Văn bản pháp luật: Quyết định 32/2004/QĐ-UBND

Quàng Văn Binh
Tỉnh Điện Biên
Quyết định 32/2004/QĐ-UBND
Quyết định
14/07/2004
14/07/2004

Tóm tắt nội dung

V/v Phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên

Kế hoạch và Đầu tư
Chủ tịch
2.004
UBND tỉnh Điện Biên

Toàn văn

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

_______

Số: 32/2004/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

          Điện Biên,  ngày 14  tháng 7  năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v Phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên

___________________________

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

 

 Căn cứ Luật tổ chức HĐND & UBND ban hành ngày 10/12/2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp;

Căn cứ Quyết định số 187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Chính Phủ, V/v cho phép cửa khẩu Tây Trang và cửa khẩu Ma Lù Thàng tỉnh Lai Châu(cũ) được áp dụng chính sách Khu kinh tế cửa khẩu biên giới;

Căn cứ Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 28/3/2002 của UBND Tỉnh Lai Châu( cũ), V/v phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập đề án khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số: 214/TT-KHĐT ngày 22/06/2004 về việc trình phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1 : Phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang với nội dung như sau:

I. Tên dự án

“Dự án quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tê' cửa khẩu Tây Trang Tỉnh Điện Biên "

II. Phạm vi dự án

Dự án  tổng thể phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang có tổng diện tích tự nhiên là 266,49 km2; trong đó bao gồm phạm vi hành chính của 3 xã: Pa Thơm, Na Ư và Sam Mứn.

III. Quan điểm đầu tư phát triển

Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế về địa lý, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ xuyên á nối với các nước trong vùng và phát huy thế mạnh của các nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 0446/2003/QĐ-BTM, tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp cửa khẩu Tây Trang thành cửa khẩu Quốc tế.

- Đặt mối quan hệ chung giữa phát triển cửa khẩu Tây Trang với các cửa khẩu: Huổi Puốc (Mường Lói) huyện Điện Biên, A Pa Chải (Sín Thầu) của huyện Mường Nhé, tạo thành thế mạnh chung của các cửa khẩu để giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế với Lào và Trung quốc.

- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu phải gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề xoá đói giảm nghèo, đoàn kết dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Gắn liền phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang với dự án kinh tế quốc phòng Sông Mã, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, góp phần tăng cường tình hữu nghị Việt - Lào, đặc biệt là tăng cường tình đoàn kết hữu nghị hợp tác giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các tỉnh Bắc Lào với tỉnh Điện Biên.

IV Các mục tiêu phát triển

- Góp phần giải quyết cơ bản những vấn đề bức súc trong đời sống xã hội như: Đói nghèo, du canh du cư, di dân tự do, phá đất rừng làm nương rẫy, tái trồng cây thuốc phiện và buôn bán, nghiện hút các chất ma tuý.

- Góp phần sắp xếp lại dân cư, khai hoang ruộng nước, thâm canh cây lương thực, phát triển nghề rừng, nâng cao diện tích và chất lượng rừng.

- Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế xã hội trong vùng để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng các cơ sở sản xuất thương mại, dịch vụ, du lịch.

- Mục tiêu cụ thể đến 2005 :

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân hàng năm từ 12-15%.

+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng bình quân hàng năm là 15%.

+ Không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15%.

+ 90% số bản có điện, 80% dân số được cấp nước sinh hoạt.

+ Tiếp tục củng cố, xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phấn đấu phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2006.

+ Giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí và cải thiện rõ rệt đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số.

+ Phát triển lâm nghiệp để đưa độ che phủ rừng từ 34,3% lên 38,3% vào năm 2005 và 50,7% vào năm 2010.

+ Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch để thu hút khách du lịch, góp phần tăng thu từ dịch vụ du lịch.

V. Định hướng phát triển

Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang được phân làm các khu chức năng như sau:

1. Khu vực đô thị

A. Khu đầu mối : Bao gồm 2 khu vực :

- Khu vực đường biên: Nằm sát biên giới Việt - Lào ( Km 0 - Km 0+150m), diện tích quy hoạch 1 ha, gồm có trạm kiểm soát biên phòng, bãi đỗ xe, nhà dịch vụ.

- Khu vực vòng cua Km 2 (khu bảo thuế): Cách biên giới Việt - Lào 2 Km về phía Việt Nam (Quốc lộ 279), diện tích quy hoạch khoảng 10 ha, bao gồm trạm kiểm soát liên hợp, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện, các công ty trong và ngoài nước, chợ cửa khẩu.

Các loại hình kinh doanh gồm: Xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh.

b. Khu trung tâm Thương mại - Dịch vụ Pom Lót: Diện tích quy hoạch khoảng 60 ha. Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch . . . nhằm thúc đẩy sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang đặc biệt là thành phố Điện Biên Phủ .

2. Khu vực nông thôn, nông nghiệp

Bao gồm trung tâm các xã, các thôn bản và các địa bàn sản xuất nông - lâm nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tham gia các hoạt động thương mại và du lịch

VI. Quy hoạch đầu tư phát triển các khu chức năng, ngành, lĩnh vực

1. Quy hoạch sử dụng đất chung khu kinh tê cửa khẩu

hu kinh tế cửa khẩu Tây Trang được quy hoạch sử dụng với tổng diện tích đất tự nhiên là 26.649 ha; bao gồm 3 xã Na U , Pa Thơm, Sam mứn; được quy hoạch sử dụng như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp

+ Năm 2005 là 3.819 ha, chiếm 14,33% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất trồng cây lương thực, cây khác 3.472 ha (Đất ruộng nước 572 ha, đất nương rẫy kết hợp đồng cỏ chăn nuôi 2.500 ha, đất nông nghiệp khác 400 ha) đất vườn tạp là 280 ha, đất trồng cây lâu năm là 50 ha, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 30 ha.

+ Năm 2010 là 4.239 ha ,chiếm 15,9% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất trồng cây lương thực, cây khác 3.809 ha, đất vườn 300 ha, đất trồng cây lâu năm 100 ha, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 30 ha.

- Đất sản xuất lâm nghiệp

+ Quy hoạch đến năm 2005 là 1 1.948 ha chiếm 44,83% diện tích tự nhiên, trong đó rừng phòng hộ là chủ yếu.

+ Và đến năm 2010 là 18.700 ha chiếm 70,/7% diện tích tự nhiên, trong đó rừng phòng hộ 9.000 ha, rừng sản xuất 5.500 ha, rừng đặc dụng 4.200 ha.

- Đất ở

+ Năm 2005 là 100 ha gồm : Đất xây dựng khu vực đầu mối, khu bảo thuế, khu thương mại Pom Lót trong đó đất đô thị 90 ha và đất Ở nông thôn 10 ha.

+ Đến năm 2010 là 120 ha .

- Đất chuyên dùng: Năm 2005 là 400 ha, năm 2010 là 450 ha.

- Đất chưa sử dụng: Năm 2005 là 7.930 ha, năm 2010 là 3.140 ha.

2. Định hướng Quy hoạch xây dựng Khu đầu môi

- Khu vực đường biên: Trạm kiểm soát biên phòng, bãi đỗ xe, khu công viên cây xanh.

- Khu bảo thuế: Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, công viên cây xanh, bãi đỗ xe, hệ thống đường nội bộ, khu văn phòng và nhà ở cho thuê.

3. Định hướng quy hoạch khu trung tâm kinh tên thương mại - dịch vụ Pom Lót

- Tổng diện tích quy hoạch 60 ha, khu vực bên hữu sông Nậm Rốm khoảng 20 ha, bên tả khoảng 40 ha. Quy mô dân số 6.000 người.

- Phân khu chức năng như sau:

+ Khu trung tâm thương mại ngã ba Sam Mứn: Phố thương mại, chợ, nhà hàng, khách sạn và khu tiểu thủ, công nghiệp, gia công, chế biến hàng xuất khẩu bổ trợ cho hoạt động khu bảo thuế, diện tích quy hoạch 6 ha

+ Khu phòng khám khu vực, trường PTTH học: Nằm Ở khu vực Bản Phủ, diện tích khoảng 5 ha.

+ Khu văn hoá thể thao: Phía tây trên đường vào U Va: Xây dựng nhà văn hoá, sân vận động và khu công viên cây xanh, diện tích 10 ha.

Xen kẽ giữa các khu chức năng trên là các khu dân cư kết hợp với các công trình phúc lợi công cộng như trường tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo.

4. Định hướng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp

a. Sản xuất lương thực:

Tập trung phát triển lúa nước, ngô:

- Diện tích lúa nước đến năm 20 10 có 684 ha lúa mùa, 511 ha lúa chiêm xuân.

- Cây ngô: Năm 2010 có 595 ha gieo trồng, năng suất đạt 32 tạ/ha.

b. Sản xuất rau quả thực phẩm

Trồng rau xanh, cà chua, dưa chuột, dưa hấu ở đất bãi bồi ven sông và trên đất ruộng 1 vụ của Sam Mứn, Na Ư, Pa Thơm đáp ứng nhu cầu của khu vực và khu trung tâm thương mại - dịch vụ.

- Xen canh cây lạc, cây đậu tương trên đất trồng ngô và tăng vụ trên đất ruộng lúa 1 vụ, phát triển đậu tương đông trên đất ruộng 2 vụ lúa.

c. Cây ăn quả

 Cải tạo vườn tạp, đưa khoa học công nghệ về giống vào phát triển các loại cây ăn quả chủ yếu là: Vải, nhãn, soài, cam, quýt và dứa, ... để tạo thành vùng cây ăn quả cung cấp cho các đô thị trong khu kinh tế cửa khẩu và phục vụ khách du lịch.

d. Chăn nuôi: Đưa tiến bộ KHKT về giống, thú y vào trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá với mô hình trang trại hộ gắn với công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, phát triển đàn bò nhập nội hướng thịt, chất lượng cao.Năm 2010 toàn vùng có 6.460 con lợn, 2.000 con bò, 2.300 con trâu.

Hàng năm cung cấp cho thị trường 638 tấn thịt hơi các loại.

đ. Thuỷ sản

 Khai thác triệt để mặt nước các ao, hồ để nuôi trồng thuỷ sản, đưa tiến bộ KHKT về giống; về thú        y, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2010 có 50 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng 25 tấn cá thịt/ năm.

e. Sản xuất lâm nghiệp

Quản lý bảo vệ tết 1 1.898 ha rừng hiện có, tập trung vào khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng, đến năm 2010, diện tích đất có rừng là 18.700 ha, tăng 6.751 ha so với năm 2003, độ che phủ đạt 70%, trong đó: Giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh 7.851 ha, trồng mới 2500 ha rừng phòng hộ kết hợp kinh tế, tập trung Ở sườn núi phía đông nam xã Sam Mứn, khu vực trung tâm xã, khu vực thuận lợi về giao thông, cây trồng là những loại cây gỗ quý hiếm có tán lớn xen kẽ với các loại cây làm nguyên liệu giấy như: Tếch, Muồng đen, keo, tre ...

5. Định hướng phát triển ngành Công nghiệp - xây dựng

Xây dựng giải pháp phù hợp để quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng gồm: Đá, cát và gạch đất nung. Nghiên cứu lập dự án xây dựng Nhà máy xi măng với công xuất từ 50 - 60 ngàn tấn năm . Hình thành khu gia công chế biến hàng xuất khấu, nằm trong các khu bảo thuế, trung tâm thương mại Pom Lót, chú trọng các ngành nghề thủ công truyền thống như mây tre đan, dệt thổ cẩm, đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ cho xuất khẩu và dịch vụ - du lịch.

6. Định hướng phát triển ngành Thương mại, Du lịch và Dịch vụ: Đẩy mạnh hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, coi đây là mục tiêu chính của việc đầu tư xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang .

Nâng cấp và mở rộng trung tâm thương mại và phố thương mại đáp ứng yêu cầu giao lưu hàng hóa tại khu vực Bản Phủ đặc biệt là chợ Bản Phủ và các điểm bán hàng tại các khu du lịch, động Pa Thơm và một số chợ nông thôn.

Đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá thời kỳ (2001 - 2010) với tốc độ tăng bình quân 14- 16 %/ năm . Giá trị hàng hoá XNK (2001 - 2010) tăng 10- 15 %/năm.

Doanh thu khách sạn, nhà hàng, dịch vụ, du lịch giai đoạn 2006 - 2010 đạt 1,5 - 2,0 tỷ đồng.

Tận dụng lợi thế của quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ, đền Hoàng Công Chất, thành Bản Phủ, khu du lịch U Va và các địa danh của tỉnh Điện Biên, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. Mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch phía Lào để tăng nhanh lượng du khách xuất nhập cảnh 2 chiều qua cửa khấu Tây Trang

Đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả, các danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên, phục vụ cho hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu văn hoá dân tộc và du lịch lịch sử.

7. Định hướng phát triển các lĩnh vực Văn hoá - Xã hội

a. Về giáo dục

Năm 2010 có 100%   số trẻ trong độ tuổi đều được đi học mẫu giáo, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường bậc tiểu học đạt 99%, bậc trung học cơ sở đạt 90%.

Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, triển khai thực hiện tốt chương trình phổ cập THCS để phấn đấu cả khu vực được công nhận vào năm 2008.

Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành kế hoạch kiên cố hoá trường, lớp học, vào năm 2004. Tổ chức lồng ghép nguồn vốn để đầu tư cho các trường ưu tiên các trường ở trung tâm xã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010.

b. Về Y tế

Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trạm xá xã theo quy định, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, về y tế, đến năm 2010 các trạm xá tại trung tâm các xã đều có bác sĩ đáp ứng tết yêu cầu khám chữa các bệnh thông thường và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

c. Văn hoá, Thông tin, bưu điện, Phát thanh truyền hình

Tập trung đầu tư xây dựng một số trạm phát lại truyền hình ở trung tâm xã Na Ư, Pa Thơm, khu vực đầu mối, các trạm VTRO ở các vùng lõm để đến năm 2010 đạt 100% các hộ dân trong khu vực đều được phủ sóng truyền hình và đài Tiếng nói Việt Nam.

Phối hợp với ngành bưu chính viễn thông đầu tư xây dựng đường điện thoại và điểm bưu điện văn hoá xã ở khu vực xã Na Ư, phủ sóng điện thoại di động tại khu vực đầu mối .

Xây dựng nhà văn hoá xã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc nhằm nâng cao dân trí và dịch vụ du lịch.

8. Quy hoạch xắp xếp lại dân cư

Ưu tiên vốn đầu tư, từ nguồn vốn đưa dân đến định cư ở khu vực biên giới, tái định cư, di dân từ vùng cao đến vùng thấp, thực hiện quy hoạch sắp xếp lại dân cư với mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân, đồng thời góp phần củng cố, tăng cường tiềm lực về quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.

9. Định hướng tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng

- Xây dựng và củng cố  hệ thống đồn, trạm biên phòng trong khu vực bao gồm 2 đồn và 2 trạm biên phòng . Trong đó : Đầu tư hệ thống doanh trại theo quy mô mhà cấp III, xây dựng đồng bộ hệ thống cấp điện , nước sinh hoạt .

-Mở các tuyến đường ra biên giới và đường tuần tra Biên giới : theo quy mô đường giao thông dân sinh gồm 2 tuyến :

Tuyến 1 : Đồn Biên phòng 425 ( Pa thơm ) đến trạm Púng bon, chạy dọc theo sông Nậm Núa đến mốc B13, chiều dài 12 Km .

Tuyến 2 : Từ trạm Biên phòng cửa khẩu Pa thơm đi mốc C2 ( địa bàn xã Na Ư ), chiều dài 10 Km .

- Phối hợp với nước bạn Lào , xây dựng một số công trình Văn hóa trên khu vực Biên giới như đài vọng cảnh , các mốc biên giới theo đúng tiêu chuẩn mốc giới  Quốc gia , đảm bảo tính trang trọng , khẳng định được chủ quyền biên giới đồng thời đóng vai trò như một công trình kiến trúc, cảnh quan phục vụ du khách đến tham quam tại vùng biên giới . Trước mắt ưu tiên  đầu tư xây dựng mốc C1 tại cửa khẩu Tây trang .

VII . Quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

1 . Về cơ sở hạ tầng chung

           a, Giao thông

 Xây dựng nâng cấp một số tuyến Giao thông quan trọng tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ hoàn chỉnh đi lại thuận tiện vào cả 2 mùa , phục vụ tốt yêu cầu giao lưu kinh tế , Văn hóa , Du lịch .

 - Nâng cấp Quốc lộ 279 từ Bản Phủ đến cửa khẩu Tây trang thành đường cấp IV , mặt thảm nhựa , chiều dài 26 Km .

- Tuyến Quốc lộ 279 - TT xã Na Ư : Dài 10 Km, nâng cấp với quy mô đường GTNT loại A , mặt đường rải nhựa .

- Tuyến Noong luống - TT xã Pa thơm : dài 16 Km , nâng cấp với quy mô đường loại A nông thôn, mặt đường rải nhựa .

- Tuyến TT xã Pa thơm - Động Pa thơm : Dài 5 Km , quy mô đường GTNT loại A  mặt đường rải nhựa, đoạn lên cửa động xây dựng bậc đá.

- Đường trục chính nối QL 279 với đường vào U va ( đi qua phía bắc thành Tan vạn ) : Bề rộng nền đường 32 m , chiều dài 1,5 Km , có hệ thống đèn chiếu sáng

- Đường QL 279 - Hồ Hồng sạt : dài 1,5 Km ,nâng cấp với quy mô đường loại A nông thôn , mặt đường rải nhựa .

- Đường tuần tra biên phòng : 2 tuyến , tổng chiều dài 22 Km , quy mô đường dân sinh mặt đường từ 2 - 2,5 m.

Tổng vốn đầu tư 80.400 triệu đồng

b, Điện

- Tuyến 35 KV từ bản Na hai đến biên giới Việt - Lào dài 20 Km.

- Tuyến 35 KV QL 279 đến trung tâm xã Na Ư  dài 10 Km .

- Tuyến 22 KV từ Noong luống đến trung tâm xã Pa thơm dài 13 Km .

 lưới điện hạ thế tại trung tâm các xã Pa Thơm và Na Ư với tổng chiều dài 10 km

Tổng vốn đầu tư 10.500 triệu đồng

c. Nước sinh hoạt

- Nước sinh hoạt các bản và cụm bản, đầu tư theo các chương trình mục tiêu: Chương trình 135, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn . .

- Khu đầu mối: Đầu tư xây dựng công trình cấp nước bằng giải pháp bơm cao áp, nguồn nước từ suối Ca Hâu.

Nước sinh hoạt cho khu trung tâm thương mại Pom Lót: Nhu cầu cấp nước từ 10.000 - 12.000 người, nguồn nước ở suối bản Ten, xây dựng giải pháp tự chảy.

Tổng vốn đầu tư 17.000 triệu đồng.

2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu chức năng

a. Khu đầu mối cửa khẩu

- Khu vực đường biên:

+ Trạm kiểm soát biên phòng

+ Doanh trại

+ Bãi đỗ xe: Mở rộng trục đường dài 150m từ km 0 vào nội địa

+ Khu công viên cây xanh

- Khu bảo thuế:

+ Hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, diện, nước . . .

  + Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu: Quy mô đầu tư nhà cấp III, diện tích 1.000 m2

+ Cửa hàng miễn thuế diện tích sàn 500 m2.

+ Triển lãm hội chợ: 1000m2

+ Kho ngoại quan diện tích 1.200m2.

+ Khu văn phòng cho thuê diện tích sàn 700m2.

+ Công viên cây xanh.

Tổng vốn đầu tư khu đầu mối 29.500 triệu đồng.

b. Khu trung tâm thương mại Pom Lót:

- Thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, ki ốt bán hàng, cho thuê đất với mục đích sản xuất, kinh doanh thương mại, gia công hàng xuất khẩu

- Nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực Bản Phủ

Tổng vốn đầu tư 36.000 triệu đồng.

3. Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng các ngành, lĩnh vực:

 a.Về Nông - Lâm nghiệp:

- Cải tạo, nâng cấp thuỷ lợi Na Ư, cấp nước tưới cho 60 ha lúa 1 - 2 vụ.

- Kiên cố hoá 1,5 khi kênh hữu thuỷ lợi bản Na Ten xã Sam Mứn, tươi ổn định cho 60 ha lúa, trong đó 30 ha lúa 2 vụ.

- Xây dựng thuỷ lợi Ca Hậu tưới 2 vụ cho 30.ha .

- Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ và trồng rừng mới. Phát triển diện tích rừng kinh tế với các loại cây nguyên liệu giấy, ván ép ở các khu vực có điều kiện.

Tổng vốn đầu tư 17.600 triệu đồng.

b. Về Công nghiệp:

Khuyến khích hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề truyền thống như: Dệt thổ cẩm, hàng mây tre đan mỹ nghệ phục vụ cho du lịch và xuất khẩu. Nghiên cứu xây dựng dự án khả thi nhà máy xi măng Na Hai công suất từ 50 - 60 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư 40.000 triệu đồng.

c. Về Thương mại, dịch vụ - du lịch:

- Quy hoạch đầu tư khu du lịch động Pa Thơm và tuyến du lịch nghiên cứu văn hoá dân tộc :

+ Tôn tạo động Pa Thơm, xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng, xây dựng các cơ sở dịch vụ đi kèm như bãi dỗ xe, dịch vụ ăn uống, gian hàng lưu niệm.

+ Xây dựng từ 1 đến 2 bản văn hoá dân tộc Thái hoặc Lào, khôi phục lại các tập quán sinh hoạt, các lễ hội truyền thống của dân tộc.

- Quy hoạch khu du lịch hồ Hồng Sạt: Xây dựng các khu nghỉ sinh thái, vui chơi giải trí gắn với mặt hồ, dịch vụ du lịch ẩm thực

- Trùng tu, tôn tạo di tích thành Tam Vạn để trở thành điểm du lịch di tích lịch sử có giá trị.

- Phát triển một số trang trại có vườn cây ăn quả, ao nuôi cá cảnh, cá thịt hình thành các điểm du lịch kinh tế vườn; mở tua du lịch thành phố Điện Biên - Thành Hoàng Công Chất - Thành Tam Vạn - Động Pa Thơm.

Tổng vốn đầu tư 18.000 triệu đồng.

d. Về Y tê, Giáo dục, văn hoá, thông tin:

- Nâng cấp các trạm y tế ở trung tâm xã Na Ư, Pa Thơm

- Xây dựng các trường học trung tâm xã Na Ư, Pa Thơm theo quy mô trường chuẩn Quốc gia, đáp ứng năng lực thiết kết 8 phòng học/ trường.

- Xây dựng điểm bưu điện, đường điện thoại cho xã Na Ư, trạm phủ sóng điện thoại di động khu vực cửa khẩu khi khu bảo thuế hoạt động.

- Đầu tư xây dựng các trạm phát lại truyền hình trạm phát sóng FM, các trạm thu phát VTOR ở các vùng lõm.

Tổng vốn đầu tư 22.000 triệu đồng.

h. Xây dựng đồn trạm biên phòng: Nâng cấp các đồn biên phòng trong khu vực theo quy mô nhà cấp III. Tổng vốn đầu tư 4.000 triệu đồng.

VIII. Tổng hợp vốn đầu tư, phân nguồn vốn và phân kỳ đầu tư:

1. Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng mức vốn đầu tư: 275 tỷ đồng.

2. Các nguồn vốn đầu tư:

- Vốn XDCB tập trung : 151 .000 triệu đồng chiếm 54,9%

- Vốn tín dụng đầu tư: 19.000 triệu đồng chiếm 6,9%

- Vốn TW đầu tư trên địa bàn: 44.500 triệu đồng chiếm 16,/8% Vốn các doanh nghiệp và dân cư: 60.500 triệu đồng chiếm 22,0% 3. Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn từ 2004 - 2006: Tập trung đầu tư một số công trình hạ tầng thiết yếu của khu đầu mối gồm hệ giao thông, điện, nước sinh hoạt, trạm kiếm soát liên hợp, . . . phục vụ cho hoạt động của khu đầu mối. Xây dựng các công trình thuỷ lợi, trường học, bưu điện, trạm phát lại truyền hình của các xã và hỗ trợ khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng.

Vốn đầu tư dự kiến khoảng 90.200 triệu đồng chiếm 32,8%.

- Giai đoạn từ năm 2007 - 2010: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng các yêu cầu phát triển mở rộng các khu chức năng, tăng cường đầu tư cho phát triển các ngành và lĩnh vực nhất là các lĩnh vực văn hoá - xã hội, điểm du lịch và các công trình công cộng.

Vốn đầu tư dự kiến khoảng 184.800 triệu đồng chiếm 67,2%.

IX. Cơ chế quản lý và chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu.

1. Tổ chức bộ máy quản lý khu kinh tê/cửa khẩu.

Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Thương mại & Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Hải quan; Xây dựng; Tài nguyên & Môi trường; Nông nghiệp & PTNT; Nội vụ; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng; Công an tỉnh; UBND huyện Điện Biên và các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức phù hợp, để quản lý khu kinh tế cửa khẩu thực hiện được nhiệm vụ và chức năng sau:

+ Quản lý về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Quản lý về hoạt động thu hút, khai thác vốn đầu tư.

+ Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu.

+ Trực tiếp quản lý phần vốn được để lại đầu tư theo Quy chế khu kinh tế cửa khẩu ban hành theo quyết định số 53/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ.

+ Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Tây Trang. Có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc tình hình thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh đảm bảo nhanh chóng, đơn giảm và đảm bảo thủ tục quy định.

+ Phối hợp vời các cơ quan khối nội chính giữ gìn trật tự an ninh, quốc phòng khu vực biên giới.    

2. Cơ chế chính sách đầu tư vào khu kinh tê cửa khẩu.

Tất các các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia đầu tư vào hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Quy chế khu kinh tế cửa khẩu biên giới, luật Khuyến khích đầu tư trong nước( sửa đổi) và luật dầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2.Tổ chức thực hiện

1. Thành lập trạm kiểm soát liên hợp bao gồm các ngành Công an, Hải quan, Biên phòng, Thuế, Kiểm dịch động, thực vật để nhanh chóng thực hiện các quy chế về khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53 của Thủ Tướng Chính Phủ đối với các hoạt động xuất, nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

2. Tổ chức đoàn công tác làm việc với tỉnh Phong Sa Ly, U Dom Say, Luồng Phra Băng của Lào để tìm hiểu thị trường, chính sách thương mại, các chính sách khu biên mậu, từ đó có giải pháp xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang và các cửa khẩu khác giữa Điện Biên và Lào cho phù hợp, đảm bảo tạo nên các cặp cửa khẩu thương mại có sức hút từ nhân dân và doanh nghiệp của cả hai bên.

3. Ưu tiên xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu tại khu vực cửa khẩu như cải tạo mặt bằng, xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý Nhà nước, tập trung huy động mọi nguồn vốn theo lĩnh vực để đầu tư.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông Chánh Văn phòng HĐND-UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thương mại - Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính , Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Hải quan tỉnh, Công an tỉnh, Y Tế, Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm, Chỉ huy trưởng BCH quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng bộ đội Biên phòng, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên và Thủ trưởng các Ban, Ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.                                                               

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN 

CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

Quàng Văn Binh

         

 


Nguồn: vbpl.vn/dienbien/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=34004&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận