Văn bản pháp luật: Quyết định 2059/NN-KHCN-QĐ

Nguyễn Quang Hà
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 2059/NN-KHCN-QĐ
Quyết định
22/08/1997
22/08/1997

Tóm tắt nội dung

Ban hành bản quy định cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng vùng sinh thái Tây Nguyên

Thứ trưởng
1.997
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

Quyết định

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ban hành bản quy định cấp dự báo và báo động

phòng cháy chữa cháy rừng vùng sinh thái Tây Nguyên

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 09 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bản qui định về phòng cháy chữa cháy rừng;

Căn cứ Quyết định số 1856 NN/KL/QĐ ngày 1 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng các cấp dự báo cháy rừng;

Căn cứ biên bản ngày 23 tháng 1 năm 1997 của Hội đồng khoa học và công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả công trình xây dựng cấp dự báo và báo động phòng cháy chữa cháy rừng vùng sinh thái Tây Nguyên;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm và ông Cục trưởng Cục Kiểm lâm,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng vùng sinh thái Tây Nguyên.

Điều 2: Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ, các Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Chi cục Kiểm lâm 4 tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum và cơ quan Kiểm lâm các cấp, các nông lâm trường, các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên ở 4 tỉnh Tây Nguyên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.

 

QUY ĐỊNH VỀ CẤP DỰ BÁO VÀ BÁO ĐỘNG

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÙNG SINH THÁI TÂY NGUYÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2059 NN/KHCN/QĐ ngày 22 tháng 8 năm 1997 của Bộ trưởng NN và PTNT)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Quy định này quy định về phương pháp xác định cấp cháy rừng, phương pháp dự báo và các quy định báo động phòng cháy, chữa cháy rừng cho vùng Tây Nguyên.

2. Việc phòng cháy, chữa cháy rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân.

3. Các đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ rừng, các chủ rừng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có rừng tổ chức thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 2.

1. Các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, các lực lượng vũ trang đóng ở nơi có rừng và ven rừng có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh theo các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng khi có lệnh báo động.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giáo dục, đôn đốc cán bộ, nhân viên, chiến sĩ thực hiện những quy định hiện hành về bảo vệ rừng, phòng cháy và tích cực tham gia chữa cháy rừng.

Điều 3.

1. Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy Trung ương là cơ quan chỉ đạo chuyên ngành có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng cục Khí tượng thuỷ văn tổ chức xây dựng Trung tâm quốc gia dự báo cháy rừng để dự báo và thông tin các cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng trên hệ thống mạng vi tính và các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các địa phương tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo các cấp báo động.

2. Các Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương và các đài khí tượng thuỷ văn địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức mạng lưới dự báo cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở; chỉ đạo thực hiện công tác dự báo và thông tin cấp báo động phòng chữa cháy rừng từ tỉnh đến tận các bản làng suốt mùa cháy rừng, nhất là các tháng khô, hạn, kiệt dễ xảy ra cháy rừng.

 

CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CẤP BÁO ĐỘNG VÀ BAN BỐ LỆNH BÁO ĐỘNG PHÒNG CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 4. Cấp báo động phòng chữa cháy rừng gồm 5 cấp từ cấp I đến cấp V; ký hiệu biển báo cấp báo động phòng chữa cháy rừng là 1/2 hình tròn có đường kính vành ngoài 2,5m; vành trong 1,8m nền trắng xung quanh viền màu đỏ và có mũi tên (quay được) chỉ cấp dự báo từ cấp I đến cấp V. Phương pháp tính cấp báo động phòng chữa cháy rừng theo công thức (1) và (2) và tra cấp dự báo theo các bảng tra từ mục 2 đến mục 6. Cụ thể như sau:

Báo động cấp I: Khả năng cháy rừng thấp; trên biển báo mũi tên chỉ số I.

Báo động cấp II: Khả năng cháy rừng ở mức trung bình; trên biển báo mũi tên chỉ số II.

Báo động cấp III: Khả năng dễ cháy lan trên diện rộng; trên biển báo mũi tên chỉ số III.

Báo động cấp IV: Nguy cơ cháy rừng lớn; trên biển báo mũi tên chỉ số IV.

Báo động cấp V: Rất nguy hiểm, khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh; trên biển báo mũi tên chỉ số V.

Điều 5: Biển báo cấp báo động được vẽ lên bảng tường xây, hoặc làm bằng kim loại, bằng gỗ được đặt ở trục đường ven rừng, cửa rừng, nơi có nhiều người qua lại, đặt ở các Hạt, Trạm Kiểm lâm, Nông - Lâm trường... theo mẫu thống nhất do Cục Kiểm lâm hướng dẫn.

Điều 6: Sau khi tổng hợp tình hình dự báo của các trạm dự báo cháy rừng ở các tỉnh Tây Nguyên, ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ra quyết định báo động; khi đã có lệnh báo động, Ban chỉ đạo phòng cháy rừng các cấp tổ chức triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định ở biểu: Biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng vùng sinh thái Tây Nguyên.

 

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 7: Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum thường xuyên củng cố và kiện toàn các Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp: tỉnh, huyện, xã, thị trấn theo Nghị định số 22-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 03 năm 1995. Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng các cấp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng và các đơn vị có liên quan thực hiện các cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên rừng ở địa phương trong suốt mùa cháy rừng theo sơ đồ xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng ở phần phụ lục.

Điều 8.

1. Tổ chức Kiểm lâm các cấp, tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên tuyên truyền phổ biến những quy định phòng cháy, chữa cháy rừng, kỹ thuật sản xuất nương rẫy theo bảng qui định về qui vùng sản xuất nương rẫy đính kèm theo phần phụ lục; thông báo tình hình lửa rừng và cấp báo động phòng chữa cháy rừng kịp thời tới từng nơi trọng điểm cháy; chỉ đạo các trạm dự báo để thu thập tính toán các cấp báo động phòng chữa cháy rừng rõ ràng chính xác cho từng vùng.

2. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với công an phòng cháy chữa cháy thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng mới gây trồng, rừng phân bố dọc tuyến đường dây 500 KV, có định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá việc phòng cháy chữa cháy rừng trong tỉnh.

3. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan pháp luật điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy rừng.

Điều 9.

1. Các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp nông lâm trường phối hợp với các đơn vị vũ trang đóng trong rừng và ven rừng để thành lập các đội phòng cháy chữa cháy rừng và phải có trách nhiệm phối hợp với Ban phòng cháy chữa cháy rừng của địa phương và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn phòng cháy chữa cháy rừng của ban chỉ đạo.

2. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với Công an phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phòng cháy chữa cháy rừng cho các đội phòng cháy chữa cháy rừng.

 

CHƯƠNG IV
QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 10.

1. Về kinh phí cho công tác dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng: Hàng năm các đơn vị căn cứ vào Thông tư liên Bộ số 06 TT/LB ngày 22 tháng 1 năm 1996 của Bộ Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập kế hoạch, cấp phát, quản lý quyết toán kinh phí cho công tác dự báo phòng cháy và chữa cháy rừng.

Trung ương: Hàng năm cùng với đơn vị xây dựng kế hoạch, Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng Trung ương lập kế hoạch kinh phí về dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng cho toàn quốc, từng vùng sinh thái trình Bộ xét duyệt.

địa phương: Hàng năm Ban chỉ đạo phòng chữa cháy rừng tỉnh căn cứ vào nhu cầu của công tác dự báo cháy rừng và thông tin các cấp báo động phòng cháy chữa cháy rừng lập kế hoạch kinh phí cho toàn tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Đối với rừng trồng bằng vốn tự có của các lâm trường, nông trường, đơn vị, cá nhân thì hàng năm các chủ rừng này phải trích một phần kinh phí trồng rừng để chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 11. Để quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí dành cho công tác dự báo và báo động theo các cấp phòng cháy, chữa cháy rừng bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng yêu cầu về nghiệp vụ kỹ thuật, Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công trình dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

CHƯƠNG V
THƯỞNG PHẠT

Điều 12. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc dự báo và thực hiện theo các cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng thì được khen thưởng theo chế độ của Nhà nước. Người nào tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng mà bị thương tật, thiệt hại tính mạng hoặc tài sản thì được giải quyết theo quy định các chính sách hiện hành.

Điều 13. Người nào vi phạm những quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, phải bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 14. Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Bản quy định này đối với các cấp, các ngành ở 4 tỉnh Tây Nguyên; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác dự báo cháy rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 15. Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.

 

PHỤ LỤC

1. XÁC ĐỊNH MÙA CHÁY Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

Qua tính toán phân tích các yếu tố về lượng mưa bình quân từng tháng trong 10 năm (1986-1995) quan hệ với nhiệt độ bình quân trong 10 năm đó của 4 tỉnh Tây Nguyên. Trên cơ sở phân tích tương quan, xác định tính toán theo chỉ số ngày khô hạn, kiệt của GS.TS Thái Văn Trừng; căn cứ tiềm năng bốc thoát hơi nước 10 năm; căn cứ số vụ cháy rừng xuất hiện trong 10 năm và vật liệu cháy rừng ở 4 tỉnh Tây Nguyên, từ đó xác định mùa cháy rừng cho từng tỉnh và toàn vùng, là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Chú ý coi trọng việc phòng cháy trong các tháng: hạn, kiệt, có lượng mưa thấp như tháng 12, 1, 2, 3 hàng năm.

Công thức xác định mùa cháy theo GS.TS Thái Văn Trừng gồm 3 con số đứng cạnh nhau như sau:

X: S; A; D

Trong đó:

X: Là chỉ số Thái Văn Trừng

S: Số tháng khô trong năm, với lượng mưa tháng khô PmSm Ê 2to

to: Nhiệt độ bình quân của tháng khô

A: Số tháng hạn trong năm với lượng mưa tháng hạn Pmam Ê to

to: Nhiệt độ bình quân của tháng hạn.

D: Số tháng kiệt trong năm, với lượng mưa tháng Ê 5 mm.

Ngoài ra còn xác định mùa cháy theo biểu đồ Gaussel Walter biểu thị tương quan ẩm nhiệt giữa lượng mưa bình quân tháng với nhiệt độ.

Theo số liệu thống kê phân tích và tính toán số liệu về nhiệt độ và lượng mưa nhiều năm theo công thức Thái Văn Trừng thì các tỉnh vùng Tây Nguyên trong một năm có từ 1 đến 2 tháng kiệt, 2 đến 3 tháng khô, 2 đến 3 tháng hạn.

2. BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG HÀNG NGÀY THEO CHỈ TIÊU P CỦA NESTEROP CHO 3 TỈNH: ĐẮC LẮC, GIA LAI, KON TUM

Cấp cháy

Chỉ tiêu P

Đặc trưng của các cấp dự báo cháy rừng

I

<5000

Cấp thấp: ít có khả năng cháy rừng

II

5001-10.000

Cấp trung bình: Có khả năng cháy

III

10.001-15.000

Cấp cao: Có khả năng dễ cháy

IV

15.001-20.000

Cấp nguy hiểm: Có khả năng cháy lớn

V

>20.000

Cấp cực kỳ nguy hiểm: Có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh

Công thức tính chỉ tiêu P của Nesternop trên cơ sở đã nghiên cứu, điều chỉnh hệ số K theo lượng mưa ngày (a) của Phạm Ngọc Hưng:

P = K To13.D13.3 (1) (1)

Trong đó:

K là hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày (a)

K có 2 giá trị

K=1 khi a<5 mm,

K=0 khi a>5 mm, hoặc có đợt mưa phùn kéo dài 3 đến 5 ngày, lượng mưa mặc dù chưa đạt 5 mm K vẫn bằng 0.

To13 là nhiệt độ lúc 13 giờ, giờ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng trong ngày.

D13 là độ chênh lệch bão hoà lúc 13 giờ. Chỉ tiêu P được tính bởi 3 yếu tố thời tiết do trạm dự báo khí tượng thuỷ văn đặt ở từng vùng đo, tính và thông báo cấp cháy.

3. BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TỔNG HỢP PHỤC VỤ DỰ BÁO HÀNG NGÀY VÀ DÀI NGÀY THEO CHỈ SỐ NGÀY KHÔ HẠNLIÊN TỤC H, CHỈ TIÊU P VÀ VẬT LIỆU CHÁY CHO 3 TỈNH: ĐẮC LẮC, GIA LAI, KON TUM

Cấp cháy

 

I

II

III

IV

V

Chỉ tiêu

500-5000

5001-10.000

1001-15000

15001-20000

>20.000

Tháng

Chỉ tiêu H (ngày)

11

1-13

14-27

28-41

42-55

>56

12

1-14

15-28

29-42

43-56

>57

1

1-12

13-26

27-40

41-54

>55

2

1-9

10-19

20-29

30-39

>40

3

1-7

8-17

18-25

26-33

>34

4

1-6

7-13

14-21

22-28

>29

Theo ẩm độ vật liệu cháy (%)

35-25

20-25

15-20

10-15

<10

 

4. BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG THEO CHỈ TIÊU P CỦA NESTEROP CHO KHU VỰC ĐÀ LẠT (LÂM ĐỒNG) VÀ MỘT SỐ VÙNG Ở GIA LAI, KON TUM, ĐẮC LẮC NƠI CÓ NỀN NHIỆT ĐỘ THẤP.

Cấp cháy

Chỉ tiêu P

Đặc trưng của các cấp dự báo cháy rừng

I

150-2500

Cấp thấp: ít có khả năng cháy rừng

II

2501-5000

Cấp trung bình: Có khả năng cháy

III

5001-7500

Cấp cao: Có khả năng dễ cháy

IV

7501-10.000

Cấp nguy hiểm: Có khả năng cháy lớn

V

>10.000

Cấp cực kỳ nguy hiểm: Có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh

 

5. BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TỔNG HỢP THEO CHỈ SỐ NGÀY KHÔ HẠN LIÊN TỤC H, CHỈ TIÊU P VÀ VẬT LIỆU CHÁY CHO KHU VỰC ĐÀ LẠT (LÂM ĐỒNG) VÀ MỘT SỐ VÙNG Ở GIA LAI,KON TUM, ĐẮC LẮC NƠI CÓ NỀN NHIỆT ĐỘ THẤP.

 

Cấp cháy

 

I

II

III

IV

V

Chỉ tiêu P

150-2.500

2.501-5.000

5001-7500

7501-10000

>10.000

Tháng

Chỉ tiêu H (ngày)

11

1-10

11-21

22-32

33-43

>44

12

1-11

12-22

23-33

34-44

>45

1

1-10

11-21

22-32

33-43

>44

2

1-9

10-20

21-31

32-42

>43

3

1-8

9-18

19-27

28-35

>36

4

1-7

8-15

16-24

25-32

>33

Theo ẩm độ vật liệu cháy (%)

35-25

20-25

15-20

10-15

<10

Chú thích:

Chỉ tiêu P tính theo công thức (1)

Hi là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính theo công thức (2)

Chỉ tiêu P và H có mối tương quan chặt chẽ với r=0,970

Công thức tính chỉ số ngày khô hạn liên tục H của Phạm Ngọc Hưng:

Hi = K(Hi-1 + n) (2)

Trong đó:

Hi chỉ số ngày khô hạn liên tục.

K có cùng ý nghĩa như K trong công thức (1)

n số ngày khô hạn không mưa của đợt dự báo tiếp theo

Như vậy, khi dự báo theo chỉ số ngày khô hạn liên tục H chỉ việc cộng dồn những ngày khô hạn không mưa trước với những ngày mưa kế tiếp (với a " 5 mm) của tuần dự báo tới rồi tra bảng trên sẽ biết ngày dự báo cháy rừng ở cấp nào rồi thông tin cấp cháy và biện pháp phòng cháy ứng với cấp đó.

Chú ý: Một số vùng vào những tháng khô hanh thường có những đợt mưa phùn kéo dài 3-5 ngày trở lên, khi đo lượng mưa mặc dù không đạt 5 mm vẫn coi K là hệ số điều chỉnh lúc đó bằng không (0), rừng không có khả năng xuất hiện cháy, vì độ ẩm vật liệu cháy và độ ẩm không khí thời gian này quá cao (tới 80-90%).

Dự báo theo công thức (2) là tính theo số ngày khô hạn liên tục không phụ thuộc vào tháng nên chỉ tiêu Hi ở cấp 5 có thể vượt trên 30 ngày.

mỗi vùng nhỏ (tiểu vùng khí hậu rừng) còn tiến hành dự báo bổ sung theo ẩm độ vật liệu cháy hàng tuần nhằm nâng cao độ chính xác của dự báo theo chỉ tiêu P và dự báo theo chỉ số ngày khô hạn H.

 

6. BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG THEO ẨM ĐỘ VẬT LIỆU CHÁY

(W%VLCR)

Cấp cháy

Theo W%

Đặc trưng cháy rừng

Cấp cháy

Theo W% VLCR

 

I

35-25%

Cấp thấp: ít có khả năng cháy rừng

II

25-20%

Cấp trung bình: có khả năng cháy rừng

III

20-15%

Cấp lớn: có khả năng cháy rừng dễ dàng

IV

15-10%

Cấp nguy hiểm:rất dễ xảy ra cháy rừng lớn

V

<10%

Cấp cực kỳ nguy hiểm: có nguy cơ cháy lớn và lan tràn lửa rất nhanh

Chú thích: W% VLCR tính theo 2 công thức:

 

 

mo - m1

 

 

 W%

=

 --------------

. 100%

(1)

 

 

mo

 

 

 

 

mo - m1

 

 

 W%

=

---------------

. 100%

(2)

 

 

m1

 

 

Công thức (1): Tính W% VLCR khô tương đối.

Trong đó: mo là khối lượng vật liệu cháy còn ướt (gam)

m1 là khối lượng vật liệu cháy khô sau khi sấy (gam)

Công thức (2): Độ ẩm vật liệu cháy khô kiệt

Muốn xác định độ ẩm vật liệu cháy cần tiến hành sấy khô ở 100 độ C ± 5 độ C sau hai lần cân chênh lệch không quá 3% trọng lượng là được.

Ngoài ra muốn xác định W% vật liệu cháy rừng còn sử dụng phương pháp mục trắc ngoài rừng để dự báo khả năng lửa và lan tràn của lửa ở rừng.

 

7. BẢNG QUY ĐỊNH VỀ QUI VÙNG SẢN XUẤT NƯƠNG RẪY CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC ĐỀ PHÒNG CHÁY LAN VÀO RỪNG.

1. Các Hạt kiểm lâm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện trong việc thống kê, quản lý, quy vùng tạm thời, xét duyệt và cho phép làm nương rẫy trên những diện tích đất đai đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Trong việc qui vùng nương rẫy, trước hết phải qui hoạch phân vùng vực rõ ranh giới, có mốc bảng, niêm yết ngoài thực địa, lập bản đồ quy hoạch phân loại đất đai giành cho sản xuất nương rẫy.

2. Trong những vùng được phép làm nương rẫy thì khi làm nương phải phát dọn toàn bộ thực bì, phơi khô và vun thành dải rộng 2-3m, dải nọ cách dải kia 5-6m, dải sát bìa rừng phải cách xa rừng từ 6-8m, đốt lúc gió nhẹ vào buổi chiều tối hoặc buổi sáng; đốt lần lượt từng dải, thứ tự từ trên sườn đồi xuống chân đồi.

3. Khi đốt phải có người canh gác; cứ 10-15m có một người canh gác trên băng. Khi đốt phải báo cáo với Trưởng thôn, Ban lâm nghiệp xã và tổ đội phòng cháy, chữa cháy rừng của hợp tác xã, tuyệt đối không để lửa cháy lan vào rừng. Đốt xong, kiểm tra toàn bộ nương cho tới khi lửa tắt hẳn mới ra về.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa qui vùng sản xuất nương rẫy với giao đất, giao rừng; định canh định cư, xây dựng kinh tế vườn rừng, trại rừng quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo đúng pháp luật, chế độ với hộ gia đình giữ cho rừng an toàn về lửa trong suốt mùa khô hanh.

5. Hàng năm các đơn vị phải thống kê, báo cáo tình hình sản xuất nương rẫy về cấp trên theo đúng quy định.

 

BIỂN BÁO HIỆU

CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG 

Ghi chú:

Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng thống nhất cả nước là 5 cấp, từ cấp I đến cấp V được đặt ở cửa rừng, ven rừng, trong rừng vào mùa cháy rừng.

Biển báo làm bằng gỗ hoặc kim loại nhẹ dễ bảo quản, cất trữ trong mùa mưa, cột bằng sắt hoặc gỗ chắc, cỡ kích của biển báo được ghi trên sơ đồ.

Về màu sắc:

Cấp I: Màu xanh đậm;

Cấp II: Màu xanh nhạt;

Cấp III: Màu vàng;

Cấp IV: Màu đỏ;

Cấp V: Màu đỏ tươi

 

XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI DỰ BÁO CHÁY RỪNG PHỤC VỤ CHỈ ĐẠO
CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG

Trên địa bàn toàn vùng Tây Nguyên cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới dự báo đảm bảo thông tin thông suốt trong mùa cháy phục vụ cho việc chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy từ Trung ương đến các tỉnh và đến các đơn vị bảo vệ rừng, các chủ rừng, các đội chuyên trách PCCCR.

Chi cục và Hạt phối hợp với tổ dự báo Khí tượng thuỷ văn của tỉnh và của huyện (nếu có) để dự báo thường xuyên trong mùa cháy.

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, đài phát thanh, truyền hình, loa, kẻng v.v... để thông tin cấp dự báo và tình hình cháy rừng ở từng đơn vị.

Thường xuyên báo cáo tình hình phòng cháy chữa cháy rừng về cấp trên theo định kỳ: tuần, tháng, quý, năm.

 

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
VÙNG SINH THÁI TÂY NGUYÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2059/QĐ ngày 22/8/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Cấp cháy

Đặc trưng
cháy rừng

Biện pháp tổ chức việc PCCCR

Kiểm lâm tổ chức dự báo và TT cấp cháy

I

Cấp thấp: ít có khả năng cháy rừng

- Chủ tịch UBND xã chỉ đạo Ban PCCCR và các chủ rừng phối hợp với Kiểm lâm triển khai phương án PCCCR

- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn quy vùng, sản xuất nương rẫy, tuyên truyền giáo dục về PCCCR và phát đốt nương làm rẫy đúng kỹ thuật

Dự báo viên trực tiếp theo dõi thời tiết của Đài khí tượng thuỷ văn và thời tiết địa phương để tính toán dự báo và thông tin cấp cháy trên mạng vi tính và các phương tiện thông tin đại chúng

II

Cấp trung bình: có khả năng cháy rừng

Chủ tịch UBND xã chỉ đạo Ban PCCCR, các chủ rừng tăng cường kiểm tra đôn đốc bố trí người canh phòng, lực lượng sẵn sàng kịp thời dập tắt khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn kỹ thuật làm nương rẫy

Theo dõi tình hình thời tiết, tính toán cấp cháy và thông tin cấp cháy

III

Cấp cao: Thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng.

- Chú trọng phòng cháy các loại rừng thông, khộp, bạch đàn, tre nứa, cà phê, cao su.

Chủ tịch UBND huyện, chỉ đạo Ban PCCCR, Hạt Kiểm lâm đôn đốc việc PCCCR của chủ rừng. Cấm đốt nương rẫy.

- Các Chủ rừng phải thường xuyên kiểm tra lực lượng canh phòng và lực lượng khoán quản lý bảo vệ rừng, nhất là rừng trồng.

- Lực lượng canh phòng trực 10/24 giờ trong ngày (từ 10 giờ đến 20 giờ). Đặc biệt chú trọng các giờ cao điểm.

- Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch UBND xã được quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.

Dự báo viên tiếp tục tính toán và thông báo cấp cháy và báo cáo kịp thời việc phòng cháy chữa cháy rừng lên cấp trên.

IV

Cấp nguy hiểm: Thời tiết khô, hanh, hạn kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh.

Chủ tịch UBND huyện, thị và Ban PCCCR trực tiếp chỉ đạo việc PCCCR tại địa phương.

- Các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy.

- Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh và ngoài hiện trường rừng, đảm bảo trực 12/24 giờ (từ 9 giờ đến 21 giờ trong ngày) nhất là các giờ cao điểm: phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay.

- Huyện đề nghị tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy khi cần thiết.

Dự báo viên nắm chắc tình hình khí tượng thủy văn để dự báo và thông tin kịp thời trên mạng vi tính và trên các phương tiện thông tin đại chúng về cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương.

V

Cấp cực kỳ nguy hiểm: Thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng.

- Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban PCCCR tỉnh, huyện, xã, các chủ rừng.

- Lực lượng công an PCC phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy đảm bảo 24/24 giờ trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng.

- Thông báo thường xuyên nội quy dùng lửa trong rừng và ven rừng.

- Khi xảy ra cháy phải huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm xử lý nghiêm minh.

Khi cần thiết đề nghị Trung ương chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.

Dự báo viên nắm chắc tình hình thời tiết khí tượng thủy văn để dự báo và thông tin thường xuyên, liên tục hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đảm bảo thông tin thông suốt thời kỳ cao điểm dễ cháy rừng.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=8319&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận