QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường
trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thônđến năm 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phêduyệt Đề án "Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triểnthương mại nông thôn đến năm 2010" với những nội dung chủ yếu như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TRONG NƯỚC ĐẾN NĂM 2010
1.Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát:
Xếpsắp, mở rộng thị trường trong nước gắn với thị trường ngoài nước, bảo đảm lưuthông hàng hoá thông suốt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất vàđời sống; đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nhất là nông sản, thúc đẩy phát triển sảnxuất, xuất khẩu; phát huy vai trò tích cực của các mô hình thương mại tiêntiến, các loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; tạo lập môi trườngkinh doanh lành mạnh, an toàn và thuận lợi, góp phần thực hiện lộ trình hộinhập khu vực và thế giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.
Mụctiêu và nhiệm vụ cụ thể:
a.Duy trì nhịp độ tăng về tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 11 - 14%/năm trongthời kỳ 2001 - 2005 và 14 - 15%/năm trong thời kỳ 2006 - 2010; phấn đấu đến năm2010 đạt mức tăng trên 3 lần về số tuyệt đối so với hiện nay của mức bán lẻhàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người hàng năm ở khu vực nông thôn, tạo ranhiều hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
b.Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%/năm, từng bước hạn chế mức độ gia tăng tỷgiá cánh kéo giữa hàng công nghiệp và dịch vụ với hàng nông sản.
c.Hình thành đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách phát triển thị trường và môi trườngpháp lý thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinhdoanh; mở rộng mạng lưới kinh doanh của thương nhân thuộc các thành phần kinhtế, trong đó thực hiện vai trò nòng cốt và dẫn dắt thị trường của thương mạinhà nước thông qua hai tiêu thức cơ bản là: thị phần bán buôn và tỷ trọng xuất,nhập khẩu đối với những mặt hàng trọng yếu; đổi mới tổ chức và hoạt động của thươngmại tập thể, khuyến khích phát triển và hướng dẫn quản lý tốt thương mại tưnhân; hình thành và phát triển kênh lưu thông theo hướng gắn lưu thông với sảnxuất, hàng hoá đến với người tiêu dùng với chi phí thấp nhất; ngày càng cónhiều thương nhân đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
d.Củng cố, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phụcvụ thương mại theo hướng: tổ chức, khai thác có hiệu quả các mạng lưới chợ; đẩymạnh việc phát triển các chợ đầu mối, chợ chuyên, sàn giao dịch hàng hoá, khodự trữ bảo quản hàng hoá nông sản để các cơ sở này trở thành nơi giao dịch,tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, hàng hoá cho nhu cầu sản xuất và đời sốngđáng tin cậy nhất; phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại, các hình thứctổ chức thương mại điện tử, trước hết là ở thành phố, thị xã và các vùng kinhtế tập trung; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tinthị trường và xúc tiến thương mại trong nước.
đ.Tăng cường kỷ cương, trật tự thị trường; ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, gian lận thươngmại, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; bảo vệ lợi ích chínhđáng của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
e.Tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và đồng bộ hoá hệ thống pháp luật vàchính sách phát triển thương mại; đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ, phương thức,công cụ và cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại nóichung, về thị trường trong nước nói riêng.
Phấnđấu xây dựng nền thương mại và thị trường ngày càng phát triển theo hướng côngbằng, dân chủ, văn minh, hiện đại và bền vững; chuẩn bị tốt nhất các điều kiệnkinh tế - xã hội của thị trường trong nước đáp ứng yêu cầu của quá trình hộinhập với thị trường khu vực và quốc tế.
II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LẠI THỊ TRƯỜNG
TRONG NƯỚC ĐẾN NĂM 2010
1.Hình thành và phát triển các kênh lưu thông hàng hoá ổn định để hàng hoá đếntiêu dùng nhanh nhất, với chi phí thấp nhất.
Đốivới việc lưu thông hàng nông sản, bảo đảm tiêu thụ hầu hết sản phẩm được sảnxuất ở nông thôn thông qua các hợp đồng giữa người sản xuất với doanh nghiệp,người sản xuất với hợp tác xã hoặc hợp tác xã với doanh nghiệp. Đối với việc lưuthông vật tư, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống ở vùng nôngthôn, ngoài việc thực hiện theo các hợp đồng tiêu thụ, trao đổi nói trên,khuyến khích và tạo điều kiện để hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, các hợptác xã và đại lý.
Phấnđấu đến năm 2010, về cơ bản việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được thựchiện chủ yếu thông qua phương thức mua bán theo hợp đồng; đổi mới tổ chức vàhoạt động của hợp tác xã và mạng lưới đại lý mua bán, phát triển hệ thống cácloại hình và cấp độ chợ để hình thành các kênh lưu thông hàng hoá hợp lý giữanông nghiệp với công nghiệp, nông thôn với thành thị, thị trường trong nước vớithị trường ngoài nước.
2.Hình thành và phát triển các mô hình thương mại phù hợp với đặc điểm, điềukiện, nhu cầu về khả năng của từng cấp độ thị trường.
a)Mô hình thương mại của thị trường cả nước: kết hợp hoạt động của các doanhnghiệp có quy mô vừa và nhỏ với việc hình thành và phát triển các tập đoàn,tổng công ty, hãng, công ty "mẹ" hoạt động đa ngành nghề hoặc chuyêndoanh theo mặt hàng, nhóm hàng trong lĩnh vực thương mại (cả lưu thông trong nướcvà xuất nhập khẩu) với hệ thống mạng lưới phân phối - tiêu thụ rộng khắp cả nước;gắn sản xuất với chế biến, dự trữ với lưu thông hàng hoá.
b)Bên cạnh việc hình thành mô hình nêu ở tiết a):
Tạithị trường đô thị: chú trọng phát triển siêu thị gắn với trung tâm thương mại,với sàn giao dịch hàng hoá, với chợ tập trung đầu mối và với các hình thức tổchức thương mại điện tử quy mô vừa.
Tạithị trường nông thôn: điều quan trọng là hình thành được mạng lưới tiêu thụ,chủ yếu là các cửa hàng, điểm mua bán để tạo hoạt động liên thông thương mạitheo địa bàn, khu vực và cả nước.
Tiếptục đổi mới tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã theo hướng chuyển sang hìnhthức hợp tác xã cổ phần để tập hợp được lực lượng thương mại tư nhân (cá nhânvà hộ kinh doanh), các hợp tác xã dịch vụ nông thôn trở thành mạng lưới vệ tinhlàm đại lý mua bán cho doanh nghiệp (tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư, hàngcông nghiệp tiêu dùng).
III. GIẢI PHÁP TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010, TRƯỚC HẾT LÀ THỜIKỲ 2003 - 2005
1.Thực hiện các biện pháp cụ thể cả về xây dựng định chế lẫn biện pháp kinh tếphù hợp với từng khu vực, địa bàn và đặc điểm tiêu dùng của nhân dân địa phươngđể tăng cường khả năng và vai trò cung ứng, tiêu thụ (bảo đảm) vật tư, hàng hoácủa các chợ, các trung tâm mua bán hàng hoá ở thị trấn, thị tứ, cụm xã, các cửahàng, các điểm mua bán, các đại lý mua bán hàng theo hướng gắn sản xuất vớitiêu dùng; thực hiện một cách thuận tiện, nhanh, có hiệu quả nhất việc tiêu thụhàng hoá của nông dân, cung cấp vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống củanhân dân, trước hết là người dân sống ở nông thôn, điều tiết hoạt động của mạnglưới tiêu thụ nông sản và cung cấp vật tư, hàng hoá cho tiêu dùng ở nông thôn,tạo thế chủ động và bình ổn thị trường.
2.Đổi mới tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã thương mại - dịch vụ theo hướng:hợp tác xã mua bán ở nông thôn tổ chức theo hình thức hợp tác xã cổ phần đểthực hiện dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ thông qua phương thức đại lý mua bánvà hợp đồng hai chiều giữa một bên là nông dân (hoặc đại diện của họ là cácnhóm hộ) với một bên là doanh nghiệp; đồng thời, đổi mới cơ chế góp vốn, cơ chếquản lý, cơ chế sử dụng lao động và cơ chế phân phối của hợp tác xã cho phù hợpvới cơ chế thị trường.
Thựchiện các chính sách thích hợp để khuyến khích thương mại tư nhân (cá nhân và hộkinh doanh) cùng các hợp tác xã trở thành mạng lưới đại lý tiêu thụ chủ yếu vàđối tác cơ bản ký kết, thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp trong việc tiêu thụnông sản, cung ứng vật tư và hàng hoá tiêu dùng cho nông dân.
3.Tiếp tục phát triển phương thức đại lý để chúng thực sự trở thành cánh tay nốidài của doanh nghiệp trong việc mua nông sản và bán vật tư, hàng tiêu dùng chonông dân. Hình thành mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu lưuthông hàng hoá phù hợp với đặc điểm và điều kiện của địa phương. Lực lượng chủyếu của mạng lưới đại lý là các hợp tác xã, cá nhân, hộ kinh doanh, những ngườibuôn chuyến, thương lái, chủ vựa, đầu nậu tham gia vào việc đảm nhận mua bán ủythác cho doanh nghiệp.
Hoànthiện Quy chế đại lý mua bán, làm cơ sở cho việc ký kết và thực hiện các hợpđồng đại lý theo quy định của pháp luật. Thực hiện các chính sách hỗ trợ về tíndụng, hoa hồng, bảo hiểm... và hỗ trợ kỹ thuật đối với cả hai bên giao và nhậnđại lý.
4.Gắn kết việc tiêu thụ nông sản với cung ứng vật tư, hàng tiêu dùng thông qua kýkết và thực hiện các hợp đồng. Hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư, hàng hoáphải thực sự trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân, gắn kết chặt chẽvà ổn định giữa sản xuất với lưu thông.
Trướchết, phải căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất ở các địa phương, các vùng, nhấtlà các vùng sản xuất, chế biến nông sản tập trung phục vụ xuất khẩu, vùng sảnxuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (lúa, mía, rau xanh, trái cây, càphê, hạt tiêu, hạt điều, ngô, lạc, bông, chè, gia súc, gia cầm và nguyên liệugiấy, nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ) để thúc đẩy việc ký kết hợpđồng tiêu thụ, cung cấp vật tư, hàng hoá. Một mặt, phải áp dụng và thực hiệncác chính sách hỗ trợ đầu tư (đất đai, giống, phân bón, thức ăn, thiết bị kỹthuật, công nghệ, kết cấu hạ tầng, đào tạo và tập huấn chuyên môn,...) cho cácvùng tập trung chuyên canh; mặt khác, phải áp dụng một cách linh hoạt, hợp lýcác quy định về: thưởng theo kết quả thực hiện hợp đồng; tham gia thực hiện cáchợp đồng xuất khẩu nông sản của Chính phủ; hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấpthông tin, tiếp cận thị trường, cung cấp trước vốn, giống, phân bón, thức ăn,thuốc bệnh, kỹ thuật và công nghệ trồng trọt, chăn nuôi để hỗ trợ nông dân thựchiện hợp đồng, bảo đảm hài hoà lợi ích cho các bên khi thực hiện hợp đồng, bảođảm khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ký kết và thực hiện đúng hợp đồng
Tậptrung chỉ đạo để việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản, cung ứngvật tư nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng với nông dân được tiến hànhmột cách phổ biến và trở thành cơ sở tin cậy nhất cho cả hai bên: doanh nghiệpvà các hộ nông dân, các hộ kinh tế trang trại (hoặc đại diện của họ là các nhómhộ) hoặc thông qua các tổ, đội sản xuất, các nông trường, các hợp tác xã hoặccác thương nhân trung gian như người buôn chuyến, thương lái, đầu nậu, chủvựa,...
Hợpđồng tiêu thụ, cung cấp vật tư, hàng hoá phải được xây dựng và hoàn thiện cả vềnội dung pháp lý và nội dung kinh tế để doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ đầu tư vàosản xuất nông nghiệp, nông dân lấy đó làm cơ sở để góp vốn, mua cổ phần, liêndoanh đầu tư cùng doanh nghiệp hoặc trở thành vệ tinh của doanh nghiệp, từ đótạo căn cứ cho việc xây dựng và phát triển các tổ hợp nông - công - thương theochế độ sở hữu hỗn hợp, thực hiện sự liên kết giữa nhà nông với nhà chế biếncông nghiệp và nhà buôn, nhất thể hoá sản xuất nông nghiệp với sản xuất côngnghiệp và lưu thông hàng hoá trên thị trường nông thôn.
Doanhnghiệp nhà nước phải đóng vai trò nòng cốt qua việc thực hiện cơ chế, chínhsách của Nhà nước, bảo đảm lợi ích cho nông dân; đồng thời, tăng cường giáodục, giác ngộ ý thức trách nhiệm pháp luật của nông dân trong việc thực hiệncác nghĩa vụ theo hợp đồng.
5.Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, chủ yếu là mạng lưới các loạihình và cấp độ chợ. Thực hiện ngay việc quy hoạch, phát triển mạng lưới cácloại hình và cấp độ chợ của từng địa phương và của cả nước từ nay đến năm 2010theo đúng Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ vềphát triển và quản lý chợ với các hình thức như: Nhà nước đầu tư xây dựng chợ,các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện việc quản lý và khai thác chợ thông quađấu thầu; Nhà nước hỗ trợ đầu tư về mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật hoặc Nhà nướchỗ trợ vốn đầu tư, các doanh nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh cùng tham gia đầutư xây dựng chợ. Để khai thác có hiệu quả chợ, việc xây dựng chúng cần đượclồng ghép với các dự án và chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trênđịa bàn.
Tronggiai đoạn đầu, cần tập trung phát triển hai loại hình chợ sau:
Chợxã, chợ cụm xã, liên xã và chợ thị tứ, thị trấn đóng vai trò nơi khởi đầu muabuôn nông sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng, góp phần mở rộng cácquan hệ trao đổi, kích thích kinh tế hàng hoá phát triển, phục vụ sản xuất vàđời sống của cư dân nông thôn trong phạm vi xã, huyện.
Chợtập trung đầu mối đóng vai trò nơi kết thúc mua buôn nông sản, khởi đầu bánbuôn vật tư và hàng tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất và lưu thông hànghoá của cả một vùng, một khu vực bao gồm nhiều huyện, nhiều tỉnh lân cận (kể cảcác chợ cửa khẩu là nơi tập trung đầu mối hàng hoá xuất, nhập khẩu qua biêngiới).
Đồngthời, phải xây dựng từng bước và phát triển các điểm thông tin thị trường, cáckho bảo quản hàng hoá và các hình thức tổ chức thương mại điện tử, phục vụ chủyếu cho nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá ở nông thôn, tạo cơ sở choviệc hình thành và phát triển các trung tâm thương mại nông thôn mà nòng cốt làchợ tập trung đầu mối, kho bảo quản hàng hoá và điểm thông tin thị trường.
6.Tổ chức hệ thống thông tin thị trường từ Bộ Thương mại đến các Sở Thương mại vàcác doanh nghiệp. Nghiên cứu để thành lập các điểm thông tin thị trường ở cácvùng chuyên canh nông sản, ở thị trường nông thôn theo khu vực (ngay bên cạnhcác chợ tập trung đầu mối) với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp những thông tin cụthể, thiết thực và cơ bản về tình hình thị trường trong và ngoài vùng, khu vực.Phối hợp hoạt động của các điểm thông tin thị trường này với hoạt động của cáctổ chức khuyến nông, các câu lạc bộ, các hội, hiệp hội và doanh nghiệp để tácđộng tới định hướng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhu cầu thị trường,bảo đảm cho nông sản làm ra có sức cạnh tranh tốt (mẫu mã đẹp, chất lượng cao,giá thành thấp).
7.Đổi mới tổ chức và nội dung hoạt động của hiệp hội các nhà sản xuất, chế biếnvà lưu thông nông sản để cùng nhau nắm bắt nhu cầu của thị trường, bảo vệ lợiích cho hội viên, bảo hiểm rủi ro và hài hoà lợi ích giữa người sản xuất vàkinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiệp hội phải thực sự trởthành tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân nâng cao trình độ sản xuất,kinh doanh, chất lượng, uy tín của hàng hoá; xây dựng, bảo vệ thương hiệu chodoanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.
8.Tăng cường tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảngbá hàng hoá, chắp nối bạn hàng và đối tác kinh doanh, thúc đẩy lưu thông hànghoá và thị trường nông thôn phát triển. Kết hợp giữa hướng dẫn, giáo dục tiêudùng và kích thích gia tăng nhu cầu với chăm lo, bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng.
9.Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thương mại. Tiếptục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quảnlý nhà nước về thương mại các cấp, nhất là ở địa phương. Đẩy mạnh công tác đàotạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực các loại cán bộ đi đôi với đổi mớicông tác tuyển chọn, sử dụng và quản lý cán bộ các cấp.
Địnhhướng hoạt động của các Sở Thương mại tập trung vào công tác quy hoạch pháttriển thương mại, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển lưu thông hànghoá và mở rộng thị trường, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thươngmại. Từng bước tăng cường các công cụ, phương tiện và điều kiện vật chất cầnthiết làm cơ sở kinh tế để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triểnlưu thông hàng hoá và thị trường trong nước, nhất là trên địa bàn nông thônthuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nướcvề thương mại từ Trung ương đến địa phương.
Tăngcường cả về lượng và chất của công tác quản lý thị trường, tập trung vào lĩnhvực đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng không bảođảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường sinh thái, đặc biệt làtrên thị trường nông thôn. Kết hợp giữa hướng dẫn, tổ chức thực hiện với kiểmtra hoạt động của thương nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luậtvề thương mại. Củng cố trật tự thị trường đi đôi với nâng cao văn minh thươngmại ở nông thôn.
Điều 2. BộThương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương cụ thể hoá Đề án nàythành các chương trình, dự án với các mục tiêu, giải pháp và bước đi phù hợpvới tình hình, đặc điểm thực tế của thị trường để tổ chức triển khai thực hiện,nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong lưu thông hàng hoá và thị trường trongnước.
BộThương mại quy định cụ thể thời gian, nội dung báo cáo đánh giá kết quả thựchiện Đề án đối với các cơ quan liên quan; tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Thủtướng Chính phủ giải pháp để thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.