Văn bản pháp luật: Quyết định 34/2006/QĐ-BNN

Cao Đức Phát
Toàn quốc
Công báo số 17 - 05/2006;
Quyết định 34/2006/QĐ-BNN
Quyết định
27/05/2006
09/05/2006

Tóm tắt nội dung

Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Viện Bảo vệ thực vật

Bộ trưởng
2.006
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Viện Bảo vệ thực vật


BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam;

Xét đề nghị của Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí chức năng

1. Viện Bảo vệ thực vật được thành lập theo điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định số: 220/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

2. Viện Bảo vệ thực vật là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về dịch hại và sinh vật có ích trên cây trồng nông lâm nghiệp, các đối tượng kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật trên phạm vi cả nước.

Tên giao dịch tiếng Anh của Viện là: Plant Protection Research Institute, tên viết tắt là PPRI.

3. Viện được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trụ sở của Viện đặt tại huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ của Viện

1. Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

2. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực:

a) Điều tra cơ bản về sinh vật gây hại, sinh vật có ích, xây dựng quỹ gen về sinh vật trong bảo vệ thực vật; bảo quản và xây dựng bộ mẫu chuẩn quốc gia về côn trùng, bệnh hại, cỏ dại, vi sinh vật nông nghiệp, ký sinh thiên địch;

b) Nghiên cứu sâu, bệnh, cỏ dại và các loài dịch hại khác hại cây nông lâm nghiệp và giải pháp phòng trừ;

c) Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật;

d) Nghiên cứu độc lý, dư lượng, phát triển thuốc bảo vệ thực vật và giải pháp sử dụng theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường;

đ) Nghiên cứu và xác định các đối tượng kiểm dịch thực vật;

e) Nghiên cứu đánh giá nguy cơ và quản lý dịch hại phục vụ sản xuất nông sản an toàn;

f) Tham gia nghiên cứu chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh có năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ cho các vùng sinh thái của cả nước.

3. Thực hiện khảo, kiểm nghiệm thuốc bảo vật vệ thực.

4. Thực hiện chức năng khuyến nông, khuyến lâm về bảo vệ thực vật.

5. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ thực vật theo quy định của Nhà nước.

6. Hợp đồng liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật với các tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật.

7. Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

8. Quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Viện

1. Lãnh đạo Viện:

Lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật có: Viện trưởng và Phó Viện trưởng.

a) Viện trưởng: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện;

b) Phó Viện trưởng: do Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Bảo vệ thực vật và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được Viện trưởng phân công.

2. Các phòng nghiệp vụ giúp Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ:

a) Phòng Tổ chức Hành chính;

b) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;

c) Phòng Tài chính Kế toán.

Các phòng có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có thể thành lập các phòng cho phù hợp, nhưng không quá 03 phòng.

3. Các Bộ môn nghiên cứu:

a) Bộ môn Bệnh cây;

b) Bộ môn Côn trùng;

c) Bộ môn Miễn dịch thực vật;

d) Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường;

đ) Bộ môn Chẩn đoán giám định dịch hại và thiên địch;

e) Bộ môn kinh tế sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.

Các Bộ môn có Trưởng Bộ môn và Phó Trưởng Bộ môn.

4. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện:

Trung tâm Đấu tranh sinh học.

Trung tâm có Giám đốc và Phó Giám đốc.

5. Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Bảo vệ thực vật:

Công ty là Doanh nghiệp trực thuộc Viện, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Giao Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam quy định nhiệm vụ cụ thể, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện; Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động cho các tổ chức trực thuộc Viện; đăng ký hoạt động Khoa học công nghệ của Viện với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam và Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=16093&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận