QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Về việc ban hành "Quy chế dự trữ bắt buộc đối vớicác tổ chức tín dụng"
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật Các tổ chứctín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổchức tín dụng".
Điều 2.Quyết định này thay thế Quyết định số 396/1997/QĐ-NHNN1 ngày 1/12/1997 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành "Quy chế dự trữ bắt buộc đốivới các Ngân hàng, tổ chức tín dụng" và có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/03/1999.
Điều 3.Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vịthuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thànhphố, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phảiduy trì trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước để thựchiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 2.Giải thích từ ngữ:
TrongQuy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kỳ xác định tiền dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian tính bằngsố ngày trong mỗi kỳ để tính toán tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữbắt buộc.
2. Kỳ duy trì tiền dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian tính bằngsố ngày trong mỗi kỳ đảm bảo tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì.
Điều 3.Đối tượng thi hành Quy chế dự trữ bắt buộc là các tổ chức tín dụng được thànhlập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 4. Tiềndự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quântrong kỳ tại tổ chức tín dụng nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Thống đốcNgân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Điều 5.Tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm cả đồng VN và ngoại tệ.
Điều 6.Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thànhphố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính thực hiện tính toán và thông báo chocác tổ chức tín dụng tiền dự trữ bắt buộc.
Điều 7.Tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loạitiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tuỳ thuộc vào mục tiêu và yêucầu của Chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Điều 8.Việc thực hiện trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổchức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ thực hiện theo quy địnhcủa Chính phủ.
Điều 9.Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc chocác tổ chức tín dụng đến mức tối thiểu 0%.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 10.Tổ chức tín dụng phải thực hiện đầy đủ tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàngNhà nước trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" theo các nguyên tắc sau:
1.Số dư tiền gửi bình quân tại Ngân hàng Nhà nước trong "kỳ duy trì dự trữbắt buộc" không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dựtrữ bắt buộc".
2.Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong ngày của "kỳ duy trì dự trữbắt buộc" có thể thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc của "kỳ duy trì dự trữbắt buộc"đó.
Điều 11.Tiền dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở các loại tiền gửi sau:
1.Đối với tiền gửi bằng đồng VN, bao gồm (cả hoạt động ở trụ sở chính và cácChi nhánh):
Tiềngửi của khách hàng:
Tiềngửi không kỳ hạn;
Tiềngửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.
Tiềngửi vốn chuyên dùng;
Tiềngửi của các tổ chức và người nước ngoài:
Tiềngửi không kỳ hạn;
Tiềngửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.
Tiềngửi tiết kiệm:
Tiềngửi không kỳ hạn;
Tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.
Tiềngửi tiết kiệm khác;
Tiềnthu được từ việc phát hành các giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữbắt buộc;
Tiềngiữ hộ và đợi thanh toán;
Tiềngửi Kho bạc Nhà nước.
2.Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, bao gồm (cả hoạt động ở trụ sở chính và các chinhánh):
Tiềngửi bằng ngoại tệ của khách hàng:
Tiềngửi không kỳ hạn;
Tiềngửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.
Tiềngửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ;
Tiềngửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ:
Tiềngửi không kỳ hạn;
Tiềngửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.
Tiềngửi tiết kiệm:
Tiềngửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ;
Tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.
Tiềnthu được từ việc phát hành các giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữbắt buộc;
Tiềngửi Kho bạc Nhà nước.
Tiềngửi bằng ngoại tệ làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc là các ngoại tệ tự do chuyểnđổi, được quy đổi thành USD để thực hiện dự trữ bắt buộc bằng USD và gửi tại SởGiao dịch Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá quy đổi ra loại ngoại tệ để tính dự trữbắt buộc là tỷ giá mua vào, bán ra thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệliên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày tính dự trữ bắtbuộc. Trường hợp vào ngày tính dự trữ bắt buộc thị trường ngoại tệ liên ngânhàng không hoạt động, các tổ chức tín dụng được áp dụng tỷ giá mua vào, bán rathực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam công bố ngày hôm trước.
Đốivới một số loại ngoại tệ khác bao gồm DEM, JPY, GBP, FRF và EURO nếu có tỷ lệtiền gửi chiếm trên 50% tổng nguồn huy động bằng ngoại tệ thì dự trữ bắt buộcbằng ngoại tệ đó, và gửi tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
(Cóphụ lục I hướng dẫn điều 11 về số hiệu tài khoản đính kèm)
Điều 12.Cách tính tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì (áp dụng cả đồng VN và ngoại tệ):
1.“Kỳ xác định dự trữ bắt buộc": Là khoảng thời gian từ ngày mồng 1 đến hếtngày cuối cùng của tháng trước.
2."Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc": Là khoảng thời gian từ ngày mồng 1 đếnhết ngày cuối cùng của tháng hiện hành.
3.Tiền dự trữ bắt buộc cho "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" được tính toántrên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân các loại tiền gửi quy định tạiđiều 11 Quy chế này của "kỳ xác định dự trữ bắt buộc".
4.Phương pháp tính số dư tiền gửi huy động bình quân trên cơ sở số dư cuối mỗingày, bằng cách cộng các số dư của cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng sốngày trong kỳ (có phụ lục II hướng dẫn tính toán tiền dự trữ bắt buộc và"số dư tiền gửi huy động bình quân" đính kèm Quy chế này).
5.Tiền dự trữ bắt buộc bằng số dư tiền gửi huy động bình quân của "kỳ xácđịnh dự trữ bắt buộc" nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định cho từng tổchức tín dụng.
Điều 13.Xác định thừa, thiếu dự trữ bắt buộc:
Căncứ vào báo cáo (biểu 1 kèm theo Quy chế này) của tổ chức tín dụng, Sở giao dịchNgân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổchức tín dụng đặt trụ sở chính thực hiện đối chiếu giữa hai đại lượng (A) và(B) sau đây để xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc:
A:Là số tiền gửi bình quân của tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơiđặt trụ sở chính trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" (theo hướng dẫntại phụ lục II)
B:Là tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc".
Thừatiền dự trữ bắt buộc khi A lớn hơn B ( A>B )
Thiếutiền dự trữ bắt buộc khi A nhỏ hơn B (A
Điều 14.Xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc:
1.Đối với trường hợp thiếu tiền dự trữ bắt buộc được xử lý như sau:
Trườnghợp các tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc lần đầu của "kỳ duytrì dự trữ bắt buộc" trong năm sẽ chịu hình thức xử phạt cảnh cáo.
Trườnghợp tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc lần thứ 2 trở đi của "kỳduy trì dự trữ bắt buộc" trong năm, Ngân hàng Nhà nước xử phạt bằng tiềnphần thiếu theo mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thờikỳ.
2.Đối với trường hợp tổ chức tín dụng thừa tiền dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nướcsẽ trả lãi cho phần vượt dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước theo mứclãi suất quy định trong từng thời kỳ.
Điều 15. Tráchnhiệm của các tổ chức tín dụng, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vàChi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, trong việc thực hiện Quy chế dựtrữ bắt buộc như sau:
1.Các tổ chức tín dụng:
Cótrách nhiệm gửi báo cáo (biểu 1 kèm theo Quy chế này) "số dư tiền tiền gửihuy động bình quân" của "kỳ xác định dự trữ bắt buộc" làm cơ sởtính toán tiền dự trữ bắt buộc của "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc"choChi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố hoặc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nướcnơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính, vào ngày 03 hàng tháng.
2.Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
Trêncơ sở báo cáo "số dư tiền gửi huy động bình quân" trong "kỳ xácđịnh dự trữ bắt buộc" của các tổ chức tín dụng thuộc Sở giao dịch quản lýgửi về, thực hiện kiểm tra, tính toán và thông báo (biểu 3 kèm theo Quy chếnày) tiền dự trữ bắt buộc cho" kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" đối vớitừng tổ chức tín dụng vào ngày 05 hàng tháng.
Thựchiện tổng hợp báo cáo (biểu 2 kèm theo quy chế này) chấp hành tiền dự trữ bắtbuộc đối với các tổ chức tín dụng thuộc Sở giao dịch quản lý và gửi về Ngânhàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) vàongày 06 hàng tháng.
Thựchiện xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc theo điều 14 của Quy chế này.
3.Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố:
Trêncơ sở báo cáo "số dư tiền gửi huy động bình quân" trong "kỳ xácđịnh dự trữ bắt buộc" của các tổ chức tín dụng thuộc Chi nhánh quản lý gửivề, thực hiện kiểm tra, tính toán và thông báo (biểu 3 kèm theo quy chế này)tiền dự trữ bắt buộc cho "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" đối với từng tổchức tín dụng vào ngày 05 hàng tháng.
Thựchiện tổng hợp báo cáo (biểu 2 kèm theo Quy chế này) chấp hành tiền dự trữ bắtbuộc đối với các tổ chức tín dụng thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,thành phố quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các ngân hàng và tổchức tín dụng phi ngân hàng) vào ngày 06 hàng tháng.
Thựchiện xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc theo điều 14 của Quy chế này.
4.Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
Thựchiện tổng hợp tình hình chấp hành tiền dự trữ bắt buộc của toàn bộ các tổ chứctín dụng do Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh,Thành phố gửi về, để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi báocáo về Vụ Chính sách tiền tệ, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vào ngày 08 hàngtháng.
5.Vụ Chính sách tiền tệ:
Căncứ vào các diễn biến tình hình kinh tế, mục tiêu chính sách tiền tệ trình Thốngđốc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng vàtừng loại tiền gửi, mức lãi suất phạt đối với phần tiền dự trữ bắt buộc thiếu,mức lãi suất trả cho phần vượt tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nướcvà trình Thủ tướng Chính phủ việc trả lãi tiền dự trữ bắt buộc cho phù hợp vớitừng thời kỳ.
6.Vụ Kế toán - Tài chính:
Thựchiện hướng dẫn phương pháp hạch toán theo các tài khoản kế toán liên quan đếntiền dự trữ bắt buộc và cách hạch toán trả lãi phần vượt, phần thiếu tiền dựtrữ bắt buộc cho phù hợp với Quy chế này.
7.Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:
Thanhtra việc thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kết quả thanh tra và kiến nghị các biệnpháp giải quyết, xử lý theo thẩm quyền trong trường hợp tổ chức tín dụng viphạm các quy định về dự trữ bắt buộc.
Trongtrường hợp các ngày nêu trong điều này trùng với ngày nghỉ chế độ (chủ nhật,ngày lễ, ngày tết) thì quy định gửi báo cáo vào ngày làm việc tiếp theo.
Điều 16.Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu gặp khó khăn vướng mắc, tổ chức tíndụng phản ánh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Chậm nhất sau 15ngày kể từ khi nhận được các kiến nghị của tổ chức tín dụng trong việc thựchiện Quy chế dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản trả lời tổ chứctín dụng. Trong thời gian chờ giải quyết tổ chức tín dụng phải chấp hành Quychế dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 17. Xửlý vi phạm:
1.Các trường hợp vi phạm chế độ thông tin, báo cáo được xử lý theo các quy địnhhiện hành về lĩnh vực này.
2.Phạt thiếu tiền dự trữ bắt buộc được thực hiện theo điều 14 của Quy chế này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều18.Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong quy chế này do Thống đốc Ngân hàngNhà nước Quyết định./.
PHỤ LỤC I:
Số hiệu tài khoản tiền gửi huy động phải tính tiền dựtrữ bắt buộc
Số hiệu tài khoản như sau:
Đối với tiền huy động bằng đồng VN:
Tiềngửi của khách hàng:
Tiềngửi không kỳ hạn (4311)
Tiềngửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4312)
Tiềngửi vốn chuyên dùng (4314)
Tiềngửi của các tổ chức và người nước ngoài:
Tiềngửi không kỳ hạn (4351)
Tiềngửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4352)
Tiềngửi tiết kiệm:
Tiềngửi không kỳ hạn (4331)
Tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4332)
Tiềngửi tiết kiệm khác (4338)
Tiềnthu được từ việc phát hành các giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữbắt buộc (441)
Tiềngiữ hộ và đợi thanh toán (462)
Tiềngửi Kho bạc Nhà nước (401)
Đối với tiền gửi huy động bằng ngoại tệ:
Tiềngửi bằng ngoại tệ của khách hàng:
Tiềngửi không kỳ hạn (4321)
Tiềngửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4322)
Tiềngửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ (4324)
Tiềngửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ:
Tiềngửi không kỳ hạn (4361)
Tiềngửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4362)
Tiềngửi tiết kiệm:
Tiềngửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ (4341)
Tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc (4342)
Tiềnthu được từ việc phát hành các giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữbắt buộc (441)
Tiềngửi Kho bạc Nhà nước (402)
PHỤ LỤC II
Ví dụ: Tính tiền dự trữ bắt buộc, tiền gửi bình quân vàxác định thừa, thiếu tiền DTBB của các tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nướctheo điều 12, điều 13 của Quy chế dự trữ bắt buộc
Ví dụ: Đối với "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" của tháng 1/1999 phươngpháp tính như sau:
Côngthức tính tiền DTBB trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc":
Tiền dự trữ bắt buộc trong “kỳ duy trì dự trữ bắt buộc” tháng 1 năm 199 | = | “Số dư tiền gửi huy động bình quân” ngày, từ 1/12 đến 31/12/1998 (“Kỳ xác định dự trữ bắt buộc” | x | Tỷ lệ % dự trữ bắt buộc |
Cáchtính số dư tiền gửi huy động bình quân của kỳ xác định:
"Số dư tiền gửi huy động bình quân ngày | = | Tổng số dư tiền gửi từ 1/12 đến 31/12/1998 31 |
Côngthức tính tiền gửi bình quân trong "kỳ duy trì dự trữ bắtbuộc" tháng 1/1999 gửi tại NHNN:
Tiền gửi bình quân trong “Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc” tại Ngân hàng nhà nước. | = | Tổng số tiền gửi từ 1/1 đến 31/1/1999 31 |
Ví dụ 1:Giả sử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% trêntổng "số dư tiền gửi huy động bình quân" có kỳ hạn dưới 12 tháng, 0% đốivới "số dư tiền gửi huy động bình quân"có kỳ hạn từ 12 tháng trở lênvà tổ chức tín dụng X có tổng cộng "số dư tiền gửi huy động bìnhquân" phải tính tiền dự trữ bắt buộc bằng đồng VN trong "kỳ xác địnhdự trữ bắt buộc" tháng 12/1998 là 12.000 tỷ đồng (trong đó 10.000 tỷđồng có kỳ hạn dưới 12 tháng, 2.000 tỷ đồng có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên);thực tế tiền gửi bình quân bằng đồng VN trong "kỳ duy trì dự trữ bắtbuộc" tháng 1/1999 tại Ngân hàng Nhà nước là 720 tỷ đồng. Việc xác định vàthông báo tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc"tháng 1/1999 và việc xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc thực tế tháng1/1999 của tổ chức tín dụng X được thực hiện như sau:
Từ ngày 3 đến 5 tháng 1/1999 Sở giao dịch, chi nhánh NHNN thực hiệnnhư sau:
Tính toán và thông báo cho "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc"tháng 1/1999:
Tiền DTBB trong "kỳ duy trì = 10.000 tỷ đồng x 7% + 2.000 tỷ đồngx 0% = 700 tỷ đồng DTBB" tháng 1/1999
Nhưvậy, tổ chức tín dụng X phải có số dư tiền gửi bình quân tại Ngân hàng Nhà nướctrong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" là 700 tỷ đồng.
Từ ngày 3 đến 5 tháng 2/1999 Sở giao dịch, chi nhánh NHNN thực hiệnnhư sau:
Xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong “ kỳ duy trì dự trữbắt buộc" tháng 1/1999:
Trênthực tế tổ chức tín dụng X gửi bình quân tại Ngân hàng Nhà nước là 720 tỷ. Nhưvậy, theo quy định tổ chức tín dụng X thừa tiền dự trữ bắt buộc là 20 tỷ đồng(720 tỷ đồng - 700 tỷ đồng) tổ chức tín dụng X sẽ được Ngân hàng Nhà nước trảlãi phần vượt tiền dự trữ bắt buộc trong " kỳ duy trì dự trữ bắtbuộc" tháng 1/1999 như sau:
Giảsử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất trả cho phần vượt tiền dựtrữ bắt buộc bằng đồng VN là 0,1%/tháng, tổ chức tín dụng X được hưởng lãitrong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 vừa qua như sau:
Tổngsố tiền lãi được hưởng = 20.000.000.000 đ x 0,1% = 20.000.000 đ
Như vậy, tổ chức tín dụng X được hưởng lãi phần vượt tiền dự trữbắt buộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 vừa qua là20.000.000 đồng.
Ví dụ 2:Giả sử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 7% trêntổng "số dư tiền gửi huy động bình quân" có kỳ hạn dưới 12 tháng, 0%trên tổng "số dư tiền gửi huy động bình quân" có kỳ hạn từ 12 thángtrở lên và tổ chức tín dụng Y có tổng cộng "số dư tiền gửi huy động bìnhquân" bằng đồng VN phải tính tiền dự trữ bắt buộc trong " kỳ xác địnhdự trữ bắt buộc" tháng 12/1998 là 12.000 tỷ đồng (trong đó 10.000 tỷđồng có kỳ hạn dưới 12 tháng, 2.000 tỷ đồng có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên);thực tế tiền gửi bình quân trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng1/1999 tại Ngân hàng Nhà nước là 670 tỷ đồng. Việc xác định tiền dự trữ bắtbuộc trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 và việc xác địnhthừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc thực tế tháng 1/1999 của tổ chức tín dụng Y đượcthực hiện như sau:
Từ ngày 3 đến 5 tháng 1/1999 Sở giao dịch, chi nhánh NHNN thực hiệnnhư sau:
Tính toán và thông báo cho "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc"tháng 1/1999:
Tiền DTBB trong "kỳ duy trì DTBB" = 10.000 tỷ đ x 7% + 2.000tỷ đ x 0%= 700 tỷ đ/tháng 1/1999
Nhưvậy, tổ chức tín dụng Y phải gửi bình quân trong "kỳ duy trì dự trữ bắtbuộc" tại Ngân hàng Nhà nước là 700 tỷ đồng.
Từ ngày 3 đến 5 tháng 2/1999 Sở giao dịch, chi nhánh NHNN thực hiệnnhư sau:
Xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì tháng1/1999:
Theoquy định để đảm bảo tiền dự trữ bắt buộc trong " kỳ duy trì dự trữ bắtbuộc" tháng 1/1999 thì tiền gửi dự trữ bắt buộc bình quân tại Ngân hàngNhà nước phải là 700 tỷ đồng, thực tế của tổ chức tín dụng Y có tiền gửi dự trữbắt buộc bình quân tại Ngân hàng Nhà nước là 670 tỷ đồng. Như vậy trong "kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 tổ chức tín dụng Y còn thiếu tiềndự trữ bắt buộc là 30 tỷ đồng (670 tỷ đồng - 700 tỷ đồng).
Xửlý tiền dự trữ bắt buộc thiếu của tổ chức tín dụng Y:
Giảsử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức phạt bằng 150% lãi suất tái cấpvốn (lãi suất tái cấp vốn tại thời điểm đó là 1,1%/tháng), tổ chức tín dụng Yphải chịu mức phạt phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì dựtrữ bắt buộc" tháng 1/1999 vừa qua như sau:
Tổngsố tiền chịu phạt = 30.000.000.000 đ x 150% x 1,1% = 495.000.000 đồng
Như vậy, tổ chức tín dụng(Y) phải nộp phạt phần thiếu tiền dự trữbắt buộc trong " kỳ duy trì dự trữ bắt buộc" tháng 1/1999 vừa qua là495.000.000 đồng.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CN- NHNN tỉnh, thành phố............ ngày tháng năm199...
Sở giao dịch.......
Số: / TB-TH
THÔNG BÁO
Tiềndự trữ bắt buộc trong "kỳ duy trì Dtbb" tháng.... năm 199...đối vớitổ chức tín dụng.........
Căncứ vào Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyếtđịnh số.../1999/QĐ-NHNN1 ngày tháng năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Căncứ kết quả tính toán từ số liệu báo cáo của tổ chức tín dụng.........
Giámđốc Sở giao dịch (Chi nhánh) NHNN....................thông báo tiền dự trữ bắtbuộc trong "kỳ duy trì DTBB" tháng... năm 199.... đối với tổ chức tíndụng.......... như sau:
Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong "kỳduy trì DTBB" tháng.... năm 199....là:............................( a+b+c)
a.Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong "kỳ duy trìDTBB" tháng.... năm 199....bằng đồng VN là:.............................
b.Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong "kỳ duy trìDTBB" tháng.... năm 199....bằng ngoại tệ là:........................
c.Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong "kỳ duy trìDTBB" tháng.... năm 199....bằng ngoại tệ khác (DEM, JPY, GBP, FRF, EURO)là:........................