Văn bản pháp luật: Quyết định 217/QĐ-UB

Nguyễn Xuân Ái
Lâm Đồng
STP tỉnh Lâm Đồng;
Quyết định 217/QĐ-UB
Quyết định
26/02/1993
26/02/1993

Tóm tắt nội dung

Về việc Thành lập 2 đoạn quản lý đường bộ thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng

Phó Chủ tịch
1.993
 

Toàn văn

Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂMĐỒNG

Về việc Thành lập 2 đoạn quảnlý đường bộ

thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh LâmĐồng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 30/6/1989;

Căn cứ thông tư Liên bộ số 78/TT-LB ngày 26/12/1991 của Bộ Tàichính- Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện V/v qui định và hướng dẫn chế độ quảnlý, cấp phát vốn quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ;

Căn cứ công văn số 4057/CV-TCCB-LĐ ngày 01/10/1992 của Bộ Giaothông vận tải và Bưu điện, V/v tổ chức sắp xếp lại các đơn vị quản lý đường bộtrực thuộc s73 Giao thông vận tải;

Xét đề nghị tại tờ trình số 179/QLGT ngày 04/11/1992 của sở Giaothông vận tải Lâm Đồng, V/v thành lập đoàn quản lý đường bộ trên địa bàn tỉnhLâm Đồng;

Theo đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Naythành lập hai Đoạn quản lý đường bộ trực thuộc sở Giao thông vận tải Lâm Đồng.

1.Đoạn quản lý đường bộ I: Trụ sở đóng tại Thành phố Đàlạt.

Đoạn quản lý đường bộ I được phân công quản lýcác tuyến đường, cầu thuộc địa bàn các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, LạcDương.

2.Đoạn quản lý đường bộ II: Trụ sở đóng tại thị trấn B’Lao Huyện Bảo Lộc.

Đoạnquản lý đường bộ II được phân công quản lý các tuyến đường, cầu thuộc địa bàncác huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đạ Huoai, Cát Tiên, ĐạTẻh.

Haiđoạn quản lý đường bộ I và II quản lý các hệ thống cầu đường bao gồm đườngtỉnh, đường huyện (đã vào cấp), đường đô thị (trừ hệ thống đường đô thị trongThành phố Đàlạt). Đoạn quản lý đường bộ I còn đảm nhiệm quản lý quốc lộ 27 doTrung ương ủy thác.

Điều 2:Chức năng, nhiệm vụ của Đoạn quản lý đường bộ I và II:

1.Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống cầu đường thuộc Trung ươngvà địa phương được giao quản lý nằm trên địa bàn của từng đoạn theo đúng quiđịnh của Nhà nước.

2.Tổ chức thực hiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên, nhằm kéo dài tuổi thọ phục vụcủa các con đường; trên phạm vi tuyến đường được giao quản lý, phục vụ kịp thờicho giao thông thông suốt và an toàn. Được phép nhận thi công một số đường giaothông nông thôn, kinh tế mới, đường chưa vào cấp có tính chất đảm bảo giaothông. Phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của sở, mà trực tiếp là Ban quản lý côngtrình để nghiệm thu, tiếp nhận tuyến đường sữa chữa lớn hoặc làm mới nằm trênđịa bàn đoạn phụ trách, để đoạn quản lý.

3.Duy trì và kiện toàn lực lượng bảo đảm ứng cứu giao thông, sẵn sàng thực hiệntốt nhiệm vụ ứng cứu cầu, đường trong trường hợp khẩn thiết do thiên tại, địchhọa và các sự cố khác bị hư hỏng.

4.Quản lý tất cả các tuyến đường đã vào cấp được giao và kinh phí đầu tư để bảo dưỡngthường xuyên theo đúng qui định của Nhà nước. Ngoài ra còn có trách nhiệm kiểmtra, phát hiện ở các tuyến trong địa bàn đã nhưng chưa vào cấp mà có hiện tượnghư hỏng, thì có biện pháp xử lý kịp thời.

5.Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, vật tư, trang thiết bị được giao theođúng qui định của Nhà nước.

6.Tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động của các cơ sở trực thuộc như Hạt, Đội....đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ của Đoạn phân công. Tổ chức ứng dụng các tiến độ kỹthuật và công nghệ mới vào công tác quản lý và duy tu, bảo dưỡng cầu đường.

Điều 3:Hai Đoạn quản lý đường bộ I và II là tổ chức sự nghiệp kinh tế, hưởng nguồnkinh phí sự nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp. Đoạn có tư cách pháp nhân, đượcsử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo qui địnhhiện hành.

MỗiĐoạn quản lý đường bộ có giám đốc, Phó giám đốc và kế toán trưởng giúp việc doUBND tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Sở Giao thông Vận tải, Ban Tổ chức chínhquyền tỉnh (riêng kế toán trưởng phải có ý kiến của sở Tài Chính-Vật giá LâmĐồng).

Vềtổ chức bộ máy và các đơn vị trực thuộc mỗi Đoạn trên cơ sở nhận bàn giao cácđơn vị làm công tác duy tu bảo dưỡng của các huyện và Công ty Xây dựng Côngtrình giao thông tỉnh để sắp xếp, do giám đốc sở Giao thông vận tải quyết địnhcụ thể sau khi thống nhất với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

Vềbiên chế của mỗi Đoạn thì phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ được giao trên tinhthần gọn nhẹ và có hiệu quả.

Điều 4:Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, giámđốc sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủtịch UBND các huyện và Thành phố Đàlạt- tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hànhquyết định này./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4567&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận