QUYẾT ĐỊNHCỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Ban hành Thể lệ vận chuyển hành khách đường thuỷ nộiđịa
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủquy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộmáy của Bộ Giao thông Vận tải;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải và ông Cục trưởngCục Đường sông Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này "Thể lệ vận chuyển hành khách đường thuỷnội địa".
Điều 2.Quyết định này thay thế Quyết định số 1036/QĐ/VT ngày 12 tháng 6 năm 1990 củaBộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện; có hiệu lực thi hành sau 30 ngàykể từ ngày ký.
Điều 3.Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đườngsông Việt Nam, các Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (Sở Giao thông Công chính),Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có liên quan chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.
THỂ LỆ
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1866/1999/QĐ- BGTVT
ngày 30/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, đối tượng, phạm vi áp dụng
1.Mục đích: Thể lệ này quy định các nguyên tắc về kinh doanh vận chuyển hành kháchđường thuỷ nội địa; xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liênquan.
2.Đối tượng áp dụng: Thể lệ này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thànhphần kinh tế kể cả các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài đã được phépkinh doanh tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.Phạm vi áp dụng: Thể lệ này được áp dụng đối với việc vận chuyển hành kháchtrên đường thuỷ nội địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; liên vận hànhkhách trong nước và quốc tế nếu không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam kýkết hoặc tham gia.
Vậnchuyển hành khách ngang luồng đường thuỷ nội địa có quy định riêng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
TrongThể lệ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1."Người vận chuyển" là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện thuộc sở hữucủa mình hoặc thuê phương tiện thuộc sở hữu của người khác để kinh doanh vậnchuyển hành khách đường thuỷ nội địa.
2."Hành khách" là người ở trên phương tiện chở khách trừ thuyền viên,những người thuộc gia đình thuyền viên cùng sinh sống trên phương tiện và nhữngngười được phân công làm nhiệm vụ trên phương tiện.
3."Hành lý" là vật dùng, hàng hoá của hành khách mang theo trong cùngchuyến đi bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi.
4."Hành lý xách tay" là phần hành lý do hành khách tự bảo quản trongsuốt chuyến đi.
5."Hành lý ký gửi" là phần hành lý gửi cho phương tiện bảo quản trongchuyến đi.
6."Bao gửi" là vật dùng, hàng hoá của hành khách gửi theo bất kỳ chuyếntầu nào mà người gửi không đi cùng chuyến tầu đó.
7."Hàng nguy hiểm" là các loại chất độc, dễ cháy, dễ nổ gây nguy hiểmcho người, phương tiện và môi trường.
8."Trườnghợp bất khả kháng" là trường hợp xẩy ra do thiên tai, dịch bệnh, địch họa,tắc luồng vận chuyển.
Điều 3.Điều kiện kinh doanh vận chuyển hành khách; kinh doanh cảng, bến hành khách(sau đây gọi chung là bến tầu khách)
1.Người kinh doanh vận chuyển hành khách phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh vận chuyển hành khách đườngthuỷ nội địa.
2.Phương tiện vận chuyển hành khách phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định; phải cóthuốc cấp cứu; thường xuyên giữ vệ sinh sạch đẹp. Đối với phương tiện chạy xa,chạy đêm phải tổ chức phục vụ sinh hoạt cho hành khách;
3.Các bến tầu khách phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
Bếntầu khách có 2 loại: Bến chính và bến phụ.
a)Bến chính: Là nơi xuất phát và kết thúc hành trình của phương tiện.
Bếnchính tối thiểu phải có ban quản lý bến, có nhà chờ cho khách, có phòng bán vé,có cầu cho khách lên xuống an toàn, có trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cầnthiết cho hành khách (nhà vệ sinh, ánh sáng, loa phóng thanh, các bảng thôngbáo...).
b)Bến phụ: Là các bến phương tiện đón và trả khách dọc đường.
Bếnphụ tối thiểu phải có cầu cho hành khách lên xuống an toàn thuận tiện, có đènđủ độ sáng nếu hoạt động ban đêm.
Chương II
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
Điều 4.Nghĩa vụ của người vận chuyển
Ngườivận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:
1.Có biểu đồ hành trình và nội quy an toàn đối với từng phương tiện;
2.Tổ chức vận chuyển, nhận, trả hành khách an toàn từ nơi xuất phát đến nơi trảhành khách đúng giờ, đúng tuyến đường theo biểu đồ hành trình đã được quy định.
Trườnghợp có thay đổi biểu đồ hành trình, người vận chuyển có trách nhiệm thông báotrước cho hành khách ít nhất 10 ngày. Trường hợp thay đổi giờ khởi hành phảithông báo trước cho hành khách ít nhất 24 giờ;
3.Đảm bảo đủ chỗ ngồi cho hành khách theo số ghế đã quy định;
4.Đón tiếp hành khách văn minh, lịch sự;
5.Các bến chính phải mở cửa nhận khách xuống phương tiện ít nhất 30 phút trướckhi phương tiện rời bến.
Sắptới bến, thuyền trưởng phải thông báo cho hành khách biết tên bến, thời gian đỗtại bến ít nhất 10 phút trước khi phương tiện cập bến.
6.Phổ biến cho hành khách nội quy đi tầu, cách sử dụng phao cứu sinh và các trangbị an toàn khác;
7.Phải có bảo hiểm hành khách;
8.Trong mùa lũ, người vận chuyển phải thực hiện giảm tải theo quy định.
Điều 5.Quyền của người vận chuyển
Ngườivận chuyển có quyền sau đây:
1.Người vận chuyển được thu cước vận chuyển hành khách, phần hành lý quá mức quyđịnh miễn cước, bao gửi và các khoản thu dịch vụ khác nếu hành khách có yêucầu;
2.Người vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển trong các trường hợp sau:
Ngườicó hành vi làm mất trật tự công cộng, vi phạm nội quy an toàn, cản trở côngviệc điều hành phương tiện;
Ngườisay rượu có thể gây nguy hại trong quá trình vận chuyển;
Ngườicó bệnh động kinh, bệnh tâm thần mà không có người đi kèm;
Ngườicó mang theo các loại hàng quy định tại Khoản 3, Điều 11;
Ngườicó hành vi trốn, lậu vé;
Baogửi khai không đúng sự thật.
Điều 6.Nghiêm cấm đối với người vận chuyển
Nghiêmcấm người vận chuyển:
1.Bán vé quá giá quy định;
2.Cho phương tiện khác cập vào tầu khách để đưa đón hành khách trong khi tầu đangchạy;
3.Nhân viên trên tầu uống rượu, bia; cho người không có trách nhiệm vào phòng làmviệc của mình trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 7.Nghĩa vụ của hành khách
Hànhkhách có nghĩa vụ sau đây:
1.Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tầu, mua vé và trả cước phí đầy đủ, lên xuốngđúng bến, đúng giờ quy định, không gây mất trật tự trong bến tầu khách và trênphương tiện;
2.Tự bảo quản hành lý xách tay;
3.Giữ gìn tài sản chung trên phương tiện; phải bồi thường nếu làm hỏng, mất trangthiết bị trên phương tiện;
4.Chịu trách nhiệm trong việc khai tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi ngườibán vé lập danh sách hành khách.
Điều 8.Quyền của hành khách
Hànhkhách có quyền sau đây:
1.Yêu cầu được vận chuyển đúng loại phương tiện, đúng thời gian và hành trình đãthông báo;
2.Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại nếu người vậnchuyển không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận; làm mất mát, hưhỏng hành lý ký gửi, bao gửi;
3.Hành khách được quyền nhận lại toàn bộ hoặc một phần tiền vé tương ứng vớiquãng đường chưa đi nếu do lỗi của người vận chuyển gây ra.
Điều 9.Vé hành khách
1.Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa hành khách và ngườivận chuyển. Vé hành khách phải theo mẫu quy định, nội dung vé gồm: Tên hoặc sốđăng ký của phương tiện; tên bến đi, bến đến; ngày giờ phương tiện xuất phát;giá vé.
2.Tổ chức bán vé: Các bến phải căn cứ số lượng hành khách và hàng hoá đối với mỗichuyến tầu mà quy định thời gian bán vé cho phù hợp. Giờ bán vé phải được thôngbáo tại các cửa bán vé và nơi hành khách chờ đợi. Thời gian đóng cửa bán véchậm nhất là 15 phút trước giờ phương tiện rời bến.
Sốlượng vé bán trong mỗi chuyến tầu không được vượt quá số ghế do cơ quan đăngkiểm quy định và phải thông báo cho hành khách biết. Khi bán vé, người bán véphải lập danh sách hành khách đi tầu. Danh sách được lập thành 2 bản, 1 bản lưutại bến, 1 bản giao cho thuyền trưởng để bổ sung vào danh sách hành khách lêntại các bến phụ.
3.Miễn giảm giá vé:
Trẻem dưới 5 tuổi được miễn vé nhưng phải ngồi chung chỗ ngồi với người lớn đikèm;
Trẻem trên 5 tuổi đến 10 tuổi được miễn 50% giá vé và cứ 2 em được chiếm 1 chỗngồi.
4.Ưu tiên mua vé:
Hànhkhách thuộc các đối tượng dưới đây được ưu tiên mua vé, thứ tự ưu tiên như sau:
Ngườibệnh có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi;
Thươngbệnh binh hạng 1 và hạng 2;
Ngườigià trên 65 tuổi;
Phụnữ kèm theo con nhỏ dưới 24 tháng tuổi;
Phụnữ có thai;
Nhàbáo;
Cánbộ công nhân viên, lực luợng vũ trang có công tác khẩn cấp.
5.Kiểm soát vé: Trước khi đón và trả khách, người phục vụ phải kiểm soát vé củahành khách, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp không có vé hoặc nhầmlẫn tuyến đường, bến đến.
Điều 10.Xử lý về vé của hành khách
1.Hành khách đi quá bến phải mua vé bổ sung quãng đường đi thêm.
2.Hành khách đã mua vé cả chặng đường nhưng lên bờ ở bến dọc đường, không đượchoàn lại tiền vé đoạn đường không đi.
3.Hành khách trả lại vé, trước khi phương tiện rời bến không chậm quá 1 giờ thì đượchoàn lại 90% tiền vé.
4.Hành khách tới trễ giờ sau khi phương tiện đã khởi hành theo lịch hành trình đãthông báo, nếu hành khách muốn đi tiếp thì người vận chuyển bố trí cho hànhkhách đi chuyến tiếp theo và thu thêm 50% tiền vé. Nếu hành khách không đi nữathì vé không còn giá trị.
Điều 11.Hành lý
1.Mỗi hành khách được miễn cước 20 kg hành lý xách tay.
2.Hành khách thuộc đối tượng được giảm 50% giá vé được miễn cước 10 kg hành lýxách tay.
3.Các loại hành lý xách tay cấm mang lên tàu:
Hàngnguy hiểm; hàng cấm lưu thông;
Tửthi hài cốt, chất hôi thối;
Độngvật sống;
Hàngcồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên phương tiện.
Điều 12.Trường hợp không vận chuyển được do lỗi của người vận chuyển
1.Sau khi đã bán vé, nếu tầu chạy không đúng giờ quy định, hành khách phải chờđợi qua đêm thì người vận chuyển phải chịu mọi chi phí phát sinh. Nếu hànhkhách không muốn đi, trả lại vé thì người vận chuyển phải hoàn lại toàn bộ tiềnvé, cước (nếu có) cho hành khách.
2.Trường hợp đang trên đường vận chuyển, tầu khách bị hỏng không chạy tiếp được,thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa khách tới bến đến an toàn.
Nếuhành khách phải chờ đợi qua đêm thì người vận chuyển tìm nơi ăn nghỉ cho hànhkhách và chịu mọi chi phí phát sinh;
Nếuhành khách không muốn chờ đợi để đi tiếp thì người vận chuyển phải trả lại tiềnvé, cước đoạn đường còn lại cho hành khách;
Nếuthuyền trưởng bố trí được phương tiện khác quay về bến xuất phát thì hành kháchquay về không phải trả tiền vé, cước và được hoàn lại tiền vé, cước hàng hoáhành khách đã mua.
Điều 13.Trường hợp bất khả kháng
Cáctrường hợp bất khả kháng được giải quyết như sau:
1.Nếu phương tiện chưa xuất phát, người vận chuyển phải thông báo ngay việc huỷbỏ hoặc tạm dừng chuyến đi cho hành khách biết và hoàn lại toàn bộ tiền vé, cướccho hành khách;
2.Nếu phương tiện đang trên đường hành trình:
a)Trường hợp phương tiện phải đi luồng khác dài hơn luồng thường lệ thì không thuthêm tiền vé của hành khách;
b)Trường hợp phương tiện không thể chờ đợi giao thông phục hồi, phải quay về nơixuất phát thì hành khách không phải trả tiền vé, cước lượt về và được trả lạisố tiền vé, cước đoạn đường chưa đi.
Điều 14.Trường hợp xảy ra trên đường đối với hành khách
Cáctrường hợp xảy ra trên đường hành trình được giải quyết như sau:
1.Hành khách rơi xuống nước, thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức cứu vớt nhanhchóng. Nếu đã làm hết khả năng mà không cứu được phải lập biên bản có sự chứngkiến của đại diện hành khách và thân nhân nạn nhân (nếu có), đồng thời báo chochính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn; trường hợp không có thân nhân đitheo thì phải báo cho gia đình, thân nhân hoặc cơ quan nạn nhân để giải quyếthậu quả.
2.Hành khách chết trên phương tiện, thuyền trưởng cùng với thân nhân người chết(nếu có) và đại diện hành khách trên phương tiện lập biên bản và đưa lên bếngần nhất. Nếu hành khách chết không có thân nhân đi theo thì thuyền trưởng đưalên bến gần nhất, cử người ở lại liên hệ với chính quyền địa phương và cơ quanbảo hiểm để làm các thủ tục cần thiết đồng thời báo cho gia đình, thân nhânhoặc cơ quan người chết tới để phối hợp giải quyết. Hành lý của người chết phảiđược kiểm kê, lập biên bản giao lại cho gia đình, thân nhân hoặc cơ quan của ngườichết.
3.Hành khách bị ốm đau trên đường hành trình:
Nếubị đau ốm đột xuất nguy hiểm đến tính mạng, thuyền trưởng có trách nhiệm giúpđỡ hành khách việc cấp cứu và đưa hành khách tới bến gần nhất để lên bờ chữatrị.
Nếusức khoẻ của hành khách bị thiệt hại do lỗi của người vận chuyển thì người vậnchuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương III
VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN HÀNH LÝ KÝ GỬI, BAO GỬI
Điều 15.Điều kiện nhận chở hành lý ký gửi, bao gửi
1.Hành lý ký gửi và bao gửi chỉ được nhận vận chuyển khi có đủ các điều kiện sau:
Cókích thước, trọng lượng phù hợp với từng loại phương tiện chuyên chở và điềukiện xếp dỡ hai đầu bến;
Đượcđóng gói đúng quy định;
Khôngthuộc loại hàng nêu tại Khoản 2 Điều này;
Phảitrả tiền cước vận chuyển theo quy định.
Đốivới hành lý ký gửi còn cần các điều kiện sau:
Hànhkhách đã có vé đi tàu;
Hànhkhách mua vé đến bến nào thì nhận gửi hành lý đến bến đó;
Hànhlý phải đi cùng một chuyến với người gửi kể cả trường hợp phải chuyển sang mộtphương tiện khác trong quá trình vận chuyển.
2.Không nhận vận chuyển các loại hành lý ký gửi, bao gửi sau đây:
Hàngnguy hiểm, hàng cấm lưu thông;
Linhcữu, thi hài (trừ trường hợp hài cốt có giấy phép cho di chuyển hợp lệ);
Độngvật sống (trừ trường hợp động vật nhỏ được nhốt trong rọ và phương tiện cókhoang giành riêng cho loại này);
Hàngquý hiếm như vàng, bạc, đá quý.
Điều 16. Thủ tục nhận gửi và bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi
1.Hành khách có hành lý ký gửi phải mua vé cước của phần quá mức quy định miễn cướcvà giao cho người vận chuyển ít nhất 30 phút trước khi phương tiện khởi hành.
2.Người có bao gửi phải lập tờ khai gửi hàng, trong đó kê khai từng loại hànggửi: Số lượng, khối lượng hàng, tên người gửi, tên người nhận.
3.Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng trong bao gửi vàphải gửi bản sao các giấy tờ có giá trị pháp lý cho người vận chuyển để trìnhbáo khi cần thiết.
4.Người vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra bao bì, số lượng, nhãn mác hàng hoá vàxác nhận vào tờ khai gửi hàng. Tờ khai gửi hàng gồm 2 bản: hành khách và ngườivận chuyển mỗi bên 1 bản. Trường hợp thanh toán qua ngân hàng, thêm mỗi bên 1bản.
Ngườivận chuyển tuỳ theo khả năng phương tiện, kho bãi của mình mà công bố nhận baogửi trên các tuyến thích hợp.
5.Đối với vận chuyển liên vận, việc bảo quản và chuyển hành lý ký gửi, bao gửisang phương tiện khác do người vận chuyển đảm nhiệm. Người vận chuyển và ngườicó hàng bao gửi phải ký hợp đồng vận chuyển.
Điều 17.Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi
1.Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận hàng phải xuất trình vé; chứng từ thu cước.
2.Hành khách có bao gửi khi nhận hàng phải xuất trình chứng từ thu cước; tờ khaigửi hàng và giấy tờ tuỳ thân. Nếu người khác nhận thay phải có giấy uỷ quyềnhợp pháp theo luật định.Trường hợp người nhận bao gửi tới nhận chậm quá thờìhạn quy định từ 1 ngày trở lên thì phải chịu phí lưu kho, bãi.
3.Hành khách phải kiểm tra lại hàng của mình tại nơi giao hàng. Sau khi hànhkhách nhận xong, người vận chuyển không chịu trách nhiệm về hàng bị mất mát hoặchư hỏng.
Điều 18.Phát hiện người có hàng bao gửi khai không đúng sự thật
Khiphát hiện người có hàng bao gửi khai không đúng sự thật nếu:
1.Phát hiện trước khi vận chuyển:
Ngườigửi hàng phải khai lại hàng. Nếu là hàng thuộc loại nguy hiểm, hàng cấm lưuthông thì phải bốc lên bờ, người gửi hàng phải chịu mọi chi phí phát sinh.
2.Phát hiện trên đường vận chuyển:
a)Nếu không phải là hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông, người vận chuyển báo chongười thuê vận chuyển biết và tiếp tục vận chuyển tới nơi trả hàng, mọi chi phíphát sinh (nếu có) người thuê vận chuyển phải chịu;
b)Nếu là hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông, người vận chuyển phải báo cho cơquan chức năng để xử lý đồng thời báo cho người gửi hàng biết. Người gửi hàngngoài việc chịu chi phí phát sinh, còn phải chịu tiền phạt bằng 3 lần tiền cước.
Điều 19.Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị mất mát hư hỏng
Trongquá trình xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, mấtmát, người vận chuyển phải bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm và địađiểm nơi trả hàng. Trường hợp hai bên không thống nhất được mức bồi thường thìbên bị thiệt hại có thể gửi đơn yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tếđể giải quyết theo qui định của pháp luật.
Chương IV
HỢP ĐỒNG THUÊ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ KINH DOANH
Điều 20.Hợp đồng thuê phương tiện
Hợpđồng thuê phương tiện là hợp đồng được ký kết giữa người cho thuê phương tiệnvà người thuê phương tiện, sau đây gọi chung là các bên ký hợp đồng, theo đó ngườithuê phương tiện sử dụng phương tiện để kinh doanh vận chuyển hành khách trongmột thời hạn hoặc một số chuyến nhất định. Giá thuê phương tiện do hai bên thoảthuận trong hợp đồng (nếu không có quy định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền).
Trườnghợp người kinh doanh vận chuyển hành khách đường thuỷ nội địa thuê phương tiệncủa nước ngoài, phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
Điều 21.Các hình thức thuê phương tiện
Cócác hình thức thuê phương tiện sau đây:
1.Thuê phương tiện định hạn: Người cho thuê giao quyền sử dụng phương tiện cho ngườithuê cùng với kíp thuyền viên;
2.Thuê phương tiện trần: Người cho thuê giao quyền sử dụng phương tiện cho ngườithuê không cùng với kíp thuyền viên.
Điều 22.Nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng
Cácbên ký hợp đồng thuê phương tiện có nghĩa vụ sau:
1.Người cho thuê phương tiện:
a)Giao phương tiện cùng các giấy tờ hợp pháp của phương tiện cho bên thuê đúngthời gian, địa điểm đã ghi trong hợp đồng;
b)Trường hợp cho thuê phương tiện định hạn, phải cung cấp kíp thuyền viên có bằngcấp phù hợp với loại phương tiện theo quy định, thực hiện việc quản lý lao độngvà hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kíp thuyền viên đó;
c)Trả tiền sửa chữa phương tiện nếu các tổn thất phát sinh ngoài trách nhiệm củangười thuê phương tiện;
2.Người thuê phương tiện:
a)Sử dụng phương tiện đúng công dụng, mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng;
b)Bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị khác nếu không có thoả thuận kháctrong hợp đồng;
c)Khi hết thời hạn thuê phương tiện, phải giao trả phương tiện đúng địa điểm,thời điểm và trạng thái kỹ thuật như đã thoả thuận.
Điều 23.Quyền của các bên ký kết hợp đồng
Cácbên ký kết hợp đồng thuê phương tiện có quyền sau:
1.Người cho thuê phương tiện:
a)Trường hợp cho thuê phương tiện trần, có quyền cử người đại diện để kiểm trabất thường việc chấp hành nghĩa vụ của người thuê phương tiện nhưng không gâyảnh hưởng đến việc kinh doanh của người thuê phương tiện;
b)Được quyền thu hồi phương tiện và chấm dứt hợp đồng nếu người thuê phương tiệnvi phạm nghiêm trọng các điều khoản mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng.
2.Người thuê phương tiện:
a)Được quyền sử dụng phương tiện và kíp thuyền viên để thực hiện các mục đích đãthoả thuận trong hợp đồng;
b)Trường hợp phương tiện bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền, phảibáo cho người cho thuê phương tiện biết và được quyền đề nghị cơ quan ký lệnhtrưng dụng phải sử dụng đúng công dụng phương tiện và thanh toán cước phí, phụphí do việc trưng dụng gây ra.
Điều 24.Chấm dứt hợp đồng
1.Hai bên chấm dứt hợp đồng nếu phương tiện mất tích, chìm đắm, bị tịch thu hoặchư hỏng không sửa chữa được, lỗi thuộc bên nào, bên đó chịu trách nhiệm bồi thường.
2.Hợp đồng thuê phương tiện đương nhiên chấm dứt nếu xẩy ra chiến tranh, thiêntai không thể tiếp tục thực hiện được. Hai bên xác định thời hạn đã sử dụng phươngtiện để thanh toán./.