QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬNVề việc phê duyệt (điều chỉnh) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2001 - 2010 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬNCăn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ đến 2010; Căn cứ Văn bản số 7689/BKH/CLPT ngày 06-01-1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, quy trình xây dựng và tổ chức phê duyệt các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành đến năm 2010;Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 476/SKHĐT ngày 11 tháng 5 năm 2002, QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt (điều chỉnh) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu như sau: 1. Mục tiêu:1.1. Mục tiêu tổng quát: Huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt nhất các tiềm năng và lợi thế, giữ vững tốc độ phát triển kinh tế khá và bền vững, nhanh chóng vượt qua tình trạng tỉnh nghèo và chậm phát triển. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Giữ vững quốc phòng và an ninh.1.2. Mục tiêu cụ thể:Về kinh tế.Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 9% cả giai đoạn 2001 - 2010 trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 8 - 9%.Đến năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gấp 2,1 lần và GDP bình quân đầu người gấp 2,6 lần so năm 2000.Huy động ngân sách đạt 160 - 165 tỷ đồng đến năm 2005 và 260 - 270 tỷ năm 2010, đáp ứng gần 50% tổng chi ngân sách địa phương.Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 28 - 30 triệu USD năm 2005 và 95 - 100 triệu USD năm 2010.Về xã hội:Tốc độ tăng dân số tự nhiên ở dưới mức 1,5 - 1,6%, quy mô dân số đến năm 2010 đạt 614 - 620 nghìn người.Giải quyết thêm việc làm hàng năm cho 9 - 10 ngàn lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% đến năm 2010.Có 90% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được dùng nước sạch.Đến năm 2005 có 25 - 30% và đến năm 2010 có 35 - 40% lao động được qua đào tạo.Hoàn thành phổ cập THCS trước năm 2010.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Xây dựng cơ cấu kinh tế Nông - Ngư - Công nghiệp và Dịch vụ du lịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Đến năm 2005: Công nghiệp xây dựng 20 - 22%, nông lâm thủy sản 48 - 49%, dịch vụ 32 - 33%.Đến năm 2010: Công nghiệp xây dựng 28 - 30%, Nông lâm thủy sản 36 - 38%, dịch vụ 33 - 35%.2. Phát triển ngành và lĩnh vực kinh tế chủ yếu:2.1. Nông lâm nghiệp:a) Nông nghiệp: Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 4 - 4,5% trong đó giai đoạn đến năm 2005 tăng 3,4 - 3,5%. Đến năm 2005 ngành chăn nuôi chiếm 24% và đến năm 2010 chiếm 28 - 30% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.Trồng trọt: ổn định diện tích đất trồng lúa khoảng 11 - 12 nghìn ha, sản lượng lương thực có hạt 170 - 180 ngàn tấn trong đó thóc 160 ngàn tấn. Phát triển cây nho trên các vùng đất thích hợp đến năm 2005 khoảng 2,5 ngàn ha và đến năm 2010 khoảng 2,8 - 3 ngàn ha, chủ yếu nho giống mới, sản lượng 60 - 70 ngàn tấn. Đẩy mạnh phát triển cây bông lên 3 - 4 ngàn ha năm 2005 và 8 - 10 ngàn ha năm 2010, sản lượng 10 - 15 ngàn tấn, đủ nguyên liệu cho nhà máy chế biến bông. Ổn định cây thuốc lá 2 - 2,5 ngàn ha, trong đó thuốc lá vàng 1,7 - 1,8 ngàn ha, sản lượng 5 ngàn tấn. Cây mía 2,5 - 3 ngàn ha và có thể mở rộng lên 5 - 6 ngàn ha khi có điều kiện, sản lượng mía cây 150 - 160 ngàn tấn. Phát triển nhanh cây điều lên miền núi, đến năm 2005 đạt 6 ngàn ha và đến năm 2010 đạt 8 - 10 ngàn ha, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu của tỉnh.Chăn nuôi: tập trung phát triển đàn bò, dê cừu. Quan tâm đúng mức đến xây dựng đồng cỏ để đưa chăn nuôi lên quy mô lớn.Quy mô đàn bò đến năm 2005 lên 90 - 92 ngàn con và đến năm 2010 có 100 - 110 ngàn con. Hoàn thành chương trình Sind hóa đàn bò. Phát triển nhanh đàn dê, cừu lên khoảng 100 ngàn con năm 2005 và 200 ngàn con vào năm 2010.b) Lâm nghiệp:Chủ yếu là bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng trên diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển. Phát triển cây Neem trên vùng đất cát, phấn đấu mỗi năm trồng 1.200 - 1.500 ha rừng tập trung và 500 ngàn cây phân tán, nâng độ che phủ rừng lên 50% năm 2005 và 55% vào năm 2010. Khai thác hợp lý gỗ từ rừng tự nhiên mỗi năm 2.000 - 3.000m3 phục vụ các nhu cầu gỗ trong tỉnh.2.2. Thủy sản:Tập trung đầu tư xây dựng ngành Thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở thực hiện chủ trương phát triển nghề cá nhân dân trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ và định hướng sản phẩm thị trường. Phát triển thủy sản gắn với nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an ninh quốc phòng ven biển. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 11 - 12% trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đạt 13 - 14%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng lên 60% năm 2005 và 76% năm 2010, khai thác giảm xuống 40% năm 2005 và 24% năm 2010.Khai thác hải sản: Chuyển dịch cơ cấu thuyền để vươn khơi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khai thác quanh năm. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao giá trị hải sản khai thác tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Phấn đấu tổng sản lượng khai thác khoảng 40 ngàn tấn vào năm 2005 và 45 - 50 ngàn tấn vào năm 2010.Nuôi trồng thủy sản: Tập trung phát triển nuôi trồng để chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Thủy sản. Hướng phát triển tập trung đầu tư hoàn chỉnh các dự án nuôi tôm để hình thành các vùng sản xuất tôm thịt tập trung ở dọc theo bờ biển Phú Thọ, Từ Thiện, Sơn Hải, Thái An, Nhơn Hải và quanh Đầm Nại. Các vùng sản xuất tôm giống theo hướng phát triển bền vững ở An Hải, Khánh Nhơn và Mỹ Hòa. Đối với vùng Bình Sơn - Ninh Chữ đã được quy hoạch phát triển du lịch, trước mắt là ổn định sản xuất tôm giống theo hiện trạng, nhu cầu đất cho du lịch đến đâu sẽ thu hồi giải tỏa đến đó. Phấn đấu đến năm 2005 có 2.000 ha nuôi tôm và 3.300 - 3.500 ha vào năm 2010. Đến năm 2005 sản lượng nuôi trồng 5 - 6 ngàn tấn và đến năm 2010 khoảng 9 - 10 ngàn tấn, chủ yếu là tôm sú nuôi. Sản xuất tôm giống 3,5 tỷ con năm 2005 và 5 tỷ con năm 2010.Chế biến: Phát triển chế biến thủy sản là động lực phát triển ngành nhất là chế biến xuất khẩu. Quan tâm chế biến nội tiêu như chế biến thức ăn gia súc, thức ăn tôm, chế biến nước mắm. Phấn đấu giá trị xuất khẩu đến năm 2005 đạt 18 - 20 triệu USD và năm 2010 đạt 40 - 45 triệu USD. Đưa 42 - 43% sản lượng khai thác vào chế biến nội tiêu chủ yếu là nước mắm, đến năm 2010 sản xuất 11- 12 triệu lít/năm, trong đó có 3 - 3,5 triệu lít chất lượng cao.Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá trên các cảng cá Đông Hải, Ninh Chữ, Cà Ná và bến cá Mỹ Tân. Khởi công xây dựng bến cá Sơn Hải, nghiên cứu xây dựng cảng cá Vĩnh Hy. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tôm, sản xuất tôm giống.2.3. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp 12 - 13% đến năm 2010 trong đó giai đoạn đến 2005 đạt 14 - 14,5% để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương. Trước hết là phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nhằm bảo đảm nguyên liệu nông lâm thủy sản được đưa vào chế biến nội tiêu và xuất khẩu. Quan tâm đúng mức đến công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản như khai thác vật liệu xây dựng, nước khoáng, hóa chất sau muối, cát silíc... Từng bước xây dựng các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sán xuất tư liệu sản xuất tại các cụm công nghiệp của tỉnh.Đối với tiểu thủ công nghiệp: Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Có kế hoạch xây dựng các làng nghề tại các địa phương có điều kiện.Đến năm 2005 cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp tập trung Tháp Chàm, Thành Hải và Tấn Tài. Sau 2005 hình thành cụm công nghiệp Cà Ná - Quán Thẻ, Tân Sơn. Xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề với quy mô nhỏ ở các huyện để phát triển ngành nghề nông thôn.Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:Công nghiệp chế biến:Chế biến thủy sản xuất khẩu: Trong giai đoạn đến năm 2005 tập trung xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở chế biến tại Phan Rang, Đông Hải, Cà Ná và Ninh Chữ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư chế biến thủy sản xuất khẩu. Phấn đấu sản phẩm chế biến xuất khẩu đến năm 2005 đạt 3 - 4 ngàn tấn và đến năm 2010 đạt 10 - 11 ngàn tấn trong đó có 3 ngàn tấn tôm.Chế biến đường: Mở rộng, nâng công suất ép hoặc xây dựng mới nhà máy đường để nâng công suất ép lên 1.000 tấn mía/ngày, phát huy hết công suất của nhà máy. Đến năm 2005 sản xuất 7 - 8 ngàn tấn và đến năm 2010 sản xuất 9 - 10 ngàn tấn đường RS.Chế biến bông: Xây dựng các cơ sở chế biến bông hạt kết hợp chế biến dầu từ hạt bông, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 xây dựng nhà máy cán bông để tiêu thụ hết bông sản xuất tại tỉnh.Chế biến hạt điều: Xây dựng các phân xưởng chế biến điều tại các huyện, nâng công suất chế biến hạt điều xuất khẩu lên 2.000 tấn thành phẩm/năm.Đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy chế biến tinh bột mì công suất 50 tấn/ngày tại Ninh Sơn trong năm 2002. Nghiên cứu việc xây dựng cơ sở chế biến các sản phẩm hóa chất từ cây Neem trong giai đoạn đến năm 2005.Sản xuất và chế biến muối: Tiếp tục đầu tư kỹ thuật và công nghệ để nâng chất lượng muối công nghiệp. Từng bước đầu tư mở rộng đồng muối Cà Ná, xây dựng đồng muối Nhơn Hải, phối hợp Tổng Công ty Muối Việt Nam đẩy nhanh xây dựng đồng muối Quán Thẻ 2.030 ha/2.580 ha. Xây dựng Nhà máy chế biến muối tinh 15 - 20 ngàn tấn/năm. Nghiên cứu và tìm đối tác xây dựng khu hóa chất cơ bản từ nguyên liệu muối và nước ót. Sản lượng muối đến năm 2005: 137 ngàn tấn và năm 2010: 487 ngàn tấn.Sản xuất vật liệu xây dựng: Đầu tư xây dựng mới và mở rộng các Nhà máy gạch tuy nen ở Ninh Phước, Ninh Sơn. Phát huy hết công suất các nhà máy gạch tuy nen để đưa công suất sản xuất gạch lên 45 - 50 triệu viên/năm. Xây dựng nhà máy cống ly tâm phục vụ cho thoát nước đô thị... Từng bước chuyển hướng sản xuất Nhà máy Xi măng Phương Hải, tìm đối tác xây dựng nhà máy sản xuất đá granit 50.000m2/năm, nhà máy thủy tinh cao cấp...Mở rộng và nâng công suất khai thác nước khoáng Ninh Sơn, thăm dò và lập dự án khai thác nước khoáng ở Nhị Hà.Công nghiệp cơ khí: Tập trung phát triển cơ khí phục vụ cơ giới hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cơ giới hóa khai thác và nuôi trồng thủy sản. Chú trọng phát triển cơ khí và đóng mới tàu thuyền tại các trung tâm nghề cá.2.4. Phát triển các ngành dịch vụ - du lịch: Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ. Phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ 8 - 9%/năm trong đó giai đoạn đến năm 2005 là 7,5 - 8,5%.Thương mại: Xây dựng theo quy hoạch mạng lưới các chợ, siêu thị để từng bước hình thành các trung tâm thương mại ở thị xã, thị trấn. Xây dựng Phan Rang - Tháp Chàm trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh. Đẩy nhanh việc xây dựng khu thương mại Thanh Hà và một số siêu thị khác. Đối với các thị trấn thuộc huyện đều có các trung tâm thương mại. Đầu tư xây dựng chợ trung tâm thị tứ và các chợ ở trung tâm cụm xã để phát triển thương mại miền núi.Tổng mức hàng hóa bán lẻ xã hội tăng bình quân 9 - 12% trong đó giai đoạn đến năm 2005 tăng 9 - 9,5%/năm.Xuất khẩu: Phấn đấu đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 28 - 30 triệu USD và năm 2010 đạt 95 - 100 triệu USD. Trong đó nhóm hàng xuất khẩu hải sản chiếm 50 - 55% và nhóm nông sản 25 - 30% trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu.Du lịch: Xây dựng Ninh Thuận thành trọng điểm du lịch của cả nước trong cụm du lịch thứ 3 của quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của tỉnh nhất là du lịch biển, sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng. Tập trung đầu tư xây dựng các cụm du lịch trọng điểm ở Bình Sơn, Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy và Bình Tiên, du lịch văn hóa tại Tháp Poklong-Grai, các điểm du lịch tại các suối tự nhiên, các hồ chứa nước lớn được xây dựng như suối Tiên, suối Lồ ồ, các suối nước nóng, các hồ Tân Giang, sông Trâu, sông Sắt, CK7... nhằm tạo cơ sở vật chất hoạt động du lịch và dịch vụ. Phấn đấu lượng khách đến du lịch ở tỉnh tăng bình quân 22%/năm và doanh thu tăng 8 - 9%/ năm đến năm 2010.2.5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: Giao thông: Tập trung nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, đường liên huyện, đường nhánh nối các xã miền núi với quốc lộ 1A, quốc lộ 27 để tăng khả năng đi lại và lưu thông hàng hóa. Phát huy nội lực các thành phần kinh tế khác để hoàn thành chương trình phát triển giao thông nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng giao thông đô thị cho thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đạt tiêu chuẩn đô thị loại III sau năm 2005. Phấn đấu đến năm 2010 mật độ giao thông của tỉnh đạt 0,8 - lkm/ km2, 100% số xã có đường ô tô từ huyện đến trung tâm xã.Thủy lợi: Hoàn thiện công trình thủy lợi Tân Giang, khởi công xây dựng các hồ chứa nước sông Trâu, sông Sắt và một số hồ chứa nhỏ khác, hoàn thành việc kiên cố kênh mương thuộc hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm trong giai đoạn đến năm 2005. Giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng hồ chứa nước Lanh Ra, triển khai công tác nghiên cứu lập dự án để đầu tư xây dựng các hồ Trà Co, Tân Mỹ, Tà Ranh, sông Biêu, Trà Van... nâng diện tích có tưới lên khoảng 34 - 35 ngàn ha.Điện: Mở rộng và cải tạo mạng lưới truyền tải và phân phối để đến năm 2005 có 100% số xã có điện, 97% số cụm dân cư và 90% số hộ được dùng điện từ lưới điện quốc gia. Sản lượng điện thương phẩm đạt 180 triệu KWh vào năm 2005 và 300 triệu KWh năm 2010.Cấp thoát nước:Triển khai dự án cấp nước giai đoạn 2 công suất 52.000m3/ngày đêm cho thị xã Phan Rang Tháp Chàm. Xây dựng hệ thống cấp nước cho Cà Ná và Quán Thẻ, Phước Đại và các hệ thống cấp nước sinh hoạt nhỏ khác. Phấn đấu đến năm 2005 có 60% và đến năm 2010 có 85% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Xây dựng hệ thống thoát nước Phan Rang, hệ thống xứ lý nước thải ở các cụm công nghiệp và khu du lịch.Phát triển mạng bưu chính viễn thông với các dịch vụ mới để đến năm 2010 đạt 7 - 8 máy/100 dân và 70 - 75% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã.3. Phát triển các lĩnh vực xã hội: 3.1. Dân số - nguồn lao động: Thực hiện có hiệu quả công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới mức 1,5 - 1,6% năm 2010.Đến năm 2005 tỷ lệ dân số đô thị tăng lên 28,1% và 34,2% năm 2010 gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ trẻ em từ 1 - 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn dưới 20% năm 2010.Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo để đến năm 2005 không còn hộ đói và tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 còn dưới 5%.Tích cực giải quyết việc làm, phấn đấu tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm còn 8,1% năm 2005 và 6,7% năm 2010.Phấn đấu đến năm 2005 tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề và hướng nghiệp là 25 - 30% và đến năm 2010 là 35 - 40%.3.2. Giáo dục và đào tạo:Nâng tỷ lệ trẻ em 3 - 5 tuổi ra lớp lên 40% năm 2005 và 50% năm 2010, tỷ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi từ 6 - 11 lên 93% năm 2005 và 95% năm 2010. Tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi 11 - 16 lên 50% năm 2005 và 60% năm 2010. Tỷ lệ học sinh PTTH trong độ tuổi 15 - 17 tuổi lên 30% năm 2005 và 35% năm 2010.Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trước năm 2010.Đến năm 2005 hoàn thành xóa lớp học ca 3, từng bước đầu tư xây dựng các trường phổ thông theo chuẩn sư phạm.3.3. Phát triển y tế:Phấn đấu đến năm 2010 đạt các chỉ tiêu về y tế và sức khỏe như sau:100% số xã phường có trạm y tế, một số thôn ở miền núi có phân trạm y tế. Xây dựng một số phòng khám khu vực ở các trung tâm dân cư.100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ về công tác, có nữ hộ sinh trung học, dược tá và y học cổ truyền. Bình quân có 4 bác sĩ và 1 dược sĩ đại học/vạn dân.Tỷ lệ chết mẹ giảm còn 70/100.000 trẻ đẻ ra sống, tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi còn 30%o so số trẻ đẻ ra sống và tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 35%o.Tiếp tục đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế huyện Ninh Sơn và Bác Ái. Tăng cường trang thiết bị hiện đại cho Bệnh viện tỉnh để giảm chuyển tuyến trên cho bệnh nhân và nâng cao chất lượng khám và điều trị.3.4. Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Văn hóa thông tin:Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin. Phấn đấu đến 2010 có 100% số xã, phường có làng văn hóa, khu phố văn hóa. Giảm mức chênh lệch về hưởng thụ văn hóa vùng miền núi ven biển với đồng bằng và đô thị.Bảo tồn phát triển di sản văn hóa của các dân tộc, nhất là các di tích lịch sử và văn hóa.Xây dựng cơ sở vật chất cho ngành Văn hóa Thông tin như nhà bảo tàng, nhà văn hóa, nâng cấp chỉnh trang đài liệt sĩ tỉnh, đài tưởng niệm các huyện. Tiến hành xây dựng tượng đài gắn với quảng trường ở trung tâm thị xã, trước mắt đến năm 2005 hoàn thành việc xây dựng quảng trường của tỉnh. Có kế hoạch trùng tu các di tích lịch sự nhất là các Tháp Chàm.Hiện đại hóa đài phát thanh truyền hình, nâng cấp mạng lưới truyền thanh huyện và cơ sở đủ sức tiếp nhận và chuyển tải các kênh thông tin của Trung ương và tỉnh đến với người dân.Thể dục thể thao:Phát động phong trào toàn dân tham gia thể dục thể thao, nâng tỷ lệ số người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao lên 20% năm 2005 và 30% năm 2010.Tập trung đầu tư các bộ môn thể thao tỉnh có thế mạnh, xây dựng trung tâm thi đấu thể thao tỉnh, các trung tâm thể dục thể thao các huyện, thị xã, xây dựng và hình thành các cơ sở tập luyện thể thao khác như cầu lông, quần vợt, bóng bàn...4. Định hướng phát triển theo lãnh thổ:4.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị:Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm: Là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - khoa học kỹ thuật của tỉnh sẽ được đầu tư nâng cấp lên đô thị loại III sau năm 2005. Hướng phát triển không gian đô thị theo 2 hướng: hướng Đông - hướng ra biển tạo trục không gian nối đô thị cũ với khu du lịch ven biển; hướng Tây bắc ra ga Tháp Chàm, phát triển song song với quốc lộ 27. Dự báo quy mô dân số 175 - 180 ngàn người năm 2010.Hệ thống các thị trấn: bao gồm 8 thị trấn đến năm 2010, cụ thể như sau: Huyện Ninh Phước: thị trấn Phước Dân, Cà Ná và Phước Sơn.Huyện Ninh Hải: thị trấn Khánh Hải, Cà Đú và Du Long.Huyện Ninh Sơn: thị trấn Tân Sơn.Huyện Bác Ái: thị trấn Phước Đại.4.2. Phát triển kinh tế - xã hội theo các tiểu vùng:Vùng đồng bằng: Gồm 18 xã và các phường của 4 huyện, thị. Đây là vùng có vị trí hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nhất là lương thực, cây công nghiệp và cây nho của tỉnh. Đặc trưng kinh tế chủ yếu của ngành là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thương mại.Vùng ven biển: Bao gồm 10 xã của các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Phan Rang Tháp Chàm và vùng lãnh hải của tỉnh. Đặc trưng là kinh tế thủy sản và dịch vụ. Hướng phát triển tập trung vào nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đưa ngành Thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng hoàn chỉnh 4 cụm kinh tế biển Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải và Vĩnh Hy.Phát triển công nghiệp sản xuất muối và các ngành Công nghiệp có lợi thế như vật liệu xây dựng, xi măng, đóng sửa tàu thuyền.Phát triển du lịch biển: hình thành các khu du lịch Ninh Chữ - Cà Ná, kết hợp du lịch biển với du lịch sinh thái và văn hóa.Vùng miền núi: Đây là vùng căn cứ cách mạng cũ, có nhiều tiềm năng về đất, rừng và khoáng sản, cần có chính sách ưu tiên phát triển. Đặc trưng kinh tế chủ yếu của vùng là sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.Hướng phát triển: chuyển nền kinh tế tự nhiên thành nền kinh tế hàng hóa theo mô hình phát triển kinh tế gia đình, kinh tế vườn, trang trại gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển cây công nghiệp dài ngày gắn bảo vệ rừng và phát triển chăn nuôi bò dê và cừu.5. Định hướng phát triển các đơn vị hành chính:Để quản lý tốt lãnh thổ và phát triển sản xuất, sẽ tách các xã có quy mô dân số lớn hoặc diện tích khá lớn. Dự kiến thành lập thêm huyện mới Du Long bao gồm các xã phía bắc huyện Ninh Hải và Bác Ái. Đến năm 2010 Ninh Thuận sẽ có 1 thành phố loại III, 5 huyện với 8 thị trấn và 49 xã, 13 phường, trong đó đến năm 2005 có 5 huyện thị với 5 thị trấn, 45 xã, 12 phường.6. An ninh quốc phòng:Thực hiện phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng. Các dự án kinh tế quan trọng phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Tăng cường củng cố và bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Chủ động xây dựng các phương án bảo vệ, xây dựng các công trình phục vụ quốc phòng và an ninh.(Có báo cáo quy hoạch chi tiết, các bản đồ, danh mục các dự án ưu tiên và các giải pháp thực hiện quy hoạch kèm theo quyết định này).Điều 2. Tổ chức thực hiện:1. Căn cứ mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu đã được xác định trong quy hoạch tổng thể. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã khẩn trương xây dựng các quy hoạch của ngành và địa phương. Cụ thể hóa các nội dung quy hoạch vào các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Xây dựng các dự án để tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phát triển.2. Thường xuyên rà soát, cập nhật để bổ sung quy hoạch.3. Phổ biến cho nhân dân hiểu rõ về quy hoạch sản xuất, xây dựng theo từng vùng, tiểu vùng kinh tế, lợi ích của việc thực hiện phát triển bền vững theo quy hoạch để nhân dân tự giác tham gia thực hiện, tránh tình trạng tự phát làm phá vỡ quy hoạch.Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|