QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY
Về việc kiện toàn Sở Nông nghiệp & PTNT theo Nghị quyết 16/2000/NQ-CP
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân do Quốc hội khoá IX thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị quyết 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 07/TT-LB ngày 24/4/1996 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp & PTNT;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại công văn số 953/CV-NN ngày 14/1l/200l và báo cáo của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Hà Tây tại công văn số: 78/TCCQ ngày 11/3/2002 về việc kiện toàn tổ chức của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Kiện toàn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây, với các nội dung sau:
I CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY.
A. Chức năng:
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp &PTNT.
B. Nhiệm vụ:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình đề án phát triển ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương, trình UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp & PTNT, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch được UBND tỉnh, Bộ phê duyệt.
2. Trình UBND tỉnh các quy định, chỉ thị để thực hiện các văn bản quản lý, các chế độ, chính sách do Chính phủ, Bộ ban hành, được ban hành các văn bản thuộc các lĩnh vực của Sở.
3. Phối hợp với Bộ, ngành, Trung ương tham gia nghiên cứu kiến nghị, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành của cấp Sở, phối hợp các cơ quan chuyên môn ở tỉnh để thực hiện hoặc chỉ đạo các vấn đề có tính chất liên ngành.
4. Tổ chức nghiên cứu, hoặc tham gia nghiên cứu các chuyên đề khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực Sở phụ trách.
5. Thường trực công tác phòng chống lụt bão. Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, Bảo vệ thực vật, thú y và vật tư nông nghiệp. Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư phát triển thuộc ngành phụ trách, quản lý Nhà nước các tổ chức dịch vụ của ngành thuộc các thành phần kinh tế, cấp và thu hồi giấy phép hành nghề thuộc lĩnh vực của Sở.
6. Thanh tra việc thực hiện các chế độ chính sách, việc thi hành văn bản pháp luật, văn bản quản lý nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền ban hành trên địa bàn theo quy định của pháp luật, xét giải quyết khiếu tố, khiếu nại của công dân, của các tổ chức khác thuộc thẩm quyền trong phạm vi chuyên môn Sở phụ trách.
7. Quản lý tổ chức và công chức, tài sản, tài chính thuộc Sở theo quy định của pháp luật. Tổ chức đào tạo cho cán bộ công chức, viên chức, cộng tác viên trong ngành.
8. Thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất về tình hình quản lý hoạt động của ngành, lĩnh vực công tác của Sở với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ.
9. Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước một số mặt công tác đối với doanh nghiệp thuộc hệ thống ngành. Quản lý Nhà nước về chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và các Hội thuộc ngành. Quản lý trực tiếp các đơn vị sự nghiệp, sự nghiệp kinh tế thuộc ngành.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ giao.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN:
1. Lãnh đạo Sở: Sở Nông nghiệp & PTNT có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp & PTNT về toàn bộ hoạt động của Sở.
Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách từng lĩnh vực công tác hoặc từng khối lượng công việc.
2. Các phòng chức năng quản lý Nhà nước của Sở:
2.1. Phòng Kế hoạch và đầu tư
2.2. Phòng Kế toán tài vụ
2.3. Phòng Chăn nuôi
2.4. Phòng Trồng trọt (trên cơ sở hợp nhất phòng Lâm nghiệp và phòng Trồng trọt).
2.5. Phòng Chính sách nông nghiệp và ngành nghề nông thôn (trên cơ sở hợp nhất phòng Chế biến nông sản và ngành nghề nông thôn vào phòng Chính sách nông nghiệp & PTNT).
2.6. Phòng Xây dựng cơ bản
2.7. Thanh tra
2.8. Phòng Tổ chức, Hành chính, tổng hợp (thực hiện theo quyết định số l063/QĐ-UB ngày 13/7/2001 của UBND tỉnh).
Mỗi phòng, đơn vị có Trưởng phòng, Trưởng đơn vị phụ trách, có phó trưởng phòng, phó trưởng đơn vị giúp việc.
3. Các đơn vị trực thuộc Sở:
A. Các đơn vị hành chính, sự nghiệp:
3.1. Chi cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều
3.2. Chi cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi
3.3. Chi cục Kiểm lâm
3.4. Chi cục Di dân và phát triển vùng kinh tế mới
3.5. Chi cục Bảo vệ thực vật
3.6. Chi cục Thú y
3.7. Trung tâm Khuyến nông
3.8. Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
3.9. Trường Cao đẳng kỹ thuật
3.10. Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn
B. Các đơn vị sự nghiệp kinh tế:
1. Trung tâm giống Thuỷ sản
2. Trung tâm giống cây trồng Hà Tây
3. Các trạm, Trại lâm nghiệp (Chương Mĩ , Thường Tín, Tiên Phong).
C. Các đơn vị không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
1. Ban quản lý dự án thuỷ lợi
2. Ban quản lý chương trình phát triển bò sữa
3. Các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở hoạt động theo luật doanh nghiệp (có bản phụ lục số 1 kèm theo).
Chức năng, nhiệm vụ của các Chi cục, trung tâm, trạm trại, Đội nói trên giao Giám đốc Sở Nông nghiệp &PTNT quy định cụ thể theo quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của UBND tỉnh. Các đơn vị có con dấu và tài khoản riêng.
Biên chế của Sở được UBND tỉnh giao hàng năm.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính-vật giá, Sở Kế hoạch đầu tư, Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP
TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ TÂY
(Kèm theo Quyết định số 371 QĐ/UB ngày 2/4/2002)
I. DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH:
1. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Ba Vì.
2. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Phúc Thọ.
3. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Phù Sa - Đồng Mô.
4. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Quốc Oai.
5. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Đan Hoài.
6. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Chương Mỹ.
7. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Sông Nhuệ.
8. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi La Khê.
9. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Hồng Vân.
10 Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Ứng Hoà.
11 Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Mỹ Đức.
12. Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi Phú Xuyên.
13. Công ty giống vật nuôi Hà Tây.
II. DOANH NGHIỆP KHÁC:
1 Công ty giống cây trồng Hà Tây.
2. Công ty vật tư tổng hợp Ba Vì
3. Công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây.
4. Công ty vật tư nông nghiệp Phú Xuyên.
5. Công ty cơ điện và chế biến nông sản Hà Tây.
6. Xí nghiệp cơ giới nông nghiệp và vận tải Hoài Đức.
7. Xí nghiệp cơ khí nông nghiệp Thanh Oai.
8. Công ty Thuỷ sản và dịch vụ du lịch Suối Hai.
9. Công ty Thuỷ sản và dịch vụ du lịch Mỹ Đức.
10. Nông trường Sông Đà.
11. Nông trường Suối Hai.
12. Nông trường Lương Mỹ.
13. Công ty tư vấn xây dựng Thuỷ lợi Hà Tây.
14. Công ty xây dựng Thuỷ lợt Hà Tây.
15. Công ty giầy Hà Tây.
(Tổng số 28 doanh nghiệp)