điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình,địa chấtthuỷ văn, khí tượng, thuỷ văn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môitrường, hiện trạng chất lượng công trình (trường hợp cải tạo, sửa chữa), côngtrình kỹ thuật hạ tầng...
a. Thuyết minh thiết kế công nghệ:
Giảipháp công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêukinh tế kỹ thuật chủ yếu;
Danhmục máy móc thiết bị công nghệ;
Hệthống kỹ thuật đi kèm công nghệ;
Giảipháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...
Quytrình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
a. Thuyết minh thiết kế xây dựng:
Giảipháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng, cảnh quan môitrường...;
Giảipháp xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật côngtrình, công trình kỹ thuật hạ tầng...;
Danhmục phần mềm sử dụng, diễn giải các bước tính toán chủ yếu;
Tổnghợp khối lượng các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị... chủyếu của từng hạng mục và toàn bộ công trình;
Chỉdẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...);
Quytrình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
2.2. Phần bản vẽ:
Triểnkhai mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;
Triểnkhai tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diện tíchxây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, cao độ xâydựng...);
Giảipháp kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính của các hạng mục vàtoàn bộ công trình, phối cảnh công trình;
Giảipháp xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật côngtrình, công trình kỹ thuật hạ tầng... (chưa yêu cầu triển khai vật liệu);
Chitiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neo cốtthép đối với các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước...);
Hệthống kỹ thuật;
Bốtrí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị...;
Bảovệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...;
III. Nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
1. Yêu cầu
Phảiphù hợp với thiét kế kỹ thuật đã được duyệt.
Phảithể hiện được các chi tiết kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình đểnhà thầu xây lắp thực hiện thi công xây lắp công trình.
Phảiđảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán;
Phảicó chú thích về quy cách vật liệu, hướng dẫn trình tự và biện pháp thi công, antoàn lao động, nếu là tài liệu thiết kế do nước ngoài lập thì cần dịch sangtiếng Việt.
Khôngđược điều chỉnh hay sửa đổi làm giảm công suất, quy mô xây dựng và tuổi thọcông trình đã nêu trong nhiệm vụ thiết kế và thiết kế sơ bộ được duyệt.
Khôngđược sửa đổi hoặc làm lại thiết kế khi áp dụng thiết kế điển hình . Nếu cần bổsung điều chỉnh bản vẽ thi công của thiết kế điển hình cho phù hợp với hoàncảnh cụ thể của khu vực xây dựng, thì phải hỏi ý kiến của cơ quan đã duyệt vàban hành thiết kế điển hình đó .
2. Nội dung
2.1. Phần thuyết minh:
a. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:
Thiếtkế kỹ thuật đã được phê duyệt;
Quychuẩn , tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
Yêucầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ;
Tàiliệu về điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình,địa chấtthuỷ văn, khí tượng, thuỷ văn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môitrường, hiện trạng chất lượng công trình (trường hợp cải tạo, sửa chữa), côngtrình kỹ thuật hạ tầng...
b. Thuyết minh thiết kế công nghệ:
Giảipháp công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêukinh tế kỹ thuật chủ yếu;
Danhmục máy móc thiết bị công nghệ;
Hệthống kỹ thuật đi kèm công nghệ;
Giảipháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...
Quytrình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
c. Thuyết minh thiết kế xây dựng:
Giảipháp kiến trúc phù hợp với quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng, cảnh quan môitrường...;
Giảipháp xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật côngtrình, công trình kỹ thuật hạ tầng...;
Danhmục phần mềm sử dụng, diễn giải các bước tính toán chủ yếu;
Tổnghợp khối lượng các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị... chủyếu của từng hạng mục và toàn bộ công trình;
Chỉdẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...);
Quytrình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
2.2. Phần bản vẽ:
Chitiết mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ;
Chitiết tổng mặt bằng định rõ vị trí xây dựng, diện tích chiếm đất, diện tích xâydựng, mật độ xây dựng, khoảng cách giới hạn, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xâydựng, cao độ xây dựng...cho các công trình kiến trúc , mạng lưới đường sá, kênhmương, cống rãnh, sân bãi, điện, nước, hơi, nhiệt v.v...;
Chitiết kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính của các hạng mục côngtrình và toàn bộ công trình, phối cảnh công trình;
Chitiết xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật côngtrình, công trình kỹ thuật hạ tầng... (yêu cầu triển khai vật liệu);
Chitiết các liên kết điển hình, các chi tiết phức tạp (nút khung, mắt dàn, neo cốtthép đối với các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước...), các chi tiết xâydựng khác;
Hệthống kỹ thuật;
Chitiết bố trí dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị...;
Bảovệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành...;
Liệtkê khối lượng các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị... củacác hạng mục và toàn bộ công trình;
Chỉdẫn biện pháp thi công (đối với trường hợp thi công phức tạp...);
Quytrình kỹ thuật vận hành, bảo trì công trình.
IV. Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công
1. Yêu cầu thiết kế kỹ thuật thi công
Phảituân thủ thiết kế sơ bộ được phê duyệt. Không được điều chỉnh hay sửa đổi làmgiảm công suất, quy mô xây dựng và tuổi thọ công trình đã nêu trong nhiệm vụthiết kế và thiết kế sơ bộ được duyệt.
Phảithể hiện được các chi tiết kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình đểnhà thầu xây lắp thực hiện thi công xây lắp công trình; Phải có chú thích vềquy cách vật liệu, hướng dẫn trình tự và biện pháp thi công, an toàn lao động,nếu là tài liệu thiết kế do nước ngoài lập thì cần dịch sang tiếng Việt.
Khôngđược sửa đổi hoặc làm lại thiết kế khi áp dụng thiết kế điển hình. Nếu cần bổsung điều chỉnh bản vẽ thi công của thiết kế điển hình cho phù hợp với hoàncảnh cụ thể của khu vực xây dựng, thì phải hỏi ý kiến của cơ quan đã duyệt vàban hành thiết kế điển hình đó.
Phảiđảm bảo đủ điều kiện để lập tổng dự toán và dự toán;
2. Nội dung thiết kế kỹ thuật thi công
2.1. Phần thuyết minh: theo khoản 2.1 mục II của phụ lục này;
2.2. Phần bản vẽ: theo khoản 2.2 mục III của phụ lục này.
V. Số lượng hồ sơ thiết kế
1. Đối với thiết kế sơ bộ:
Cơquan phê duyệt dự án đầu tư (05 bộ);
Chủđầu tư (02 bộ , trong đó 01 bộ gửi cơ quan thẩm định dự án đầu tư );
Cơquan cấp phép xây dựng (01 bộ).
2. Đối với thiết kế kỹ thuật:
Chủđầu tư (04 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ quan PCCC để thẩm định về thiết kế PCCC);
Cơquan cấp phép xây dựng (01 bộ);
Doanhnghiệp xây dựng (02 bộ);
3. Đối với thiết kế bản vẽ thi công:
Chủđầu tư (04 bộ);
Doanhnghiệp xây dựng (03 bộ).
Cơquan lưu trữ theo quy định của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ tài liệu (01 bộ).
4. Đối với thiết kế kỹ thuật thi công:
Chủđầu tư (05 bộ, trong đó 01 bộ gửi cơ quan PCCC để thẩm định về thiết kế PCCC);
Doanhnghiệp xây dựng (03 bộ).
Cơquan lưu trữ theo quy định của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ tài liệu (01 bộ).
Ghi chú: Chi phí lập hồ sơ theo số lượng nêu trên được tính tronggiá thiết kế.
PHỤ LỤC 2
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ____________________ .........., ngày......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT XÂY DỰNG
SỬ DỤNG CHO BƯỚC THIẾT KẾ ( sơ bộ, kỹ thuật, bản vẽ thicông )
Công trình.....................................
1. Đại diện Chủ đầu tư : ………………………………………………………………….………
- Tên, chức vụ người đại diện: ……………………………………………..…………..……
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
2. Đại diện tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng ………………………………….
- Tên, chức vụ người đại diện: ………………………………………………………………
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
3.Đại diện tổ chức tư ván thiết kế …………………………………………….
- Tên, chức vụ người đại diện: ………………………………………………………………
4. Thời gian nghiệm thu:
Bắtđầu: .......... ngày.......... tháng ......... năm.........
Kếtthúc: .......... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại………………………………………………………………………………………….
5. Sau xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
-Hợp đồng khảo sát xây dựng số ngày được lập giữa hai bên
-Hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng;
-Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi khảo sát;
Hai bên xác nhận những điểm sau đây:
5.1. Về khối lượng khảo sát xây dựng
5.2. Về số lượng, hình thức hồ sơ khảo sát xây dựng:
-Số lượng hồ sơ khảo sát xây dựng: bộ;
-Hồ sơ khảo sát xây dựng bao gồm:
5.3. Về chất lượng hồ sơ khảo sát xây dựng
-Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát do tổ chức thiết kế yêu cầu đã được chủ đầu tưchấp thuận
-Tuân thủ Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng (kèm theo danhmục tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng);
5.4. Về thời gian thực hiện
-Bắt đầu
-Hoàn thành
5.5. Kiến nghị:
-Đối với tổ chức thực hiện khảo sát: nêu rõ những tồn tại về báo cáo kết quả khảosát xây dựng và các yêu cầu tổ chức thực hiện khảo sát cần sửa chữa, bổ sung;
-Đối với chủ đầu tư : cần nêu rõ trách nhiệm của chủ đầu tư cần thực hiện theothỏa thuận đã nêu trong hợp đồng
5.6. Kết luận:
-Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHẢO SÁT (ký, ghi rõ họ tên, chứcvụ và đóng dấu) | | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TƯ VẤN THIẾT KẾ (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
| | ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 3
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ____________________ .........., ngày......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN NGHIỆM THU THIẾT KẾ
BƯỚC THIẾT KẾ ( sơ bộ, kỹ thuật, bản vẽ thi công hoặc kỹthuật thi công )
Công trình .....................................
1. Đại diện Chủ đầu tư : ………………………………………………………………….………
- Tên, chức vụ người đại diện: ……………………………………………..…………..……
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
2.Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế …………………………………………….
- Tên, chức vụ người đại diện: ………………………………………………………………
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắtđầu: .......... ngày.......... tháng ......... năm.........
Kếtthúc: .......... ngày.......... tháng......... năm..........
Tại………………………………………………………………………………………….
4. Sau xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
-Hợp đồng thiết kế số ngày được lập giữa hai bên
-Hồ sơ, tài liệu thiết kế;
-Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thiết kế;
Hai bên xác nhận những điểm sau đây:
4.1. Về hình thức, số lượng hồ sơ thiết kế:
-Hồ sơ thiết kế (sơ bộ, kỹ thuật, bản vẽ thi công, kỹ thuật thi công) công trìnhđược lập với các nội dung theo quy định nêu tại Phụ lục số 1 của Quy định quảnlý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 bao gồm:
+Phần thuyết minh
+Phần bản vẽ
-Số lượng hồ sơ thiết kế (sơ bộ, kỹ thuật, bản vẽ thi công, kỹ thuật thi công):bộ;
4.2. Về chất lượng hồ sơ thiết kế (sơ bộ, kỹ thuật, bản vẽ thi công, kỹ thuật thicông)
-Phù hợp với:
+Các nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi;
+Nhiệm vụ thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt;
+Thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt,
-Tuân thủ Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng ( kèm theo danhmục tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng),
-Cấp công trình, đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
-Các thông số kỹ thuật chủ yếu ở từng bước thiết kế.
-Thỏa mãn các điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn laođộng, an toàn đê điều, an toàn giao thông và các yêu cầu có liên quan.
-Thể hiện bản vẽ thiết kế theo các quy định hiện hành của nhà nước.
4.3. Về thời gian thực hiện
Thời điểm | Thời gian thực hiện đối với các bước thiết kế |
Sơ bộ | Kỹ thuật | Bản vẽ thi công | Kỹ thuật thi công |
Bắt đầu | | | | |
Hoàn thành | | | | |
4.4. Kiến nghị:
-Đối với tổ chức tư vấn thiết kế : nêu rõ những tồn tại về hồ sơ thiết kế và cácyêu cầu tổ chức tư vấn thiết kế cần sửa chữa, bổ sung;
-Đối với chủ đầu tư : cần nêu rõ trách nhiệm của chủ đầu tư cần thực hiện theothỏa thuận đã nêu trong hợp đồng
4.6. Kết luận:
-Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu thiết kế.
-Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết (nếu có)
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TƯ VẤN THIẾT KẾ (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) | | ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 4
Chủ đầu tư Số: | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ____________________ .........., ngày......... tháng......... năm.......... |
TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH THIẾT KẾKỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH ……………………………..
Kính gửi:
- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 củaChính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng01 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7năm 1999 của Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD, ngày 27/6/2003 của Bộ trưởngBộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư hướng dẫn.....
- Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư).....
Chủ đầu tư trình thẩm định thiết kế kỹ thuật côngtrình......................... thuộc dự án đầu tư ........…… do tổ chức tư vấn thiết kế.............................……………...... lập với các nội dung sau:
1. Tên công trình..... thuộc dự án đầu tư.....
-Tổng mức đầu tư theo dự án đã được phê duyệt.
-Địa điểm xây dựng, diện tích chiếm đất.
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình:
1-Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế sơ bộ đã đượcduyệt cùng dự án;
2-Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
3-Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được lập theo phụ lục 1 của Quy định này;
4-Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có);
5-Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát xây dựng, thiết kế;
6-Các văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về antoàn môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ, an toàn đê điều, an toàn giaothông và các yêu cầu có liên quan.
Chủđầu tư trình..... thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình.....
Nơi nhận: - Như trên - Lưu | | ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ : (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 5
Người có thẩm quyền thẩm định (cơ quan, cá nhân) ………………... Số : | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ____________________ .........., ngày......... tháng......... năm.......... |
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH...................
Kính gửi: …………………………………………………….
Cơ quan thẩm định................ đãnhận tờ trình ( kèm theo hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật) số.....ngày........của...........…………trình thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình ……………………………thuộc dự án đầu tư.................
- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 củaChính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng01 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7năm 1999 của Chính phủ ;
- Căn cứ Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD, ngày 27/6/2003 của Bộ trưởngBộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư hướng dẫn.....
- Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư).....
- Căn cứ tờ trình số..... ngày..... của.....
Sau khi xem xét, Cơ quan thẩm định báo cáo kết quả thẩm định thiếtkế kỹ thuật công trình như sau :
-Tên công trình........................................ thuộc dự án đầu tư..............................................
-Chủ đầu tư : ……………………………………………………………………………..
-Theo Quyết định phê duyệt đầu tư số..... ngày.....của.......................................................
-Tổng mức đầu tư theo dự án đã được phê duyệt:…………..............................................
-Địa điểm xây dựng ……………………………………………………………………….
-Diện tích chiếm đất :……………………………………………………………………..
-Tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng …………………………………………………….
-Tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật …………………………………………….………..
1. Nội dung và chất lượng hồ sơ thiết kế kỹ thuật:
2. Kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật:
a)Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiệnthiết kế.
b)Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế sơ bộ và các nội dung trong báocáo khả thi đã được phê duyệt về quy hoạch, kiến trúc, quy mô xây dựng, côngnghệ, công suất thiết kế, cấp công trình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quychuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
c)Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn lao động, an toàn đêđiều, an toàn giao thông và các yêu cầu có liên quan.
d)Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật theo Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩnkỹ thuật được áp dụng trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình thẩm định, baogồm:
-Sự hợp lý của giải pháp thiết kế nền, móng với đặc điểm địa chất công trình; sựphù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế kiến trúc (đối với công trình có hồsơ thiết kế kiến trúc) và với công năng của công trình;
-Sự hợp lý và đồng bộ của giải pháp thiết kế hệ thống kỹ thuật;
3. Kết luận:
-Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết (nếu có)
-Trách nhiệm của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn hoàn thiện thiết kế kỹ thuật:
-Cơ quan thẩm định đề nghị..... xem xét và quyết định.
Nơi nhận : - Người có thẩm quyền phê duyệt TKKT - Chủ đầu tư - Tổ chức tư vấn thiết kế - Tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế (nếu có) - Lưu | | NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT (Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 6
Chủ đầu tư Số: | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ____________________ .........., ngày......... tháng......... năm.......... |
TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT THIẾT KẾKỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH ……………………………..
Kính gửi: …………………………………………………………………………………
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chínhphủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng01 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7năm 1999 của Chính phủ ;
Căn cứ Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD, ngày 27/6/2003 của Bộ trưởngBộ Xây dựng ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư hướng dẫn.....
Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư).....
Chủ đầu tư trình phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình..………….thuộc dự án đầu tư..... …………..do tổ chức tư vấn thiết kế ...……………………………. lậpvới các nội dung sau:
1. Tên công trình..... thuộc dự án đầu tư.....
-Tổng mức đầu tư theo dự án đã được phê duyệt.
-Địa điểm xây dựng, diện tích chiếm đất.
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình:
1-Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế sơ bộ đã đượcduyệt cùng dự án;
2-Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
3-Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được lập theo phụ lục 1 của Quy định này;
4-Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có)
5-Biên bản nghiệm thu sản phẩm khảo sát xây dựng, thiết kế;
6-Các văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về antoàn môi trường, an toàn phòng chống cháy, nổ, an toàn đê điều, an toàn giaothông và các yêu cầu có liên quan.
7.Kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật do ………….. thực hiện.
Chủđầu tư trình..... phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình.....
Nơi nhận: - Như trên - Lưu | | ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ : (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 7
Cơ quan phê duyệt ………… ………………………………. SỐ: | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ____________________ .........., ngày......... tháng......... năm......... |
QUYẾT ĐỊNH CỦA..................
PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH...................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN PHÊ DUYỆT...................
Căncứ Nghị định số..... ngày..... của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ và cơcấu tổ chức của.....
Căncứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ban hànhQuy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5tháng 5 năm 2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 củaChính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 củaChính phủ ;
Căncứ Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD, ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng banhành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căncứ Thông tư hướng dẫn.....
Căncứ Quyết định phê duyệt đầu tư (hoặc Giấy phép đầu tư).....
Căncứ kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật của.....
Xéttờ trình số..... ngày..... của.....
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt thiết kế kỹ thuậtcông trình..... thuộc dự án đầu tư.....
Chủđầu tư ………………………………………………………………………………..
Tổchức tư vấn thiết kế ………………………………………………………..
Địađiểm xây dựng ………………………………………………………………………
Diệntích chiếm đất ……………………………………………….....................................
Cácthông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu:………………………...
Quymô (các hạng mục chủ yếu và toàn bộ công trình), công suất, cấp công trình: ….…
Quychuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng:………………………………..
Cácgiải pháp thiết kế chủ yếu (từng hạng mục và toàn bộ công trình):
+Công nghệ;
+Qui hoạch, kiến trúc;
+Gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính;
+Hệ thống kỹ thuật công trình;
+Công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông...);
+Bảo vệ môi trường; phòng chống cháy, nổ; an toàn trong quá trình xây dựng; antoàn sử dụng công trình; an toàn đê điều; an toàn giao thông và các yêu cầu cóliên quan.
Điều 2:Trách nhiệm của chủ đầu tư và của tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật về bổsung, hoàn thiện thiết kế kỹ thuật (nếu có).
Điều 3:Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định.
Nơi nhận: - Các cơ quan có liên quan - Chủ đầu tư - Lưu | | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN PHÊ DUYỆT (Ký,ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 8
Chủ đầu tư / Tổng thầu EPC …………………………………. Công trình …………………….. ………………………………….. Hạng mục công trình ................. ………………………………….. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- .........., ngày.......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN SỐ ………………
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
(công tác đất, cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây,cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình)
1. Tên công việc nghiệm thu ……………………………………………………………………..
2. Đối tượng kiểm tra ……………………………………………………………………………..
3. Thành phần tham gia nghiệm thu;
-Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc của tổ chức tư vấn giám sát thi công xâylắp do chủ đầu tư thuê ( kỹ thuật A)/Tổng thầu EPC
-Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng ( Kỹ thuật B)/ nhà thầu phụ( khi thựchiện hợp đồng EPC)
4.Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu:nêu cụ thể tên,số hiệu tiêu chuẩn ……………………………………………………………………………………
4. Kiểm tra tại hiện trường
Số TT | Nội dung kiểm tra | Bản vẽ thi công số | Phương pháp kiểm tra | Kết quả kiểm tra |
Đạt | Không đạt |
| | | | | |
| | | | | |
Kiến nghị: |
5. Khối lượng đã thực hiện
6. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt: (nếu có)
7. Kết luận:
-Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.
-Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai cáccông việc tiếp theo.
Các bên tham gia nghiệm thu: (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp do chủ đầu tư thuê ( kỹ thuật A)/Tổng thầu EPC | Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng (Kỹ thuật B) nhà thầu phụ (khi thực hiện hợp đồng EPC) |
Các phụ lục kèm theo:
Các chứng chỉ chất luợng của nơi sản xuất và kếtquả kiểm tra.
Bản vẽ hoàn công công việc nghiệm thu (có thể inngay ở mặt sau biên bản hoặc bản vẽ riêng kèm theo).
PHỤ LỤC 9
Chủ đầu tư / Tổng thầu EPC …………………………………. Công trình …………………….. Hạng mục công trình ................. ………………………………….. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- .........., ngày.......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN SỐ ………………
NGHIỆM THU LẮP ĐẶT TĨNH THIẾT BỊ
………………
1. Tên thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu bao gồm:
Số TT | Thiết bị được nghiệm thu | Đơn vị | Số lượng | Cơ sở chế tạo | Ngày xuất xưởng |
| | | | | |
| | | | | |
2. Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
-Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc của tổ chức tư vấn giám sát thi công lắpđặt thiết bị do chủ đầu tư thuê ( kỹ thuật A)/ tổng thầu EPC
-Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp lắp đặt thiết bị (kỹ thuật B)/ thầu phụ khithực hiện hợp đồng EPC:
-Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng (kỹ thuật B)/ thầu phụ khi thực hiệnhợp đồng EPC
-Cán bộ của doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có):
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu:nêu cụ thể tên,số hiệu tiêu chuẩn ……………………………………………………………………………………
4. Kiểm tra tại hiện trường
Số TT | Nội dung kiểm tra | Bản vẽ thi công số | Phương pháp kiểm tra | Kết quả kiểm tra |
Đạt | Không đạt |
| | | | | |
| | | | | |
5. Khối lượng
Số TT | Công tác lắp đặt thiết bị | Đơn vị | Khối lượng | Thời gian thi công |
theo t.kế đã được duyệt | đã thực hiện | Bắt đầu | Hoàn thành |
| | | | | | |
| | | | | | |
6. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt: (nếu có)
7. Kiến nghị:
8. Kết luận:
-Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.
-Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai cáccông việc tiếp theo.
Các thành phần tham gia hội đồng nghiệm thu: (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
- Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc của tổ chức tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị do chủ đầu tư thuê ( kỹ thuật A)/ tổng thầu EPC | - Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng (kỹ thuật B)/ thầu phụ khi thực hiện hợp đồng EPC |
- Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp lắp đặt thiết bị ( kỹ thuật B)/ thầu phụ khi thực hiện hợp đồng EPC | - Cán bộ của doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có) |
Các phụ lục kèm theo: - Các chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết quả kiểm tra. - Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị nghiệm thu (có thể in ngay ở mặt sau biên bản hoặc bản vẽ riêng kèm theo) | |
PHỤ LỤC 10
Chủ đầu tư / Tổng thầu EPC …………………………………. Công trình …………………….. Hạng mục công trình ................. ………………………………….. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ .........., ngày.......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN SỐ …………………..
NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ ĐƠN ĐỘNG KHÔNG TẢI
1. Tên thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu bao gồm:
Số TT | Thiết bị được nghiệm thu | Đơn vị | Số lượng |
| | | |
2. Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
-Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc của tổ chức tư vấn giám sát thi công lắpđặt thiết bị do chủ đầu tư thuê (kỹ thuật A)/ tổng thầu EPC
-Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp lắp đặt thiết bị (kỹ thuật B)/ thầu phụ khithực hiện hợp đồng EPC:
-Cán bộ của doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có):
3. Tiêu chuẩn kỹthuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu: nêu cụ thể tên, số hiệu tiêuchuẩn ……………………………………………………………………………………
4. Kiểm tra tại hiện trường các thiết bị đã lắp đặt xong và theodõi quá trình chạy thử không tải đơn động thiết bị:
Số TT | Thiết bị chạy thử | Thời gian chạy thử | Kết quả |
Bắt đầu | Hoàn thành | Đạt | Không đạt |
| | | | | |
5. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt: (nếu có)
6. Kiến nghị:
7. Kết luận:
Chấpnhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp theo.
Yêucầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai các côngviệc tiếp theo.
Các thành phần tham gia hội đồng nghiệm thu: (Ký và ghi rõ họtên, chức vụ)
- Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc của tổ chức tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị (kỹ thuật A) / tổng thầu EPC | - Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp lắp đặt thiết bị (kỹ thuật B)/thầu phụ khi thực hiện hợp đồng EPC |
| - Cán bộ của doanh nghiệp cung cấp thiết bị ( nếu có) |
Các phụ lục kèm theo: - Các biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt tĩnh thiết bị kèm theo bản vẽ hoàn công; - Báo cáo kết quả thí nghiệm kiểm tra tại chỗ. | |
PHỤ LỤC 11
Chủ đầu tư / Tổng thầu EPC …………………………………. Công trình …………………….. Hạng mục công trình ................. ………………………………….. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ .........., ngày.......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN SỐ …………….
NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG KHÔNG TẢI
1. Tên thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu bao gồm:
Số TT | Thiết bị được nghiệm thu | Đơn vị | Số lượng |
| | | |
2. Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
Đạidiện chủ đầu tư hoặc Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bịdo chủ đầu tư thuê /Đại diện tổng thầu EPC
Đạidiện doanh nghiệp lắp đặt thiết bị (kỹ thuật B)/ thầu phụ khi thực hiện hợpđồng EPC:
Đạidiện doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có):
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu:nêu cụ thể tên,số hiệu tiêu chuẩn ……………………………………………………………………………………
4. Kiểm tra tại hiện trường các thiết bị đã lắp đặt xong và theodõi quá trình thiết bị chạy thử liên động không tải:
Số TT | Thiết bị chạy thử | Thời gian chạy thử | Kết quả |
Bắt đầu | Hoàn thành | Đạt | Không đạt |
| | | | | |
5. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt : (nếu có)
6. Kiến nghị:
7. Kết luận:
Chấpnhận hay không chấp nhận nghiệm thu để chạy thử liên động có tải.
Yêucầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới chạy thử liên động cótải.
Các thành phần tham gia hội đồng nghiệm thu:
- Đại diện chủ đầu tư hoặc Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị do chủ đầu tư thuê / Đại diện tổng thầu EPC (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) | - Đại diện doanh nghiệp lắp đặt thiết bị (kỹ thuật B) /thầu phụ khi thực hiện hợp đồng EPC (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ) |
- Đại diện doanh nghiệp cung cấp thiết bị ( nếu có ) (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ) |
Các phụ lục kèm theo: - Các biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị, nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải đơn động...) kèm theo bản vẽ hoàn công; - Báo cáo kết quả thí nghiệm tại chỗ | |
PHỤ LỤC 12
Chủ đầu tư …………………………………. Công trình …………………….. Hạng mục công trình ................. ………………………………….. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ .........., ngày.......... tháng......... năm.......... |
BIÊN BẢN SỐ ……………..
NGHIỆM THU THIẾT BỊ CHẠY THỬ LIÊN ĐỘNG CÓ TẢI
Tên thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu bao gồm:
Số TT | Thiết bị được nghiệm thu | Đơn vị | Số lượng |
| | | |
| | | |
Thời gian nghiệm thu:
Bắtđầu: .......... ngày.......... tháng......... năm..........
Kếtthúc: ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tạicông trình.
Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
Đạidiện chủ đầu tư : tên của cơ quan, đơn vị
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện doanh nghiệp xây dựng lắp đặt thiết bị / tổng thầu EPC: tên doanh nghiệpxây dựng
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp: tên tổ chức tư vấn
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (nếu đượcchủ đầu tư yêu cầu): tên của tổ chức tư vấn thiết kế
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có): tên doanh nghiệp
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Hội đồng nghiệm thu đã tiến hành:
1. Xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
Hồsơ, tài liệu thiết kế;
Hướngdẫn vận hành thiết bị;
Tiêuchuẩn kỹ thuật áp dụng khi lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu (nêu cụ thể tên, sốhiệu tiêu chuẩn);
Cácbiên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị, nghiệm thu thiết bị chạy thử đơnđộng và liên động không tải.;
Cácbáo cáo thí nghiệm trong quá trình chạy thử đơn động và liên động không tải;
2. Kiểm tra tại hiện trường các thiết bị đã lắp đặt xong và giámsát theo dõi quá trình thiết bị chạy thử liên động có tải:
Số TT | Thiết bị chạy thử | Thời gian chạy thử | Kết quả |
Bắt đầu | Hoàn thành | Đạt | Không đạt |
| | | | | |
| | | | | |
4. Công suất đưa vào vận hành:
Côngsuất theo thiết kế đã được phê duyệt;
Côngsuất theo thực tế đạt được.
5. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt: (nêu những sửa đổi lớn)
6. Kiến nghị:
7. Kết luận:
-Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để tổng nghiệm thu công trình.
-Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới tổng nghiệm thucông trình
Các phụ lục kèm theo: - Hồ sơ, tài liệu thiết kế; - Hướng dẫn vận hành thiết bị; - Các biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị, nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải,...kèm theo bản vẽ hoàn công; - Báo cáo kết quả thí nghiệm tại chỗ khi nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị, nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải | | ĐẠI DIỆNCHỦ ĐẦU TƯ (Ký và ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu) |
Các thành phần tham gia hội đồng nghiệm thu: (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
Đạidiện doanh nghiệp xây dựng lắp đặt thiết bị /tổng thầu EPC:
Đạidiện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp:
Đạidiện tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (nếu đượcchủ đầu tư yêu cầu):
Đạidiện doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có):
PHỤ LỤC 13
Chủ đầu tư | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ ..........., ngày.......... tháng.......... năm.......... |
BIÊN BẢN SỐ ……….
NGHIỆM THU HOÀN THÀNH GIAI ĐOẠN XÂY LẮP
Công trình: ……………………………………………………………………………………….
Hạng mục công trình: ……………………………………………………………………………
Địa điểm xây dựng: ………………………………………………………………………………
Tên giai đoạn xây lắp được nghiệm thu: ……………………………………………………….
Thời gian nghiệm thu:
Bắtđầu: .......... ngày.......... tháng......... năm..........
Kếtthúc: ........... ngày.......... tháng......... năm..........
Tạicông trình.
Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
Đạidiện chủ đầu tư : tên của cơ quan, đơn vị
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện doanh nghiệp xây dựng/tổng thầu EPC: tên doanh nghiệp xây dựng
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp: tên tổ chức tư vấn
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (nếu đượcchủ đầu tư yêu cầu): tên của tổ chức tư vấn thiết kế
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có): tên doanh nghiệp
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Hội đồng đã tiến hành:
1. Xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
-Hồ sơ, tài liệu thiết kế: nêu rõ tổ chức tư vấn lập thiết kế;
-Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu: nêu cụ thểtên, số hiệu tiêu chuẩn;
-Các biên bản nghiệm thu các công tác xây lắp được lập theo mẫu số 8,9,10,11,12;
-Các tài liệu kiểm tra chất lượng, khối lượng;
-Biên bản của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theophân cấp tại Điều 3 của Quy định này) kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xâylắp …………………
(đốivới các công trình thuộc dự án được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy địnhnày)
2. Kiểm tra tại hiện trường:
3. Nhận xét về khối lượng, thời gian thi công và chất lượng (kỹthuật và mỹ thuật):
3.1. Thời gian thi công (bắt đầu, hoàn thành);
Số TT | Công tác xây dựng và lắp đặt thiêt bị | Đơn vị | Khối lượng | Thời gian thi công |
Theo thiết kế đã được phê duyệt | đã thực hiện | Bắt đầu | Hoàn thành |
| | | | | | |
| | | | | | |
Khốilượng ghi trong bảng là khối lượng tính toán sơ bộ. Khối lượng chính xác sẽ đượcxác định trong bản quyết toán.
3.2. Chất lượng thi công so với thiết kế đã được phê duyệt:
4. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt: (nêu những sửa đổi lớn )
5. Kiến nghị:
6. Kết luận:
-Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai giai đoạn xây lắp tiếptheo.
-Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai giaiđoạn xây lắp tiếp theo.
Các phụ lục kèm theo: Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị, nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, đơn động và liên động có tải Hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng của giai đoạn nghiệm thu theo danh mục nêu tại phụ lục 20 Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây lắp nghiệm thu đối với công trình thuộc dự án nêu tại khoản 1 Điều 8 của Quy định này. Bản vẽ hoàn công giai đoạn xây lắp nghiệm thu | | ĐẠI DIỆNCHỦ ĐẦU TƯ (Ký và ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu) |
Các thành phần tham gia hội đồng nghiệm thu: (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
-Đại diện doanh nghiệp xây lắp/ tổng thầu EPC:
-Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp:
-Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (nếuđược chủ đầu tư yêu cầu):
-Đại diện doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có):
PHỤ LỤC 14
Chủ đầu tư | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------- …......., ngày…....... tháng…....... năm…........ |
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
HOẶC CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Công trình:………………………………………………………………………………………..
Hạng mục công trình: ……………………………………………………………………………
Địa điểm xây dựng: ………………………………………………………………………………
Chủ đầu tư công trình: …………………………………………………………………………..
Các tổ chức tư vấn thiết kế (chính, phụ)/tổng thầu EPC:
Số TT | Các tổ chức chức tư vấn thực hiện thiết kế | Số, ngày tháng của hợp đồng thực hiện | Công việc thực hiện |
| Tổ chức tư vấn thực hiện thiết kế (chính) | | |
| Tổ chức tư vấn thực hiện thiết kế (phụ) | | |
| Tổng thầu EPC | | |
Cơ quan thẩm định và phê duyệt thiết kế thiết kế kỹ thuật hoặcthiết kế kỹ thuật thi công: (ghi rõ ngày tháng của văn bản kết quả thẩm định vàquyết định phê duyệt)
Cơquan thẩm định: ………………………………………………………………………
Cơquan phê duyệt: ……………………………………………………...........................
Các doanh nghiệp xây dựng (chính, phụ)/ Tổng thầu EPC:
Số TT | Các doanh nghiệp xây dựng | Số, ngày tháng của hợp đồng thực hiện | Công việc thực hiện |
| Tổng thầu EPC | | |
| Doanh nghiệp xây dựng (chính) | | |
| Doanh nghiệp xây dựng (phụ ) | | |
Các tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp (chính, phụ):
Số TT | Các tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp | Số, ngày tháng của hợp đồng thực hiện | Công việc thực hiện |
| Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp (chính) | | |
| Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp (phụ) | | |
Thời gian tiến hành nghiệm thu:
Bắtđầu: …....... ngày…........ tháng…....... năm…......
Kếtthúc: …....... ngày…........ tháng…....... năm…......
Tạicông trình.
Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
-Đại diện chủ đầu tư : tên của cơ quan, đơn vị
+Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia
-Đại diện doanh nghiệp xây dựng chính (xây lắp )/ tổng thầu EPC: tên của doanhnghiệp
+Ghi rõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
-Đại diện tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi công xây lắp: tên của tổ chức tưvấn
+Ghi rõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
-Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (nếuđược chủ đầu tư yêu cầu): tên của tổ chức tư vấn
+Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia
-Đại diện đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng hoặc vận hành khai tháccông trình: tên của đơn vị
+Ghi rõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia
Hội đồng nghiệm thu lập biên bản này về những nội dung sau:
1. Tên công trình: (giới thiệu chung về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹthuật công trình, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu, công trình kỹ thuậthạ tầng…)
2.Công tác xây lắp công trình: (nêu tóm tắt quá trình thi công xây lắp cáchạng mục và toàn bộ công trình)
Số TT | Hạng mục Công trình | Thời gian thực hiện | Ngày nghiệm thu |
Bắt đầu | Kết thúc |
| | | | |
3. Các bên đã xem xét các hồ sơ, tài liệu sau:
-Hồ sơ, tài liệu thiết kế : nêu rõ tổ chức tư vấn thực hiện thiết kế;
-Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu: nêu cụ thểtên, số hiệu tiêu chuẩn;
-Các biên bản nghiệm thu các công tác xây,lắp đặt thiết bị tĩnh , chạy thử đơnđộng và liên động không tải;
-Biên bản nghiệm thu các giai đoạn hoàn thành xâylắp;
-Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp;
-Biên bản của cơ quan quản lý về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấptại điều 3 của Quy định) kiểm tra hồ sơ nghiệm thu hoàn thành hạng mục côngtrình hoặc công trình thuộc dự án được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy địnhnày.
-Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục của Phụ lục 20
4. Kiểm tra tại hiện trường:
-Nêu rõ những vị trí kiểm tra.
TRÊN CƠ SỞ XEM XÉT CÁC HỒ SƠ, TÀI LIỆU HOÀN THÀNH CÔNGTRÌNH VÀ KIỂM TRA CÔNG TRÌNH TẠI HIỆN TRƯỜNG, HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU XÁC NHẬNNHỮNG ĐIỂM SAU ĐÂY :
1/. Thời hạn thi công xây dựng công trình:
-Ngày khởi công;
-Ngày hoàn thành.
2/. Quy mô đưa vào sử dụng của hạng mục công trình hoặc công trình:(quy mô xâydựng, công suất, công nghệ, các thông số kỹ thuật chủ yếu…)
STT | Quy mô đưa vào sử dụng của hạng mục công trình hoặc công trình | Theo thiết kế đã được phê duyệt | Theo thực tế đạt được |
1 | Quy mô xây dựng | | |
2 | Công suất | | |
2 | Công nghệ | | |
3 | Các thông số kỹ thuật chủ yếu | | |
4 | ……………………………………………. | | |
5 | ……………………………………………. | | |
3/. Khối lượng đã thực hiện: (nêu khối lượng chính của các công tácxây dựng và lắp đặt thiết bị chủ yếu)
Hạng mục công trình | Công tác xây lắp | Đơn vị | Khối lượng |
Theo thiết kế đã được phê duyệt | Theo thực tế đạt được |
| | | | |
Khốilượng ghi trong bảng là khối lượng tính toán sơ bộ. Khối lượng chính xác sẽ đượcxác định trong bản quyết toán (nếu có quyết toán thì đưa số liệu quyết toánvào)
4/. Chất lượng (ký thuật và mỹ thuật) thi công xây dựng và lắp đặtthiết bị của các hạng mục và toàn bộ công trình so với yêu cầu của thiết kế đãđược phê duyệt:
4.1.Chất lượng thi công xây dựng
4.2.Chất lượng thi công lắp đặt thiết bị
5/. Các biện pháp phòng chống cháy nổ , an toàn lao động, an toànvận hành, bảo vệ môi trường, an toàn đê điều, an toàn giao thông… : (nêu tóm tắt)
5.1.Các biện pháp phòng chống cháy nổ
5.2.Các biện pháp an toàn lao động
5.3.Các biện pháp an toàn vận hành
5.4.Các biện pháp bảo vệ môi trường
5.5.Các biện pháp an toàn đê điều
5.6.Các biện pháp phòng an toàn giao thông
6/. Những sửa đổi trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặtthiết bị so với thiết kế đã được phê duyệt: (nêu những sửa đổi lớn)
7/. Kiến nghị:
8/. Kết luận:
-Chấp nhận (hay không chấp nhận) nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặccông trình để đưa vào sử dụng.
-Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong các khiếm khuyết mới đưa hạng mục côngtrình hoặc công trình vào sử dụng.
Các phụ lục kèm theo: - Các biên bản nghiệm thu các công tác xây lắp của chủ đầu tư : công tác xây , lắp đặt thiết bị tĩnh , chạy thử đơn động và liên động không tải; - Biên bản nghiệm thu các giai đoạn hoàn thành xâylắp; - Biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp…); - Biên bản của cơ quan quản lý Nhà nuớc về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại điều 3 của Quy định) kiểm tra hồ sơ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình thuộc dự án được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy định này. - Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục của Phụ lục 20 | | Đại diện chủ đầu tư: (Ký tên,ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
Các thành phần tham gia Hội đồng nghiệm thu: (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
-Đại diện doanh nghiệp xây dựng chính (xây lắp)/tổng thầu EPC:
-Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp:
-Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công (nếuđược chủ đầu tư yêu cầu):
-Đại diện đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng hoặc vận hành khai tháccông trình:
PHỤ LỤC 15
MẪU BẢNG KÊ NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI THIẾT KẾ ĐÃ ĐƯỢCDUYỆT
( kèm với Biên bản nghiệm thu lập theo Phụ lục 14)
Côngtrình ………………………………………………………………………………
Số thứ tự | Nội dung thay đổi và số bản vẽ thiết kế đã được duyệt (TKKT , TKKTTC và TKBVTC) | Nguyên nhân có sự thay đổi | Người có thẩm quyền duyệt sự thay đổi | Tên , số, ngày tháng văn bản cho phép thay đổi | Ghi chú |
| | | | | |
Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế ( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu ) | …… ngày …. tháng …… năm 200 Đại diện chủ đầu tư ( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu ) |
PHỤ LỤC 16
MẪU BẢNG KÊ CÁC VIỆC CHƯA HOÀN THÀNH
(kèm với Biên bản nghiệm thu lập theo Phụ lục 14)
Công trình…………………………………………………………………………
Số thứ tự | Công việc chưa hoàn thành | Tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện | Thời hạn hoàn thành | Ghi chú |
| | | | |
Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế ( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu ) | …… ngày …. tháng …… năm 200 Đại diện chủ đầu tư ( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu ) |
PHỤ LỤC 17
MẪU BẢNG KÊ NHỮNG HƯ HỎNG SAI SÓT
( kèm với Biên bản nghiệm thu lập theo Phụ lục 14)
Côngtrình …………………………………………………………………
Số TT | Tên các hư hỏng sai sót | Giá trị công việc sửa chữa hư hỏng, sai sót | Tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện | Thời hạn hoàn thành | Ghi chú |
Hư hỏng | Sai sót |
1 | Về thiết kế | | | | | |
2 | Về xây dựng | | | | | |
3 | Về thiết bị | | | | | |
4 | Về lắp đặt thiết bị | | | | | |
| Tổng cộng | | | | | |
Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế ( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu ) Đại diện doanh nghiệp xây dựng ( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu ) | …… ngày …. tháng …… năm 200 Đại diện chủ đầu tư ( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu ) |
PHỤ LỤC 18
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước Công trình : | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ |
...........,ngày.......... tháng.......... năm...........
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH...................
Hộiđồng nghiệm thu Nhà nước công trình........................ được thành lập theoQuyết định số...... ngày...... của Thủ tướng Chính phủ, đã tiến hành kiểm tra,xem xét công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và đánh giá chất lượng côngtrình....................
Hộiđồng nghiệm thu Nhà nước đã họp ngày..... tại..... và lập biên bản theo nhữngnội dung sau:
1. Tiến trình làm việc của Hội đồng: (nêu tóm tắt những công việcđã thực hiện)
2. Đánh giá của Hội đồng:
Trêncơ sở đồ án thiết kế công trình được duyệt, Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹthuật được chấp thuận sử dụng....., hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tưcung cấp, kết quả kiểm tra tại hiện trường, biên bản nghiệm thu hoàn thành côngtrình của Chủ dầu tư và báo cáo kết quả phúc tra của các Tiểu ban chuyên môncủa Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Hội đồng đánh giá:
Vềhiện trạng công trình đã hoàn thành.
Vềkết quả nghiệm thu công trình của Chủ đầu tư.
Vềchất lượng công trình; khối lượng theo thiết kế đã được phê duyệt và theo thựctế đã thực hiện (căn cứ báo cáo quyết toán của chủ đầu tư):
+Phần xây dựng;
+Phần thiết bị công nghệ.
-Về những ảnh hưởng của công trình (khi sử dụng hoặc vận hành, khai thác) đếnmôi trường, môi sinh; các biện pháp khắc phục).
-Về các biện pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vận hành, antoàn đê điều, an toàn giao thông...
-Về những vấn đề có liên quan khác.
-Về chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư trình.
3. Kết luận của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước:
(Kếtluận và quyết định của Hội đồng về việc nghiệm thu công trình : chấp nhận haykhông chấp nhận kết quả nghiệm thu công trình và đề nghị của Chủ đầu tư; đánhgiá tổng quát).
4. Những yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước:
(Nhữngyêu cầu của Hội đồng đối với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đến côngtrình).
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHÀ NƯỚC
Công trình..........
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Các thành viên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước: (Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
PHỤ LỤC 19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------
................., ngày......... tháng ....... năm 200
BIÊN BẢN KIỂM TRA HỒ SƠ NGHIỆM THU
Giai đoạn xây lắp hoàn thành,
hoàn thành hạng mục côngtrình hoặc công trình để đưa vào sử dụng
Công trình ................................................……... Thuộc dựán đầu tư nhóm............................
Hạng mục công trình............................................................................………..............................
Địa điểm xây dựng .......................................................................................……...........................
Thời gian kiểm tra
Bắtđầu h 00, ngày tháng năm 200
Kếtthúc h 00, ngày tháng năm 200
Các bên tham gia kiểm tra:
Đạidiện Chủ đầu tư công trình: tên của cơ quan, đơn vị
Ghirõ họ và tên , chức vụ từng người tham gia
Đạidiện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp hoặc tổ chức tư vấn xây dựng giúpChủ đầu tư tập hợp hồ sơ nghiệm thu (nếu có): tên của tổ chức tư vấn
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện doanh nghiệp xây dựng (xây lắp): tên của doanh nghiệp
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đạidiện cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng(theo phân cấp tại điều 3 Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu : tên củacơ quan
Ghirõ họ và tên, chức vụ từng người tham gia
Đã tiến hành những việc sau:
Kiểmtra danh mục hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây lắp ………………………hoặc hoàn thành củahạng mục công trình hoặc công trình ..........................đã lập giữa Chủđầu tư và các doanh nghiệp xây dựng và lắp đặt thiết bị/ tổng thầu EPC.
Kiểm tra tính pháp lývà chất lượng của hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây lắp hoàn thành ………………………………….,hạng mục công trình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành ………....................................
Sau khi kiểm tra, xem xét và trao đổi, các bên tham gia đã có kếtluận:
1.Hồ sơ trình để nghiệm thu giai đoạn xây lắp hoàn thành ………………………………., hạng mụccông trình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành ………....................................đã lập đủ (hoặc chưa đủ) theo danh mục nêu tại phụ lục 20 của Quy định quản lýchất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Quyết định số18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2.Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây lắp hoàn thành …………………………………., hạng mục côngtrình hoàn thành …………………hoặc công trình hoàn thành……….................................... có đầy đủ tính pháp lý theo quy định.
3.Các ý kiến nhận xét khác
Nếuhồ sơ nghiệm thu chưa đủ thì yêu cầu chủ đầu tư bổ sung để hoàn chỉnh nghiệmthu (nêu cụ thể về hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng)
4.Hồ sơ nghiệm thu có trong danh mục kèm theo biên bản này đảm bảo đủ căn cứ đểChủ đầu tư tiến hành việc nghiệm thu giai đoạn xây lắp ………………………… hoặc nghiệmthu hoàn thành hạng mục công trình …………………… hoặc công trình.................................
Đốivới trường hợp hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ thì ghi như sau: Sau khi bổ sung,hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo các yêu cầu nêu ở mục 3, Chủ đầu tư tiến hànhviệc nghiệm thu giai đoạn xây lắp ………………………… hoặc nghiệm thu hoàn thành hạngmục công trình …………………… hoặc công trình .................................
Ghi chú:kèm theo danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành giai đoạn xây lắp , hoàn thànhhạng mục công trình , hoàn thành công trình được lập theo phụ lục 20 của Quyđịnh này.
Đại diện Chủ đầu tư (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) | Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp hoặc tổ chức tư vấn xây dựng giúp Chủ đầu tư tập hợp hồ sơ nghiệm thu (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
Đại diện doanh nghiệp xây dựng (xây, lắp) (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) | Đại diện cơ quan có chức năng quản lý Nhà nuớc về chất lượng công trình xây dựng ( theo phân cấp tại điều 3 Quy định này) kiểm tra công tác nghiệm thu (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 20
Tên chủ đầu tư | DANH MỤC HỒ SƠ, TÀI LIỆU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu số 19) |
A.HỒ SƠ PHÁP LÝ
1.Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoặc tổ chức giúp đỡ về tàichính, vật chất, kỹ thuật cho dự án.
2.Quyết định phê duyệt dự án đầu tư , từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án củacấp có thẩm quyền.
3.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp:
4.Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền về:
Quyhoạch, kiến trúc;
Thiếtkế kỹ thuật;
Thiếtkế và thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ;
Bảovệ môi trường;
Đánhgiá chất lượng nước nguồn về lý, hoá, vi trùng: sông, hồ, giếng, nuớc ngầm, nướcmặt, nước trong đất ….
Đánhgiá trữ lượng nguồn nước, mỏ khoáng sản khai thác, mỏ đất, đá...
Kếtquả thí nghiệm trên mô hình đối với nguồn nước dự kiến khai thác .
Báocáo việc rà phá bom mìn (nếu có).
Báocáo kết quả khảo cổ (nếu có)
5.Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việccho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào:
Cấpđiện;
Sửdụng nguồn nước;
Khaithác nước ngầm;
Khaithác khoáng sản, khai thác mỏ;
Thoátnước (đấu nối vào hệ thống nước thải chung);
Đườnggiao thông bộ, thuỷ;
Antoàn của đê (công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê …).
Antoàn giao thông (nếu có).
6.Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền (đối với công việc tổchức đấu thầu) hoặc văn bản chỉ định thầu (đối với công việc không tổ chức đấuthầu): tư vấn , xây lắp , mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiếtbị trong nước).
7.Hợp đồng (ghi số, ngày, tháng của hợp đồng) giữa Chủ đầu tư với tổ chức tư vấnthực hiện khảo sát, thiết kế, giám sát, kiểm định chất lượng và doanh nghiệpxây dựng chính cũng như hợp đồng giữa tổ chức tư vấn /doanh nghiệp xây dựngchính và các tổ chức tư vấn /doanh nghiệp xây dựng phụ (tư vấn, xâylắp).
8.Điều kiện năng lực của các tổ chức tư vấn /doanh nghiệp trong nước (tư vấn xâydựng , doanh nghiệp xây dựng)
9.Giấy phép thầu xây dựng tại Việt Nam của các nhà thầu nước ngoài (tư vấn thiếtkế xây dựng, doanh nghiệp xây dựng, tư vấn giám sát , đăng kiểm chất lượng...).
10.Biên bản nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
11.Biên bản nghiệm thu các buớc thiết kế .
12.Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo);
13.Kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật do tổ chức tư vấn không trực tiếp thiết kếthực hiện thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với các công trình được quy định tạikhoản 1 Điều 8 của Quy định này.
14.Thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèmtheo);
15.Báo cáo khảo sát địa chất công trình , địa chất thuỷ văn, thuỷ văn , nguồn nước(nêu rõ tổ chức thực hiện và thời gian thực hiện);
16.Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điềukiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:
-Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;
-Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nước;
-Phòng cháy chữa cháy, nổ;
-Chống sét;
-Bảo vệ môi trường;
-An toàn lao động, an toàn vận hành;
-Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
-Chỉ giới đất xây dựng;
-Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giaothông...);
-An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);
-Thông tin liên lạc (nếu có).
17.Biên bản của cơ quan có chức năng quản lý nhà nuớc về chất luợng công trình xâydựng (theo phân cấp tại Điều 3 của Quy định này) kiểm tra sự tuân thủ quy địnhquản lý chất lượng công trình xây dựng và công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trướckhi nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục côngtrình và công trình để đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc dự án phảithẩm tra thiết kế nêu tại khoản 1 Điều 8 của Quy định này (lập theo mẫu tại phụlục 19 của Quy định này).
B. TÀI LIỆU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắpđặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽkèm theo).
2.Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong côngtrình để thi công các phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm vàkết cấu thân, cơ điện và hoàn thiện ...
3.Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thicông các phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân,cơ điện và hoàn thiện ... do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa họccó tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
4.Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sảnxuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như : cấp điện, cấp nước, cấpgaz ... do nơi sản xuất cấp.
5.Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử dụng tronghạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nướcquy định.
6.Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng (theomẫuphụ lục 8)vàlắp đặt thiết bị (theomẫu phụ lục 9). Kèm theo mỗi biên bản là bảnvẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thucông tác xây lắp kèm theo).
7.Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải (theomẫu phụ lục số 10,11) nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải (theo mẫuphụ lục số 12), báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thửthiết bị (không tải và có tải)
8.Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảovệ.
9.Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy,nổ.
10.Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự ánphải lập báo cáo đánh giá tác động môi trưòng).
11.Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọcmóng; chất lượng bê tông cọc, lưu lượng giếng, điện trở của hệ thống chống sétcho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể chứa, thử tải ốngcấp nước-chất lỏng ....).
12.Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kimloại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng) bể chứa bằng kim loại ...
13.Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toànbộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quátrình xây dựng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay... )
14Nhật ký theo dõi thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (hoặc tổ chức tưvấn giám sát thi công xây lắp được chủ đầu tư thuê), doanh nghiệp xây dựng (tựgiám sát) và tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật (giám sát tác giả).
15.Lý lịch thiết bị , máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trìnhvận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và côngtrình
16.Chứng chỉ hoàn thành cho từng công việc (thiết kế, thi công xây lắp) của cáchạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định chất lượngxây lắp độc lập (kể cả các nhà thầu nước ngoài tham gia tư vấn, kiểm định, giámsát, đăng kiểm chất lượng) xem xét và cấp trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệmthu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
17.Bản kê bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã đượcphê duyệt lập theo mẫu tại Phụ lục 15.
18.Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có)
19.Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trìnhhoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tưnghiệm thu (nếu có).
20.Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây lắp lập theo mẫu phụ lục 13 của Quy định này.
21.Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưavào sử dụng lập theo mẫu phụ lục 14 của Quy định này.
22.Báo cáo của chủ đầu tư về quá trình thi công xây dựng và chất lượng công trìnhlập theo mẫu phụ lục 21 của Quy định này.
23.Báo cáo của doanh nghiệp xây dựng (lập theo mẫu phụ lục 22 của Quy định này),của tổ chức tư vấn thiết kế (lập theo mẫu phụ lục 23 của Quy định này) và củatổ chức tư vấn giám sát ( lập theo mẫu phụ lục 24 của Quy định này ) vềchất lượng xây dựng công trình .
........., ngày........ tháng........ năm........
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Ghi chú :
Căn cứ vào quy mô công trình và giai đoạn nghiệm thu công trình đểxác định danh mục hồ sơ tài liệu trên cho phù hợp . Các giai đoạn xây lắp thưòngđược chia như sau :
Đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp , các giai đoạnxây lắp bao gồm: San nền, gia cố nền- Cọc- Đài cọc- Dầm giằng móng và kết cấungầm- Kết cấu thân- Cơ điện và hoàn thiện.
Đối với công trình cấp thoát nước , các giai đoạn xây lắp bao gồm:Đào và chuẩn bị nền - Hố khoan tạo lỗ giếng ( đối với giếng khai thác nước)- Kếtcấu Giếng - Đặt ống , thử tải từng đoạn ống trước khi lấp đất - Lắp đặt mạngống nuớc thô , quản lý, phân phối , truyền dẫn -Thử tải toàn tuyến ống, xúc xảlàm vệ sinh ống, thụt rửa giếng ....
- Đối với công trình cầu, các giai đoạn xây lắp bao gồm: Móng, mốtrụ – Dầm cầu- Hoàn thiện.
- Đối với công trình đường, các giai đoạn xây lắp bao gồm: Nền (các lớp nền )- Móng - Áođường.
- Đối với công trình thuỷ lợi :việc phân chia các giai đoạn xây lắptương tự như các loại công trình trên.
PHỤ LỤC 21
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
______________________
.........., ngày......... tháng......... năm.........
BÁO CÁO CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
..........................................................................................
(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và khi hoàn thành giai đoạn xâylắp, hoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành công trình đưa vào sử dụng)
Từngày..... tháng..... năm..... đến ngày..... tháng..... năm.....
Kính gửi:
1.Chủ đầu tư. ………………………………………………………………………………………
2.Địa điểm xây dựng ……………………………………………………………………………...
3.Quy mô công trình (nêu tóm tắt về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật, côngnghệ, công suất...).
4.Danh sách các tổ chức tư vấn xây dựng: khảo sát, thiết kế, giám sát thi côngxây lắp, kiểm định xây dựng (nếu có); những phần việc do các tổ chức đó thựchiện.
5.Cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (ghi số, ngày, thángcủa văn bản kết quả thẩm định).
6.Cơ quan phê duyệt đối với:
Dựán đầu tư (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phê duyệt hoặc Giấy phép đầu tư).
-Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (ghi số, ngày, tháng của Quyết định phêduyệt).
7.Danh sách các doanh nghiệp xây dựng (chính, phụ); những phần việc do các doanhnghiệp đó thực hiện.
8.Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế đã được phê duyệt (nêunhững sửa đổi lớn, lý do sửa đổi, ý kiến của cấp có thẩm quyền về những sửa đổiđó).
9.Về thời hạn thi công xây dựng công trình:
-Ngày khởi công;
-Ngày hoàn thành.
10.Khối lượng chính của các loại công tác xây lắp chủ yếu được thực hiện tronggiai đoạn báo cáo (nền, móng, bê tông, cốt thép, kết cấu thép, khối xây, hoànthiện, hệ thống kỹ thuật công trình...) của các hạng mục và toàn bộ công trình(so sánh khối lượng đã thực hiện với khối lượng theo thiết kế đã được phêduyệt).
11.Hệ thống kiểm tra, giám sát và các biện pháp bảo đảm chất lượng công trình củachủ đầu tư, tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi công xây lắp do chủ đầu tưthuê, doanh nghiệp xây dựng (tự giám sát), tư vấn thiết kế kỹ thuật (giám sáttác giả).
12.Công tác nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu, thời điểm nghiệm thu :nghiệm thu công tác xây lắp, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bịchạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoànthành từng hạng mục và toàn bộ công trình, bàn giao đưa công trình vào sửdụng...
13.Các quan trắc và thí nghiệm hiện trường đã thực hiện (gia cố nền, sức chịu tảicủa cọc móng; điện trở nối đất...). Đánh giá kết quả quan trắc và các thínghiệm hiện trường so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệt.
14.Sự cố và khiếm khuyết về chất lượng (nếu có): thời điểm xảy ra, vị trí, thiệthại, nguyên nhân, tình hình khắc phục.
15.Quy mô đưa vào sử dụng của công trình (quy mô xây dựng, công suất, công nghệ,các thông số kỹ thuật chủ yếu...):
-Theo thiết kế đã đựơc phê duyệt;
-Theo thực tế đạt được.
16.Kết luận về chất lượng công việc thực hiện, các hạng mục và toàn bộ công trình(trong giai đoạn báo cáo).
17.Kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: | | ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: Nội dung các mục yêu cầu tại phụ lục này chỉ báo cáo mộtlần, trừ trường hợp có thay đổi.
PHỤ LỤC 22
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
______________________
.........., ngày......... tháng......... năm.........
BÁO CÁO CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ( XÂY LẮP)/ TỔNGTHẦU EPC)
VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
..........................................................................................
(Báo cáo khi nghiệm thu giai đoạn xây lắp hoàn thành ,
hoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành công trìnhđể đưa vào sử dụng )
Từ ngày..... tháng..... năm..... đến ngày.....tháng..... năm.....
Kính gửi: Chủ đầu tư
1.Doanh nghiệp xây dựng ……………………………………………………………………….
2.Công trình ……………………………………………………………………………………….
3.Hạng mục công trình
4.Giai đoạn nghiệm thu
5.Địa điểm xây dựng.
6.Khối lượng và chất lượng các phần san, gia cố nền, cọc móng, đài cọc và kết cấuthân, cơ điện và hoàn thiện của các hạng mục công trình và toàn bộ công trình,
7.Quá trình thực hiện tiến độ, tổ chứcthi công của các phần san, gia cố nền, cọc móng, đài cọc và kết cấu thân, cơđiện và hoàn thiện các hạng mục công trình của các hạng mục công trình và toànbộ công trình,
8.Công tác quản lý chất lượng và các biện pháp bảo đảm chất lượng các phần san,gia cố nền, cọc móng, đài cọc và kết cấu thân, cơ điện và hoàn thiện của cáchạng mục công trình và toàn bộ công trình,
9.Kết luận và đề nghị nghiệm thu các phần san, gia cố nền, cọc móng, đài cọc vàkết cấu thân, cơ điện và hoàn thiện của các hạng mục công trình và toàn bộ côngtrình.
Nơi nhận: | | ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG (XÂY LẮP) /TỔNG THẦU EPC (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 23
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
______________________
.........., ngày......... tháng......... năm.........
BÁO CÁO CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN THIẾT KẾ KỸ THUẬT
VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
..........................................................................................
(Báo cáo khi nghiệm thu giai đoạn hoàn thành ,
hoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành công trìnhđể đưa vào sử dụng )
Từ ngày..... tháng.....năm..... đến ngày..... tháng..... năm.....
Kính gửi: Chủ đầu tư / tổng thầu EPC
1.Tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật ……………………………………………………………..….
2.Công trình ……………………………………………………………………………………….
3.Hạng mục công trình ……………………………………………………………………………
4.Giai đoạn nghiệm thu ……………………………………………………………………………
5.Địa điểm xây dựng ……………………………………………………………………………..
6.Việc thực hiện giám sát tác giả các giai đoạn xây lắp của các hạng mục côngtrình và toàn bộ công trình
7.Những thay đổi về thiết kế so với thiết kế đã được chấp thuận trong giấy phépxây dựng và thiết kế đã được phê duyệt (lý do thay đổi, ý kiến của cơ quan cấpgiấy phép và thẩm quyền phê duyệt thiết kế về những sửa đổi đó)
8.Nhận xét về chất lượng công tác thi công các giai đoạn xây lắp của các hạng mụccông trình và toàn bộ công trình do doanh nghiệp xây dựng (xây, lắp) thực hiện
9.Kết luận và đề nghị nghiệm thu các giai đoạn xây lắp của các hạng mục côngtrình và toàn bộ công trình
Nơi nhận: | | Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 24
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
______________________
.........., ngày......... tháng......... năm.........
BÁO CÁO CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY LẮP
VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
..........................................................................................
(Báo cáo khi nghiệm thu giai đoạn hoàn thành ,
hoàn thành hạng mục công trình và hoàn thành công trìnhđể đưa vào sử dụng )
Từ ngày..... tháng.....năm..... đến ngày..... tháng..... năm.....
Kính gửi: Chủ đầu tư
1.Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp ……..……………………………………………….
2.Công trình ……………………………………………………………………………………….
3.Hạng mục công trình ……………………………………………………………………………
4.Giai đoạn nghiệm thu ……………………………………………………………………………
5.Địa điểm xây dựng ……………………………………………………………………………..
6.Công tác quản lý chất lượng các giai đoạn xây lắp , các hạng mục công trình vàtoàn bộ công trình,
7.Các tiêu chuẩn sử dụng để nghiệm thu các giai đoạn xây lắp , các hạng mục côngtrình và toàn bộ công trình,
8.Nhận xét về chất lượng công tác thi công các giai đoạn xây lắp , các hạng mụccông trình và toàn bộ công trình do doanh nghiệp xây dựng ( xây, lắp ) thựchiện.
9.Kết luận và đề nghị nghiệm thu các giai đoạn xây lắp , các hạng mục công trìnhvà toàn bộ công trình,
Nơi nhận: | | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY LẮP: (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 25
MẪU DẤU XÁC NHẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ PHÊ DUYỆT BẢN VẼTHI CÔNG
1. Mẫu dấu của tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế chấp thuậnbản vẽ thiết kế
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN THẨM TRA THIẾT KẾ |
ĐÃ THẨM TRA Họ và tên, chữ ký, chức vụ của người có thẩm tra .............. ……………………………………………………………. Ngày …… tháng ….. năm …….. |
2. Mẫu dấu của thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật xácnhận thiết kế kỹ thuật do Chủ đầu tư trình
TÊN CƠ QUAN , CÁ NHÂN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ KỸ THUẬT |
ĐÃ THẨM ĐỊNH Bản vẽ được thẩm định theo văn bản số ……………………………. Họ và tên, chữ ký, chức vụ của người có thẩm quyền thẩm định …………… ….. ngày ….. tháng ….. năm …. |
2. Mẫu dấu của Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trướckhi giao cho nhà thầu xây lắp thực hiện
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ |
BẢN VẼ THI CÔNG ĐÃ PHÊ DUYỆT Bản vẽ được triển khai phù hợp với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt . Họ và tên,chữ ký, chức vụ đại diện chủ đầu tư …………………………..…… ………………………………………………………………………………… ….. ngày ….. tháng ….. năm …. |
Ghi chú:Nội dung các dấu trên phải đầy đủ . Kích thước dấu tùy thuộc vào kích cỡ chữ.
PHỤ LỤC 26
HƯỚNG DẪN LẬP BẢN VẼ HOÀN CÔNG
1. Cách thể hiện bản vẽ hoàn công công tác xây lắp
Chụplại hình vẽ thiết kế bản vẽ thi công phần công việc nghiệm thu vào mặt sau biênbản nghiệm thu công tác xây dựng (mẫu phụ lục 8), lắp đặt thiết bị tĩnh (theomẫu phụ lục 9).
Tạihiện trường, đại diện doanh nghiệp xây dựng, đại diện chủ đầu tư đo kiểm và ghicác trị số thực tế thi công trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế. Các chitiết thay đổi, bổ sung đều thể hiện ngay trên bản vẽ hoàn công.
-Bản vẽ hoàn công có xác nhận của đại diện doanh nghiệp xây dựng và đại diện chủđầu tư (ký tên).
2. Cách thể hiện bản vẽ hoàn công công trình
-Chụp lại toàn bộ bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt và giữ nguyênkhung tên, không thay đổi số hiệu bản vẽ thiết kế.
-Ghi các trị số thực tế thi công trong ngoặc đơn đặt dưới trị số thiết kế trêncơ sở các bản vẽ hoàn công tác xây, lắp.
-Thể hiện các chi tiết thay đổi, bổ sung trên bản vẽ có chi tiết thay đổi, bổsung. Nếu trên bản vẽ này không có chố trống thì thể hiện ở bản vẽ khác với sốhiệu bản vẽ bổ sung không trùng với số hiệu bản vẽ thiết kế đã có.
-Khung tên bản vẽ hoàn công được đóng vào góc phải của bản vẽ phía trên khungtên bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.
-Bản vẽ hoàn công có xác nhận của đại diện doanh nghiệp xây dựng và đại diện chủđầu tư ( ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu).
3. Mẫu khung tên bản vẽ hoàn công
BẢN VẼ HOÀN CÔNG Lập ngày ….. tháng ….. năm …. |
TÊN DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG LẬP BẢN VẼ HOÀN CÔNG Đại diện doanh nghiệp xây dựng ( ký,ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu ) ………... ……………………………………………………………………………………………..… |
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ XÁC NHẬN Đại diện Chủ đầu tư ( ký,ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu )……………….. …………………………………………………………………….………. |
Ghi chú:Nội dung khung tên phải đầy đủ . Kích thước khung tên tùy thuộc vào kích cỡ chữvà dấu.
PHỤ LỤC 27
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
.........., ngày......... tháng......... năm..........
BÁO CÁO CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VỀ TÌNH HÌNH
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần)
Kính gửi : BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
1.Tổng số các công trình đang được thi công xây dựng tại địa phương trong giaiđoạn báo cáo, trong đó:
Cáccông trình của các Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C ).
Cáccông trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C ).
Phântheo nguồn vốn:
Đầutư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
Cóvốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Đầutư bằng các nguồn vốn khác.
2.Số lượng các công trình đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng tại địa phươngtrong giai đoạn báo cáo, trong đó :
Cáccông trình của các Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C).
Cáccông trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C).
Phântheo nguồn vốn:
Đầutư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
Cóvốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Đầutư bằng các nguồn vốn khác.
Đánhgiá chất lượng các công trình của địa phương đã đưa vào sử dụng trong giai đoạnbáo cáo.
Việcxử lý các vi phạm Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giaiđoạn báo cáo.
3.Số lượng các công trình bắt đầu triển khai thi công xây dựng tại địa phương tronggiai đoạn báo cáo, trong đó:
Cáccông trình của các Bộ, ngành (phân theo nhóm A, B, C).
Cáccông trình của địa phương (phân theo nhóm A, B, C).
Phântheo nguồn vốn:
Đầutư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
Cóvốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Đầutư bằng các nguồn vốn khác.
4.Việc thực hiện Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các côngtrình chung cư, công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước,giao thông đô thị, xử lý nước thải và chất thải...), khu công nghiệp.
5.Các công trình đã được Sở Xây dựng và các Sở có công trình xây dựng chuyênngành thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán trong giai đoạn báo cáo, trongđó:
Phântheo nhóm A, B, C.
Phântheo nguồn vốn:
Đầutư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
Cóvốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Đầutư bằng các nguồn vốn khác.
Đánhgiá chất lượng TKKT - TDT các công trình do địa phương quản lý.
6.Các công trình đã được Sở Xây dựng và các Sở có công trình xây dựng chuyênngành kiểm tra công tác nghiệm thu trong giai đoạn báo cáo.
7.Các sự cố công trình xây dựng xảy ra tại địa phương trong giai đoạn báo cáo(phân theo nhóm và theo nguồn vốn):
Têncông trình xảy ra sự cố;
Chủđầu tư;
Thờiđiểm xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng);
Tìnhhình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất...);
Nguyênnhân sự cố;
Biệnpháp và tình hình khắc phục.
8.Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trìnhxây dựng tại địa phương.
Nơi nhận: - Như trên - Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ( Bộ Xây dựng ) - Lưu | | CHỦ TỊCH UBND TỈNH (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 28
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
..........., ngày......... tháng......... năm..........
BÁO CÁO CỦA
BỘ ( SỞ )CÓ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH
HOẶC BỘ ( SỞ )CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VỀ TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần)
Kính gửi : BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
( GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG TỈNH )
1.Tổng số các công trình của Bộ (Sở) đang được thi công xây dựng trong giai đoạnbáo cáo, trong đó:
-Phân theo nhóm A, B, C.
-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
2.Số lượng các công trình của Bộ ( Sở ) đã hoàn thành và được đưa vào sử dụngtrong giai đoạn báo cáo, trong đó:
-Phân theo nhóm A, B, C.
-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
Đánhgiá chất lượng các công trình của Bộ (Sở) đã đưa vào sử dụng trong giai đoạnbáo cáo; việc thực hiện các quy định về bảo hành và bảo trì công trình.
Việcxử lý các vi phạm Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giaiđoạn báo cáo.
3.Số lượng các công trình của Bộ (Sở) bắt đầu triển khai thi công xây dựng tronggiai đoạn báo cáo, trong đó:
-Phân theo nhóm A, B, C.
-Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
-Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
-Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
4.Các công trình đã được Bộ (Sở) thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán tronggiai đoạn báo cáo, trong đó:
-Phân theo nhóm A, B, C.
-Phân theo nguồn vốn:
+Đầu tư bằng vốn ngân sách của Nhà nước.
+Có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
+Đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
Đánhgiá chất lượng thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán các công trình do Bộ (Sở) quảnlý.
6.Các công trình xây dựng đã được Bộ (Sở) kiểm tra công tác nghiệm thu trong giaiđoạn báo cáo.
7.Các sự cố công trình xây dựng xảy ra trong giai đoạn báo cáo (phân theo nhóm vàtheo nguồn vốn):
-Tên công trình xảy ra sự cố;
-Chủ đầu tư;
-Thời điểm xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng, năm);
-Tình hình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất...);
-Nguyên nhân sự cố;
-Biện pháp và tình hình khắc phục.
8.Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trìnhxây dựng.
Nơi nhận: - Như trên - UBND tỉnh ( đối với báo cáo của Sở ) - Lưu | | BỘ (SỞ)CÓ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH HOẶC BỘ CÓ DỰ ÁN: (Ký,ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 29
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
..........., ngày......... tháng......... năm..........
BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Kính gửi: ………………………………………………………………………….
1.Người báo cáo (chủ đầu tư / tổng thầu EPC) hoặc chủ quản lý sử dụng công trình( khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao và đang khai thác, sử dụng)………………………………..
2.Tên công trình xảy ra sự cố ……………………………………………………………………..
3.Thuộc dự án (nhóm A, B, C )……………………………………………………………………
4.Địa điểm xây dựng công trình…………………………………………………………………..
5.Tổ chức tư vấn thiết kế………………………………………………………………..
6.Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp……………………………………………..
7.Doanh nghiệp xây dựng (xây lắp)………………………………………………………………..
8.Thời điểm xảy ra sự cố (giờ, ngày, tháng)……………………………………………………….
9.Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố……………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
10.Sơ bộ về tình hình thiệt hại (thiệt hại về người, về vật chất...)………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
11.Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có)…………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
12.Sơ bộ về tình hình khắc phục sự cố…………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
Nơi nhận: - Như trên - Lưu | | NGƯỜI BÁO CÁO ( ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) |
PHỤ LỤC 30
QUY ĐỊNH VỀ LƯU TRỮ HỒ SƠ HOÀN CÔNG
1. Trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công
1.Chủ đầu tư :
Chủđầu tư hoặc thuê tổ chức tư vấn xây dựng ( trường hợp chủ đầu tư không thuê tổ chứctư vấn giám sát thi công xây lắp ) tập hợp, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công.
2.Doanh nghiệp xây dựng:
Lậphồ sơ hoàn công đối với những phần việc thực hiện , giao hồ sơ và cùng chủ đầutư soát xét để lập toàn bộ hồ sơ hoàn công.
Phốihợp các nhà thầu phụ của mình để lập hồ sơ hoàn công các phần việc nhận thầuxây dựng;
3.Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp:
Trongtrường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây lắp thì tổ chứctư vấn này có trách nhiệm tập hợp kiểm tra toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệuquản lý chất lượng bảo đảm bảo hồ sơ hoàn công phản ảnh đúng thực tế.
2. Nội dung hồ sơ hoàn công
Hồsơ hoàn công bao gồm tài liệu được nêu trong danh mục hồ sơ , tài liệu hoànthành công trình xây dựng theo phụ lục 20 của Quy định này.
3. Quy cách hồ sơ hoàn công
1.Hình thức hồ sơ
-Tất cả các tài liệu được sắp xếp theo trình tự của danh mục tại phụ lục 20 đềuđược cài vào các bìa file cứng có kẹp sắt, cài qua lỗ đột trực tiếp vào mép tráitài liệu, hoặc xếp vào túi ni lon có nắp cài rồi đột lỗ vào mép trái của túi nilon.
Vớicác bản vẽ cỡ lớn, cho phép gấp bản vẽ lại theo khổ giấy A4 (207x296mm), rồicài vào bìa file hoặc xếp vào hộp.
Trêncác bìa file, hoặc hộp đều phải dán nhãn, ghi tên tài liệu, kèm theo danh mụctài liệu chứa trong đó.
-Không nhận nộp lưu hồ sơ hoàn công để trong cặp 3 dây.
-Khuyến khích việc dùng băng hình, đĩa mềm, đĩa CD-ROM, các thiết bị lưu giữ tinhọc khác để lập hồ sơ hoàn công và nộp kèm theo hồ sơ hoàn công lập theo hìnhthức thông thường.
2.Số lượng bộ hồ sơ hoàn công
-Bộ hồ sơ hoàn công được lập thành 5-6 bộ để gửi cho:
+Chủ đầu tư ( 02 bộ nếu chủ đầu tư thành lập
Banquản lý dự án chuyên trách) 01-02 bộ
+Chủ quản lý sử dụng công trình 01bộ
+Doanh nghiệp xây dựng (xây, lắp) 02bộ
+Cơ quan lưu trữ Nhà nước theo phân cấp 01 bộ
4. Nộp lưu trữ hồ sơ hoàn công
Saukhi nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư bàn giao 01 bộhồ sơ hoàn công hoàn chỉnh cho chủ quản lý sử dụng công trình (trừ trường hợpchủ đầu tư đồng thời là chủ quản lý sử dụng công trình); đồng thời nộp lưu trữ01 bộ cho cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn công theophân cấp.