Văn bản pháp luật: Quyết định 69/2013/QĐ-TTg

Nguyễn Tấn Dũng
Công báo số 867 + 868, năm 2013
Quyết định 69/2013/QĐ-TTg
Quyết định
05/12/2013
19/11/2013

Tóm tắt nội dung

Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Công Thương
Thủ tướng
2.013
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH

Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

____________________

 

Căn cứ Luật Tchức Cnh phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điu của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

2. Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mức giá bán lẻ điện bình quân là mức giá cụ thể trong phạm vi khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây được viết tắt là giá bán điện bình quân).

2. Giá bán điện bình quân cơ sở là giá bán điện bình quân kế hoạch được xây dựng hàng năm trên cơ sở chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của bốn khâu: phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện. Giá bán điện bình quân cơ sở được sử dụng để tham chiếu trong tính toán điều chỉnh giá bán điện bình quân theo thông số đầu vào cơ bản trong năm.

3. Giá thị trường phát điện cạnh tranh là giá được xác định trên thị trường phát điện cạnh tranh theo các nguyên tắc và quy định về vận hành thị trường điện cạnh tranh do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

4. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân là khoảng cách giữa mức giá tối thiểu và mức giá tối đa của mức giá bán lẻ điện bình quân (sau đây được viết tắt là khung giá).

5. Thông sđầu vào cơ bản là các yếu tố có tác động trực tiếp đến chi phí phát điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và giá thị trường phát điện cạnh tranh.

Điều 3. Nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân

1. Trong năm tài chính, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân cơ sở. Các thông số đầu vào khác chỉ được xem xét để điều chỉnh giá bán điện bình quân sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định này.

2. Giá bán điện bình quân được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức từ 7% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là 06 tháng.

3. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch. Trường hợp cần thiết, Nhà nước sử dụng Quỹ bình ổn giá điện và các biện pháp khác theo quy định để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Điều 4. Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân

1. Trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân cơ sở làm giá bán điện bình quân cơ sở cập nhật tại thời điểm tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá (sau khi đã trích Quỹ bình ổn giá điện), Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

2. Trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân cơ sở làm giá bán điện bình quân cơ sở cập nhật tại thời điểm tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành (sau khi đã sử dụng Quỹ bình ổn giá điện) với mức:

a) Từ 7% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

b) Từ 10% trở lên hoặc giá bán điện bình quân tính toán sau điều chỉnh ngoài phạm vi khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ phương án giá, báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

3. Hàng năm, sau khi có báo cáo quyết toán chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, giá bán điện bình quân của năm tài chính.

4. Hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng phương án giá bán điện trình Bộ Công Thương và Bộ Tài chính. Căn cứ kết quả kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện năm tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều này, tình hình sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét phương án giá bán điện bình quân, cụ thể như sau:

a) Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính;

b) Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 7% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được điều chỉnh giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương;

c) Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc ngoài phạm vi khung giá quy định, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.

Điều 5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện bình quân

1. Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện bình quân. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm hoặc dừng tăng giá bán điện bình quân. Bộ Công Thương được phép mời tư vấn độc lập để thẩm tra hồ sơ điều chỉnh giá bán điện bình quân.

2. Bộ Tài chính phối hợp kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện bình quân; tham gia, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra các khoản chênh lệch chi phí hợp lý, hợp lệ so với số liệu tính toán trong phương án giá bán điện sau khi có số liệu quyết toán, kiểm toán.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm tài chính và công bố công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; tình hình lỗ, lãi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố công khai việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và lý do điều chỉnh.

Điều 6. Tổ chc thực hiện

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn tính toán giá bán điện bình quân theo các thông số đầu vào cơ bản, giá bán điện bình quân cơ sở hàng năm;

b) Phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện hàng năm, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hàng năm;

c) Hướng dẫn tính toán giá bán điện bình quân sau khi kiểm tra, tính toán và công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện hàng năm;

d) Ban hành các quy định cần thiết khác để thực hiện Quyết định này.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Thẩm định phương án điều chỉnh giá bán điện bình quân theo quy định tại điểm b khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều 4 Quyết định này;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá điện.

3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:

a) Xây dựng giá bán điện bình quân cơ sở trình Bộ Công Thương phê duyệt trước ngày 20 tháng 12 hàng năm;

b) Báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính giá thành sản xuất kinh doanh điện, giá bán điện bình quân theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định này trước ngày 01 tháng 6 hàng năm;

c) Thực hiện việc điều chỉnh giá bán điện bình quân và báo cáo theo quy định.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường hết hiệu lực từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=33965&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận