Văn bản pháp luật: Quyết định 260/2002/QĐ-BKH

Trần Xuân Giá
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 260/2002/QĐ-BKH
Quyết định
10/05/2002
10/05/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành danh mục các ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

Bộ trưởng
2.002
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Toàn văn

Bộ Kế hoạch và đầu tư Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

QUYẾTĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Vềviệc ban hành danh mục các ngành nghề người nước ngoài

đượcmua cổ phần trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

theoquy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

 

BỘTRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

 

Căn cứNghị định 75/CP ngày 1/11/1975 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứNghị định số 51/1999 NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy đinh chi tiết thihành Luật khuyến khích đầu tư trong nước;

Căn cứvăn bản số 429/CP-ĐMDN ngày 22/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc uỷ quyềncông bố danh mục ngành nghề người nước ngoài được mua cổ phần trong các doanhnghiệp ngoài quốc doanh,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Danh mụcquy định các ngành nghề người nước ngoài được phép mua cổ phần với mức khôngquá 30% vốn Điều lệ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngàykể từ ngày ký./.

DANHMỤC CÁC NGÀNH NGHỀ

CHOPHÉP NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA CỔ PHẦN TRONG CÁC

DOANHNGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA VIỆT NAM

(Banhành kèm theo Quyết định số 260/2002/QĐ-BKH ngày 10 tháng 5 năm 2002

củaBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

I-Nông, lâm, ngư nghiệp:

1- Trồng câylương thực, cây công nghiệp (ngoại trừ trồng rừng).

2- Chăn nuôi(kể cả nuôi trồng thuỷ sản).

3- Các hoạtđộng hỗ trợ trồng trọt và chăn nuôi.

4- Dịch vụthuỷ sản.

II-Công nghiệp, chế biến:

1- Sản xuấtchế biến thực phẩm và đồ uống.

2- Sản xuất,chế biến hàng nông, lâm sản; chế biến hải sản.

3- Sản xuất,chế biến, bảo quản thịt, thuỷ sản, rau quả.

4- Xay xát,sản xuất bột và sản xuất thức ăn gia súc.

5- Sản xuấtthực phẩm khác.

6- Sản xuấtđồ uống (trừ sản xuất đồ uống có cồn).

7- Sản xuấtsợi, dệt vải và hoàn thiện các sản phẩm dệt.

8- Sản xuấthàng dệt khác.

9- Sản xuấthàng đan, móc.

10- Sản xuấtmay trang phục, thuộc và nhuộm da lông thú.

11- Thuộc sơchế da, sản xuất va li túi xách, yên đệm, và giày dép.

12- Sản xuấtgiấy và sản phẩm từ giấy.

13- Sản xuấthoá chất và các sản phẩm hoá chất (trừ hoá chất độc hại).

14- Sản xuấtcác sản phẩm từ cao su và plastic.

15- Sản xuấtthuỷ tinh, các sản phẩm từ thuỷ tinh, gốm sứ, vật liệu xây dựng.

16- Sản xuấtkim loại và các sản phẩm từ kim loại.

17- Sảnxuất, bảo dưỡng máy móc, thiết bị.

18- Sản xuấtthiết bị văn phòng, máy tính.

19- Sản xuấtmáy móc và thiết bị điện.

20- Sản xuấtdụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại.

21- Sản xuấtphương tiện vận tải.

22- Sản xuấtgiường, tủ, bàn ghế, sản xuất các sản phẩm khác.

23- Xâydựng.

24- Dịch vụsửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình.

III.Du lịch Khách sạn và nhà hàng.

1- Kinhdoanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng.

IV.Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc.

1- Vận tải đườngbộ, đường ống.

2- Sản xuấtthiết bị viễn thông.

V.Hoạt động Khoa học Công nghệ; Y tế, Giáo dục

1- Sản xuấtvà các dịch vụ tư vấn phần mềm máy tính.

2- Sản xuất,sửa chữa và các dịch vụ tư vấn phần cứng máy tính.

3- Bệnhviện, phòng khám.

4- Sản xuấtđồ dùng, trang thiết bị trường học./.

Vụ Phápluật đầu tư nước ngoài

Hà nộingày tháng 8 năm 2001

Kính gửi: Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sau khi làmviệc trực tiếp về Dự thảo trình Thủ tướng "Danh mục các ngành nghề chophép người nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt nam"(Danh mục), với Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Viện QLKT), Viện có ý kiến chorằng cần bổ sung lý giải việc chọn các ngành nghề đưa vào Danh mục, sau khinghiên cứu Vụ pháp luật đầu tư nước ngoài (Vụ PLĐT) báo cáo lãnh đạo Bộ nhưsau:

Cũng như tạibản Dự thảo trình Thủ tướng phê duyệt gồm 33 ngành nghề chủ yếu là các ngànhsản xuất và một số ngành dịch vụ mà doanh nghiệp VN có thế mạnh nhưng cần vốnvà công nghệ và mở rộng thị trường.

Về thực chấtchủ yếu 33 ngành nghề trên là phân loại theo cách Tổng cục thống kê tới ngànhnghề cấp 2 hoặc cấp 3, về cơ bản dựa trên Danh mục 12 lĩnh vực ngành nghề củacác doanh nghiệp Nhà nước đã công bố theo Quyết định 145 đã qua một thời giantriển khai mà không thấy có gì cản trở.

Ngoài ratrong quá trình chuẩn bị, Vụ PLĐT đã làm việc với các ngành, Bộ có liên quan vàđã được sửa đổi bổ sung nhiều lần với quan điểm khi chúng ta chưa có nhiều kinhnghiệm nên tạm thời đưa vào Danh mục khoảng 33 ngành nghề, chủ yếu là sản xuấtvà không ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng (ví dụ như không được trồng rừng),không gây ô nhiễm hoặc phá huỷ môi trường (không chế biến gỗ).

Về lĩnh vựcdu lịch, khách sạn và nhà hàng Danh mục không đề cập tới du lịch lữ hành vềviệc này Vụ cho rằng ngành này không cần tới nhiều vốn, thị trường có thể mởrộng bằng cách kết hợp với các công ty nước ngoài, hơn nữa du lịch lữ hành cònliên quan tới nhiều vấn đề xã hội phức tạp vì vậy tạm thời không đưa ra Danhmục lần này.

Về vận tảihàng không, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc cho phép bán cổ phầnhoặc để người nước ngoài góp vốn vào các doanh nghiệp cũng sẽ không đạt đượcmục tiêu mà chúng ta đặt ra.

Trên đây làmột số lý giải về Danh mục trình Thủ tướng phê duyệt xin được báo cáo Lãnh đạoBộ xem xét và cho ý kiến chỉ đạo./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22469&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận