QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘNỘI VỤ
Về việc phê duyệt bản Điều lệcủa Hiệp hội Công nghiệp kỹ thuật điện Việt Nam
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L04 ngày 20/5/1957 quyđịnh về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CPngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp kỹthuật điện Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ chứcphi Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ củaHiệp hội Công nghiệp kỹ thuật điện Việt Nam đã được Đại hội nhiệm kỳ II ngày05 tháng 4 năm 2003 thông qua.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lựcsau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệpkỹ thuật điện Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chứcphi Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
ĐIỀU LỆ Hiệphội Công nghiệp kỹ thuật điện Việt Nam.
Chương I
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤCĐÍCH
Điều 1. Hội lấy tên là Hiệp hội Côngnghiệp kỹ thuật điện Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam Electrical IndustryAssociation.
Viết tắt là: VELINA.
Điều 2. Hiệp hội Công nghiệp kỹthuật điện Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi Chính phủ của các đơn vị hoạtđộng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chế tạo, sản xuất, xây lắp và kinhdoanh các hàng hóa chuyên ngành kỹ thuật điện.
Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗtrợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên;góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động.
Điều 3. Hiệp hội Công nghiệp kỹthuật điện Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội, Hiệp hộicó Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 4. Hiệp hội Công nghiệp kỹthuật điện Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, chịu sự quản lý của Bộ Côngnghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, thích vụ... cácloại hàng hóa chuyên ngành kỹ thuật điện theo pháp luật của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HIỆPHỘI
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệphội:
1. Tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngànhCông nghiệp kỹ thuật điện trong các thành phần kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trườngtừ các hoạt động sản xuất công nghiệp kỹ thuật điện, bảo hộ an toàn lao động.
2. Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nướcvề những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triểnngành Công nghiệp kỹ thuật điện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giảiquyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hộiviên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Động viên nhiệt tình và khả năng lao độngsáng tạo của Hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuậttrong nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về các hàng hóa chuyên ngành kỹthuật điện trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựukhoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn đời sống.
4. Hỗ trợ tưvấn cho các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổchức, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giácả để hội viên bố trí lại sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
5. Tổ chứccác hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyết khích hợp tác,liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển. Xúc tiến thương mạigiữa các doanh nghiệp với hội viên, giữa hội viên với các tổ chức kinh tế.
6. Tổ chứcđào tạo bằng các hình thức thích hợp để giúp các doanh nghiệp nâng cao kiếnthức và năng lực quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất ngànhcông nghiệp kỹ thuật điện theo quy định của pháp luật.
7. Hòa giải các bất đồng, tranh chấp giữa cáchội viên thông qua thương lượng, hòa giải, hợp tác.
8. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hộiviên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tếvới các cá nhân và tổ chức quốc tế, trong khu vực Đông Nam Á vàcác nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chứccác trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn... trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầutheo quy định của pháp luật.
10. Xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến kỹthuật và quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 6. Hội viên
1. Hội viên chính thức: Các pháp nhân của ViệtNam hoạt động trong các lĩnh vực: Sản Xuất, kinh doanh, nghiên cứu, tiêu thụ...các loại hàng hóa chuyên ngành kỹ thuật điện tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tựnguyện viết đơn gia nhập Hiệp hội, đóng tiền nhập Hiệp hội và hội phí đều cóthể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.
Người được cử tham gia Hiệp hội phải là người cóthẩm quyền của hội viên là đơn vị có tư cách pháp nhân. Trong trường hợp ngườiđược cử tham gia Hiệp hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, thì hội viên làđơn vị có tư cách pháp nhân sẽ cử người thay thế.
2. Hội viên liên kết: Các tổ chức, cá nhân cóliên quan đến sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ, dịch vụ... các loạihàng hóa chuyên ngành kỹ thuật điện và các tổ chức sản xuất, kinh doanh có vốn nướcngoài... tán thành Điều lệ của Hiệp hội, có đơn xin gia nhập đều có thể trởthành hội viên liên kết của Hiệp hội.
3. Hội viên danh dự những công dân, các nhà quảnlý khoa học, kỹ thuật và tổ chức pháp nhân có công lao đối với sự nghiệp pháttriển ngành nói chung và Hiệp hội nói riêng được Hiệp hội mời làm hội viên danhdự.
Điều 7. Thủ tục chấm dứt quyền hộiviên:
1. Hội viên tự nguyện xin rút ra khỏi Hiệp hội,cần gửi đơn cho Ban chấp hành Hiệp hội.
2. Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hiệp hội trongtrường hợp vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội, làm ảnh hưởng đến thể diện,uy tín và tài chính của Hiệp hội.
3. Bị cơ quan nhà nước đình chỉ hoạt động, bịgiải thể hay bị tuyên bố phá sản.
Quyền và nghĩa vụ của hội viên chấm dứt sau khiBan chấp hành Hiệp hội ra thông báo.
Ban chấp hành Hiệp hội thông báo danh sách hộiviên xin rút khỏi Hiệp hội, hội viên bị khai trừ và hội viên xóa tên cho tất cảcác hội viên khác biết.
Điều 8. Quyền lợi của hội viên:
1. Được tham gia đại hội, bầu cử đại biểu thamdự đại hội của Hiệp hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phêbình mọi công việc của Hiệp hội; được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với cáccơ quan nhà nước thông qua Hiệp hội.
3. Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban chấp hànhHiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
4. Được Hiệp hội phổ biến kinh nghiệm sản xuất,bồi dưỡng nghề nghiệp, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật bằng các hình thức:cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trìnhdiễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham quan, khảo sát ở trongvà ngoài nước.
5. Được Hiệp hội giúp đỡ, bảo trợ trong các côngtrình nghiên cứu riêng, các sáng kiến phát minh trong nghề, bảo vệ quyền lợichính sách trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo đúng pháp luật của Nhà nước.
6. Được Hiệp hội giúp đỡ, giới thiệu với các cơsở trong và ngoài ngành để hợp đồng sản xuất, làm chuyên gia kỹ thuật...
7. Được quyền ra khỏi Hiệp hội.
8. Hội viên liên kết và hội viên danh dự được hưởngcác quyền như hội viên chính thức, trừ các quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.
Điều 9. Hội viên có nghĩa vụ:
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách,pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này; thực hiện nghị quyếtcủa Hiệp hội; tuyên truyền phát triển hội viên mới.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệphội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng tổ chức hội ngày càngvững mạnh.
3. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụcho hoạt động của Hiệp hội.
4. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí đầy đủ theoquy định.
Chương IV
TỔ CHỨC HỘI
Điều 10. Hiệp hội Công nghiệp kỹthuật điện Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tựquản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng với mọi hội viên.
Các cơ quan chấp hành hoạt động trên cơ sở bànbạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, thiểu số phục tùng đa số.
Điều 11. Tổ chứccủa Hiệp hội gồm:
Đại hội toàn thể thành viên.
Hội đồng Hiệp hội.
Ban Thường trực Hiệp hội.
Ban Kiểm tra.
Chi hội chuyên ngành.
Văn phòng đại diện.
Điều 12. Đại hội Đại biểu toàn quốcHiệp hội Công nghiệp kỹ thuật điện Việt Nam:
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Côngnghiệp kỹ thuật điện Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội.Đại hội được tổ chức 5 năm một lần.
2. Nhiệm vụ chính của Đại hội: Thảo luận báo cáotổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động mới của Hiệp hội;
Quyết định phương hướng và chương trình công táccủa Hiệp hội;
Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hiệp hội;
Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọngcủa Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban chấp hành Hiệp hội;
Thảo luận, phê duyệt quyết toán tài chính vàthông qua kế hoạch tài chính khóa mới; Bầu Hội đồng, Ban kiểm tra của Hiệp hội;
3. Đại hội đại biểu có thể được triệu tập bất thườngđể giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị của 213 ủy viênBan chấp hành Hiệp hội, hoặc trên 112 số hội viên yêu cầu.
4. Các nghị quyết của Đại hội được thông quatheo nguyên tắc đa số.
Điều 13. Hội đồng Hiệp hội:
1. Hội đồng Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo củaHiệp hội giữa 2 kỳ đại hội. Số lượng ủy viên Hội đồng Hiệphội do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay. Ngườiđắc cử phải đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ.
Thành viên Hội đồng Hiệp hội có thể được bầu lạihoặc bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của Đại hội, hoặc theo đềnghị của hơn 112 số hội viên:
Nhiệm kỳ của Hội đồng Hiệp hội là 5 năm một lần,hoạt động theo quy chế được Đại hội thông qua.
2. Hội đồng Hiệp hội họp thường kỳ 6 tháng mộtlần.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Hiệp hội:
Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết,chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Đại hội.
Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàngnăm và thông báo kết quả hoạt động của Hội đồng Hiệp hội cho thành viên biết.
Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàngnăm.
Quy định tổ chức và hoạt động các Ban chuyênmôn, văn phòng Hội, văn phòng đại diện tại các khu vực; quy định các nguyêntắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.
Bầu cử và bãi miễn chức danh lãnh đạo của Hiệphội: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký.
Cử trưởng các Ban chuyên môn, các Trưởng đạidiện của Hiệp hội ở các khu vực.
Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tàiliệu trình Đại hội.
Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hộinghị đại biểu hàng năm.
Xét kết nạp, khai trừ hội viên.
Điều 14. Ban thường trực:
1. Ban thường trực do Hội đồng Hiệp hội bầu,gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký và một số ủy viên. Số lượngủy viên do Hội đồng Hiệp hội quyết định.
2. Ban thường trực thay mặt Hội đồng Hiệp hộichỉ đạo, điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa 2 kỳ họp và phải báo cáo kiểmđiểm công tác trong các kỳ họp của Hội đồng Hiệp hội.
3. Ban thường trực hoạt động theo Quy chế đượcHội đồng Hiệp hội thông qua.
Điều 15. Chủ tịch và Phó Chủ tịch:
1. Chủ tịch Hiệp hội có quyền hạn và tráchnhiệm:
Đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật
Tổ chứctriển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, của Hội nghị đại biểu và cácquyết định của Hội đồng hiệp hội.
Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng Hiệphội.
Phê duyệt nhân sự văn phòng Hiệp hội.
Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Hiệp hội và toànthể Hội viên về các hoạt động của Hiệp hội.
2. Các Phó Chủ tịch Hiệp hội là người giúp việccho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và một phóChủ tịch có thể được ủy quyền điều hành công việc cua Hội đồng Hiệp hội khi Chủtịch vắng mặt.
Điều 16. Tổng Thư ký Hiệp hội:
Là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động củaVăn phòng Hiệp hội.
Xây dựng Quy chế hoạt động của Văn phòng, Quychế quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội trình Hội đồng Hiệp hội phê duyệt.
Định kỳ báo cáo cho Ban thường trực và Hội đồnghiệp hội về các hoạt động của Hiệp hội.
Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Hộiđồng Hiệp hội.
Quản lý danh sách, hồ sơ và tài liệu về các hội Chịutrách nhiệm trước Hội đồng Hiệp hội và trước pháp luật về hoạt động của Vănphòng Hiệp hội.
Điều 17. Văn phòng Hiệp hội.
1. Văn phòng Hiệp hội được tổ chức và hoạt độngtheo Quy chế do Tổng thư ký trình Hội đồng Hiệp hội phê duyệt.
2. Các nhân viên của Văn phòng Hiệp hội đượctuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn.
3. Kinh phí hoạt động của Văn phòng do Tổng thưký dự trù trình Hội đồng Hiệp hội duyệt.
Điều 18. Ban kiểm tra:
1. Ban kiểm tra do Đại hội toàn thể Hiệp hộitrực tiếp bầu ra. Số lượng ủy viên Ban kiểm tra do Đại hội quyết định.
2. Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Đạihội thông qua.
Chương V
TÀI CHÍNH, TÀISẢN CỦA HIỆP HỘI
Điều 19. Nguồn thu của Hiệp hội:
Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
Hội phí của hội viên đóng góp theo quy định.
Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong vàngoài nước theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu hợp pháp khác.
Điều 20. Các khoản chi của Hiệp hội.
Được chi theo Quy chế tài chính của Hiệp hội nhưtrả lương cho nhân viên, bồi dưỡng cộng tác viên, cho cơ sở hạ tầng, giao tế,từ thiện và các khoản chi hợp lý khác đo Thường trực Hiệp hội quyết định
Điều 21. Quản lý, sử dụng tài chínhvà tài sản.
1. Hội đồng Hiệp hội quy định việc quản lý, sửdụng tài chính và tài sản của Hiệp hội phù hợp với quy định của Nhà nước.
2. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báocáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho hội viên biết.
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 22. Khen thưởng.
Những hội viên, thành viên Hội đồng Hiệp hội,Ban thường vụ, Ban kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội có nhiều thành tíchđóng góp vào sự nghiệp phát triển ngành Công nghiệp kỹ thuật điện, xây dựngHiệp hội sẽ được Hiệp hội khen thưởng xứng đáng và có thể được Hiệp hội đề nghịcác cơ quan nhà nước khen thưởng.
Điều 23. Kỷ luật.
Hội viên, thành viên Hội đồng Hiệp hội, Ban thườngtrực, Ban kiểm tra, cán bộ, nhân viên của Hiệp hội nào hoạt động trái với Điềulệ, Nghị quyết của Hiệp hội, làm tổn thương đến uy tín, danh dự của Hiệp hội,bỏ sinh hoạt thường kỳ nhiều lần không có lý do chính đáng, không đóng hội phímột năm, sẽ tùy mức độ mà phê bình, khiển trách, cảnh cáo hoặc xóa tên trongdanh sách Hội viên hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý viphạm theo quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Việc sửa đổi, bổ sung Điềulệ phải được Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Công nghiệp kỹ thuật điện ViệtNam nhất trí kiến nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới cógiá trị thực hiện.
Điều 25. Bản Điều lệ này đã được Đạihội nhiệm kỳ II Hiệp hội Công nghiệp kỹ thuật điện Việt Nam nhấttrí thông qua ngày 05/4/2003 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Bộ Nộivụ phê duyệt. Bản Điều lệ sẽ không còn hiệu lực khi Hiệp hội ngừng hoạt độnghoặc giải thể./.