Uỷ ban nhân dânQUYẾT ĐỊNH
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Về việc bố trí cán bộ, chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng,
Chính quyền và kính phí hoạt động của các đoàn thể Nhân dân ở xã, phường, thị trấn
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Nghị định số 46/CP ngày 23 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ Đảng, Chính quyền và kính phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Thông tư liên bộ số 22 LB/TT ngày 09 tháng 10 năm 1993 của Liên bộ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/CP của Chính phủ;
Căn cứ ý kiến kết luận của Thường trực Tỉnh uỷ tại thông báo số 07 ngày 5 tháng 1 năm 1994;
Xét nhu cầu sắp xếp bộ máy, bố trí cán bộ cơ sở trong giai đoạn mới, và đề nghị của ông Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh, ông Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Hà Tĩnh;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Nay quy định số lượng cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chúng là xã) từ 13 đến 15 người, gồm có các chức danh sau đây:
A/ Khối Đảng: bố trí 2 chức danh.
1. Bí thư Đảng uỷ: Phụ trách các mặt công tác ở xã, công tác cán bộ và công tác tổ chức xây dựng Đảng.
2. Phó bí thư: (hoặc uỷ viên thường vụ trực): phụ trách tuyên huấn và văn phòng Đảng uỷ.
B/ Khối chính quyền: Bố trí từ 6 đến 8 chức danh.
1. Chủ tịch UBND xã phụ trách công tác chính quyền, phụ trách kinh tế kế hoạch sản xuất và ngân sách xã, trực tiếp làm trưởng ban tài chính ngân sách xây dựng nông thông mới, thực hiện Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
2. Phó Chủ tịch UBND xã giúp Chủ tịch phụ trách công tác nội chính trực tiếp làm Trưởng Công an xã, phụ trách công tác tư pháp, hộ tịch hộ khẩu, Thanh tra nhân dân, công tác khiếu tố và công tác tổ chức cán bộ khối nội chính.
3. Thư ký Hội đồng nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đã được quy định tại điều 29 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND hiện hành (chức danh này có thể kiêm nhiệm).
4. Uỷ viên quân sự trực tiếp làm xã đội trưởng, tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ, quản lý quân dự bị, xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, kết hợp với công an làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phụ trách công tác lao động thương binh xã hội.
5. Uỷ viên văn xã trực tiếp làm Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân xã, có nhiệm vụ tiếp nhận, lưu trữ và phát hành công văn, lập chương trình làm việc hàng tuần, hàng tháng của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, tập hợp tình hình báo cáo UBND cấp trên, phụ trách công tác văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục và môi trường.
6. Một cán bộ tài chính giúp Chủ tịch UBND xã xây dựng ngân sách, thu thuế, quản lý thị trường, theo dõi ngành nghề ở địa phương, trực tiếp làm kế toán, thống kê xã.
7. Một cán bộ địa chính lập sổ địa bạ, theo dõi và quản lý đất đai, quản lý bản đồ địa giới hành chính, bản đồ giải thửa, phụ trách công tác xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và ngành nghề.
C/ Khối đoàn thể quần chúng: Bố trí từ 5 đến 7 người, gồm các chức danh:
1. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã.
2. Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân (phường, thị trấn không sản xuất nông nghiệp thì không bố trí chức danh này).
4. Hội trưởng Hội cựu chiến binh xã.
5. Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
6. Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã.
7. Phó Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đối với những xã: có rừng, có từ 10 ngàn dân trở lên, có đặc điểm riêng biệt thì có thể bố trí thêm cán bộ phụ trách Lâm nghiệp và môi trương hoặc phụ trách các mặt công tác cho phù hợp với đặc điểm của địa phương, nhưng không vượt quả 16 chức danh.
Để bộ máy cấp xã gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, tuỳ theo khả năng và sự tín nhiệm của cán bộ trong Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân có thể bố trí kiêm nhiệm một số chức danh cho phù hợp như: Bí thư hoặc Phó bí thư trực Đảng kiêm công tác trưởng Ban thư ký Hội đồng nhân dân xã v.v...
Ngoài những chức danh được quy định trên tuỳ theo điều kiện của từng xã xét thấy cần thiết có thể kết hợp với một số ngành hợp đồng thêm cán bộ hoặc phân công kiêm nhiệm nhằm đảm bảo việc nào ở địa phương cũng có người phụ trách như Bưu điện v.v....
Hàng năm dựa và số dân được quy định ở Nghị định 46 CP và đặc điểm của từng xã, UBND các huyện, thị xã lập kế hoạch phân chia định biên và quỹ sinh hoạt phí của xã quan Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Cán bộ được phân công đảm nhiệm các mặt công tác ở xã như: Văn phòng UBND xã, Tài chính Ngân sách xã, Kế toán ngân sách xã, địa chính xã phải qua đào tạo hoặc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm UBND huyện kết hợp với các ngành cấp tỉnh lập kế hoạch gửi đi đào tạo dài hạn hoặc tổ chức mở lớp bồi dưỡng theo chuyên ngành để sử dụng cán bộ lâu dài.
Những cán bộ chuyên môn như Y tế, Mẫu giáo, nhà trẻ, tài chính - thuê công tác tại xã không thuộc diện thực hiện Nghị định 46 CP của Chính phủ và Quyết định này.
Điều 2:
a/ Chế độ phụ cấp sinh hoạt phí cho các chức danh nói ở điểm a, b điều 1 như sau:
Các chức danh | Nhiệm kỳ đầu | Nhiệm kỳ thứ 2 trở lên |
Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch xã | 140.000 đ/tháng | 160.000 đ/tháng |
Phí bí thư trực Đảng, Phó chủ tịch UBND xã, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng. | 120.000 đ/tháng | 140.000 đ/tháng |
Các chức danh khác | 100.000 đ/tháng | 120.000 đ/tháng |
b/ Chế độ phụ cấp sinh hoạt phí cho các chức danh nói ở điểm c điều I như sau:
Các chức danh | Nhiệm kỳ đầu | Nhiệm kỳ thứ 2 trở lên |
Chủ tịch MTTQ xã | 120.000 đ/tháng | 140.000 đ/tháng |
Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch HĐND, Hội trưởng Hội CCB, Bí thư đoàn xã. | 100.000 đ/tháng | 120.000 đ/tháng |
Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Phó bí thư đoàn xã. | 50.000 đ/tháng | 60.000 đ/tháng |
Những cán bộ được bố trí kiêm nhiệm thêm công tác thì được hưởng thêm từ 10 - 15% mức sinh hoạt phí đang hưởng.
Những người hợp đồng giúp viện như Bưu điện v.v... thì ngành trích kinh phí cho xã, phường, thị trấn để trả tiền công cho người hợp đồng.
Kể từ nay trở đi những cán bộ xã được hưởng sinh hoạt phí theo các mức nói ở mục a, b điều 2 có thời gian công tác 10 năm trở lên và không vi phạm kỷ luật, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, mỗi năm sinh hoạt được hưởng một tháng sinh hoạt phí theo lúc đang hưởng trước lúc nghỉ việc. UBND huyện lập hồ sơ gửi Ban Tổ chức chính quyền tỉnh xét duyệt và ra quyết định cụ thể.
Điều 3: Cán bộ xã đã nghỉ việc hưởng chế độ theo Quyết định: số 130/CP, ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ; số 111 HĐBT ngày 13/10/1981 của HĐBT, nay được hưởng trợ cấp theo các mức sau đây:
1. Nguyên Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã: 40.000 đ/tháng
2. Các chức danh khác: 30.000 đ/tháng.
Điều 4: Cán bộ công nhân viên nhà nước đã hưởng chế độ nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ theo chế độ trợ cấp một lần nay được tín nhiệm bầu và các chức danh là công tác ở xã thì cũng được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo các chức danh nói ở mục a, b điều II, nhưng khi thôi việc làm công tác ở xã không được hưởng trợ cấp nói ở mục c điều 3 và điều 3 trên đây.
Điều 5: Kính phí chi trả các khoản quy định tại điều 2,3,4 của Quyết định này do Ngân sách tỉnh chi trả thông qua ngân sách huyện. Hàng tháng dựa vào kế hoạch tài chính được duyệt, UBND huyện, thị xã cấp đủ định mức cho các đoàn thể cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn để thực hiện chi trả sinh hoạt phí cho cán bộ xã theo chuyên ngành.
Giao cho Sở Tài chính - Vật giá cân đối ngân sách và hướng dẫn việc chi trả cho các đối tượng nói trên.
Điều 6: Quyết định này thi hành kể từ ngày 01/01/1994, tất cả các Quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 7: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, Thủ trưởng các ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.