Văn bản pháp luật: Quyết định 49/2006/QĐ-BNN

Bùi Bá Bổng
Toàn quốc
Công báo số 46 & 47 - 06/2006;
Quyết định 49/2006/QĐ-BNN
Quyết định
13/07/2006
13/06/2006

Tóm tắt nội dung

Ban hành Quy định về việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu

Thứ trưởng
2.006
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ban hành Quy định về việc đánh dấu gia súc

vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu


BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 04 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


QUY ĐỊNH

Về việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu

(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/06/2006

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng

a) Gia súc khi vận chuyển với số lượng lớn ra khỏi huyện, xuất khẩu và nhập khẩu phải được đánh dấu theo quy định;

b) Đối với gia súc đã được đánh dấu theo quy định của bản Quy định này thì không phải đánh dấu lại.

2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến vận chuyển động vật trên lãnh thổ Việt Nam;

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Gia súc là: Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la và lợn.

Điều 3. Chi phí cho việc đánh dấu gia súc

Tổ chức, cá nhân có gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu phải thanh toán chi phí cho việc đánh dấu gia súc.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÁNH DẤU GIA SÚC

Mục 1

ĐÁNH DẤU GIA SÚC VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC

Điều 4. Đánh dấu gia súc vận chuyển

1. Gia súc khi vận chuyển ra khỏi huyện phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai (bằng nhựa cao su), thẻ tai được bấm ở mặt trong của tai bên phải con gia súc;

Đối với lợn sữa vận chuyển đến các cơ sở giết mổ xuất khẩu thì không phải đánh dấu.

2. Thẻ tai mầu xanh có hình dáng theo hình 1 tại phụ lục 1; trên thẻ phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc.

3. Mã số, số hiệu của gia súc gồm: Mã số của Chi cục Thú y; mã số của quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện); năm cấp thẻ tai và số hiệu của gia súc.

4. Mực viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai có mầu đen và phải dùng loại mực không nhòe, không tẩy xóa được.

5. Cách viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai (theo hình 2, phụ lục 1) được quy định cụ thể như sau:

a) Hàng trên:

- 02 (hai) chữ số đầu là mã số của Chi cục Thú y;

- 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của huyện (nơi xuất phát của gia súc hoặc nơi nuôi cách ly gia súc);

- 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm cấp thẻ tai;

b) Hàng dưới là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

c) Chi cục Thú y quy định cụ thể mã số cho từng huyện và thông báo mã số cho Cục Thú y và các Chi cục Thú y trong cả nước.

6. Gia súc sau khi kiểm dịch đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu phụ lục 3) và gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

Mục 2

ĐÁNH DẤU GIA SÚC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 5. Đánh dấu gia súc xuất khẩu, nhập khẩu

1. Gia súc xuất khẩu, nhập khẩu phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai (bằng nhựa cao su), thẻ tai được bấm ở mặt trong của tai bên phải con gia súc;

2. Thẻ tai mầu vàng có hình dáng theo hình 3 tại phụ lục 2; trên thẻ tai phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc.

3. Mã số, số hiệu của gia súc gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu; mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); năm cấp thẻ tai và số hiệu của gia súc.

4. Mực viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của bản Quy định này.

5. Cách viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai (hình 4, phụ lục 2) được quy định cụ thể như sau:

a) Hàng trên:

- Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu gồm: 01 (một) ký tự;

Đối với các Chi cục Thú y được Cục Thú y ủy quyền thực hiện kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu, mã số của Chi cục Thú y được sử dụng theo quy định tại phụ lục 1 của bản Quy định này (hình 5, phụ lục 2);

- 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu);

Trong trường hợp gia súc nhập khẩu không phải nuôi cách ly kiểm dịch thì sử dụng mã số của tỉnh, nơi có cửa khẩu làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu gia súc;

- 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm cấp thẻ tai;

b) Hàng dưới là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

6. Gia súc sau khi kiểm dịch đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu phụ lục 3) và gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=15865&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận