Văn bản pháp luật: Quyết định 3407/QĐ-KH-KT

 
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 3407/QĐ-KH-KT
Quyết định
05/07/1995
05/07/1995

Tóm tắt nội dung

Ban hành bản Tiêu chuẩn ngành 22-TCN 226-95 "Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ"

 
1.995
 

Toàn văn

QUYếT địNH

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Nghị định số: 141/HĐBT ngày 24-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành "Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá";

Căn cứ Nghị định số: 22/CP ngày 22-3-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông Vận tải;

Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29-5-1995 của Chính phủ về bảo đảm an toàn trật tự giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;

Theo đề nghị của các ông: Vụ trưởng Vụ Khoa học - Kỹ thuật và Cục trưởng cục Đăng kiểm Việt Nam;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:

Ban hành kèm theo Quyết định này bản Tiêu chuẩn ngành:

"Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ"

Tiêu chuẩn về nguyên tắc thủ tục.

Số đăng ký: 22TCN 226-95

Điều 2:

Tiêu Chuẩn ngành này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3:

Các ông: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ KHKT, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục đường Bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở GTCC và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai và kiểm tra quá trình áp dụng tiêu chuẩn này trong cả nước./.

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiêu huẩn trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

Số tiêu chuẩn

22-TCN

226-95

Bộ Giao thông vận tải

 

Có hiệu lực từ

5-7-1995

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.1.

Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ là cơ sở làm nhiệm vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới đường bộ trong một hệ thống thống nhất trên quy mô toàn quốc theo Quy định tại Thông tư số 135 CP/KHKT ngày 27-6-1995 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Điều 1.2. Hệ thống tổ chức mạng lưới kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ bao gồm:

a. Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ và các Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b. Các trạm Trạm Đăng kiểm làm nhiệm vụ kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ thuộc các sở GTVT, Sở GTCC của tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

 

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 2.1.

Cơ sở để xác định tiêu chuẩn các Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ là tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ có số đăng ký: 22-TCN 224-95 do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo Quyết định số 3321 QĐ/KHKT ngày 29 tháng 6 năm 1995 và tiêu chuẩn quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có số đăng ký: 22-TCN. 225-95 do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo Quyết định số 3322 QĐ/KHKT ngày 29 tháng 6 năm 1995;

Điều 2.2.

Tiêu chuẩn Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trang bị bán cơ giới gồm:

a) Địa điểm, nhà xưởng:

Địa điểm của trạm phải bố trí sao cho phương tiện ra, vào được dễ dàng thuận lợi không gây cản trở giao thông, nên chọn địa điểm vừa đảm bảo nhiệm vụ trước mắt trang bị bán cơ giới vừa có thể mở rộng để sau này xây dựng cho Trạm trang bị cơ giới đồng bộ.

Diện tích mặt bằng cho mỗi dây chuyền kiểm tra tối thiểu phải đảm bảo sau đây:

Chiều dài: 28m.

Chiều rộng: 10m.

Ngoài ra phải đảm bảo có quãng đường dài tối thiểu 150m mặt đường cứng (rải nhựa hoặc bê tông) để kiểm tra phanh chính, ngoài ra phải có một đoạn đường có độ dốc 31%, có độ dài tối thiểu là 7m để kiểm tra phanh tay.

Thiết bị kiểm tra phải được đặt nhà xưởng có mái che thoả mãn cho những loại phương tiện quy định cho dây chuyền kiểm tra có thể ra vào được.

b) Thiết bị kiểm tra:

Thiết bị do độ dơ của vô lăng lái.

Cờ lê lực.

Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng.

Đèn soi kiểm tra.

Thiết bị đo gia tốc phanh hoặc dụng cụ đo quãng đường phanh.

Thiết bị đo độ ồn.

Thiết bị kiểm tra áp suất lốp.

Hệ thống cung cấp khí nén.

Kích thuỷ lực.

Hầm hoặc cầu kiểm tra phù hợp với Bộ luật lao động.

Thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin như máy vi điện toán, máy in, bộ Fax nối với hệ thống máy tính của Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ (VAR).

c) Nhân lực

Số lượng biên chế của các Trạm tuỳ theo số lượng dây chuyển kiểm tra bố trí trong Trạm để xác định biên chế cần có, nhưng tối thiểu mỗi trạm phải bố trí đủ lực lượng sau đây:

Một trạm trưởng: nếu là kỹ sư cơ khí hoặc vận tải ôtô đã qua 5 năm công tác chuyên ngành, nếu là trung học phải là trung học cơ khí hoặc vận tải ô tô đã qua 7 năm công tác chuyên ngành.

Một Đăng kiểm viên kiểm tra hệ thống chiếu sáng và tín hiệu :

Yêu cầu: Nếu là kỹ sư cơ khí hoặc vận tải ô tô phải qua 3 năm công tác chuyên ngành, nếu là trung cấp cơ khí hoặc vận tải ôtô phải qua 5 năm công tác chuyên ngành, nếu là thợ điện trình độ bậc 5/7.

Một Đăng kiểm viên kiểm tra hệ thống gầm (thùng, bệ vỏ xe, hệ thống chuyển động, hệ thống lái, hệ thống phanh).

Yêu cầu: Nếu là kỹ sư phải là kỹ sư cơ khí hoặc vận tải ô tô đã qua 3 năm công tác chuyên ngành, nếu là trung học phải là trung học cơ khí hoặc vận tải ô tô đã qua 5 năm công tác chuyên ngành, nếu là công nhân phải là thợ sửa chữa ô tô có bậc thợ 5/7 và bắt buộc phải có giấy phép lái xe.

Một đăng kiểm viên kiểm tra tiếng ồn và khí xả:

Yêu cầu: Nếu là kỹ sư phải là kỹ sư cơ khí hoặc vận tải ô tô đã qua 3 năm công tác chuyên ngành, nếu là trung học phải là trung học cơ khí hoặc vận tải ô tô đã qua 5 năm công tác chuyên ngành, nếu là công nhân phải là thợ máy có bậc thợ 5/7.

Một nhân viên lưu trữ hồ sơ và xử lý thông tin.

Yêu cầu: Tốt nghiệp PTTH trở lên và biết sử dụng thành thạo máy vi tính.

Trạm trưởng và Đăng kiểm viên làm việc trong các trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Tư cách đạo đức tốt.

Tôn trọng luật pháp.

Có ý thức tổ chức.

Trung thành với nghiệp vụ được giao.

Không bị can án.

Tất cả các cán bộ công tác tại Trạm Đăng kiểm kể cả Trạm trưởng và đăng kiểm viên phải qua lớp huấn luyện chuyên nghiệp bổ túc về kỹ thuật kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Điều 2.3.

Tiêu chuẩn Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trang bị cơ giới:

a. Địa điểm nhà xưởng: Địa điểm của Trạm Đăng kiểm phải bố trí đảm bảo cho phương tiện ra, vào kiểm tra được dễ dàng thuận lợi, không gây cản trở giao thông, diện tích mặt bằng của trạm phải đảm bảo đủ để lắp đặt thiết bị kiểm tra, mỗi dây chuyền kiểm tra phải có đủ kích thước sau đây:

Chiều dài 28m.

Chiều rộng 8m.

Thiết bị kiểm tra phải được thiết kế, lắp đặt chắc chắn trên mặt bằng của trạm nhằm đảm bảo độ chính xác và an toàn trong quá trình thiết bị làm việc.

Nhà xưởng phải có kết cấu và mái che vững chắc và phải thoả mãn chiều cao tối thiểu 3,5m để phương tiện ra vào kiểm tra được dễ dàng.

Trong trạm phải trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ lao động cho nhân viên làm việc, phải có đầy đủ dụng cụ và thiết bị phòng cháy chữa cháy.

b. Thiết bị kiểm tra.

Thiết bị kiểm tra điều chỉnh đèn.

Thiết bị kiểm tra phanh.

Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng.

Thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ.

Thiết bị đo thành phần khí xả của động cơ xăng.

Thiết bị đo thành phần khí xả của động cơ diezel.

Thiết bị đo tiếng ồn.

Thiết bị đo âm thanh.

Thiết bị đo áp suất lốp.

Hệ thống cung cấp khí nén.

Kích nâng gầm xe.

Các dụng cụ khác.

Hầm hoặc cầu kiểm tra bằng mắt thường phù hợp với Bộ Luật Lao động.

Thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin như máy vi điện toán, máy in, bộ Fax nối với hệ thống máy tính của Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ (VAR).

c. Nhân lực: áp dụng như mục C, Điều 2.2 của Tiêu chuẩn này.

Điều 2.4.

Tiêu chuẩn của các thiết bị kiểm tra trong Trạm Đăng kiểm ghi tại Điều 2.2, 2.3 trong bảng tiêu chuẩn này phải tuân theo Quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Điều 2.5.

Mỗi Trạm Đăng kiểm phải quy định các biện pháp quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ để đảm bảo hoạt động có hiệu quả theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Điều 2.6.

Trạm Đăng kiểm phải thực hiện việc kiểm tra và giám sát kỹ thuật, đánh giá và kết luận trung thực về kết quả kiểm tra và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 3.1.

Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp công ích, chuyên doanh kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, không được phép buôn bán phương tiện cơ giới đường bộ, phụ tùng, phụ kiện, vật tư kỹ thuật và hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện cơ giới đường bộ.

Điều 3.2.

Để đáp ứng với tình hình trước mắt, Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ (VAR) (được thành lập theo quyết định số 3141 QĐ-TCCB-LĐ ngày 23-9-1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải) và các Sở GTVT, Sở GTCC thành lập ngay các Trạm Đăng kiểm trang bị bán cơ giới, tổ chức tập huấn cho đăng kiểm viên, mua sắm thiết bị bán cơ giới cho các trạm, đồng thời chuẩn bị tích cực để các trạm trang bị cơ giới đồng bộ đi vào hoạt động trong thời gian nhanh nhất.

Điều 3.3.

Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng giao cho chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và đề ra những Quy định cụ thể để thực hiện việc quản lý hoạt động thống nhất mạng lưới Đăng kiểm làm nhiệm vụ kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ trên phạm vi cả nước./.

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI

ĐƯỜNG BỘ (V.A.R) 

DANH MỤC

CÁC THIẾT BỊ KIỂM TRA TRANG BỊ CHO CÁC TRẠM KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN I

Từ 1-8-1995 đến 12-1996

Dùng cho xe tải loại 12 tấn: 360.000 đồng/1 cái.

1. Thiết bị do độ dơ của vô lăng lái:

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở. Nếu đặt mua từ 7-7-1995 thì có thể lấy hàng vào ngày 23-7-1995.

Đơn giá: 850.000 đồng - một thiết bị (Việt Nam SX).

Thời gian bảo hành 6 tháng.

2. Cờ lê lực: dùng để kiểm tra lực xiết bulông (bánh xe).

Cung cấp được theo yêu cầu của các sở, nếu đặt mua thì sau 3 ngày đến 5 ngày có thể nhận được hàng.

Khoảng đo của thiết bị: từ 0-30 KG - Đơn giá: 190.000 đồng - một thiết bị.

3. Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng:

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở. Nếu đặt mua từ 7-7-1995 thì có thể lấy hàng vào ngày 23-7-1995.

Đơn giá: 2.900.000 đồng - một thiết bị (Việt Nam SX).

4. Đèn soi kiểm tra:

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở. Nếu đặt mua từ 7-7-1995 thì có thể lấy hàng vào ngày 23-7-1995.

Đơn giá:

5. Thiết bị đo độ ồn:

Dải đo từ 35 đến 130đB.

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở. Nếu đặt mua từ 7-7-1995 thì có thể lấy hàng vào ngày 23-7-1995.

Đơn giá: 600USD - một thiết bị.

6. Thiết bị kiểm tra áp suất lốp (Đài Loan):

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở. Nếu đặt mua thì sau 3 đến 5 ngày có thể lấy được hàng.

Đơn giá: 145.000 đồng - một thiết bị.

7. Kích thuỷ lực: (Đài Loan):

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở. Nếu đặt mua thì sau 3 đến 5 ngày có thể lấy được hàng.

Đơn giá: + Dùng cho xe con, xe du lịch: loại 6 tấn: 260.000 đồng/1 cái.

Dùng cho xe tải loại 12 tấn: 360.000 đồng/1 cái.

8. Búa Kiểm tra (loại chuyên dùng):

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở. Nếu đặt mua thì sau 10 đến 15 ngày có thể lấy được hàng.

Đơn giá:

9. Thiết bị kiểm tra độ mòn của lốp (loại chuyên dùng)

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở. Nếu đặt mua thì sau 10 đến 15 ngày có thể lấy được hàng.

Đơn giá:

10. Các thiết bị khác phục vụ cho trạm để đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Trạm.

Cung cấp được theo yêu cầu của các Sở.

Bình cứu hoả (Bắc Kinh xuất khẩu)- có tem kiểm tra của Cục PCCC.

Đơn giá: 165.000 đồng/1 bình.

Tủ cứu thương.

Đơn giá: 100.000 đồng/1 tủ.

11. Thiết bị thông tin: khoảng 50.000.000 triệu đồng, bao gồm:

Máy vi tính.

Máy in.

Fax.

Các chương trình phần mềm.

Tổng số tiền để trang bị thiết bị cho một trạm trong giai đoạn đầu từ 60 triệu đến 70 triệu đồng. Nếu tính cả chi phí làm đường thử phanh, nhà xưởng để làm việc tạm thời thì cần khoảng 400 đến 450 triệu đồng cho một trạm./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=9726&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận