Văn bản pháp luật: Quyết định 46/2000/QĐ-BCN

Đỗ Hải Dũng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 46/2000/QĐ-BCN
Quyết định
22/08/2000
07/08/2000

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy phạm hút nước thí nghiệm trong điều tra địa chất thuỷ văn

Thứ trưởng
2.000
Bộ Công nghiệp

Toàn văn

Bộ Công nghiệp

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Về việc ban hành Quy phạm hút nước thí nghiệm

trong điều tra địa chất thuỷ văn

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủvề chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 3045/QĐ-CNCL ngày 24 tháng 12 năm 1999 của bộtrưởng Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt quy phạm hút nước thí nghiệm trong điềutra địa chất thuỷ văn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tạiCông văn số 386/CV-ĐCKS-ĐTĐC ngày 22 tháng 5 năm 2000, và Vụ trưởng Vụ Quản lýCông nghệ và Chất lượng sản phẩm,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy phạm hút nước thí nghiệm trong điềutra địa chất thuỷ văn để áp dụng trong công tác điều tra địa chất.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

ChánhVăn phòng Bộ, các Vụ trưởng các Vụ: Quản lý Công nghệ và Chất lượng Sản phẩm,Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Kế toán, Pháp chế, Cục trưởng Cục Địa chất vàKhoáng sản Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị địa chất thuộc Bộ Công nghiệp cótrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

(Ban hành theo quyết định số 46 /2000/QĐ-BCN ngày 7tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Điều 1- Các dạng hút nước - ý nghĩa mục đích

Hútnước là một dạng công việc bắt buộc của công tác thí nghiệm-thấm nhằm nghiêncứu điều kiện địa chất thuỷ văn của các tầng chứa nước.

Hútnước là phương pháp lấy nước lên một cách cưỡng bức từ các lỗ khoan, giếng,điểm lộ, hầm mỏ gây nên sự biến dạng trường thấm tự nhiên (mực nước, tốcđộ...).

Hútnước tiến hành bằng phương pháp tự chảy được gọi là "xả nước".

Theoý nghĩa mục đích của hút nước người ta chia ra các dạng hút nước sau: hút thử,thí nghiệm, khai thác thí nghiệm.

1- Hút thổi rửa là dạng được tiến hành nhằm làm sạch mùn khoan, dung dịch khoan vàcác vật chất lấp nhét trong lỗ hổng, khe nứt, ống lọc, đảm bảo sự lưu thôngbình thường của nước từ tầng chứa nước vào công trình thí nghiệm

2-Hút khai trương (sơ bộ) được tiến hành nhằm kiểm tra sự phù hợp của thiết kếvới điều kiện tự nhiên thực tế của tầng chứa nước và cấu trúc lỗ khoan, giếng,điểm lộ... cụ thể và chỉnh lại thiết kế (nếu cần) đảm bảo cho hút thử, thínghiệm, khai thác-thí nghiệm đạt yêu cầu.

3- Hút thử là dạng được tiến hành nhằm đánh giá sơ bộ độ giàu nước, tính chấtchứa và thấm nước của đất đá chứa nước, chất lượng nước dưới đất, cho ta đặc trưngso sánh các khoảnh khác nhau của tầng chứa nước.

4 - Hút thí nghiệm là dạng được tiến hành nhằm:

Xácđịnh độ giàu nước (lưu lượng) của tầng chứa nước.

Xácđịnh các thông số địa chất thuỷ văn của các tầng chứa nước (hệ số thấm, độ dẫnnước, hệ số truyền áp, truyền mực nước, hệ số phóng thích, thấm xuyên, bán kínhảnh hưởng dẫn dùng, tổng lực cản của trầm tích lòng sông); các thông số dịchchuyển của nước dưới đất.

Nghiêncứu điều kiện biên của các tầng chứa nước trên bình đồ và lát cắt (quan hệ nướcdưới đất với nước mặt, tác động tương hỗ của các tầng chứa nước kề liền ).

Xácđịnh mối quan hệ giữa lưu lượng và mực nước hạ thấp; xác định lực cản thuỷ lựcở đới gần lỗ khoan; bước nhảy mực nước; hiệu suất lỗ khoan.

Tuỳthuộc vào giai đoạn nghiên cứu, điều kiện địa chất thuỷ văn và phương pháp đánhgiá trữ lượng khai thác nước dưới đất mà hút nước thí nghiệm nhằm giải quyếtmột hay vài nhiệm vụ kể trên. Căn cứ vào số lượng lỗ khoan hút nước, sơ đồ bốtrí và cấu trúc các lỗ khoan, số bậc hạ thấp và mục đích của hút nước để chiara các loại sau:

a. Hút thí nghiệm đơn là hút nước không có lỗ khoan quan sát.

b. Hút thí nghiệm chùm là hút nước khi có lỗ khoan quan sát (bao gồm cả hút nướcthí nghiệm có thả chất chỉ thị).

c. Hút thí nghiệm nhóm là dạng hút nước thí nghiệm được tiến hành đồng thờitừ 2 lỗ khoan hút nước trở lên.

d. Hút phân đoạn là dạng hút nước tiến hành thí nghiệm một đoạn nào đócủa tầng chứa nước.

e. Hút thí nghiệm với 1 bậc lưu lượng (hạ thấp) là hút nước mà suốt thời gianthí nghiệm chỉ có một giá trị lưu lượng hay một giá trị mực nước hạ thấp.

g. Hút thí nghiệm nhiều bậc lưu lượng là hút thí nghiệm với nhiềuđợt mà mỗi đợt có một giá trị lưu lượng ( hay mực nước hạ thấp ).

h. Hút thí nghiệm giật cấp cũng là dạng hút nước nhiều bậc lưu lượng nhưng vớithời lượng rất ngắn.

5 - Hút khai thác - thí nghiệm là dạng hút nước nhằm xác định bằng con đườngthực nghiệm qui luật thay đổi mực nước (lưu lượng) và chất lượng nước dưới đất(cả nước khoáng, nước nóng).

Các dạng hút nước trong điều tra địa chất thuỷ văn bao gồm: hút thổi rửa, khai trương,hút thử, thí nghiệm (đơn, chùm, phân đoạn, giật cấp), khai thác - thí nghiệm.

Điều 2 - Các định nghĩa, thuật ngữ

Trongquy phạm này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 - Tầng chứa nước là tập hợp các vỉa đất đá chứa nước có thành phần thạchhọc - tướng và đặc điểm địa chất thuỷ văn đồng nhất hay gần gũi nhau, tương đốiduy trì trong không gian (chiều dài phân bố so với chiều dày từ 1000 lần trởlên) có thể có thành phần hoá đồng nhất hay khác nhau, nước trong một tầng chứanước thuộc một hệ thống thuỷ động lực duy nhất. Giữa các tầng chứa nước có thểhoặc không có các tầng cách nước ngăn cách.

a)Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước có đất đá cách nước phủ trên và trải dưới,áp lực thuỷ tĩnh lớn hơn áp lực khí quyển (bề mặt áp lực phân bố ở vị trí caohơn nóc tầng chứa nước), biểu hiện chủ yếu là dung lượng nước đàn hồi.

b)Tầng chứa nước không áp là tầng chứa nước ngầm có đáy cách nước trải bên dướivà bề mặt thoáng tự do phía trên, áp lực thuỷ tĩnh bằng áp lực khí quyển, biểuhiện chủ yếu là dung lượng nước trọng lực.

2 - Động thái không ổn định là động thái chuyển động của nước dưới đất mà lưu lượng,phương, tốc độ và góc dốc của dòng chảy thay đổi theo thời gian.

3 - Động thái gần ổn định là một dạng khác của động thái không ổn định khi trongmỗi thời điểm chuyển động của nước dưới đất có thể được đặc trưng bởi phươngtrình thấm ổn định; là động thái chuyển động của nước dưới đất có nhịp độ hạthấp mực nước (áp lực) như nhau, đường cong hạ thấp theo thời gian sẽ song songvới nhau. Thời điểm cho phép thay hàm số tích phân biểu diễn mực nước hạ thấpbằng hàm số logarit được gọi là thời điểm đạt đến động thái gần ổn định (còn trướcnó thuộc về động thái không ổn định).

4 - Động thái ổn định là động thái chuyển động của nước dưới đất khi tất cảcác yếu tố của dòng thấm không thay đổi theo thời gian (lưu lượng, phương dòng,tốc độ, tiết diện ngang và góc dốc áp lực); là động thái chuyển động của nước dướiđất có nhịp độ hạ thấp mực nước (áp lực) rất nhỏ gần như bằng không, đường conghạ thấp không thay đổi theo thời gian dù thời lượng hút nước có dài thêm baonhiêu cũng vậy.

Điều 3 - Các loại lỗ khoan trong thí nghiệm hút nước

1- Lỗ khoan hút nước: Là lỗ khoan được đặt thiết bị lấy nước từ dưới lên.

a)Lỗ khoan trung tâm: là lỗ khoan hút nước của chùm thí nghiệm.

b)Lỗ khoan hút nước hoàn chỉnh: là lỗ khoan khoan hết chiều dày tầng chứa nướcnghiên cứu và ống lọc được kết cấu hết chiều dày chứa nước.

c)Lỗ khoan hút nước không hoàn chỉnh: là lỗ khoan không khoan hết chiều dày tầngchứa nước hoặc khoan hết nhưng ống lọc chỉ được bố trí một phần chiều dày tầngchứa nước.

2- Lỗ khoan quan sát: Là lỗ khoan chỉ dùng để đo mực nước trong quá trìnhthí nghiệm.

a)Lỗ khoan quan sát hoàn chỉnh là lỗ khoan được bố trí cách lỗ khoan trungtâm trên khoảng cách bằng hay lớn hơn chiều dày tầng chứa nước.

b)Lỗ khoan quan sát không hoàn chỉnh là lỗ khoan được bố trí cách lỗ khoantrung tâm trên khoảng cách nhỏ hơn chiều dày tầng chứa nước.

c)Trong thực tế những lỗ khoan quan sát thường bố trí cách xa lỗ khoan trung tâmtừ bẩy phần mười chiều dày tầng chứa nước trở lên được coi là hoàn chỉnh, ngượclại là không hoàn chỉnh.

3 - Lỗ khoan vách: là lỗ khoan quan sát đặt cạnh lỗ khoan hút nước cóchiều sâu, kết cấu và chiều dài ống lọc như lỗ khoan hút nước nhằm nghiên cứuảnh hưởng của hiệu ứng " vỏ " và hiện tượng chảy rối ở đới gần lỗkhoan hút nước.

4 - Lỗ khoan thả chất chỉ thị: là lỗ khoan quan sát của chùm thí nghiệm dùngđể nạp chất chỉ thị.

Điều 4 - Các loại thiết bị dùng trong thí nghiệm hút nước

1- Máy bơm

Làthiết bị được dùng để lấy nước lên khỏi mặt đất. Khi hút nước thường dùngairlift, máy bơm li tâm trục ngang, trục đứng hay bơm điện chìm. Airlift bao gồm: máy nén khí,ống dẫn khí, bộ phận hỗn hợp, ống dâng nước

Đểthổi rửa sạch mùn khoan, dung dịch sét và tiến hành thí nghiệm hút nước ở lỗkhoan, chủ yếu dùng airlift.

Máynén khí phải chọn loại có công suất đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ thổi rửa lỗkhoan, hút nước liên tục cho một đợt hạ thấp và đủ khả năng điều chỉnh sang cácbậc lưu lượng khác nhau.

ng dẫn khí, dẫn nước, đo mực nướccần đảm bảo độ bền, chịu đựng được áp lực khí nén và hoạt động lâu dài liêntục. Khi nghiên cứu nước khoáng, nước nóng các dụng cụ, thiết bị cần phải đảmbảo chịu nhiệt, chống ăn mòn hoá học.

Bốtrí ống dẫn khí và ống dẫn nước có thể song song hay đồng tâm. Ống dẫn nước cần đảm bảo nhận đượclưu lượng cần thiết và quan sát địa chất thuỷ văn dễ dàng.

Trongđiều kiện thực tế, hút thử, thí nghiệm, khai thác - thí nghiệm sử dụng cả cácloại máy bơm khác như li tâm, điện chìm... Đối với nước khoáng, nước nóng khíhoá cao, khí quý (CO2, H2S, Rn) tuyệt đối không đước dùngthiết bị airlift để hút thử, thí nghiệm, khai thác- thí nghiệm mà phải sử dụngcác loại máy bơm khác.

2 - Dụng cụ đo mực nước và lưu lượng

Dụngcụ đo mực nước gồm máy đo điện và máy tự ghi.

Dụngcụ đo lưu lượng gồm thùng định lượng, ván đo, ống đo áp lực và đồng hồ lưu lượng.

Điều 5 - Yêu cầu hút nước

1 - Đối với hút thổi rửa

Đượctiến hành theo trình tự từ trên xuống, bắn tia ở đoạn ống lọc, tạo chân khôngđột ngột, thổi bốc đáy.

Dùngcông suất lớn nhất của máy bơm ứng với điều kiện cụ thể của lỗ khoan, giếng,điểm lộ. Riêng đối với trầm tích hạt mịn cần thổi theo dạng bậc với công suấttừ nhỏ đến lớn.

Thổirửa phải đảm bảo nước lên trong, sạch mùn khoan, dung dịch, ống lọc lỗ khoankhông bị lấp và hoạt động tốt. Trường hợp dùng máy bơm li tâm, bơm điện chìm đểhút nước thì hàm lượng cát phải nhỏ hơn 5 mg/l.

2 - Đối với hút khai trương (sơ bộ)

Phảitìm được hệ số ngập hợp lý (trường hợp dùng airlift) hay chiều sâu đặt máythích hợp (trường hợp dùng các loại bơm khác).

3 - Đối với hút nước thử và hút thí nghiệm (đơn, chùm, nhóm)

a.Đảm báo tính liên tục của thí nghiệm.

b.Khống chế lưu lượng (hay mực nước) ổn định ngay từ đầu đợt hút.

c.Công suất thí nghiệm phải phù hợp với điều kiện địa chất thuỷ văn cụ thể, đảmbảo giải quyết tốt, hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ đặt ra.

d.Đối với hút nước thí nghiệm nhiều bậc, giật cấp, thả chất chỉ thị còn cần đảmbảo các yêu cầu sau:

e.Hút nước thí nghiệm nhiều bậc hạ thấp kết thúc mỗi đợt phải đo hồi phục mực nướchoàn toàn rồi mới chuyển sang đợt kế tiếp.

g.Hút nước giật cấp chuyển tiếp liên tục không ngừng từ cấp nọ sang cấp kia. Saukhi kết thúc bậc cuối cùng phải đo hồi phục hoàn toàn (mực nước sau 8h đo liêntiếp thay đổi không quá 2cm).

h.Chất chỉ thị được dùng trong thí nghiệm là chất không độc hại, không bị hấpthu, dễ được phát hiện và khác biệt rõ với phông nước dưới đất. Chất chỉ thị đượcthả xuống vị trí ống lọc hoạt động, có độ hoà tan tốt trong môi trường nước.

4 - Đối với hút khai thác - thí nghiệm

Đảmbảo tính liên tục của thí nghiệm. Khống chế lưu lượng (hay mực nước) ổn địnhngay từ đầu đợt hút. Đối với loại nước khoáng, nước nóng khí hoá cao, khí quý(CO2, H2S và Rn) tuyệt đối không được dùng máy hơi ép đểhút thử, thí nghiệm và khai thác - thí nghiệm.

Điều 6 - Xác định giá trị mực nước tĩnh, lưu lượng và mực nước hạthấp trung bình của công trình thí nghiệm (lỗ khoan, giếng, điểm lộ ...)

1 - Mực nước tĩnh

Việclựa chọn chiều sâu mực nước (áp lực) kể từ mặt đất làm mực nước tĩnh được quy địnhnhư sau:

a)Khi động thái tự nhiên nước dưới đất của tầng chứa nước trong thời kỳ thínghiệm là ổn định thì mực nước hồi phục hoàn toàn sau hút khai trương (sơ bộ) đượclấy làm giá trị mực nước tĩnh.

b)Khi động thái tự nhiên nước dưới đất của tầng chứa nước trong thời kỳ thínghiệm là không ổn định thì mực nước hồi phục đợt trước được lấy làm giá trịmực nước tĩnh (quy ước) của đợt thí nghiệm sau (ví dụ: mực nước hồi phục đợtkhai trương được lấy làm mực nước tĩnh đợt 1; mực nước hồi phục đợt 1 được lấylàm mực nước tĩnh đợt 2 ...).

2 - Mực nước hạ thấp

a.Trường hợp động thái tự nhiên nước dưới đất ổn định

Làhiệu số của giá trị mực nước động với mực nước tĩnh.

Mựcnước hạ thấp trung bình của công trình thí nghiệm là giá trị trung bình 8h cuốicùng trước khi ngừng hút.

b.Trường hợp động thái tự nhiên nước dưới đất không ổn định

Hiệuchỉnh giá trị mực nước động thực tế đo được tại công trình, với việc sử dụng tàiliệu quan trắc động thái mực nước của công trình nằm ngoài phạm vi ảnh hưởngcủa hút nước và có điều kiện địa chất thuỷ văn tương tự.

Mựcnước hạ thấp trung bình là giá trị trung bình 8h cuối cùng trước khi dừng hút.

Điều 7 - Khái niệm về mỏ nước dưới đất, phân loại mỏ theo mức độphức tạp về điều kiện địa chất thuỷ văn

Mỏnước dưới đất là một phần giới hạn không gian của hệ thống chứa nước mà trongphạm vi ấy có điều kiện thuận lợi hơn so với diện tích xung quanh để khai thácmột lượng nước đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho nền kinh tế quốc dân.

Theomức độ phức tạp về điều kiện địa chất thuỷ văn, các kiểu mỏ nước dưới đất đượcchia thành 3 nhóm: đơn giản, phức tạp và rất phức tạp

Nhóm I. Mỏ có điều kiện Địa chất thuỷ văn đơn giản

Tầngchứa nước có thế nằm ổn định, đất đá tương đối đồng nhất. Nguồn chính hìnhthành trữ lượng khai thác có thể xác định được khá chắc chắn, đồng thời có thểdự đoán sự thay đổi chất lượng nước một cách có cơ sở. Xếp vào nhóm này gồm có:

1.Mỏ thung lũng sông có sự cung cấp được đảm bảo bởi nước mặt hay trữ lượng tĩnhtự nhiên nước dưới đất.

2.Mỏ dạng bồn actezi trùng với vỉa đồng nhất.

3.Mỏ nón phóng vật và trũng giữa núi.

4.Mỏ trong các khối cát có ranh giới của đới nước nhạt là đơn giản.

Nhóm II - Mỏ có điều kiện Địa chất thuỷ văn phức tạp.

Tầngchứa nước có thế nằm bình ổn nhưng chiều dày không duy trì hay không đồng nhấtvề tính thấm (khe nứt, khe nứt-karst không đều).

Mộtphần nguồn hình thành trữ lượng khai thác có thể nghiên cứu được khá chắc chắn,phần khác chỉ nghiên cứu được gần đúng.

Khảnăng thay đổi chất lượng nước trong quá trình khai thác có thể được xác địnhbằng tính toán gần đúng. Xếp vào nhóm này gồm có:

1.Mỏ thung lũng sông trong điều kiện phục hồi trữ lượng một cách định kỳ.

2.Mỏ thung lũng sông bị chôn vùi (thung lũng cổ).

3.Mỏ dạng bồn actezi với tính thấm không đồng nhất và rất không đồng nhất.

4.Mỏ có diện tích các cấu trúc hạn chế hay các khối đất đá nứt nẻ, nứt nẻ-karstcó liên quan với sông.

5.Mỏ trong các khối cát có điều kiện thuỷ hoá phức tạp.

Nhóm III - Mỏ có điều kiện địa chất thuỷ văn rất phức tạp

Tầngchứa nước có tính thấm rất không đồng nhất (nứt nẻ, nứt nẻ-karst không đều) vàphân bố cục bộ; chiều dày rất không ổn định và bị và các phá huỷ kiến tạo làmphức tạp thêm.

Nguồnhình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất có thể nghiên cứu gần đúng còn khảnăng thay đổi chất lượng nước chỉ xác định được một cách phỏng chừng. Xếp vàonhóm này có :

1.Mỏ nước khe nứt - karst và khe nứt - mạch không liên quan với sông.

2.Mỏ bồn actezi ở phần rìa trong các tầng có tính thấm rất không đồng nhất vànguồn hình thành trữ lượng khai thác biểu thị không rõ ràng.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP HÚT NƯỚC

Điều 8- Lựa chọn dạng hút nước

Căncứ vào ý nghĩa mục đích, điều kiện địa chất thuỷ văn và giai đoạn điều tra đểlựa chọn dạng hút nước thích hợp.

1 - Hút thử

Đượctiến hành ở tất cả các lỗ khoan khi điều tra địa chất thuỷ văn như lập bản đồđịa chất thuỷ văn, điều tra địa chất đô thị, địa chất môi trường, địa chất nôngthôn, địa chất tai biến nước dưới đất, địa nhiệt, địa chất thuỷ văn cải tạođất, tháo khô mỏ, đánh giá tài nguyên nước dưới đất (cả nước khoáng, nướcnóng), trừ các lỗ khoan quan sát của chùm thí nghiệm và các lỗ khoan được hút nướcthí nghiệm. Hút nước thử cũng được tiến hành tại một số giếng, điểm lộ... cầnthiết được các đề án thiết kế lựa chọn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2 - Hút thí nghiệm

a.Hút thí nghiệm đơn được tiến hành trong lỗ khoan, giếng, điểm lộ thuộc các đềán điều tra địa chất thuỷ văn. Tuỳ thuộc mức độ phức tạp của điều kiện địa chấtthuỷ văn (điều 7) mà số lỗ khoan hút nước thí nghiệm đơn được quy định bằng 30%(trường hợp điều kiện ĐCTV đơn giản); 40% (trường hợp điều kiện ĐCTV phức tạp);50% (trường hợp điều kiện ĐCTV rất phức tạp) tổng số lượng các lỗ khoan của đềán điều tra địa chất thuỷ văn.

b.Hút thí nghiệm chùm chỉ được tiến hành trong các đề án điều tra đánh giá nguồnnước dưới đất, đánh giá môi trường nước dưới đất. Mỗi một đề án không bố tríquá 1 chùm hút nước thí nghiệm khi nhiệm vụ nghiên cứu hệ số nhả nước, điềukiện biên hay thông số dịch chuyển nước dưới đất là nhiệm vụ bắt buộc.

c.Hút thí nghiệm nhóm chỉ được tiến hành khi hút nước từ lỗ khoan đơn có mực nướchạ thấp không đạt mực hạ thấp quy định theo điều 10.

d.Hút thí nghiệm phân đoạn chỉ được tiến hành khi tầng chứa nước nghiên cứu cóchiều dày lớn, tính thấm của đất đá bất đồng nhất rõ theo phương thẳng đứng màbuộc phải tìm đoạn có lưu lượng và chất lượng tốt nhất cho sử dụng.

e.Hút thí nghiệm với 1 bậc lưu lượng (hạ thấp) là dạng hút nước chủ yếu được tiếnhành trong điều tra địa chât thuỷ văn.

g.Hút thí nghiệm nhiều bậc lưu lượng (hạ thấp) chỉ đuợc tiến hành trong đề ánđiều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất, đồng thời bắt buộc phải xác địnhquan hệ giữa lưu lượng với mực nước hạ thấp và phải dùng phương pháp thuỷ lựcđể đánh giá trữ lượng nước dưới đất.

h.Hút thí nghiệm giật cấp được tiến hành tại các lỗ khoan ở tất cả các giai đoạnnghiên cứu khi cần xác định lực cản thuỷ lực ở đới gần lỗ khoan, bước nhảy hạthấp và hiệu suất lỗ khoan (trừ các lỗ khoan quan sát, lỗ khoan thả chất chỉthị và các lỗ khoan có lưu lượng dưới 5 l/s).

3 - Hút khai thác-thí nghiệm

Chỉđược tiến hành khi mỏ có điều kiện địa chất thuỷ văn và thuỷ hoá phức tạp,nghiên cứu nước khoáng, nước nóng và nhiễm bẩn nước dưới đất.

Điều 9- Lựa chọn sơ đồ

1 - Vị trí lỗ khoan hút nước và khoảnh thí nghiệm

Lựachọn vị trí lỗ khoan và khoảnh thí nghiệm phải xuất phát từ mục đích hút nướcvà độ chi tiết cần thiết của nghiên cứu, có tính đến đặc điểm địa hình, cấu tạođịa chất và đặc điểm địa chất thuỷ văn.

Khoảnhđặt lỗ khoan hút nước là khoảnh đặc trưng, điển hình đối với lãnh thổ nghiêncứu, tránh bố trí ở nơi chiều dày chứa nước thay đổi đột ngột. Không bố trí lỗkhoan hút nước gần các biên; tức là phải cách biên trên khoảng cách lớn hơn bánkính ảnh hưởng cuả hút nước để loại trừ được ảnh hưởng của các biên (trừ trườnghợp khi mục đích thí nghiệm là nghiên cứu điều kiện biên ).

Sơđồ thí nghiệm cần tương ứng với phương pháp giải thích và ngược lại.

2 - Bố trí các lỗ khoan quan sát

a.Nguyên tắc chung

Cáclỗ khoan quan sát chỉ được bố trí khi cần xác định chính xác thông số địa chấtthuỷ văn cơ bản, thông số tính toán; nghiên cứu điều kiện biên hay điều kiệncung cấp cho tầng chứa nước.

Lỗkhoan quan sát gần nhất phải đặt cách lỗ khoan hút nước trên khoảng cách từ 0,7đến 1 lần chiều dày tầng chứa nước.

Khicó từ hai lỗ khoan quan sát trở lên thì khỏang cách từ lỗ khoan quan sát đến lỗkhoan hút nước được xác định theo công thức :

rn= r1 .a n-1

r1-Khoảng cách từ lỗ khoan trung tâm đến lỗ khoan quan sát thứ nhất

n- Số thứ tự lỗ khoan quan sát (n=2,3,4...)

a - Hệ số kinh nghiệm; lấy a bằng 1,5 đối với tầng chứa nướckhông áp và 2,5 đối với tầng chứa nước áp lực.

Ngoàicác lỗ khoan quan sát thuộc chùm thí nghiệm, cố gắng quan trắc một lỗ khoan nằmngoài đới ảnh hưởng của hút nước nhưng có đặc điểm địa chất thuỷ văn tương tự(trường hợp này là bắt buộc khi có ảnh hưởng của thuỷ triều, nước mặt hoặc daođộng mực nước dưới đất trong trạng thái tự nhiên với biên độ lớn).

Cáclỗ khoan quan sát chỉ được bố trí chính thức (được khoan) khi có tài liệu hútthử ở lỗ khoan trung tâm.

Cốgắng tận dụng các lỗ khoan cũ làm lỗ khoan quan sát.

Trườnghợp môi trường hai lớp, môi trường hai vỉa, môi trường nhiều lớp, cùng với lỗkhoan quan sát trong tầng chứa nước thí nghiệm ít nhất bố trí 1-2 lỗ khoan quansát trong các tầng lân cận ở cùng vị trí với lỗ khoan trong tầng chứa nước, còntrong lớp thấm yếu đặt ống đo áp lực lỗ hổng. Khoảng cách các lỗ khoan quan sátkhi có thấm xuyên đặt trong khoảng cách r/B Ê 0,4 (với r là khoảng cách từlỗ khoan hút nước đến lỗ khoan quan sát; B là hệ số thấm xuyên).

Cáclỗ khoan quan sát được bố trí vuông góc với hướng dòng chảy, trừ trường hợp đặcbiệt có thể bố trí theo chiều dòng chảy.

Trườnghợp tầng chứa nước bị giới hạn bởi các biên nhưng muốn nghiên cứu các đặc điểmtầng chứa nước mà không bị các biên làm nhiễu loạn thì các lỗ khoan quan sát đượcbố trí trong phạm vi đới thực tế vắng mặt sự biến dạng lưới thuỷ động lực.

Trườnghợp hút nước thí nghiệm nhóm chùm thì khoảng cách giữa các lỗ khoan hút nước (l) được bố trí như sau: Đối với tầng chứa nướckhông áp: l Ê 0,3r1; tầng chứa nướcáp lực l Ê 0,5r1 (r1- khoảng cách đến lỗ khoan quan sát gần nhất ).

Trườnghợp hút thí nghiệm nhóm đơn các lỗ khoan bố trí cách nhau 5 - 10m.â. Số lượnglỗ khoan quan sát

Trongtầng chứa nước áp lực đồng nhất chỉ xác định thông số địa chất thuỷ văn cơ bản,số lượng lỗ khoan quan sát được chọn là 1-2 lỗ khoan, đối với tầng chứa nướckhông áp số lỗ khoan quan sát là 2-3 lỗ khoan. Khi tầng không đồng nhất tươngứng là 2-3 và 3-4 lỗ khoan, rất không đồng nhất thì tối thiểu phải có 4 lỗkhoan quan sát. Trường hợp nghiên cứu quan hệ giữa các tầng chứa nước với nhauthì ngoài lỗ khoan trong tầng nghiên cứu cần bố trí các lỗ khoan quan sát trongtầng chưá nước nằm trên hoặc dưới cũng như trong tầng ngăn cách. Khi nghiên cứumối quan hệ giữa nước dưới đất với nước mặt nên bố trí 1 lỗ khoan quan sát nằmsát mép nước sông và 1 lỗ khoan quan sát ở bờ đối diện nếu sông có chiều rộngkhông lớn ( 50-70m).

b.Số tia lỗ khoan quan sát

Sốtia lỗ khoan quan sát được chọn theo mục đích thí nghiệm và đặc điểm của tầngchứa nước :

Tầngchứa nước đồng nhất vô hạn : 1 tia

Tầngchứa nước dị hướng: 2 tia

Nghiêncứu biên của tầng chứa nước: Tối thiểu 2 tia ( 1 tia song song với biên, 1 tiavuông góc với biên. Trường hợp cần nghiên cứu cân bằng nước, số tia có thể tănglên 4 tia).

c.Kết cấu lỗ khoan quan sát

Kếtcấu của các lỗ khoan quan sát đảm bảo lưu thông nước dễ dàng và phản ánh đúngbản chất mực nước của tầng nghiên cứu.

Điều 10- Đặc trưng và mức độ tác động

1 - Số lần hạ thấp mực nước hay số cấp sẽ giật

a.Số lần(bậc) hạ thấp mực nước

Đểxác định quan hệ Q-S chỉ cần 2 bậc hạ thấp mực nước, khi thật cần thiết ( đặcbiệt trong đất đá nứt nẻ) số bậc có thể là 3 nhưng với số lượng lỗ khoan hạnchế, các trường hợp còn lại chỉ hút với 1 bậc hạ thấp.

1.Số cấp sẽ giật

Hútnước ít nhất với 4 bậc lưu lượng.

2 - Lưu lượng hút nước và trị số hạ thấp mực nước

a.Nguyên tắc chung

Phươngpháp hút nước chủ yếu là giữ ổn định lưu lượng suốt quá trình thí nghiệm (saisố lưu lượng tối đa không vượt quá 5%).

Trườnghợp hút nước bằng phương pháp tự chảy, ta giữ ổn định mực nước hạ thấp suốtthời gian thí nghiệm (sai số mực nước hạ thấp tối đa 5-10cm).

a.Lựa chọn lưu lượng hút nước

Lưulượng hút nước không được quá nhỏ hay quá lớn so với độ giàu nước của tầng thínghiệm:

Khihút nước trong cát trước Đệ Tứ, cát kết không cứng chắc, đất đá nứt nẻ nhưngkhông bị Karst hoá... với độ dẫn nước của tầng thí nghiệm dao động trong khoảng50-500m2/ng, chọn lưu lượng hút nước 5-25 l/s.

Khihút nước trong cát bồi tích Đệ Tứ, các trầm tích cát-sạn bồi tích-lũ tích, đấtđá nứt nẻ-lỗ hổng rải rác có hang karst, với độ dẫn nước 500-1000m2/ng,chọn lưu lượng hút nước 25-50 l/s.

Khihút nước trong tầng cuội sỏi lấp đầy cát-sạn, khối nứt nẻ karst, với độ dẫn nước1000-3000m2/ng, chọn lưu lượng hút nước 50-150 l/s.

Đốivới đất đá có độ dẫn nước dưới 50 m2/ng, cần hút nước với lưu lượnglớn nhất có thể của lỗ khoan. Khi lưu lượng lỗ khoan nhỏ hơn 0,5 l/s chỉ nênhút thử.

Trườnghợp cần thiết phải hút với vài bậc hạ thấp thì lưu lượng các bậc sau được lấybằng 1,5-2 lần lưu lượng bậc trước, hoặc gia số lưu lượng giữa các bậc được lấybằng trị số lưu lượng bậc đầu tiên.

b.Lựa chọn trị số hạ thấp mực nước

Trịsố hạ thấp mực nước tiêu chuẩn là 3m (đối với tầng không áp) và 4m (đối vớitầng áp lực), trừ tầng không áp có chiều dày nhỏ (4-5m) mực hạ thấp tối thiểulà 0,2 chiều dày nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 1m.

Trườnghợp hút chùm, hiệu số giữa mực nước hạ thấp giữa các lỗ khoan quan sát liêntiếp và mực nước hạ thấp lỗ khoan quan sát xa nhất tối thiểu phải đạt 0,2-0,3m.

Trườnghợp nghiên cứu thấm xuyên khi mực nước cả hai tầng đều hạ thấp thì hiệu trị sốhạ thấp mực nước của cặp lỗ khoan tại 1 điểm tối thiểu 0,2-0,3m.

Khihút nước ở lỗ khoan với ống lọc không ngập thì mực nước hạ thấp lớn nhất tronglỗ khoan không được lớn hơn 1/3 phần ống lọc ngập.

Trườnghợp hút nước ở khoảnh đặt hầm mỏ khai thác khoáng sản có ích thì mực nước hạthấp lớn nhất phải đạt giá trị bằng 0,5-0,7 chiều cao cột nước trong lỗ khoan.Nếu thực tế không đạt được yêu cầu này thì độ chênh giữa hai đợt hạ thấp kềnhau không được ít hơn 1m và đợt hạ thấp nhỏ nhất phải đạt được giá trị từ 1mtrở lên.

Điều 11- Thời lượng hút nước

1 - Thời lượng hút thổi rửa

Thờilượng hút thổi rửa tuỳ thuộc đường kính lỗ khoan, đường kính ống lọc, loại đấtđá, loại ống lọc, chiều dài ống lọc, chiều sâu lỗ khoan. Công tác thổi rửa chỉđược dừng khi đạt yêu cầu nêu trong khoản 1 điều 5.

Thờilượng hút thổi rửa tạm quy định như sau: Tối thiểu 3-4 ca máy cho mỗi lỗ khoan(đối với các lỗ khoan đường kính dưới f219mm)và 5-6 ca cho mỗi lỗ khoan (đối với các lỗ khoan đường kính từ f 219mm trở lên).

Đốivới đất đá bở rời, hạt mịn, lọc lưới: dùng giới hạn trên

Đốivới đất đá bở rời, hạt thô, lọc cuốn dây: dùng giới hạn dưới

Đốivới đất đá cứng nứt nẻ, khoan bằng nước lã: dùng giới hạn dưới

Đốivới đất đá cứng nứt nẻ-karst, trong hang chứa nhiều trầm tích hạt mịn: dùnggiới hạn trên.

Trườnghợp lỗ khoan đường kính lớn: không chèn sỏi dùng giới hạn dưới, nếu có chèn sỏidùng giới hạn trên.

Hếtthời gian tối thiểu nêu trên, nếu nước còn đục, cần báo cáo với chủ biên, cơquan quản lý xin tăng thời lượng cho đạt mục đích.

2 - Thời lượng hút khai trương

Thờilượng hút khai trương khoảng một vài giờ, tối đa không được quá 8 giờ.

3 - Thời lượng hút thử, thí nghiệm, khai thác- thí nghiệm

Thờilượng hút nước từng dạng được quy định trong bảng 1

BẢNG1 - THỜI LƯỢNG HÚT NƯỚC

Dạng hút nước

Mục đích chủ yếu

Thời lượng (ca)/bậc

Hút nước thử

Xác định sơ bộ độ giàu nước và chất lượng nước.

3-6

Hút

nước

thí

nghiệm

Hút nước

thí nghiệm đơn (cả nhóm, phân đoạn)

Xác định độ giàu nước, tính chất thấm và chất lượng nước . Khi hút nước thí nghiệm nhiều bậc hạ thấp còn xác định thêm quan hệ Q-S

6-9

(Đối với nước khoáng, nước nóng 15-45)

Hút thí nghiệm giật cấp

Xác định sức cản tổng hợp, bước nhảy mực nước và hiệu suất lỗ khoan.

0,25-0,5. Tối thiểu mỗi cấp 1h

Hút thí nghiệm chùm

(cả nhóm, phân đoạn)

Xác định các thông số ĐCTV:

ã         Trong đất đá lỗ hổng, áp lực, đất đá nứt nẻ- karst

ã         Trong đất đá lỗ hổng không áp, trong môi trường hai lớp

15-30

30-45

Nghiên cứu điều kiện biên:

ã         Quan hệ nước mặt và nước dưới đất

ã         Quan hệ các tầng chứa nước ngăn cách bởi lớp thấm nước yếu

30-45

90-120

Hút khai thác - thí nghiệm

Xác định bằng con đường thực nghiệm quy luật thay đổi mực nước và chất lượng nước khoáng, nước nóng

90 và lớn hơn

Thờilượng nêu trên được dùng cho thiết kế công tác hút nước. Tuỳ theo điều kiệnthực tế, thời lượng cụ thể có thể giảm đi hay tăng lên. Trường hợp tăng thời lượngphải được cấp có thẩm quyền cho phép.

4 - Thời lượng đo hồi phục

Thờilượng đo hồi phục mực nước thay đổi trong phạm vi rất rộng tuỳ theo độ giàu nướccủa tầng, tạm quy định 3 ca cho 1 đợt (kể cả hút khai trương).

5 - Thời lượng đo mực nước tĩnh

Thờilượng đo mực nước tĩnh trước khi hút nước chính thức là 1 ca (khi mực nước ổnđịnh), 3 ca (khi mực nước dao động).

6 - Tiêu chuẩn ngừng hút nước

Hútnước thử, thí nghiệm, khai thác-thí nghiệm được dừng khi giải quyết được mụctiêu nhiệm vụ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đạt được các chỉ tiêu sau:

Độngthái mực nước là gần ổn định.

Đốivới tầng chứa nước áp lực đồng nhất vô hạn, đất đá nứt nẻ, nứt nẻ-karst khiphát hiện được khoảnh II trên đồ thị theo dõi thời gian.

Đốivới các tầng chứa nước còn lại như không áp, hai lớp, hai vỉa... khi phát hiệnđược khoảnh III trên đồ thị theo dõi thời gian.

Trườnghợp hút nước thí nghiệm có các lỗ khoan quan sát thì trên đồ thị theo dõi kếthợp phát hiện được đường tiệm cận chung hay song song với nhau.

Trườnghợp hút nước thí nghiệm ở tầng chứa nước có biên nhưng mục đích chỉ để xác địnhthông số địa chất thuỷ văn cơ bản thì ngoài việc lỗ khoan phải nằm trong đớikhông có nhiễu của lưới thuỷ động lực còn cần đạt tới thời gian lớn hơn 5 lầngiá trị thời gian kiểm tra.

Trườnghợp nghiên cứu sự thay đổi chất lượng nước là mục đích của thí nghiệm thì thínghiệm chỉ được dừng khi có đủ tài liệu thực tế khẳng định tính ổn định của cácchỉ tiêu đánh giá hoặc xác lập được qui luật thay đổi của chúng theo không gianhay thời gian.

Đốivới nước khoáng, nước nóng chỉ được dừng khi mực hạ thấp đạt ổn định ít nhất20% thời gian hút nước và chất lượng nước đạt ổn định (ít nhất 3 kết quả liêntiếp nằm trong giới hạn sai số lặp theo cùng một phương pháp phân tích đối vớimỗi chỉ tiêu).

Chương III

TIẾN HÀNH HÚT NƯỚC

Điều 12 - Những yêu cầu về thời kỳ tiến hành hút nước

Khihút nước thử, thí nghiệm, khai thác - thí nghiệm được tiến hành vào mùa khôkiệt nhất, trừ trường hợp đối với giai đoạn lập bản đồ hoặc nghiên cứu các mỏáp lực có thể tiến hành vào đầu hoặc cuối mùa mưa nhưng phải có tài liệu minhchứng các yếu tố khí tượng, thuỷ văn ảnh hưởng rất nhỏ đến tài liệu thí nghiệm.

Riêngcác lỗ khoan nghiên cứu tháo khô mỏ ngược lại nên tiến hành vào mùa mà ảnh hưởngkhí tượng thuỷ văn biểu hiện lớn nhất. Khi nghiên cứu nước khoáng, nước nóngthời kỳ hút nước được chọn là mùa mưa (trường hợp đặc biệt phải làm sáng tỏ trữlượng thì hút nước cả hai mùa).

Điều 13 - Thiết kế hút nước

1- Nguyên tắc chung

Khithiết kế công tác hút nước, tác giả chủ biên đề án, đề tài cần nghiên cứu đặcđiểm địa chất, địa chất thuỷ văn cụ thể của mỏ và khoảnh thí nghiệm, nhiệm vụđặt ra của hút nước nhằm hiệu chỉnh sơ đồ thí nghiệm, kiểm tra khả năng thựchiện nhiệm vụ, lựa chọn phương pháp hút nước. Trên cơ sở tài liệu thu được củahút khai trương, tiến hành dự đoán động thái mực nước, tính toán mực nước hạthấp (cả lỗ khoan quan sát nếu có) ứng với lưu lượng và thời lượng dự kiến, nếucần thì đề xuất điều chỉnh lại mục tiêu nhiệm vụ cho chính xác.

2- Thiết kế kỹ thuật hút nước

a.Khi dùng máy nén khí

Dựavào tài liệu hút sơ bộ sau thổi rửa cần tiến hành tính tỷ lưu lượng khí (vo),tiết diện ống nâng nước, chiều sâu ống dẫn khí, chiều sâu ống đo mực nước vàloại máy bơm nén khí được sử dụng.

Chiềusâu đặt ống dẫn khí được chọn căn cứ vào chiều sâu mực nước động (h), thông thườngchiều sâu đặt ống dẫn khí có thể thay đổi từ 1,4 đến 2,5 lần h (đối với tầnggiầu nước trung bình) và 4- 5 lần h (đối với tầng giầu và rất giầu nước).

ng dẫn khí cần đặt cao hơn mútdưới của ống dẫn nước tối thiểu 3 - 5m. Chọn đường kính ống dẫn khí căn cứ vàokhối lượng khí, đường kính ống nâng nước (ống dẫn nước) - Bảng 2, 3, 4. Áp suất khí nén khởi động, làmviệc được chọn căn cứ vào chiều cao cột nước phải đẩy và tổn thất áp lực.

b.Khi dùng máy bơm ly tâm trục ngang, trục đứng, điện chìm

Dựavào kết cấu lỗ khoan để lựa chọn máy bơm thích hợp, chiều sâu đặt máy đáp ứng đượcyêu cầu thí nghiệm, riêng máy bơm ly tâm trục ngang, phải căn cứ vào chiều sâumực nước tĩnh, mực nước động để lựa chọn.

c.Thiết kế ống đo mực nước

Chiềusâu mực nước được đo qua khoảng không giữa đường kính ống chống lỗ khoan và ốngdẫn nước hoặc ống đo bố trí song song với ống dẫn khí. Chiều sâu ống đo đặt sâuhơn mút dưới ống dẫn khí 3 - 5m.

ng đo được chọn có đường kínhcàng nhỏ càng tốt nhưng đảm bảo dụng cụ đo hoạt động bình thường. Trong thực tếđường kính ống đo F 15 - F 27 mm

A.Thiết kế ống nâng nước

ng dẫn nước có thể tận dụngphần ống chống nằm bên trên ống lọc của lỗ khoan nếu thoả mãn yêu cầu. Trườnghợp phải thả ống dẫn nước ngập vào ống lọc thì ống dẫn nước phải nhỏ hơn ốnglọc tối thiêủ 2 cấp đường kính

BẢNG2 - CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC CỦA AIRLIFT KHI BỐ TRÍ (MẮC) SONG SONG

Đường kính ống nâng nước

(mm)

Đường kính
ống khí

(mm)

ng nhũ tương

Đường kính lỗ

(mm)

Khoảng cách giữa các lỗ (mm)

Số lỗ trong 1 loạt

a

b

50-60

19-32

4

12

20

7

75-80

19-38

4

12

35

10

100-125

32-50

5

15

40

12

150-200

38-50-65-75

6

20

30

12

250-300

50-65-75-100

6

30

30

20

350-400

75-100-125

6

30

30

25

BẢNG3 - KHI BỐ TRÍ (MẮC) ĐỒNG TÂM

Đường kính ống khí

(mm)

Chiều dài bộ phận hỗn hợp

( mm)

Số lỗ trong một loạt

Đường kính lỗ

(mm)

Đường kính ống khí

(mm)

Chiều dài bộ phận hỗn hợp

(mm)

Số lỗ trong một loạt

Đường kính lỗ

(mm)

19

1490

6

4

65

2075

12

6

25

1490

8

4

75

2075

15

6

32

1490

8

5

100

2075

22

6

38

1490

8

6

125

2075

26

6

50

1490

8

6

 

 

 

 

BẢNG4 - QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG KÍNH ỐNG DẪN KHÍ VÀ LƯU LƯỢNG KHÍ

Khối lượng khí của máy nén khí

(m3/h)

Đường kính ống dẫn khí

(mm)

10-20

13-19

34-59

19-25

60-100

25-32

101-200

32-38

201-400

38-51

401-700

61-63

701-1000

63-76

1001-1600

76-89

â.Yêu cầu kỹ thuật

Hútnước cần đảm bảo tính liên tục. Thời gian ngừng do mất điện, hỏng máy tối đakhông được quá 5-10% tổng thời gian thí nghiệm, đồng thời cần đảm bảo sau thờigian ngắn nhất (15-30’) lưu lượng (mực nước) lỗ khoan phải đạt được giá trị nhưtrước khi gặp sự cố.

Trườnghợp mới tiến hành được 5-10% tổng thời gian thí nghiệm mà có sự cố thì phảitiến hành hút lại từ đầu.

Khihút nước cần tổ chức quan trắc mực nước sông hồ, các giếng đào, các lỗ khoan cũtrong phạm vi ảnh hưởng của hút nước; thu thập đủ tài liệu để nghiên cứu quanhệ thuỷ lực giữa nước mặt với nước dưới đất của tầng chứa nước thí nghiệm vàhiệu chỉnh số liệu đo mực nước thực tế trong lỗ khoan, giếng, điểm lộ...

Toànbộ các tài liệu thí nghiệm cùng các tài liệu liên quan đều được ghi kịp thời ,đầy đủ, chính xác, trung thực vào sổ hút nước (phụ lục 6), ghi rõ người thuthập, người kiểm tra, ý kiến nhận xét đánh giá của tổ trưởng, chủ biên, thờigian cụ thể tiến hành các công việc có liên quan như lấy mẫu phân tích chất lượngnước hay các diễn biến khí tượng thuỷ văn như mưa, gió, nắng, thời lượng mưa,loại mưa, thời gian thuỷ triều lên-xuống, thời gian bơm nước tưới, tích nướcvào hồ hay xả nước...

Trongquá trình hút nước nếu có xảy ra các hiện tượng đột biến như nhiễm bẩn, nhiễmmặn, nước vẩn đục, bùn cát chảy vào lỗ khoan thì thường xuyên phải theo dõi ghichép đầy đủ và báo cáo cho chủ biên đề án. Trường hợp xét thấy nguy cơ bị pháhuỷ hoặc có hại cho sản xuất phải báo cáo kịp thời cho cấp có thẩm quyền xemxét, giải quyết.aa. Yêu cầu về thoát nước

Nướchút lên cần tránh không cho nước chảy trở lại lỗ khoan, ảnh hưởng xấu đến chấtlượng tài liệu, đảm bảo độ thoát tự nhiên tốt, không gây ứ, ngập.

Đốivới tầng chứa nước không áp phải dùng ống dẫn xả nước ra ngoài vùng ảnh hưởngtrực tiếp. Đối với tầng chứa nước áp lực có thể dùng mương máng đuợc gia cốtốt.

Bảnvẽ thiết kế hút nước được nêu trong phụ lục 2

Điều 14 - Công tác chuẩn bị

1- Trước khi đưa máy móc, thiết bị vào vị trí cần tổ chức khảo sát hiệntrường nhằm:

Kiểmtra đường, nền đảm bảo an toàn cho người và thiết bị máy móc vận chuyển tập kếtvào lỗ khoan thí nghiệm; lựa chọn phương án dẫn thoát nước hút lên đảm bảo yêucầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Làmviệc với chính quyền địa phương đảm bảo lợi ích chính đáng của dân sở tại, bảovệ tài sản, an toàn, an ninh của đơn vị thi công; trường hợp địa phương có yêucầu sử dụng lỗ khoan thì hướng dẫn các thủ tục pháp lí cần thiết.

Đơnvị được giao nhiệm vụ thi công hút nước phải nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế thicông hút nước. Phòng kỹ thuật, tác giả đề án có trách nhiệm phải bàn giao trướccho đơn vị thi công ít nhất một tuần.

2- Kiểm tra máy móc, thiết bị, dụng cụ đảm bảo thực hiện nhiệm vụvới chất lương cao.

Máybơm phải hoạt động được liên tục, ổn định và đạt yêu cầu hút nước. Nếu cần, máydự phòng phải cùng tính năng tương đương.

Thiếtbị đo lưu lượng, mực nước, nhiệt độ, dụng cụ lấy mẫu cần phải đủ và phù hợp(đồng hồ đo, thùng đo, ván đo, trường hợp dùng ván đo cần có biện pháp đảm bảodòng chảy ổn định như thùng chắn sóng chẳng hạn ...).

Điều 15 - Tổ chức nhân lực trong quá trình hút nước

Nhânlực của tổ bơm phải bố trí đủ năng lực làm liên tục 1 ngày 3 ca, mỗi ca có ítnhất 1 kỹ thuật địa chất thuỷ văn, 1 người làm công tác cơ khí vận hành, 1 ngườilàm công tác cơ khí sửa chữa.

Trườnghợp có các công trình quan sát (lỗ khoan, giếng, hồ, dòng mặt...) phải bố tríđủ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và kỹ năng đảm bảo thu thập chính xác cácyếu tố quan trắc với tần số đã định trước.

Điều 16- Lắp đặt thiết bị

Dựatheo thiết kế hút nước, tiến hành lắp đặt thiết bị (thả ống dẫn nước, cần đo,cần hơi, chiều sâu đặt máy...) hút thổi rửa và hút sơ bộ để kiểm tra thiết kế.Khi nghiên cứu nước khoáng, nước nóng, các bộ phận bơm cũng như dụng cụ đo haylấy mẫu đều phải được khử trùng trước khi đưa xuống lỗ khoan.

Điều 17 - Trình tự hút nước

Khihút nước thử, thí nghiệm, khai thác - thí nghiệm với lưu lượng không đổi (ổnđịnh), người thi công sẽ điều chỉnh áp lực hơi (đối với máy nén khí) hay van(đối với máy bơm chìm hoặc trục đứng) để khống chế lưu lượng nước hút ra là ổnđịnh (nếu có thay đổi thì sự thay đổi đó nằm trong giới hạn cho phép).

Khihút nước thử, thí nghiệm, khai thác - thí nghiệm với mực nước hạ thấp khôngđổi, người thi công sẽ điều chỉnh lưu lượng nước hút ra để khống chế mực nướclà ổn định.

Trườnghợp hút nước thí nghiệm với vài bậc hạ thấp thì tiến hành theo trình tự từ lớnnhất đến nhỏ nhất đối với các đất đá chứa nước hạt thô (cuội, sạn, cát thô lẫnsạn sỏi, đất đá nứt nẻ) hoặc ngược lại với đất đá chứa nước hạt mịn (cát, cátpha, sét pha).

Trườnghợp hút nước thí nghiệm giật cấp luôn tuân theo trình tự giật từ cấp nhỏ nhấtđến lớn nhất.

Trườnghợp hút nước thí nghiệm có thả chất chỉ thị: đầu tiên là chuẩn bị chất chỉ thị,dùng ống đưa chất chỉ thị xuống vị trí ống lọc của lỗ khoan, sau đó nhấc ốnglên xuống nhằm trộn đều chất chỉ thị với nước, rồi mới bắt đầu hút nước thínghiệm, lấy mẫu và phân tích ngay ngoài hiện trường theo dõi nồng độ chất chỉthị trong nước hút lên (chú ý xác định nồng độ phông chất chỉ thị).

Điều 18 - Tần số đo lưu lượng, mực nước, nhiệt độ

1 - Khi hút nước

Tầnsố đo được quy định tại bảng 5

BẢNG5 - TẦN SỐ ĐO

Thời lượng

Đo mực nước

Đo lưu lượng

Đo nhiệt độ

20 phút đầu

1 phút đo 1 lần

5 phút đo 1 lần

đo 1 lần

20 phút tiếp theo

2 phút đo 1 lần

4 phút đo 1 lần

đo 1 lần

Hết giờ đầu

5 phút đo 1 lần

5 phút đo 1 lần

đo 1 lần

Hết giờ thứ 2

10 phút đo 1 lần

10 phút đo 1 lần

đo 1 lần

Hết giờ thứ 5

20 phút đo 1 lần

20 phút đo 1 lần

1 giờ đo 1 lần

Hết giờ thứ 10

30 phút đo 1 lần

30 phút đo 1 lần

1 giờ đo 1 lần

Từ giờ thứ 11 đến khi kết thúc

1 giờ đo 1 lần

1 giờ đo 1 lần

1 giờ đo 1 lần

2 - Khi hồi phục

Cũngđo với tần số như khi hút nước cho đến mực nước hồi phục hoàn toàn.

Điều 19 - Cách đo mực nước

Đochiều sâu mực nước tại lỗ khoan hút nước được sử dụng dụng cụ đo điện.

Đochiều sâu mực nước tại lỗ khoan quan sát, giếng, điểm lộ ... tuỳ theo mực nước,kết cấu lỗ khoan được sử dụng dụng cụ đo điện, ống dội âm.

Khinghiên cứu nước khoáng, nước nóng khí hoá cao dùng thêm ống hỗ trợ và bộ táchkhí.

Chiềusâu mực nước được đo ít nhất 3 lần và lấy giá trị trung bình.

Điều 20 - Cách đo lưu lượng

1 - Phương pháp đo

Đểxác định lưu lượng lỗ khoan, giếng, điểm lộ, có thể dùng thùng định lượng; vánđo; áp lực nước; lưu lượng kế.

2 - Cách đo lưu lượngâ. Xác định lưu lượng bằng thùng định lượng.

Đượcdùng khi lưu lượng không lớn hơn 10 l/s.

Đểtránh sai số đo, thời gian đầy thùng không nhỏ hơn 30" và phải đo ít nhất3 lần, sai số 3 lần đo không được lớn hơn 5%, rồi lấy giá trị trung bình.

a.Xác định lưu lượng bằng ván đo

Đochiều cao cột nước tràn qua ván với độ chính xác tới mm. Đo ít nhất 3 lần vàlấy giá trị trung bình.

Vántam giác và ván hình chữ nhật thường được dùng khi lưu lượng đến10 l/s. Lưu lượngnước hút lên (Q - l/s) được xác định theo công thức:

(đối với ván tam giác)

(đối với ván hình chữ nhật)

Trongđó: h - Chiều cao mực nước trước mép ván, cm

b- Chiều rộng mép ván dưới, cm.

Vánhình thang thường được dùng khi lưu lượng từ 10 l/s trở lên (30 - 50 l/s và lớnhơn), với b thông dụng 320, 420 ; 640 và 1200mm. Lưu lượng nước hút lên (Q - l/s)được xác định theo công thức: (đại lượng b, h như trên).

Khidùng ván đo lưu lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau :

Khoảngcách từ ngưỡng ván đến đáy ván không được nhỏ hơn 10 - 20cm.

Khoảngcách từ mép ván đến thành ngoài của ván không được nhỏ hơn 10-20cm.

Dòngchảy trước ván phải tương đối đều đặn, nước chảy qua ván phải chảy rót.

Vánkhông bị ngập dưới nước.

Khôngcho nước thấm chảy qua thành ván và đáy ván.

Vánphải đặt nằm ngang, xác định bằng ống thuỷ.

Trườnghợp dùng thùng có ván đo thì cách ván 0,8 - 1,0m gắn chặt thước đo milimét.Điểm 0 của thang cần trùng với mực của ngưỡng ván. Chiều dài thùng có thể 1,5 -2m đến 3 - 4 m tùy thuộc lưu lượng nước. Chiều rộng thùng 1,5m, chiều cao thùng0,5 - 0,75m.

-Đối với nước khoáng bão hoà khí thì phải dùng thêm thùng tách khí.

a.Xác định lưu lượng bằng áp lực nước

Dụngcụ được thiết kế như hình 1

CHỈDẪN THIẾT KẾ PHẦN NƯỚC THOÁT RA

45oO d

CHITIẾT PHẦN THOÁT NƯỚC

1500mm

dD

20D5 D 450

Hình1- Dụng cụ đo áp lực dùng để xác định lưu lượng khi hút nước

Đochiều cao cột nước dâng trong ống đo.

Dựavào chiều cao cột nước và tỉ số d/D tra bảng ta có lưu lượng nước.

Tùythuộc d/D ta có lưu lượng giới hạn như sau :

BẢNG 6 - LƯU LƯỢNG NƯỚC HÚT RA

d

Inch

D

Inch

Lưu lượng nhỏ nhất

Lưu lượng lớn nhất

m3/h

l/s

m3/h

l/s

2

4

6,61

1,836

26,358

7,32

3

4

17,9

4,97

71,38

19,83

4

7

27,42

7,61

109,34

30,37

5

7

47,94

13,32

191,18

53,1

6

8

71,62

19,89

285,54

79,32

a.      Xácđịnh lưu lượng bằng lưu lượng kế

Lưulượng kế đo tốc độ chuyển động của nước, để từ đó tính ra lưu lượng. Có loại đolưu lượng nước tổng cộng sau một thời gian chảy nào đó. Để đảm bảo đo được đúngtoàn bộ tiết diện cần hoàn toàn lấp đầy nước. Trước điểm tính cần có khoảngthẳng với chiều dài (8 - 10) D, còn sau điểm tính khoảng thẳng dài (3 - 5) D (ởđây D - đường kính ống dẫn nước).

Điều 21 - Cách đo và dụng cụ đo nhiệt độ nước và không khí

tất cả các lỗ khoan hút nước,nhiệt độ nước được đo ở ngay dòng nước thoát ra và ghi vào sổ ngoài trời (cảthời gian : phút, giờ, ngày tháng năm đo)

Đonhiệt độ nước còn được tiến hành ở các lỗ khoan quan sát, hố đào, giếng, hồ,hay sông (nếu có yêu cầu).

Tấtcả các điểm cần đo nhiệt độ nước thì khi đo cần ngăn ngừa khỏi tác động củanhiệt độ không khí đặc biệt đối với nước ngầm và khi nhiệt độ không khí chênhlớn so với phông bình thường.

Nhiệtđộ nước được đo bằng nhiệt kế chậm bách phân với thang chia 0, 1 - 0,20Cvà có bao kim loại. Đo nhiệt độ nước ở lỗ khoan, giếng, điểm lộ ... thí nghiệmđược đo trực tiếp ngay ở vòi xả nước.

Đonhiệt độ nước ở các điểm quan sát tại phạm vi ống lọc và giữ trong khoảng mộtvài phút. Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế bách phân bình thường với độ chínhxác 0,10C. Đọc nhiệt độ với độ chính xác 0,10C.

Điều 22 - Lấy mẫu nghiên cứu chất lượng nước

1 - Nguyên tắc chung

Mẫunghiên cứu chất lượng nước được lấy tại các lỗ khoan, giếng, điểm lộ hút thử,thí nghiệm và khai thác - thí nghiệm ở đầu và cuối kỳ hút nước.

Trườnghợp thời lượng hút nước dài và điều kiện thuỷ hoá phức tạp cứ 3-5 ca lấy 1 mẫu(tần số lấy mẫu dày hơn nếu điều kiện thủy hoá phức tạp hơn hoặc có nguy cơnhiễm bẩn hơn).

Cácmẫu phải đại diện cho nguồn nước và không xảy ra sự nhiễm bẩn trong quá trìnhlấy mẫu bảo quản và vận chuyển mẫu.

2 - Cách lấy, bảo quản, vận chuyển mẫu

Việclấy mẫu, bảo quản, vận chuyển các loại mẫu nước (đa lượng, vi lượng, chuyênmôn) tuân theo các quy định kỹ thuật hiện hành. Trong hút nước mẫu được lấyngay tại vòi xả nước.

Dụngcụ lấy mẫu vi trùng phải là dụng cụ đã được khử trùng. Sau khi lấy mẫu phải đưangay đến cơ sở phân tích trong ngày. Trường hợp không thể thực hiện được thìphải bảo quản mẫu ở nhiệt độ dưới 10oC và chuyển đến cơ sở phân tíchtrước 3 ngày.

Khinghiên cứu nước khoáng, nước nóng cần lấy mẫu xác định thành phần khí (tự do vàhoà tan), hàm lượng khí đặc biệt (H2S, CO2, Rn), hàm lượnghợp phần đặc biệt (Br, I, SiO2, Ra, U) và các đồng vị bền và đồng vịphóng xạ của nước.

Mẫuphải có đủ các thông tin cần thiết nêu trong phụ lục 7.

Điều 23 - Yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ môi trường

Trongquá trình thi công hút nước, phải thực hiện nghiêm túc yêu cầu về an toàn laođộng và bảo vệ môi trường:

Nướchút lên được xả vào môi trường xung quanh phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trườngtheo quy định hiện hành.

Xảnước lợ, nước mặn phải dùng ống dẫn nước đến nơi có khả năng thải, không đượclàm ảnh hưởng đến mùa màng cây trái của cư dân, trường hợp bất khả kháng phải đượccư dân thoả thuận và đền bù thiệt hại thoả đáng.

Xảnước quá nóng, nước có hơi độc, khí cháy, chất độc hại, phóng xạ còn phải cóhàng rào bảo vệ, có biển báo nguy hiểm, không cho người (đặc biệt là trẻ em)vào nơi thí nghiệm. Phải có phương tiện bảo vệ cho cán bộ, công nhân làm nhiệmvụ (chống bỏng, chống độc). Trường hợp có khí dễ cháy phải có dụng cụ chốngcháy nổ và thực hiện nghiêm quy trình phòng chống cháy nổ.

Trườnghợp hút nước trong đất đá karst phải có biện pháp phòng ngừa nguy cơ sụt lúnmặt đất, làm hư hỏng nhà cửa, công trình...

Nhiênliệu dùng cho thí nghiệm phải được bảo vệ cẩn trọng, không được để dò rỉ ảnh hưởngxấu đến môi trường nước, môi trường đất và bảo đảm an toàn.

Khikết thúc thí nghiệm, cần tổ chức tháo dỡ máy máy móc, thiết bị, san lấp lạihiện trường, bảo vệ công trình (nếu là lỗ khoan phải lắp nắp bảo vệ, sơn phầnống nhô cao lên mặt đất và ghi tên đơn vị thi công, tên công trình...) trướckhi rút.

Điều 24 - Yêu cầu về chỉnh lí sơ bộ tài liệu ngoài thực địa

-Chọn giá trị mực nước tĩnh và tính toán giá trị lưu lượng, mực nước hạ thấp, tỉlưu lượng của công trình hút nước

-Các tài liệu hút nước phải được cán bộ kỹ thuật cập nhật thể hiện trên các đồthị như: Q-t; S-lgt; S*-lgt; S-lgt/r2; S-lgr, trường hợphút thí nghiệm nhiều đợt yêu cầu thêm đồ thị q-S; Q-S..

-Đánh giá so sánh với mục đích yêu cầu đề ra.

-Trên cơ sở các đồ thị được cập nhật ngay tại thực địa, phải tiến hành phân tíchvà giải đoán tài liệu để có cơ sở dừng công tác hút nước một cách hợp lí (dừngsớm hay kéo dài hơn, trường hợp phải tăng thời lượng hút nước cần báo cáo kịpthời cho cấp có thẩm quyền).

Điều 25 - Quy định về giao nộp sản phẩm

Tổtrưởng tổ bơm phải giao nộp ngay (không chậm quá 3 ngày) cho chủ biên đề án, đềtài toàn bộ tài liệu hút nước ( bao gồm sổ hút nước, bản vẽ thi công hút nước,các đồ thị và kết quả chỉnh lý sơ bộ tài liệu ngoài thực địa, biên bản kiểm trachiều sâu lỗ khoan, biên bản bảo vệ lỗ khoan, quyết định thi công, quyết địnhdừng hút nước...). Chủ biên đề án kiểm tra chỉnh lý và trình hội đồng nghiệmthu của đơn vị (chậm nhất không quá 7 ngày sau khi kết thúc công tác thínghiệm) và lập các tờ trình báo cáo đơn vị trong trường hợp cần thiết.

Điều 26 - Các hình thức xử lí

Trườnghợp không đạt được mục đích yêu cầu đặt ra do nguyên nhân khách quan phải có tờtrình diễn giải lí do với đầy đủ các cơ sở khoa học và kĩ thuật cần thiết và đềxuất điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Trườnghợp không đạt được mục đích yêu cầu đặt ra do nguyên nhân chủ quan phải nghiêmtúc xem xét tìm rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp giải quyết hữu hiệu cho việchút nước đạt mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

Điều 27 - Yêu cầu về công tác kiểm tra khi hút nước

Côngtác kiểm tra được thực hiện có tính chất bắt buộc. Có hai loại kiểm tra: Kiểmtra nội bộ do đơn vị thi công thực hiện và kiểm tra ngoại bộ do cơ quan quản lýthực hiện.

Nộidung kiểm tra sự tuân thủ quy phạm hút nước từ khâu chuẩn bị thiết kế và tiếnhành hút nước thí nghiệm, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoặc đìnhchỉ khi có sai phạm lớn làm tài liệu không đủ độ tin cậy khi sử dụng.

Chương IV

CÔNG TÁC CHỈNH LÍ TÀI LIỆU HÚT NƯỚC

Điều 28- Kiểm tra các điều kiện cần tuân thủ khi hút nước

Côngtác kiểm tra phải đánh giá mức độ tuân thủ quy phạm và mức độ hoàn thành mụctiêu nhiệm vụ yêu cầu:

1.Khoảng thời gian (thời kỳ) hút nước theo điều 12

2.Kiểm tra tần số đo lưu lượng, mực nước, nhiệt độ theo điều 18; tính toán lưu lượngnước hút ra (điều 20) và tính lưu lượng trung bình 8h cuối cùng( trường hợp cóbiến động lưu lượng nhưng không vượt quá 5%); tính toán trị số mực nước hạ thấptrên cơ sở lựa chọn chính thức chiều sâu mực nước tĩnh và chiều sâu mực nướcđộng trung bình của lỗ khoan ở cuối thời kỳ hút nước.

3.Kiểm tra tốc độ hạ thấp mực nước theo thời gian tại lỗ khoan hút nước ( khi hútnước với lưu lượng không đổi), hay tốc độ thay đổi lưu lượng ( khi hút nước vớimực nước hạ thấp không đổi). Đối với lỗ khoan quan sát thì thời gian hút nướcthí nghiệm cần so sánh với thời gian kiểm tra (tk).

4.Kiểm tra độ ổn định về chất lượng nước ( đặc biệt quan trọng đối với nướckhoáng, nước nóng).

5.Kết luận chung về chất lượng hút nước.

6.Lựa chọn phương pháp chỉnh lý, giải thích tài liệu hút nước.

7.Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản kiểm tra.

Điều 29 - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Trướckhi chỉnh lý phải soát xét và xử lý các ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên,nhân tạo ảnh hưởng đến tài liệu hút nước. Phải tận dụng triệt để toàn bộ cáctài liệu đã có để đánh giá mức độ ảnh hưởng và hiệu chỉnh tài liệu thí nghiệm.

Điều 30 - Phân loại chất lượng tài liệu hút nước trước khi đưa vàoxử lý

Saukhi kiểm tra và đánh giá mức độ ảnh hưởng phải tiến hành phân loại tài liệu hútnước ra một số loại chính sau ( lập bảng thống kê):

Loạidùng cho đánh giá mức độ giàu nước

Loạidùng đánh giá sơ bộ thông số địa chất thuỷ văn cơ bản.

Loạidùng đánh giá chính xác thông số địa chất thuỷ văn cơ bản và các thông sốchuyên môn khác ( hệ số thấm xuyên, lực cản của trầm tích lòng sông, thông sốdịch chuyển)

Loạidùng đáng giá quan hệ Q-S, xác định bước nhảy mực nước, ảnh hưởng can nhiễu

Loạinghiên cứu điều kiện biên của tầng chứa nước.

Điều 31 - Chỉnh lý tài liệu hút nước

Tàiliệu các dạng hút nước được chỉnh lý với các công đoạn chính sau:

1 - Xác định mực nước tĩnh, lưu lượng, mực nước hạ thấp của công trìnhthí nghiệm hút nước

Lựachọn giá trị mực nước tĩnh; tính toán giá trị lưu lượng, mực nước hạ thấp theothời gian, xác định lưu lượng, mực nước hạ thấp trung bình trên cơ sở chiều sâumực nước động (có hiệu chỉnh - nếu cần); tính đại lượng tỷ lưu lượng (phải loạibỏ bước nhảy mực nước hình thành do sức cản thuỷ lực ở đới miền gần lỗ khoan vàcủa ống lọc).

Trườnghợp có công trình quan sát phải lựa chọn giá trị mực nước tĩnh; tính mực nướchạ thấp và khoảng cách đến công trình hút nước. Trường hợp hút nước nhóm phảitính tâm của nhóm và xác định thêm giá trị lưu lượng, mực nước hạ thấp trungbình của toàn nhóm.

2 - Xác định thông số địa chất thuỷ văn và các nhiệm vụ khác củathí nghiệm

a.Đối với hút thử

Tínhsơ bộ hệ số thấm, độ dẫn nước theo phương pháp đường cong chuẩn hoặc phươngpháp thử dần

b.Đối với hút thí nghiệm

Tínhtoán sơ bộ thông số địa chất thuỷ văn cơ bản (độ dẫn nước, hệ số truyền áp haytruyền mực nước) bằng phương pháp đường cong chuẩn, theo dõi thời gian, thử dầnhoặc dùng phần mềm GWW tuỳ thuộc đặc điểm địa chất thuỷ văn và động thái chuyểnđộng của nước dưới đất. Giá trị thông số xác định theo tài liệu hút nước thínghiệm đơn chỉ được dùng để tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng, trữ lượngcấp triển vọng, không được dùng để tính trữ lượng khai thác cấp công nghiệp(trừ trường hợp đã xác định được mối tương quan giữa giá trị thông số xác địnhtheo tài liệu hút thí nghiệm đơn và hút nước thí nghiệm chùm).

c.Hút thí nghiệm chùm

Xâydựng đường đồng đẳng mực nước, xác định hướng chảy và sơ bộ tính vận tốc chảycủa nước dưới đất trong trạng thái tự nhiên. Trường hợp tầng chứa nước có biênphải phân đới động thái chuyển động mực nước và lựa chọn các lỗ khoan phục vụtính toán thông số địa chất thuỷ văn cơ bản và tính toán các thông số chuyênmôn. Tại mỗi lỗ khoan quan sát cần tính toán thời gian kiểm tra, tính ảnh hưởnghiệu ứng thể tích (đối với lỗ khoan, giếng, điểm lộ... có đường kính lớn), hiệuứng Walton (trong tầng không áp) hiệu ứng lỗ hổng kép (tầng nứt nẻ, karst) thấmxuyên (tầng cấu tạo lớp).

Xácđịnh mối quan hệ giữa trị số hạ thấp mực nước và thời gian tuân theo mô hình lýthuyết nào để lựa chọn phương pháp xác định thông số địa chất thuỷ văn cơ bảnvà chuyên môn.

Đốivới tầng chứa nước đồng nhất, một lớp dùng phương pháp Theis-Jacov để tính toánthông số địa chất thuỷ văn cơ bản ( động thái không ổn định, gần ổn định). Trườnghợp động thái ổn định dùng phương pháp Dupuit-Tima.

Khixảy ra hiệu ứng Walton, lỗ hổng kép có thể sử dụng phương pháp điểm đặc trưng.Đối với tầng chứa nước đồng nhất, một lớp, không áp, dùng phương pháp Neuman,Theis - Jacov, Mironhenco - Sestacov để chỉnh lý xác định thông số.

Đốivới tầng chứa nước phân lớp dùng phương pháp Hantus để xác định thông số địachất thuỷ văn cơ bản và hệ số thấm xuyên. Trường hợp thời lượng hút nước thínghiệm dài làm cho hệ thống trở thành một tầng đồng nhất có thể dùng phươngpháp Theis, Jacov để xác định thông số tổng hợp của toàn hệ thống.

Đốivới tầng có quan hệ thuỷ lực với sông hồ sẽ sử dụng các phương pháp Theis,Jacov, Forgaymer, Viazakov để xác định thông số địa chất thuỷ văn cơ bản và sứccản tổng hợp của lòng sông hồ.

Trườnghợp động thái thấm của nước từ sông hồ vào tầng chứa nước không phảilà:"liên tục" mà là "mưa dưới lòng" có thể phải dùng cáchkhôi phục lại hình phễu hạ thấp mực nước theo thời gian trên mô hình.

a.Hút thí nghiệm đơn với vài bậc lưu lượng

Kiểmtra định luật thấm.

Dựđoán lưu lượng lỗ khoan điểm lộ theo đường cong lưu lượng (theo Dupuit:Q=qS;Keller: So=a+bQ; Smreker: lgQ=lgn+1/mlgS và Antovski: Q=a+blgS) vớiviệc thành lập các đồ thị và xác định các thông số q, b, a, m, lgn, b, a bằngphương pháp bình phương nhỏ nhất.

Đốichiếu và đánh giá so sánh các phương pháp ngoại suy theo các công thức nêu trênvà lựa chọn phương pháp kỳ vọng nhất dùng để tính toán trữ lượng.

b.Hút thí nghiệm nhóm

Tínhthông số địa chất thuỷ văn trong trường hợp hút nước thí nghiệm nhóm đồng bộ nhưđối với hút thí nghiệm đơn nhưng chỉ lưu ý thay bán kính lỗ khoan bằng bán kínhcụm lỗ khoan.

Trườnghợp hút nước thí nghiệm nhóm không đồng bộ để tính toán thông số địa chất thuỷvăn cơ bản phải thay thời gian (t) bằng thờì gian dẫn dùng (tnp) vàbán kính (r ) bằng bán kính dẫn dùng (rnp), tính giá trị hao hụt mựcnước của lỗ khoan này sinh ra cho lỗ khoan kia trong dự báo trữ lượng các lỗkhoan can nhiễu bằng phương pháp thuỷ lực.

c.Hút thí nghiệm giật cấp

Sửdụng tài liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (sau khi đã loại bỏ các đợt không đạt)đểxác định các hệ số B,C của phương trình ( S=BQ+CQ2); a,b của phươngtrình S=(a+b lgt)Q; tổn thất áp lực trong giếng ( CQ2); tổn thất áplực trong tầng chứa (BQ), tính toán hiệu suất giếng E( E=[BQ/(BQ+CQ2)].100%)và tính toán độ dẫn nước của tầng chứa nước.

Độdẫn nước của tầng chứa nước (T) có thể được xác định bởi đồ thị S/Qi theo Qibằng phương pháp Hazel hay Eden-Hazel. Hiện nay đã có chương trình phần mềmgiúp chỉnh lý tài liệu hút thí nghiệm giật cấp nhanh và chính xác.

d.Hút nước thí nghiệm có thả chất chỉ thị

Xâydựng đồ thị nồng độ các chất chỉ thị theo thời gian (t) kể từ thời điểm bắt đầuthả chất chỉ thị và thời gian lấy mẫu phân tích.

Xácđịnh nồng độ lớn nhất các chất chỉ thị C1'max và C2 maxvà thời gian tương ứng t1' max và t2' max.

Lậpđồ thị:

Trongđó: Ci là nồng độ chất chỉ thị ứng với thời điểm ti.

Xácđịnh hệ số góc các đồ thị trên b1 ứng với chất chỉ thị C1b2 ứng với chất chỉ thị C2.

Xácđịnh các thông số dịch chuyển bao gồm: hệ số khuếch tán đối lưu (D1,D2); hệ số phân phối muối (g);tốc độ hữu hiệu trung bình chuyển động của nước (V0); độ lỗ hổng hữuhiệu của đất đá (n).

Điều 32- Lựa chọn các giá trị đặc trưng của các thông số

Khicó một tập hợp số liệu các giá trị thông số của một tầng chứa nước nghiên cứutheo tài liệu hút nước thí nghiệm đơn hoặc chùm (nhưng phải đảm bảo có độ tincậy) để xác định giá trị đặc trưng có thể dùng phương pháp bình quân số học,bình quân diện tích, bình quân khoảng cách hoặc xác suất thống kê trong đó phươngpháp xác suất thống kê là kỳ vọng nhất.

Phươngpháp xác suất thống kê được tiến hành theo trình tự sau:

Loạibỏ sai số thô và lựa chọn các giá trị không chứa sai số thô vào tập hợp.

Tínhtrung bình số học của tập hợp 2và phương sai s 2 (phân biệt theohai trường hợp khác nhau khi tập hợp nhỏ hơn 20 và từ 20 trở lên).

Tínhđộ lệch s .

Xácđịnh sai số của tập hợp s R và độ chính xáccủa thí nghiệm (sai số trung bình)

Xácđịnh giá trị kỳ vọng của thông số ( lưu ý cho trường hợp dùng tính trữ lượngcung cấp nước và tháo khô).

Điều 33 - Thành lập biểu đồ kết qủa hút nước

Tàiliệu hút nước sau chỉnh lí được thể hiện trên biểu đồ tổng hợp bao gồm: cột địatầng và cấu trúc lỗ khoan, đồ thị Q-t; S-t; Q-S; q-S; thiết kế thí nghiệm; kếtquả hút nước thí nghiệm và xác định thông số ĐCTV; hàm lượng các nguyên tố, vitrùng; sơ đồ vị trí lỗ khoan (phụ lục 8 )

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34

Quyphạm này áp dụng cho công tác điều tra địa chất thuỷ văn của các tổ chức, cánhân điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoángsản, các hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật. Việc sửa đổi, bổsung quy phạm này phải do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định. Các quy định trướcđây trái với quy phạm này đều bãi bỏ.

PHẦN PHỤ LỤC

1-Mẫu quyết định giao nhiệm vụ thi công công tác hút nước

2-Mẫuthiết kế thi công hút nước lỗ khoan

3-Mẫubiên bản kiểm tra chiều sâu lỗ khoan

4-Mẫubiên bản sự cố hút nước

5-Mẫubiên bản nghiệm thu kết quả

6-Mẫusố hút nước

7-Mẫuthông tin về mẫu (hoá, vi trùng) lấy và phân tích

8-Mẫu biểu đồ tổng hợp khoan, hút nước lỗ khoan

Phụ lục 2- Quy phạm

QUYẾT ĐỊNH CỦA (TÊN CƠ QUAN)

Về việc giao nhiệm vụ thi công công tác hút nước

Căncứ vào quyết định số --- ngày ---- tháng ---- năm ---- của Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp phê duyệt đề án...

Căncứ vào nhiệm vụ kế hoạch năm... được giao

Căncứ vào quy phạm và yêu cầu kỹ thuật hút nước thí nghiệm (có văn bản kèm theo).

Theođề nghị của Trưởng phòng kỹ thuật, kế hoạch - sản xuất và chủ nhiệm đề án.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Giao cho tổ bơm ------------------Đại diện là ông -------------------

Chứcvụ :.....................thực hiện công tác hút nước------- lỗ khoan (LK...) thuộc đề án ........... từ ngày ..... đến .....vớikhối lượng các hạng mục theo đúng thiết kế đã được (tên cơ quan) phê duyệt.

Điều 2: Phòng kĩ thuật, chủ nhiệm đề án có trách nhiệm bàn giao thiết kế kĩ thuật chotổ bơm trước 1 tuần.

Tổbơm... ... ... có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ hút nước theo đúng các yêu cầutrong bản thiết kế kĩ thuật đã được phê duyệt, thực hiện có chất lượng và hiệuquả, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị máy móc, trật tự trị an, bảo vệnguồn nước, bảo vệ môi trường và bảo mật tài liệu.

Điều 3: Các ông phụ trách kế hoạch sản xuất, tổ chức lao động, tài chính - kế toán,kĩ thuật, tác giả đề án, tổ trưởng tổ bơm -------- chịu trách nhiệm thi hànhquyết định này.

Phụ lục 3 - Quy phạm

THIẾTKẾ THI CÔNG HÚT NƯỚC LỖ KHOAN...

Ngàybắt đầu, ngày kết thúc.

Thước

tỷ lệ

Ký hiệu

địa

chất

Chiều

sâu

đáy

lớp

(m)

Chiều

dày

lớp

(m)

Cột địa tầng

và cấu trúc

lỗ khoan

Mô tả tóm

tắt đất đá và đặc trưng nứt nẻ

Loại máy bơm

f ống

dẫn

khí & chiều

sâu

f ống

đo

&

chiều

sâu

f ống

nâng

nước

& chiều

sâu

Chiều

sâu

đặt

máy

(m)

Yêu cầu kỹ thuật

Thổi rửa

Thí nghiệm

10

20

30

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Dạng hút nước
  • Đặc trưng và mức độ tác động
  • Thời lượng hút nước
  • Phương pháp và dụng cụ đo lưu lượng, mực nước
  • Tần số đo
  • Tính liên tục và trình tự tiến hành
  • Các tài liệu thực địa phải lập
  • Tiêu chuẩn ngừng hút
  • Các yêu cầu khác

Ngườithiết kế Người kiểm tra Người tiến hành Thủ trưởng đơn vị duyệt

Phụ lục 4-Quy phạm

BIÊN BẢN KIỂM TRA CHIỀU SÂU LỖ KHOAN

ĐỢT HÚT NƯỚC-----------VÙNG (ĐỀ ÁN)

I- Danh sách các cán bộ, công nhân viên thực hiện:

1,----------------------------------Tổtrưởng tổ bơm

2,---------------------------------Cán bộ, công nhân tổ bơm

3,---------------------------------Cán bộ, công nhân tổ bơm

4,---------------------------------Cán bộ, công nhân tổ bơm

II- Danhsách cán bộ kỹ thuật theo dõi, kiểm tra

1,----------------------------------

2,---------------------------------

III- Kết quả đo kiểm tra chiều sâu lỗ khoan

1,Đường kính cần đo

2,Số cần đo chiều sâu lỗ khoan

3,Chiều dài từng cần (đo chính xác đến cm)

4,Chiều sâu lỗ khoan: (lấy đến một phần mười mét)

Kỹ thuật kiểm tra Tổ trưởng tổ bơm

Phụ lục 5-Quy phạm

BIÊN BẢN SỰ CỐ HÚT NƯỚC

LK----------

Thànhphần tham gia lập biên bản:

 

 

 

 

 

Thựctrạng lỗ khoan, máy móc, thiết bị

 

 

 

 

 

 

Nguyênnhân (khách quan, chủ quan)

 

 

 

 

 

Kiếnnghị xử lý

 

 

 

 

 

Chữký các thành viên

Phụ lục 6- Quy phạm

BIÊN BẢN NGHIỆM THU KẾT QUẢ

HÚT NƯỚC LK......Vùng (đề án)

Theo quyết định số ngày tháng năm của Liên đoàn trưởng

Liên đoàn...

I- THÀNH PHẦN NGHIỆM THU

................................................................Phụtrách KH-SX

................................................................Phụtrách tài chính- kế toán

................................................................Phụtrách tổ chức - lao động

...............................................................Phụ trách kĩ thuật (chủ nhiệm đề án)

................................................................Tổtrưởng tổ bơm

II- NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIỆM THU

1- Chất lượng công tác hút nước

2- Khối lượng (thổi rửa, hút nước, hồi phục, lấy mẫu, vận chuyển mẫu về nơi phântích, chỉnh lí sơ bộ thực địa,...)

Số

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

tính

Khối lượng

Tiền

Ghi chú

Giao

Thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3- Tổng số tiền được nghiệm thu thanh toán

Lương

Cácchi khác

BAN NGHIỆM THU TỔ TRƯỞNG TỔ BƠM THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

ĐƠN VỊ

Phụ lục 7- Quy phạm

MẪU SỔ HÚT NƯỚC

Trongđiều tra địa chất thuỷ văn có các dạng hút nước thử, thí nghiệm (đơn, phânđoạn, nhóm, chùm, giật cấp) và khai thác - thí nghiệm.

-Mẫu sổ hút nước các dạng ở phần chung (trang bìa - trang 71; trang thứ 1 -trang 72; trang thứ 2 - trang 73 là như nhau, chỉ lưu ý rằng cấu trúc ốngchống, ống lọc (cả toạ độ) đối với chùm thí nghiệm được ghi cho tất cả các lỗkhoan quan sát, cho nhóm thí nghiệm , ghi tất cả các lỗ khoan hút nước.

-Mẫu các trang tiếp của sổ hút nước tuân theo trang 74, 75 cho hút nước thử (cảthí nghiêm đơn, phân đoạn); hút thí nghiệm nhóm (đơn)- trang 76, 77; hút giậtcấp - trang 78, 79; hút thí nghiệm chùm - trang 80, 81; hút thí nghiệm chùm(nhóm) - trang 82, 83.

-Mẫu sổ hút nước khai thác - thí nghiệm như mẫu sổ hút nước thí nghiệm (đơn,chùm, nhóm).

-Quy cách sổ hút nước: 29 cm x 21 cm.

CƠ QUAN QUẢN LÍ

CƠ QUAN THỰC HIỆN

SỔ HÚT NƯỚC THÍ NGHIỆM

LK ...........Vùng (đề án)

NĂM .. .. .. ..

CƠ QUAN QUẢN LÍ

CƠ QUAN THỰC HIỆN

Tàiliệu hút nước LK .. .. .. .. .. ..

Dạnghút nước : .. .... .. .. .. .. .. ..

Vùng.. . .. .. .. .. .. .. .. đề án . .. .

Vịtrí địa lí : Thôn........xã.......huyện.......tỉnh.....

Toạđộ lỗ khoan: X... Y ... Z...

Chiềusâu khoan: ......................................................................

Chiềusâu trước khi thổi rửa :......................................................................

Chiềusâu sau khi thổi rửa:......................................................................

Chiềusâu sau khi hút nước:......................................................................

Chiềusâu mực nước tĩnh:......................................................................

ng dẫn nước và chiều sâu:......................................................................

ng hơi và chiều sâu:......................................................................

ng đo và chiều sâu:......................................................................

Chiềusâu đặt máy : ......................................................................

Đặcđiểm tầng chứa nước:......................................................................

BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ HÚT NƯỚC

Kí hiệu tầng

chứa nước

Thứ tự

đợt

hút nước

Q

(l/s)

S

(m)

Ht

(m)

q

(l/sm)

Thời gian

hút

(h)

Thời gian

hồi phục

(h)

Nhiệt độ(oC)

Số mẫu và loại mẫu

nước đã lấy

Nước

Không khí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đánhgiá chất lượng:..................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

TỔTRƯỞNG TỔ BƠM PHỤ TRÁCH KĨ THUẬT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(chủbiên đề án)

CỘT ĐỊA TẦNG VÀ CẤU TRÚC LỖ KHOAN SỐ:

Toạ độ

X:

Y

Z:

 

Ngày khởi công:..............................

Ngày kết thúc: ................................

Chiều sâu: .......................................

Thước

tỷ lệ

Tuổi

địa

chất

Chiều

sâu

trụ lớp

(m)

Chiều

dày

lớp

(m)

Số

thứ

tự

lớp

Cột địa tầng

và cấu trúc

lỗ khoan

Mô tả tóm tắt các lớp đất đá

Cấu trúc ống chống, ống lọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghichú :Đối với hút nước thí nghiệm chùm cần có bản sơ đồ chùm kèm theo

HÚTTHỬ (THÍ NGHIỆM ĐƠN, PHÂN ĐOẠN)

Mựcnước tĩnh... ...m Loại ván và kích thước :

Thểtích thùng đo ... ...lit

Ngày tháng

năm

Giờ

phút

đo

Lưu

lượng

(l/s)

Đại lượng

Nhiệt độ (oC)

Ghi chú

*

Hđ

(m)

S

(m)

Không khí

Nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Lấy mẫu nước (số hiệu mẫu); các hiện tượng xảy ra trong quá trình hút nước (nướcđục ... ); các diễn biến của thời tiết.

MỰCNƯỚC HỒI PHỤC

Ngày

tháng

năm

Giờ

phút

đo

Chiều sâu

mực nước

(m)

Độ dâng

cao mực

nước S*

(m)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÚT THÍ NGHIỆM NHÓM (ĐƠN)

Mựcnước tĩnh LK... ...m Loại ván và kích thước :

Mựcnước tĩnh LK... ...m Thể tích thùng đo ... ...lit

Ngày tháng năm

Giờ

phút

đo

LK hút nước ...

LK hút nước ...

Giá trị trung bình nhóm

Ghi chú

*

Cột nước ở ván đo (cm) hay thời gian (giây) đầy thùng...lit

Lưu lượng

(l/s)

Chiều sâu mực nước động

(m)

Mực nước

hạ thấp

(m)

Cột nước ở ván đo (cm) hay thời gian (giây) đầy thùng...lit

Lưu lượng

(l/s)

Chiều sâu mực nước động

(m)

Mực nước

hạ thấp

(m)

Lưu lượng

(l/s)

Mực nước hạ thấp

(m)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Lấy mẫu nước(số hiệu mẫu); các hiệntượng xảy ra trong quá trình hút nước thí nghiệm (nước đục ...); các diễn biếncủa thời tiết

MỰCNƯỚC HỒI PHỤC

Ngày

tháng

năm

Giờ

phút

đo

LK...

LK...

Ghi chú

Hđ

(m)

S*

(m)

Hđ

(m)

S*

(m)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÚT THÍ NGHIỆM GIẬT CẤP

Mựcnước tĩnh LK... ...m Loại ván và kích thước :

Ngày tháng năm

Cấp

Giờ

phút

đo

Cột nước ở ván đo (cm) hay thời gian (giây) đầy thùng...lit

Lưu lượng

(l/s)

Chiều sâu mực nước

(m)

Đại lượng mực nước

hạ thấp

(m)

Ghi chú

*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Lấy mẫu nước(số hiệu mẫu); các hiệntượng xảy ra trong quá trình hút nước thí nghiệm (nước đục ...); các diễn biếncủa thời tiết

MỰCNƯỚC HỒI PHỤC

Ngày

tháng

năm

Giờ

phút

đo

Chiều sâu

mực nước

(m)

Độ dâng

cao mực

nước S*

(m)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÚT THÍ NGHIỆM CHÙM

Loại ván và kích thước:

Mựcnước tĩnh lỗ khoan trung tâm : ..... mét Thể tích thùng đo:... ...lit

Ngày tháng năm

Giờ

phút

đo

Cột nước ở ván đo(cm) hay thời gian (giây) đầy thùng...lít

Lưu lượng

(l/s)

Chiều sâu mực nước tại lK trung tâm (m)

Chiều sâu mực nước tại

các lỗ khoan quan sát ( m)

Nhiệt độ

(oC)

Ghi chú

*

LK1

LK2

LK3

Không

khí

Nước

Hđ

S

Hđ

S

Hđ

S

Hđ

S

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Lấy mẫu nước(số hiệu mẫu); các hiệntượng xảy ra trong quá trình hút nước thí nghiệm (nước đục ...); các diễn biếncủa thời tiết

MỰC NƯỚC HỒI PHỤC

Ngày tháng năm

Giờ

phút

đo

Chiều sâu mực nước tại lK trung tâm (m)

Chiều sâu mực nước tại

các lỗ khoan quan sát (m)

Ghi chú

LK1

LK2

LK3

Hđ

S*

Hđ

S*

Hđ

S*

Hđ

S*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÚTTHÍ NGHIỆM CHÙM (NHÓM)

Mựcnước tĩnh lỗ khoan hút nước (LK)... mét Loại ván và kích thước:

Mựcnước tĩnh lỗ khoan hút nước (LK)... mét Thể tích thùng đo: ... ... lít

Ngày

tháng

năm

Giờ

phút

đo

LK hút nước...

LK hút nước...

Giá trị trung

bình nhóm

Các lỗ khoan quan sát

Nhiệt độ

(oC)

Ghi chú

*

Cột nước ở ván đo(cm) hay thời gian (giây)đầy thùng...lít

Q

(l/s)

Hđ

(m)

S

(m)

Cột nước ở ván đo(cm) hay thời gian (giây)đầy thùng...lít

Q

(l/s)

Hđ

(m)

S

(m)

Q

(l/s)

S

(m)

LK1

LK2

LK3

Kkhí

Nước

Hđ

(m)

S

(m)

Hđ

(m)

S

(m)

Hđ

(m)

S

(m)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Lấy mẫu nước(số hiệu mẫu); các hiệntượng xảy ra trong quá trình hút nước thí nghiệm (nước đục ...); các diễn biếncủa thời tiết.

MỰCNƯỚC HỒI PHỤC

Ngày tháng năm

Giờ

phút

đo

Chiều sâu mực nước tại

các lỗ khoan hút nước (m)

Chiều sâu mực nước tại

các lỗ khoan quan sát (m)

Ghi chú

LK...

LK...

LK1

LK2

LK3

Hđ

S*

Hđ

S*

Hđ

S*

Hđ

S*

Hđ

S*

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 8 - Quy phạm

THÔNGTIN VỀ MẪU (HOÁ, VI TRÙNG) LẤY VÀ PHÂN TÍCH

1.     Sốhiệu mẫu.

2.Tên nguồn nước (nước mặt, nước dưới đất, nước thải...).

3.Nơi lấy mẫu và vị trí địa lý.

4.Họ tên, chức vụ, cơ quan của người lấy mẫu.

5.Độ sâu lấy mẫu.

6.Thời điểm lấy mẫu.

7.Yêu cầu phân tích (đơn giản, toàn diện, vi lượng, vi sinh, chuyên môn).

8.Các chỉ tiêu yêu cầu phân tích.

9.Điều kiện và phương pháp lấy mẫu.

10.Các điều kiện đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng nước của điểm nước.

11.Nhiệt độ nước.

12.Nhiệt độ không khí.

13.Thời điểm mẫu đưa đến phòng phân tích (ngày tháng năm).

14.Ngày tiến hành phân tích (bắt đầu, kết thúc).

15.Địa chỉ và tên phòng phân tích.

16.Người phân tích (chức vụ, học vị).

17.Người kiểm tra (chức vụ, học vị).

18.Thủ trưởng đơn vị phân tích.

Phụ lục 9-Quy phạm

Biểuđồ tổng hợp khoan, hút nước lỗ khoan.. .

Thuộcđề án---------------

hiệu

địa

chấtCột địa tầng và cấu trúc lỗ khoan khi khoan

% mẫu lõi khoan

Chiều sâu mực nước, (m)

Cấu trúc lỗ khoan khi hút nước

 

 

 

Tầng

(đoạn)

Tầng

(đoạn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đường cong Q-S Đường cong q-S

Q(l/s)q (l/sm)

S(m) S (m)

Q(l/s)S (m)

Hồiphục Hồi phục

2

Tầng(đoạn) I

Mựchạ thấp Tầng (đoạn) II

10Mực hạ thấp

TABLE

Tầng

(đoạn)

Số hiệu mẫu

Ngày lấy mẫu

Ngày phân tích

Hàm lượng các nguyên tố

(mg/l)

Hàm lượng vi trùng

Kết quả hút nước và TS ĐCTV

 

 

 

 

 

 

 

Ngày

Tháng

Chiều

sâu

LK

(m)

Q

(l/s)

S

(m)

Ht

(m)

q

l/sm

T

(h)

Km

(m2/ng)

m

Mục lục

 

Trang

Chương I -Những vấn đề chung

3

Điều 1- Các dạng hút nước - ý nghĩa mục đích

3

Điều 2- Các định nghĩa, thuật ngữ

4

Điều 3 - Các loại lỗ khoan trong thí nghiệm hút nước

5

Điều 4 - Các loại thiết bị dùng trong thí nghiệm hút nước

5

Điều 5 - Yêu cầu hút nước

6

Điều 6 - Xác định giá trị mực nước tĩnh, lưu lượng và mực nước hạ thấp trung bình của công trình thí nghiệm (lỗ khoan, giếng, điểm lộ...)

7

Điều 7- Khái niệm về mỏ nước dưới đất, phân loại mỏ theo mức độ phức tạp về điều kiện địa chất thuỷ văn

7

Chương II - Phương pháp hút nước

9

Điều 8 - Lựa chọn dạng hút nước

9

Điều 9 - Lựa chọn sơ đồ

10

Điều 10 - Đặc trưng và mức độ tác động

11

Điều 11 - Thời lượng hút nước

12

Chương III - Tiến hành hút nước

15

Điều 12 - Những yêu cầu về thời kỳ tiến hành hút nước

15

Điều 13 - Thiết kế hút nước

15

Điều 14 - Công tác chuẩn bị

17

Điều 15 - Tổ chức nhân lực trong quá trình hút nước

18

Điều 16 - Lắp đặt thiết bị

18

Điều 17 - Trình tự hút nước

18

Điều 18 - Tần số đo lưu lượng, mực nước, nhiệt độ

18

Điều 19 - Cách đo mực nước

19

Điều 20 - Cách đo lưu lượng

19

Điều 21- Cách đo và dụng cụ đo nhiệt độ nước và không khí

21

Điều 22 - Lấy mẫu nghiên cứu chất lượng nước

21

Điều 23 - Yêu cầu về an toàn lao động và bảo vệ môi trường

22

Điều 24 - Yêu cầu về chỉnh lí sơ bộ tài liệu ngoài thực địa

22

Điều 25 - Quy định về giao nộp sản phẩm

23

Điều 26 - Các hình thức xử lý

23

Điều 27 - Yêu cầu về công tác kiểm tra khi hút nước

23

Chương IV - Công tác chỉnh lí tài liệu hút nước

24

Điều 28 - Kiểm tra các điều kiện cần tuân thủ khi hút nước

24

Điều 29- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

24

Điều 30 - Phân loại chất lượng tài liệu hút nước trước khi đưa vào xử lý

24

Điều 31 - Chỉnh lý tài liệu hút nước

24

Điều 32 - Lựa chọn các giá trị đặc trưng của các thông số

27

Điều 33 - Thành lập biểu đồ kết quả hút nước

27

Chương V - Điều khoản thi hành

28

Điều 34

28

Các phụ lục kèm theo

29

Mục lục

51

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5874&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận