QUYẾT ĐỊNH
Điều chỉnh tạm thời mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch
_________________________
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân;
Căn cứ Nghị định 219/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển giao công tác đăng ký hộ tịch từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Ủy ban Nhân dân các cấp;
Xét đề nghị của: Giám đốc Sở Tài chính. Giám đốc Sở Tư pháp tại Văn bản số 196/CV- HT ngày 16 tháng 4 năm 1996,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay điều chỉnh tạm thời mức thu lệ phí hộ tịch ở thành phố Hải phòng đối với công dân Việt Nam như sau :
- Đăng ký khai sinh: 5.000đ/trường hợp
- Đăng ký kết hôn: 20.000đ/trường hợp
- Đăng ký giao nhận con nuôi: 30.000đ/trường hợp
- Xác nhận các giấy tờ hộ tịch dùng trong nước: 5.000đ/trường hợp
- Sao từ sổ gốc các việc sinh, tử, kết hôn, con nuôi: 10.000đ/trường hợp
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm và cải chính hộ tịch: 50.000đ/trường hợp
- Xác nhận các việc hộ tịch có liên quan đến nước ngoài (do thành phố thực hiện): 100.000đ/trường hợp
Điều 2. Lệ phí thu được sử dụng như sau:
a.Lệ phí thu ở xã, phường, thị trấn:
- Nộp ngân sách cùng cấp 70% để chi cho công tác hộ tịch của địa phương:
- 10% nộp về ngân sách cấp huyện giúp cho công tác quản lý hộ tịch:
- 10% nộp về ngân sách cấp thành phố để cho công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ hàng năm:
- Trích lại 10% để chi phí hành chính (như giấy tờ, sổ sách, bút mực,...) phục vụ việc đăng ký.
b. Lệ phí thu ở huyện, quận, thị xã:
- Nộp ngân sách cùng cấp 90%;
- Trích lại 10% dùng để chi phí hành chính (gồm sổ sách, giấy tờ, bút mực,...) phục vụ việc đăng ký.
c. Lệ phí thu ở thành phố do Sở Tư pháp thực hiện :
- Nộp ngân sách thành phố 80%;
- Trích lại 20% để chi phí hành chính (các loại giấy tờ, tài liệu, sổ sách, bút mực,...) và phục vụ quản lý chung toàn thành.
Điều 3. Các ông Giám đốc Sở: Tài chính, Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
- Quyết định này thay thế Quyết định số 628/QĐ-NC ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1996
Điều 4. Các ông Chánh Vãn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, ngành hữu trách và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, quận, thị xã, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.