QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÀO CAI
Về việc thành lập Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai
________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông báo kết luận số 1205-TB/TU ngày 09/07/2004 của Ban thường vụ Tỉnh ủy tại hội nghị lần thứ 59, về việc thành lập Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2004/NQ-HĐND ngày 19/7/2004 của HĐND tỉnh Lào Cai khóa XIII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/7/2004,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai;
Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai (Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, Tằng Loỏng) là cơ quan hành chính trực thuộc UBND tỉnh; có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh trực tiếp quản lý các cụm công nghiệp của tỉnh; có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng để hoạt động theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Trụ sở đặt tại thị xã Lào Cai (cụm công nghiệp Bắc Duyên hải).
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai.
1. Tổ chức thực hiện quy chế quản lý cụm công nghiệp do UBND tỉnh ban hành; quản lý khai thác và phát triển tốt các cụm công nghiệp được tỉnh giao, tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất đúng theo quy hoạch đã được duyệt.
2. Quản lý xây dựng cư bản, đất đai, qui hoạch và các dự án đầu tư, cấp phép kinh doanh:
- Làm đầu mối phối hợp với cơ quan, các ngành chức năng trực tiếp tiếp nhận mọi yêu cầu của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trình các cơ quan chức năng và các cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về giao đất, cho thuê đất, cấp phép đầu tư, kinh doanh... trong cụm công nghiệp theo cơ chế "Một cửa", đảm bảo nhanh chóng thuận tiện; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các vấn đề trên, khi phát hiện các vấn đề vi phạm kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.
- Tổ chức quản lý thực hiện qui hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng phát triển các cụm công nghiệp bao gồm: qui hoạch kết cấu hạ tầng, qui hoạch bố trí ngành, nghề trong cụm công nghiệp.
- Trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng được giao; làm đầu mối tiếp nhận, quản lý và giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư sản xuất và các dự án khác tại cụm công nghiệp theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
3. Quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất kính, doanh có hiệu quả, đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường.
4. Quản lý và bố trí các hoạt dộng trong cụm công nghiệp, bao gồm: bố trí các đơn vị sản xuất gia công hàng hóa, kho tàng, bến bãi, các dịch vụ phục vụ (vận chuyển, bốc xếp, vệ sinh môi trường công nghiệp); thực hiện các biện pháp phòng chống hàng giả, gian lận thương mại, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và đảm bảo trật tự an toàn xà hội trong cụm công nghiệp.
5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước và quy chế quản lý cụm công nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong cụm công nghiệp; trực tiếp xử lý theo phân cấp hoặc làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm (nếu có).
6. Quản lý tài sản, tài chính và cán bộ, công chức của Ban theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh;
Tổ chức quản lý các khoản thu phí, lệ phí.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND tỉnh giao.
Điều 3. Tổ chức, bộ máy và biên chế của Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai:
1. Tổ chức bộ máy:
a) Lãnh đạo Ban Quản lý các cụm công nghiệp gồm: Trưởng ban và từ 2 đến 3 Phó trưởng ban,
b) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp.
- Phòng Quản lý đầu tư và Sản xuất kinh doanh.
- Phòng Kỹ thuật an toàn và Vệ sinh môi trường.
Ngoài ra còn có Ban Quản lý dự án (dự án đầu tư, do Ban Quản lý trực tiếp quản lý đầu tư).
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng ban, Phó ban và cán bộ thuộc Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và theo đúng phân cấp về công tác tổ chức cán bộ của tỉnh.
2. Biên chế: Ban Quản lý các cụm công nghiệp được bố trí khoảng từ 20 -25 người, với yêu cầu trình độ đại học các ngành công nghiệp, kinh tế kế hoạch, khoa học công nghệ, môi trường, xây dựng, luật kinh tế có kinh nghiêm công tác (ngoài ra tùy theo khối lượng công việc có thể được hợp đồng thêm).
Điều 4. Trưởng ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai có trách nhiệm phối hợp với các ngành hữu quan trong tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ... ) giải quyết các vấn đề về tài chính, trang cấp các phương tiện cần thiết, cán bộ v.v để Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai sớm đi vào hoạt động.
1. Cơ sở vật chất: Tỉnh sẽ đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai.
2. Kinh phí hoạt động: Ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai là đơn vị dự toán ngân sách, các khoản thu trên địa bàn cụm công nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước, các khoản chi do ngân sách nhà nước đài thọ (theo điều 29 Nghị định số 36/CP, ngày 24/4/1997 của Chính phủ).
Điều 5. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Quản lý các cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.