QUYẾT ĐỊNH
Về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình và công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai
_______________________________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 293/TTr-STC ngày 23/10/2012,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quyết định này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (HĐND) do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình và công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân (UBND) trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm các văn bản sau:
- Nghị quyết của HĐND các cấp;
- Quyết định của UBND các cấp;
- Chỉ thị của UBND các cấp.
b) Các nội dung về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND do UBND cùng cấp trình và công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND trên địa bàn tỉnh Lào Cai không được quy định tại văn bản này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND do UBND cùng cấp trình và công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND.
Điều 2. Một số mức chi cụ thể cho các nội dung trong hoạt động xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND do UBND cùng cấp trình và công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND
Nội dung chi | Mức chi |
Cấp tỉnh | Cấp huyện | Cấp xã |
1. Xây dựng đề cương chi tiết dự thảo văn bản: | | | |
a) Nghị quyết của HĐND: | | | |
- Nghị quyết mới hoặc thay thế | 900.000 đồng/đề cương | 720.000 đồng/đề cương | 540.000 đồng/ đề cương |
- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung | 600.000 đồng/đề cương | 480.000 đồng/đề cương | 360.000 đồng đề cương |
b) Quyết định của UBND: | | | |
- Quyết định mới hoặc thay thế: | 850.000 đồng/đề cương | 680.000 đồng/đề cương | 510.000 đồng/ đề cương |
- Quyết định sửa đổi, bổ sung: | 550.000 đồng/đề cương | 440.000 đồng/đề cương | 330.000 đồng/ đề cương |
c) Chỉ thị của UBND | 500.000 đồng/đề cương. | 400.000 đồng/đề cương | 300.000 đồng/ đề cương |
2. Chi soạn thảo văn bản: | | | |
a) Nghị quyết của HĐND: | | | |
- Nghị quyết mới hoặc thay thế | 4.000.000 đồng/ văn bản dự thảo | 3.200.000 đồng/ văn bản dự thảo | 2.400.000 đồng/ văn bản dự thảo |
- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung | 3.500.000 đồng/ văn bản dự thảo | 2.800.000 đồng/ văn bản dự thảo | 2.100.000 đồng/ văn bản dự thảo |
b) Quyết định của UBND: | | | |
- Quyết định mới hoặc thay thế: | 3.200.000 đồng/ văn bản dự thảo | 2.560.000 đồng/ văn bản dự thảo | 1.920.000 đồng/ văn bản dự thảo |
- Quyết định sửa đổi, bổ sung: | 2.700.000 đồng/ văn bản dự thảo | 2.160.000 đồng/ văn bản dự thảo | 1.620.000 đồng/ văn bản dự thảo |
c) Chỉ thị của UBND | 2.000.000 đồng/ văn bản dự thảo | 1.600.000.000 đồng/ văn bản dự thảo | 1.200.000.000 đồng/ văn bản dự thảo |
3. Chi soạn thảo các loại báo cáo phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản: | | | |
a) Báo cáo/bản tổng hợp các ý kiến góp ý về dự thảo văn bản | 200.000 đồng/báo cáo/bản tổng hợp | 160.000 đồng/báo cáo/bản tổng hợp | 120.000 đồng/ báo cáo/bản tổng hợp |
b) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; ý kiến thẩm định, thẩm tra | 300.000 đồng/báo cáo | 240.000 đồng/báo cáo | 180.000 đồng/ báo cáo |
c) Báo cáo nhận xét, đánh giá, phản biện của chuyên gia độc lập; báo cáo của thành viên tham gia thẩm định; báo cáo tham luận độc lập theo đặt hàng của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo: | | | |
- Đối với dự thảo nghị quyết mới hoặc thay thế của HĐND, quyết định mới hoặc thay thế của UBND | 300.000 đồng/báo cáo | 240.000 đồng/báo cáo | 180.000 đồng/ báo cáo |
- Đối với dự thảo chỉ thị mới hoặc thay thế của UBND | 200.000 đồng/báo cáo | 160.000 đồng/báo cáo | 120.000 đồng/ báo cáo |
- Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung | 150.000 đồng/báo cáo | 120.000 đồng/báo cáo | 90.000 đồng/ báo cáo |
d) Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật: | 3.000.000 đồng/báo cáo | 1.200.000 đồng/báo cáo | 480.000 đồng/báo cáo |
4. Chi soạn thảo văn bản góp ý; báo cáo thẩm định văn bản: | | | |
a) Văn bản góp ý: | | | |
- Đối với dự thảo nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND | 200.000 đồng/văn bản | 160.000 đồng/văn bản | 120.000 đồng/ văn bản |
- Đối với dự thảo chỉ thị của UBND | 150.000 đồng/văn bản | 120.000 đồng/văn bản | 90.000 đồng/ văn bản |
b) Báo cáo thẩm định: | | | |
- Đối với dự thảo nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND | 500.000 đồng/báo cáo thẩm định | 400.000 đồng/báo cáo thẩm định | |
- Đối với dự thảo chỉ thị của UBND | 400.000 đồng/báo cáo thẩm định. | 320.000 đồng/báo cáo thẩm định. | |
5. Chi chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình, dự thảo văn bản: | 150.000 đồng/lần chỉnh lý | 120.000 đồng/lần chỉnh lý | 90.000 đồng/ lần chỉnh lý |
6. Chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thi hành pháp luật: | | | |
- Chủ trì | 150.000 đồng/người/ buổi họp | 120.000 đồng/người/ buổi họp | 90.000 đồng/ người/buổi họp |
- Các thành viên tham dự | 100.000 đồng/người/ buổi họp | 80.000 đồng/người buổi họp | 60.000 đồng/ người/buổi họp |
- Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự | 200.000 đồng/văn bản | 160.000 đồng/văn bản | 120.000 đồng/ văn bản |
* Các khoản chi ngoài nội dung quy định nêu tại Điều 2 này nhằm bảo đảm cho công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND do UBND cùng cấp trình và công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp và các văn bản khác có liên quan.
Điều 3. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND do UBND cùng cấp trình và công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND
1. Định mức kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND do UBND cùng cấp trình và công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND thực hiện trên cơ sở căn cứ vào dự toán kinh phí được giao, tính chất phức tạp của mỗi văn bản; các hoạt động, nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 2 Quyết định này và Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP, được phân bổ như sau:
a) Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND được ban hành mới hoặc thay thế:
- Cấp tỉnh: tối đa 9.000.000 đồng/văn bản;
- Cấp huyện: tối đa 7.000.000 đồng/văn bản;
- Cấp xã: tối đa 5.500.000 đồng/văn bản.
- Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung thì định mức phân bổ tối đa không quá 80% định mức phân bổ tối đa đối với văn bản được ban hành mới hoặc thay thế.
b) Đối với chỉ thị của UBND:
- Cấp tỉnh: tối đa 3.500.000 đồng/văn bản;
- Cấp huyện: tối đa 2.500.000 đồng/văn bản;
- Cấp xã: tối đa 2.000.000 đồng/văn bản.
Căn cứ vào mức độ phức tạp của văn bản, cơ quan tài chính phối hợp cơ quan chủ trì soạn thảo thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán.
2. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện văn bản được giao cho cơ quan, đơn vị mình chủ trì thực hiện.
Điều 4. Việc lập dự toán và phân bổ kinh phí
1. Việc lập dự toán và phân bổ kinh phí, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc cấp nào thì ngân sách cấp đó đảm bảo, cụ thể:
a) Đối với cấp tỉnh:
- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh, lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (không bao gồm kinh phí cho hoạt động thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND và hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp) thuộc lĩnh vực ngành tham mưu, tổng hợp chung vào dự toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị gửi Sở Tài chính để tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Đối với kinh phí cho hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Sở Tư pháp căn cứ Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh năm trước, lập dự toán và tổng hợp chung vào dự toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, gửi Sở Tài chính theo quy định, tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch được duyệt thì phối hợp với Sở Tài chính để trình cơ quan có thẩm quyền giao bổ sung, đảm bảo đủ kinh phí chi cho công tác thẩm định xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Đối với kinh phí tổ chức các cuộc họp của UBND tỉnh có nội dung xem xét, quyết định việc trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là nghị quyết ra HĐND tỉnh; xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh thực hiện theo Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP: hàng năm Văn phòng UBND tỉnh lập dự toán và tổng hợp chung vào dự toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, gửi Sở Tài chính theo quy định, tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
b) Đối với cấp huyện, cấp xã:
- Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện và cấp xã do ngân sách huyện, xã đảm bảo.
- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình và chương trình, kế hoạch công tác năm của HĐND, UBND lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị tham mưu, tổng hợp chung vào dự toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Đối với kinh phí tổ chức các cuộc họp của UBND cấp huyện có nội dung xem xét, quyết định việc trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là nghị quyết ra HĐND cùng cấp; xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân thực hiện theo Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP: hàng năm Văn phòng UBND huyện (Văn phòng HĐND và UBND thành phố Lào Cai) lập dự toán và tổng hợp vào trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Đối với cấp xã, UBND lập dự toán kinh phí xây dựng và hoàn thiện văn bản của cấp mình, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Trường hợp văn bản được ban hành bổ sung vào chương trình, kế hoạch xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật hoặc chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của HĐND, UBND các cấp; văn bản có trong chương trình, kế hoạch nhưng chuyển sang năm sau ban hành hoặc tạm dừng thực hiện việc xây dựng, xem xét, ban hành thì cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kinh phí cho phù hợp.
2. Việc sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện như sau:
a) Việc sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản phải bảo đảm đúng nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP và Điều 2 Quyết định này, các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và bảo đảm đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Đối với kinh phí cho hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp quyết toán theo thực tế số lượng báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan đã phát hành.
b) Trường hợp văn bản trong chương trình, kế hoạch xây dựng và hoàn thiện văn bản hàng năm của HĐND, UBND nhưng chuyển sang năm sau ban hành hoặc tạm dừng thực hiện việc xây dựng, xem xét, ban hành thì cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện quyết toán theo các nội dung công việc, hoạt động đã được thực hiện.
c) Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản được chi cho nội dung nào thì hạch toán mục chi tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 5. Giao cho Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở: Tư pháp, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 45/2008/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định mức chi đảm bảo cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số 2678/QĐ-UBND ngày 23/9/2008 của UBND tỉnh Lào Cai về việc đính chính Quyết định số 45/2008/QĐ-UBND ngày 17/9/2008 của UBND tỉnh./.