Văn bản pháp luật: Quyết định 22/2006/QĐ-UBND

Nguyễn Công Ngọ
Quyết định 22/2006/QĐ-UBND
Quyết định
...
27/03/2006

Tóm tắt nội dung

về việctổ chức lại hệ thống Hạt Quản lý đê chuyên trách, trực thuộc Chi cục Quản lýĐê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Bắc Ninh

Chủ tịch
2.006
UBND tỉnh Bắc Ninh

Toàn văn

 

 

QUYẾT ĐỊNH

về việc tổ chức lại hệ thống Hạt Quản  lý đê chuyên trách, trực thuộc Chi cục Quản lý

Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Bắc Ninh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;

Căn cứ Nghị định 78/2005/NĐ-CP ngày 10.6.2005 của Chính phủ, quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và sắc phục của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Nội vụ tại Tờ trình số 25/TTr-SNV ngày 28.2.2006,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Hệ thống Hạt Quản lý đê chuyên trách, trực thuộc Chi cục Quản lý Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Bắc Ninh bao gồm các đơn vị sau đây:

 

TT

Tên gọi

Tuyến đê

Phạm vi

quản lý

Độ dài

(km)

Thuộc

địa bàn huyện, thành phố

1

Hạt Quản lý đê Lương Tài

Hữu Đuống

K59.150 – K59.600

10,02

Lương Tài

Hữu T. Bình

K0 – K9.680

2

Hạt Quản lý đê Gia Bình

Hữu Đuống

K36.400 – K59.150

22,75

Gia Bình

3

Hạt Quản lý đê Thuận Thành

Hữu Đuống

K21.600 – K36.400

14,80

Thuận Thành

4

Hạt Quản lý đê Tiên Du

Tả Đuống

K22.300 – K34.150

11,85

Tiên Du

5

Hạt Quản lý đê Quế Võ

Tả Đuống

K34.150 – K54

41,00

Quế Võ

Hữu Cầu

K61.200 – K82.350

6

Hạt Quản lý đê Yên Phong

Hữu Cà lồ

K8.100 – K14.350

38,56

Yên Phong và T.phố Bắc Ninh

Hữu Cầu

K28.890 – K61.200

 

Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và kinh phí hoạt động của các Hạt Quản lý đê:

1. Vị trí, chức năng:

Hạt Quản lý đê là đơn vị thuộc Chi cục Quản lý Đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Bắc Ninh; có chức năng trực tiếp quản lý và bảo vệ đê, từ đê cấp III trở lên trên địa bàn tỉnh.

Hạt Quản lý đê có trụ sở làm việc, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

2.1. Nhiệm vụ:

a, Trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều, từ đê cấp III trở lên, cụ thể như sau:

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều.

- Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều.

- Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão theo quy định.

- Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm về đê điều theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức hướng dẫn về nghiệp vụ kỹ thuật đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.

b, Tham mưu, đề xuất kỹ thuật, nghiệp vụ trong việc bảo vệ đê điều và phòng, chống  lụt, bão, cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hàng năm.

- Phương án hộ đê, phòng, chống lụt, bão.

- Xử lý sự cố đê điều.

- Xử lý các hành vi phạm pháp luật về đê điều.

- Chuẩn bị vật tư dự trữ phục vụ hộ đê, phòng, chống lụt, bão trong dân.

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, vận động cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ đê điều.

c, Giám sát việc xây dựng, tu bổ các công trình đê điều, cụ thể như sau:

- Giám sát kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư:

- Giám sát việc xây dựng công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn của đê điều và thoát lũ.

- Giám sát quá trình xử lý vi phạm đê điều theo quy định của pháp luật.

d, Tổ chức xử lý giờ đầu các sự cố đê điều, cụ thể như sau:

- Tuần tra, phát hiện và báo cáo kịp thời tình trạng, các diễn biến hư hỏng và sự cố đê điều.

- Lập ngay phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu các sự cố đê điều.

- Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý các sự cố.

Tập huấn kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lụt, bão.

- Kiểm tra và phối hợp với các tổ chức có liên quan tiến hành thanh tra việc thi hành pháp luật về quản lý đê điều.

2.2. Quyền hạn:

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên.

- Là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng, tu bổ đê điều thuộc mọi nguồn vốn.

- Lập biên bản hoặc quyết định tạm đình chỉ và chậm nhất trong 03 ngày kể từ khi ra quyết định phải báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

- Trong tình huống khẩn cấp, có nguy cơ vỡ đê, được quyền báo cáo lên UBND các cấp và cơ quan quản lý Nhà nước về đê điều thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức:

- Lãnh đạo: Gồm Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng;

- Các cán bộ, Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Biên chê: Biên chế của Hạt Quản lý đê nằm trong tổng biên chế của Chi cục Quản lý Đê điều và phòng chống lụt bão, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ hàng năm theo quy định của pháp luật.

5. Kinh phí hoạt động của Hạt Quản lý đê: Do Ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp quy định của pháp luật về ngân sách.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ qua: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý Đê điều và phòng chống lụt bão, các Hạt Quản lý đê; Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.


Nguồn: vbpl.vn/bacninh/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=24676&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận