No tileQUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc thành lập các Ban Chỉ đạo
cổ phần hóa theo Nghị định số 28/CP ngày 7- 5-1996 của Chính phủ.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ
Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992,Căn cứ Ngị định số 28-CP ngày 7-5-1999 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần,
Theo đề nghị của các Bộ trưởng trưởng: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
QUYẾT
ĐỊNH:Điều 1.-
Thành lập Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hóa gồm các đồng chí sau đây:
- Phan Văn Tiệm, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo trung ương Đổi mới doanh nghiệp, Trưởng Ban.
- Phạm Văn Trọng, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Phó Ban thường trực.
- Lê Duy Đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy viên.
- Hoàng Minh Chúc, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ủy viên.
Ban Chỉ đạo có tổ chuyên viên giúp việc gồm một số chuyên viên được lựa chọn từ các Bộ có liên quan, trong đó Ban cổ phần hóa của Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính là bộ phận thường trực.
Số lượng chuyên viên, tổ chức, trụ sở và quy chế làm việc của bộ phận thường trực do Trưởng ban Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hóa quy định.
Điều 2.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hóa:
1. Nhiệm vụ:
a) Ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, Phân công từng thành viên trong Ban thực hiện những nhiệm vụ quy định trong Nghị định số 28-CP ngày 7-5-1996 của Chính phủ, phối hợp hoạt động và tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
b) Tham gia cùng các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các Bộ và địa phương) chỉ đạo việc cổ phần hoá ở những doanh nghiệp có vốn nhà nước (gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và vốn do doanh nghiệp tự tích luỹ) trên 3 tỷ đồng.
c) Tham gia cùng Hội đồng Quản trị của Tổng oông ty nhà nước. do Thủ tuớng Chính phủ quyết định thành lập hoạt động theo nội dung Quyết định số 91-TTg ngày 7-3-1994 (gọi tắt là Tổng công ty 91) chỉ đạo việc tiến hành cổ phần hóa ở các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty.
d) Hướng dẫn, theo dõi các Bộ và địa phương thực hiện chủ chương cổ phần hóa ở những doanh nghiệp đã được phân cấp.
đ) Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn các phương án cổ phần hóa đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 3 tỷ đồng.
e) Trình Thủ tuớng Chính phủ để giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn của Ban.
g) Xây dựng đề án thí điểm bán cổ phần cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
h) Tổng kết tình hình thực hiện chủ trương cổ phần hóa để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 1998.
2. Quyền hạn:
a) Ban hành quy trình tiến hành để phần hóa, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban Chỉ đạo cổ phần hóa ở các Bộ, địa phương và Ban cổ phần hóa ở doanh nghiệp.
b) Triệu tập các Bộ, địa phương, doanh nghiệp nhà nước để phổ biến, hướng dẫn các chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng và Chính phủ về cổ phần hóa; yêu cầu các Bộ và địa phương, Tổng công ty 91 báo cáo phương án cổ phần hóa và báo cáo định kỳ hàng quý về kết quả thực hiện phương án này.
c) Giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình thực hiện cổ phân hóa:
d) Đình chỉ các Bộ, địa phương thực hiện cổ phần hóa không đúng với sự chỉ đạo của Chính phủ
đ) Tùy trường hợp cụ thể, Bộ trưởng, Trưởng Ban được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt các phương án cổ phần hóa đối với những doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 3 tỷ đến 10 tỷ đồng.
e) Kiểm tra toàn bộ công tác cổ phần hóa ở các Bộ, địa phương và doanh nghiệp nhà nước.
g) Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan điều động biệt phái một số chuyên viên bổ sung vào bộ phận thường trực của Ban (nếu cần thiết).
3. Con dấu và kinh phí hoạt động - Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hóa không có con dấu riêng, công việc thuộc lĩnh vực phụ trách của thành viên nào trong Ban Chỉ đạo do thành viên đó ký và đóng dấu của cơ quan mình. Trưởng ban được sử dụng con dấu của Chính phủ. Phó ban thường trực được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính để chỉ đạo những công việc chung của Ban.
- Kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hóa được ghi vào kế hoạch ngân sách Trung ương hàng năm về thực hiện cổ phần hóa; ngân sách Nhà nước tạm cấp kinh phí hoạt động của Ban trong năm 1996 theo đề nghị của Trưởng ban.
Điều 3.-
1. Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của Bộ, địa phương mình.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa ở các Bộ và địa phương lấy một số cán bộ trong Tiểu ban đổi mới doanh nghiệp đã được thành lập theo Quyết định số 83-TTg ngày 4-3-1993 của Thủ tướng Chính phủ làm nòng cốt; thành phần của Ban gồm:
- Một đồng chí Thứ trưởng (hoặc Phó Chủ tịch tỉnh): Trưởng ban.
Các đồng chí Vụ trưởng (Phó Vụ trưởng), hoặc Giám đốc (Phó Giám đốc) các Sở: Kế hoạch và Đầu tư Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội: ủy viên
- Mời đồng chí Chủ tịch (phó Chủ tịch) Công đoàn ngành nghề (đối với các Bộ), Liên đoàn Lao động tỉnh (đối với địa phương): ủy viên.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của các Bộ và địa phương chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hóa và thực hiện nhiệm vụ tương ứng như Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hóa trong phạm vi đã phân cấp cho Bộ và địa phương. Kinh phí hoạt động của Ban cũng được ghi vào ngân sách hàng năm.
2. Hội đồng Quản trị Tổng công ty 91 chỉ đạo việc thực hiện cổ phần hóa trong Tổng công ty mình.
3. Các doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn cổ phần hóa phải thành lập Ban cổ phần hóa tại doanh nghiệp do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị các Tổng công ty 91 ra quyết định. Thành phần gồm:
Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc): Trưởng ban.
Kế toán trưởng (hoặc Trưởng phòng Kế toán - tài vụ): ủy viên thường trực.
Trưởng (hoặc Phó) phòng Tổ chức cán bộ - lao động tiền lương: ủy viên.
- Mời đồng chí Bi thư Đảng ửy (hoặc Phó Bí thư), Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Công đoàn: ủy viên.
Điều 4.- Để có cơ sở tổng kết việc cổ phần hóa từ nay đến hết năm 1997 tối thiểu cả nước cần cổ phần hóa xong khoảng 150 doanh nghiệp nhà nước. Ban Chỉ đạo trung ương cổ phần hóa quyết định cụ thể số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở từng Bộ, địa phương và Tổng công ty 91 sau khi có sự nhất trí của Bộ, địa phương, Tổng công ty 91 và có ý kiến thống nhất của Ban cán sự Đảng (đối với Bộ), Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân (đối với địa phương), tổ chức Đảng ủy cùng cấp (đối với Tổng công ty 91).
Điều 5.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng Quản trị các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các đồng chí có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.