Văn bản pháp luật: Quyết định 366/1997/QĐ-UB

Nguyễn Văn Lâm
Phú Thọ
STP tỉnh Phú Thọ;
Quyết định 366/1997/QĐ-UB
Quyết định
27/03/1997
27/03/1997

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND và Hội Nông dân các cấp tỉnh Phú Thọ

Chủ tịch
1.997
UBND tỉnh Phú Thọ

Toàn văn

ubnd tỉnh

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ

Về việc ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND

và Hội Nông dân các cấp tỉnh Phú Thọ

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ điều 125 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.

Căn cứ điều lệ Hội Nông dân Việt Nam

Sau khi thống nhất với Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ.

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND và Hội Nông dân các cấp tỉnh Phú thọ kèm theo quyết định này.

Điều 2: Quyết dịnh này thay thế quyết định 361/QĐ-UB ngày 16/2/1996 của UBND Vĩnh Phú, có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh: Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ quyết định thực hiện.

QUY CHẾ

PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA UBND VÀ HỘI

NÔNG DÂN CÁC CẤP TỈNH PHÚ THỌ

(Ban hành kèm theo quyết định số 366/QĐ-UB ngày 27/3/1997 của UBND tỉnh Phú Thọ)

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân tham gia quản lý Nhà nước, thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy chế này quy định về quan hệ phối hợp hoạt động giữa UBND và Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Phú Thọ.

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: UBND và Hội Nông dân hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Luật tổ chức NĐND, UBND và điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa UBND và Hội Nông dân các cấp phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị ở địa phương, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Điều 2: Phối hợp hoạt động giữa UBND và Hội Nông dân các cấp nhằm xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân. Động viên nông dân phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết quyết định và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do HĐND và UBND đề ra.

CHƯƠNG II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách hoặc bổ xung, sửa đổi quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp hàng năm, dài hạn, các ngành hoặc UBND các cấp lấy ý kiến tham gia của Hội Nông dân cùng cấp trước khi quyết định.

Hội Nông dân các cấp chủ động phát động hội viên và nông dân tham gia ý kiến xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách liên quan đến nông dân, nông thôn và nông nghiệp. Động thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến, phát động phong trào nông dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách đó sau khi đă ban hành.

Điều 9: UBND các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân cùng cấp hoạt động có hiệu quả trong việc tổ chức phong trào nông dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội Nông dân xây dựng quỹ hội.

Điều 10: Sáu tháng 1 lần đối với cấp tỉnh, 3 tháng 1 lần đối với cấp huyện và cơ sở UBND chủ trì họp với Hội Nông dân cùng cấp để đánh giá, kiểm điểm sự phối hợp và định ra phương hướng công tác trong thời gian tới.

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11: Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các cấp căn cứ vào nội dung quy chế này phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp để triển khai thực hiện.

Điều 12: Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo với UBND tỉnh để phối hợp với tỉnh Hội Nông dân xem xét sửa đổi, bổ xung.


Nguồn: vbpl.vn/phutho/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5330&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận