Văn bản pháp luật: Quyết định 500/2004/QĐ-UB

Nguyễn Ngọc Kim
Tỉnh Lào Cai
Quyết định 500/2004/QĐ-UB
Quyết định
01/10/2004
08/09/2004

Tóm tắt nội dung

Về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Phó Chủ tịch
2.004
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

trên địa bàn tỉnh Lào Cai

_______________
 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ vào Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí;

Căn cứ vào Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ vào Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT.BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Căn cứ Công văn số 106/CV-TT.HĐND ngày 23/8/2004 của Thường trực HĐND tỉnh về việc Thỏa thuận thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 300/TTr-TC ngày 09/7/2004 về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, bao gồm:

1.1. Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:

- Cơ sở sản xuất Công nghiệp;

- Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản; sơ sở hoạt động giết mổ gia súc;

- Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát, cơ sở thuộc da, tái chế da;

- Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề;

- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;

- Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;

- Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;

- Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;

- Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.

1.2. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:

- Hộ gia đình;

- Các cơ quan: Tổ chức cơ quan đoàn thể nhà nước; Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức cá nhân; Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh;

- Cơ sở kinh doanh và dịch vụ: Các cơ sở rửa ô tô, xe máy; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác.

- Các đối tượng khác có nước thải không thuộc đối tượng quy định tại điểm 1.1 và 1.2 nêu trên.

2. Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, bao gồm:

- Nước xả từ nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định của Chính phủ;

- Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình ở các xã vùng II khó khăn được hưởng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 419/2001/QĐ-UB ngày 17/12/2001 của UBND tỉnh Lào Cai.

3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

Là hộ gia đình, đơn vị, tổ chức có nước thải được hướng dẫn tại điểm 1 Điều 1.

4. Mức thu phí

4.1. Đối với nước thải công nghiệp: Được tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải như sau:

 

 

 

TT

Chất gây ô nhiễm có trong nước thải

Mức thu

(Đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)

Tên gọi

Ký hiệu

Môi trường tiếp nhận A

Môi trường tiếp nhận B

Môi trường tiếp nhận C

1

Nhu cầu ô xy sinh hóa

ABOD

300

250

200

2

Nhu cầu ô xy hóa học

ACOD

300

250

200

3

Chất rắn lơ lửng

ATSS

400

350

300

4

Thủy ngân

AHg

20.000.000

18.000.000

15.000.000

5

Chì

APh

500.000

450.000

400.000

6

Arsenic

AAs

1.000.000

900.000

800.000

7

Cadmium

ACd

1.000.000

900.000

800.000

Trong đó:

- Môi trường tiếp nhận nước thải loại A là nội thị của thị xã Lào Cai.

- Môi trường tiếp nhận nước thải loại B là: nội thị của các đô thị loại IV, loại V và ngoại thị của thị xã Lào Cai.

- Môi trường tiếp nhận nước thải loại C: ngoại thị các đô thị loại IV và các xã không thuộc đô thị, trừ các xã thuộc môi trường tiếp nhận nước thải thuộc loại D.

- Môi trường tiếp nhận nước thải loại D bao gồm các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu và vùng xa.

Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, được tính cho từng chất gây ô nhiễm:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng)

=

Tổng lượng nước thải ra (m3)

x

Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x

10-3

x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg)

Nếu đối tượng nộp phí có nhiều loại chất gây ô nhiễm thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là: Tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải.

4.2. Đối với nước thải sinh hoạt

a. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có sử dụng nước sạch qua hệ thống cung cấp nước của Công ty Cấp thoát nước Lào Cai

Mức thu phí được áp dụng cho các đối tượng như sau:

+ Nước sinh hoạt của các hộ dân cư                  : 150đ/m3

+ Các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp        : 300 đồng/m3

+ Các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh        : 400 đồng/m3

+ Các cơ sở hoạt động dịch vụ                           : 500 đồng/m3

* Số lượng nước để tính thu phí là số lượng nước thực tế sử dụng của từng đối tượng sử dụng qua đồng hồ đo nước của Công ty Cấp thoát nước Lào Cai

b. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước tự khai thác

- Đối với nước thải sinh hoạt (không có hoạt động sản xuất kinh doanh)

+ Mức thu: 150đồng/m3

+ Định mức sử dụng nước: 3m3/người/tháng đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại nội thị thị xã Lào Cai, 2m3/người/tháng đối với các vùng còn lại. Đối với tổ chức sản xuất, lượng nước sử dụng xác định theo số lượng lao động thực tế đang sử dụng (theo bảng lương, bảng chấm công, danh sách lao động …)

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước tự khai thác để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mức thu: 10.000 đồng/tháng

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

+ Mức thu: 400 đồng/m3

+ Sản lượng nước sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và thực tế sử dụng của từng cơ sở do UBND xã, phường, thị trấn xác định cụ thể.

+ Trường hợp không xác định được sản lượng nước sử dụng thì áp dụng mức thu là 30.000 đồng/cơ sở/tháng.

5. Đơn vị thu phí

- Đối với nước thải công nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí.

- Đối với nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống cung cấp nước sạch của Công ty Cấp thoát nước Lào Cai quản lý thì do Công ty cấp thoát nước thu phí.

- Riêng nước thải sinh hoạt do các tổ chức cá nhân tự khai thác thì do UBND xã, phường, thị trấn thu phí.

6. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được

6.1. Đối với nước thải công nghiệp

Để lại 20% (hai mươi phần trăm) trên tổng số phí thu được cho Sở Tài nguyên và Môi trường để chi phí cho công tác quản lý thu phí và chi phí đánh giá lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Phần còn lại là 80% (tám mươi phần trăm) nộp vào Ngân sách Nhà nước và phân chia cho các cấp Ngân sách theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT

6.2. Đối với nước thải sinh hoạt

- Nơi có hệ thống cung cấp nước sạch do Công ty cấp thoát nước sạch cung cấp thì để lại 10% (mười phần trăm) trên tổng số phí thu được cho Công ty Cấp thoát nước để chi phí cho công tác quản lý thu phí. Phần còn lại 90% (chín mươi phần trăm) được nộp vào Ngân sách Nhà nước và phân chia cho các cấp Ngân sách theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT.

- Đối với trường hợp tự khai thác nước để sử dụng thì để lại 15% (mười lăm phần trăm) trên tổng số phí thu được cho UBND xã, phường, thị trấn để chi phí cho công tác thu phí. Phần còn lại nộp vào Ngân sách Nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V Thông tư 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT.

6.3. Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường đối với nước phải nộp vào Ngân sách:

- Ngân sách Trung ương được hưởng 50% (năm mươi phần trăm) để bổ sung vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường.

- Ngân sách địa phương được hưởng 50% (năm mươi phần trăm) để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn, đầu tư, tạo mới, nạo vét cống rãnh, duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước địa phương.

Điều 2. Giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Công ty Cấp thoát nước Lào Cai tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ Quyết định thực hiện.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2004.


Nguồn: vbpl.vn/laocai/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=28992&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận