. - Phê duyệt phương hướng chủ yếu trong đề án quy hoạch tổng thể xây dựng thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 do Chủ tịch
ỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (tờ trình số 5318-UB/XD ngày 23-11-1991), và ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (công văn số 258-BXD/ĐT ngày 28-3-1992).Cần lưu ý mấy điểm sau:
1. Về quan điểm và phương hướng chỉ đạo quy hoạch xây dựng thành phố:
Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị (khoá V) đã khẳng định "thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, trung tâm giao dịch quốc tế và du lịch của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí chính trị quan trọng sau Thủ đô Hà Nội". Về kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, là trung tâm khoa học kỹ thuật, trung tâm giao dịch - thương mại - tài chính và dịch vụ, là đầu mối giao thông thuận lợi để giao lưu ở khu vực phía nam, giao lưu trong nước và quốc tế.
Do vị trí quan trọng nói trên, việc quy hoạch xây dựng thành phố phải đặt trong mối quan hệ với khu vực, với cả nước và quốc tế, không chỉ khép kín trong phạm vi thành phố, có tính đến sự phân công hợp lý và hỗ trợ lẫn nhau với các thành phố khác trong vùng và trong cả nước. Mặt khác việc quy hoạch thành phố phải tính đến bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển nhanh, đã bước sang giai đoạn hậu công nghiệp để xác định phương hướng xây dựng và phát triển thành phố phù hợp, nhằm phát huy được tối đa được tối đa tiềm năng và vị trí thuận lợi của thành phố trong nước và trong giao lưu quốc tế, tận dụng được lợi thế của nước đi sau, tránh được những hậu quả mà nhiều nước công nghiệp đi trước đã mắc phải trong chiến lược đô thị hoá tập trung.
Theo tinh thần nói trên, việc quy hoạch xây dựng thành phố cần tránh khuynh hướng tập trung dân quá mức, phát triển quy mô thành phố quá lớn.
Cần xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thực sự là thành phố văn minh của nhân dân lao động, thể hiện được tính ưu việt của chế độ và nguyện vọng của nhân dân cũng là nguyện vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quy hoạch tổng thể và các giải pháp kiến trúc của thành phố cần thể hiện được tính dân tộc, tính nhân dân, tính hiện đại và tính hiệu quả; kết hợp được các yêu cầu về văn hoá, xã hội, yêu cầu tổ chức lao động và tổ chức đời sống, sinh hoạt nghỉ ngơi giải trí của nhân dân, bảo đảm tốt điều kiện môi sinh, môi trường trong và ngoài thành phố, đồng thời đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Để đạt được mục tiêu trên đây, quy hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phải kết hợp phát triển với cải tạo, vừa xây dựng mới vừa khắc phục những bất hợp lý trong cấu trúc của thành phố do lịch sử để lại.
2. Về một số vấn đề cụ thể:
Về quy mô dân số: cần chủ động và thực hiện các biện pháp khống chế để đến năm 2010 tổng số dân của thành phố không quá 5 triệu người.
Về hướng phát triển không gian đô thị:
Tán thành hướng phát triển chủ yếu về phía Thủ Đức đến giáp giới Dĩ An - Biên Hoà và các hướng phụ về phía Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn. Riêng hướng phát triển trung tâm thành phố qua Thủ Thiêm cần được cân nhắc cụ thể về điều kện đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường.
Cần nghiên cứu để có phương án đảm bảo an toàn về quốc phòng trong điều kiện thành phố có hai sông lớn bao ở bên ngoài là sông Sài Gòn và Đồng Nai.
Về bố trí dân cư và sử dụng đất:
Chỉ tiêu sử dụng đất đai bình quân 50 - 60 m2/người cần được tính toán, sử dụng hết sức tiết kiệm bằng các giải pháp nâng tỷ lệ như nhiều tầng, bố trí mất độ xây dựng hợp lý, giành thêm tỷ lệ đất thích hợp để trồng cây xanh nhằm cải thiện môi trường đô thị. Phấn đấu xoá dần những khu nhà ổ chuột trong thành phố.
Về bố trí sản xuất công nghiệp: cần soát xét kỹ lại các phương án bố trí sản xuất công nghiệp, xem xét, dãn bớt các cơ sở công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hoá chất về các thành phố và địa phương khác trong vùng, hạn chế việc tăng dân số và lao động của thành phố, hạn chế ô nhiễm môi trường đô thị và nâng cao hiệu quả của sản xuất.
Về hạ tầng kỹ thuật: việc xây dựng các cơ sở hạ tầng không gây cản trở đến sự phát triển tiếp tục của thành phố : cần sớm có luận chứng cụ thể cho từng loại công trình, có phương án xử lý tổng thể mối quan hệ giữa cải tạo, mở rộng và xây dựng mới. Nghiên cứu kỹ hơn việc dự kiến xây dựng thêm các cầu qua sông Sài Gòn, có tính đến việc đảm bảo an toàn khi có chiến tranh và bảo vệ, phát triển các bến cảng.
Điều 2. - Cho phép Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quy chế kiến trúc sư trưởng thành phố để tập trung đầu mối quản lý xây dựng tại thành phố. Giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành ban hành quy chế kiến trúc sư trưởng thành phố Hồ Chí Minh và ban hành điều lệ quản lý xây dựng thành phố Hồ Chí Minh để làm cơ sở quản lý xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm việc xây dựng theo đúng quy hoạch đã được duyệt.
Điều 3. - Giao uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ xây dựng triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Hồ Chí Minh:
Triển khai theo 8 chương trình nêu trong đề án, chú ý tính toán kỹ thứ tự triển khai, tập trung ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp bách do yêu cầu cải tạo và xây dựng thành phố đặt ra.
Hướng dẫn việc thực hiện đúng quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, các ngành tập trung động viên các nguồn vốn trong nước (của thành phố, của các địa phương trong vùng, của trung ương) là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn vốn bên ngoài để xây dựng thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ xây dựng và các đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc chính phủ có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.