Văn bản pháp luật: Quyết định 220/2004/QĐ-UB

Đặng Quốc Lộng
Tỉnh Lào Cai
Quyết định 220/2004/QĐ-UB
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
05/05/2004
05/05/2004

Tóm tắt nội dung

Về sửa đổi suất đầu tư và mức vay vốn trồng chè của "quy định một số chính sách khuyến khích phát triển SX-KD chè trên địa bàn tỉnhLào Cai giai đoạn 2002-2010" ban hành kèm theo Quyết định 521/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 của UBND tỉnh Lào Cai

Phó Chủ tịch
2.004
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Toàn văn

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Về sửa đổi suất đầu tư và mức vay vốn trồng chè của "quy định một

số chính sách khuyến khích phát triển SX-KD chè trên địa bàn tỉnh

Lào Cai giai đoạn 2002-2010" ban hành kèm theo Quyết định

521/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 của UBND tỉnh Lào Cai

______________________
 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định 521/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2002-2010;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 344/CV-KH ngày 4/5/2004 về điều chỉnh mức vay vốn trồng chè tập trung,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay sửa đổi suất đầu tư và mức vay vốn trồng chè của "quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển SX-KD chè trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2002-2010" ban hành kèm theo Quyết định 521/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 cua UBND tỉnh Lào Cai, như sau:

1-Tiết 2.1 mục 2 - điều 4 được sửa đổi như sau:

Suất đầu tư cho trồng mới chè tập trung bằng giống có năng suất cao (chè Tuyết shan, chè LDPl, LPD2, chè Bát Tiên, các giống nhập ngoại) bình quân là 44 triệu dồng/ha (gồm trồng mới và chăm sóc trong 3 năm tiếp theo).

Các chủ dự án xây dựng vùng chè và các hộ gia đình tham gia trồng chè được vay vốn trồng chè và chăm sóc chè của các tổ chức tín dụng của Nhà nước tối đa là 44 triệu đồng/ha. Trong đó được tỉnh hỗ trợ lãi vay theo mức bình quân vay là 22 triệu đồng/ha, số còn lại người sản xuất được vay và trả lãi vay theo lãi xuất quy định của các tổ chức tín dụng cho vay. Các dự án trồng chè chất lượng cao khác thì suất đầu tư và mức vay thực hiện theo quyết định phê duyệt cụ thể của UBND tỉnh cho từng dự án. Tổ chức cho vay thỏa thuận với người đi vay về kế hoạch cho vay trong từng năm phù hợp với quy trình kỹ thuật của các khâu công việc: chuẩn bị giống, làm đất, trồng, chăm sóc chè XDCB và nhu cầu của người vay nhưng không vượt quá mức quy định trên.

Các dự án xây dựng vùng chè đang trong thời gian kiến thiết cơ bản (cả trồng và chăm sóc) được thực hiện theo quyết định này.

2. Mục 3 - điều 4 được sửa đổi như sau:

- Đối với trồng chè mới: Được vay trong 2 nam (năm thứ nhất trồng, năm thứ 2 trồng dặm). Mức cho vay tối đa là 35 triệu dồng/ha.

- Chăm sóc chè trong thời kỳ XDCB là 3 năm (từ năm thứ 2 đến năm thứ 4) mỗi năm được vay tối đa 3 triệu đồng/ha.

- Thâm canh chè cũ: Được vay trong 2 năm, mỗi năm 3 triệu đồng/ha.

3. Tiết 4.2 - mục 4 – điều 4 được sửa đổi như sau:

a. Chè thâm canh: thời gian trả nợ vay tối đa là 4 năm.

+ Trường hợp vay đến 2 triệu đồng/ha thì năm thứ nhất và năm thứ 2, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi, tỉnh hỗ trợ 100% số lãi vay trong 2 năm cho người vay bằng cách thanh toán chuyển trả cho tổ chức tín dụng. Năm thứ 3 và năm thứ 4 người vay trả cả nợ gốc và lãi cho tổ chức tín dụng, mỗi năm trả ít nhất 50% số nợ gốc và toàn bộ lãi vay trong năm.

+ Trường hợp vay trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/ha thì số vốn vay vượt mức được hỗ trợ lãi xuất, người vay phải tự thanh toán lãi vay và trả nợ gốc cho tổ chức tín dụng theo quy định của tổ chức tín dụng.

b. Chè trồng mới: Thời gian trả nợ vay tối đa là 8 năm.

+ Trường hợp vay đến 22 triệu đồng/ha thì năm thứ nhất đến năm thứ 2 người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi, tỉnh hỗ trợ 100% số lãi vay trong 2 năm cho người vay bằng cách thanh toán chuyển trả cho tổ chức tín dụng. Năm thứ 3 và năm thứ 4 người vay bắt đầu phải trả lãi vay cho tổ chức tín dụng theo quy định, chưa phải trả nợ gốc. Từ năm thứ 5 đến năm thứ 8 người vay vừa phải trả lãi vay hàng năm và trả dần nợ gốc cho tổ chức tín dụng, mỗi năm trả ít nhất 25% tổng số nợ gốc. Nếu sau 8 năm vì lý do chưa trả nợ được, người vay phải đề nghị tổ chức cho vay xem xét gia hạn.

+ Trường hợp vay vốn đầu tư trên 22 triệu đồng/ha thì số vốn vay vượt mức được hỗ trợ lãi xuất, người vay phải tự thanh toán lãi vay và trả nợ gốc cho tổ chức tín dụng theo quy định của tổ chức tín dụng.

c. Chăm sóc chè trồng mới: Thời gian trả nợ vay tối đa là 7 năm.

+ Trường hợp vay đến 2 triệu đồng/ha thì hai năm chăm sóc đầu tiên người vay chưa phải trả nợ lãi vay và nợ gốc, tỉnh hỗ trợ 100% số lãi xuất vay trong 2 năm cho người vay bằng cách thanh toán chuyển trả cho tổ chức tín dụng. Từ các năm sau người vay phải trả lãi vay hàng năm cho tổ chức tín dụng. Số nợ gốc người vay phải trả dần từ năm thứ 4 đến năm thứ 7, mỗi năm trả ít nhất 25% tổng số nợ gốc. Nếu vì lý do chưa trả nợ được, người vay phải đề nghị tổ chức cho vay xem xét gia hạn.

+ Trường hợp vay trên 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/ha thì số vốn vay vượt mức được hỗ trợ lãi xuất, người vay phải tự thanh toán lãi vay và trả nợ gốc cho tổ chức tín đụng theo quy định của tổ chức tín dụng.

Các quy định khác thực hiện theo chính sách ban hành kèm theo Quyết định 521/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 của UBND tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.


Nguồn: vbpl.vn/laocai/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=29664&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận