QUYếT địNHQUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc phê duyệt đầu tư nhà máy thuỷ điện Đại Ninh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ (văn bản số 177/CP, ngày 20 tháng 10 năm 1994);
Xét đề nghị của Tổng công ty Điện lực Việt Nam xin phê duyệt Báo cáo khả thi dự án thuỷ điện Đại Ninh (công văn số 05/ĐVN-HĐQT, ngày 4 tháng 1 năm 1996) và Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư (công văn số 17/HĐTĐ, ngày 22 tháng 4 năm 1996),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt đầu tư dự án Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên công trình: Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh.
2. Nhiệm vụ: Tăng nguồn cung cấp điện năng cho hệ thống điện và tạo nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho tỉnh Bình Thuận.
3. Địa điểm: Công trình đầu mối xây dựng tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; nhà máy xây dựng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
4. Quy mô và các thông số chủ yếu:
Hồ chứa nước Đa Nhim Đa queon
Mức nước dâng bình thường (MBDBT) 880m 880m Mực nước chết (MNC) 860m 860m
Dung tích toàn bộ 93 triệu m3 227 triệu m3 Dung tích hữu ích 67 triệu m3 185 triệu m3
Dung tích chết 26 triệu m3 42 triệu m3
Tổng diện tích mặt hồ ứng với MNDBT 18,87 km2
Nhà máy điện: kiểu hở
Công suất lắp đặt: 300MW gồm 2 tổ máy
Điện lượng trung bình nhiều năm 1,218 tỷ KWh
Điện lượng bảo đảm (P = 90%): 875 triệu Kwh
Các hạng mục công trình có liên quan:
Đập chính chọn tuyến Đại Ninh, các đập phụ, đập tràn, cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, đường ống áp lực, kênh dẫn ra, công trình chuyển nước giữa 2 hồ, trạm phân phối điện ngoài trời, hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, nhà quản lý vận hành.
Các hạng mục công trình ngoài hàng rào nhà máy:
Đường dây và trạm biến áp 110 - 220 KV đồng bộ đấu nối từ nhà máy đến hệ thống điện quốc gia.
Nhà ở của cán bộ, công nhân vận hành xây dựng theo quy hoạch của địa phương.
Khi thiết kế kỹ huật, chủ đầu tư có trách nhiệm tính toán để chọn phương án tối ưu về kỹ thuật và kinh tế các hạng mục công trình của nhà máy thuỷ điện Đại Ninh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Vốn đầu tư kể cả công trình ngoài hàng rào nhà máy, có tính trượt giá và dự phòng: 4.852,562 tỷ đồng tương đương: 441,142 triệu USD.
Hình thức đầu tư:
Phương án 1: Sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới và các nguồn vay tín dụng khác để xây dựng công trình.
Phương án 2: Trường hợp vay vốn không đủ, được phép liên doanh phần còn thiếu với điều kiện giữ nguyên quy mô và các thông số của công trình.
6. Tiến độ:
Khởi công xây dựng công trình đầu năm 1998.
Phát điện tổ máy số 1: tháng 6 năm 2003.
Phát điện tổ máy số 2: đầu năm 2004.
Hoàn thành toàn bộ công trình: trong 6 tháng đầu năm 2004.
Điều 2. Phân công thực hiện:
1. Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư công trình có trách nhiệm thực hiện dự án theo nội dung đã nêu tại Điều 1 của Quyết định này. Khi lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình cần lưu ý các ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 17/HĐTĐ, ngày 22 tháng 4 năm 1996.
Tổng công ty Điện lực Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận lập phương án để xây dựng khu tái định cư cho đồng bào địa phương khi di chuyển khỏi vùng lòng hồ Đa Nhim và Đa Queon.
2. Giao Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt thiết kế kỹ thuật và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
3. Giao Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xây dựng công trình và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
4. Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng công ty Điện lực Việt Nam chỉ đạo lập phương án sử dụng có hiệu quả nguồn nước tưới sau nhà máy thuỷ điện.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận có trách nhiệm ổn định cuộc sống lâu dài và giúp đỡ đồng bào khu vực chuyển dân phát triển sản xuất.
5. Giao Bộ Tài chính xem xét đề nghị của Tổng công ty Điện lực Việt Nam về mức giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Điện lực Việt Nam tìm đối tác vay vốn; thực hiện việc bảo lãnh (nếu bên cho vay yêu cầu).
Điều 3. Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.