QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃHỘI
Về việc ban hành Quy chế quy định tạm thời một số biệnpháp phòng ngừa
và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động đi làmviệc ở nước ngoài
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị đinh số 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ về việc quyđịnh chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chitiết một số điều của Bộ Luật Lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làmviệc có thời hạn ở nước ngoài;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quy định tạm thời một số biện phápphòng ngừa và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động và chuyên gia đilàm việc ở nước ngoài.
Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. CácChánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng CụcQuản lý lao động với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc cácdoanh nghiệp đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoàichịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNGNGỪA VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐƯA LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA ĐI LÀM VIỆCỞ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 725/1999/ QĐ-BLĐTB ngày 30 tháng 6 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Nhằmtăng cường công tác quản lý, bảo đảm lợi ích hợp pháp của người lao động, củadoanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệpvà của người lao động) bảo đảm uy tín của lao động Việt Nam trên thị trườngquốc tế.
Saukhi tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế quy định tạmthời một số biện pháp phòng ngừa và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa laođộng và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như sau:
Chương I
TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO GIÁO DỤC, QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH
Điều 1.Công tác tuyển chọn và đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động (kể cả lao động làm việc ở nướcngoài theo hình thức tu nghiệp sinh) và chuyên gia trước khi đi:
1.Khi tuyển chọn, doanh nghiệp phải công khai về số lượng, tiêu chuẩn, giới tính,tuổi đời, thời gian tuyển, công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làmviệc, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, bảo hiểmy tế, bảo hiểm xã hội và nghĩa vụ của người lao động.
Doanhnghiệp thực hiện tuyển chọn trực tiếp đúng số lượng, chất lượng lao động, có tưcách đạo đức và sức khỏe tốt theo hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết.
2.Doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tiếp nhận để tổ chức đào tạo, giáo dục định hướngtheo chương trình thống nhất do Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc BộLao động-Thương binh và Xã hội quy định về nội dung và thời gian (ít nhất mộttháng), riêng chuyên gia, tổ chức đào tạo theo chương trình quy định của Bộ chủquản.
Quátrình đào tạo, giáo dục định hướng đối với người lao động và chuyên gia phải đượctổ chức chặt chẽ; kết thúc khóa học phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả họctập và ý thức chấp hành nội quy của học viên. Không được đưa người lao động đilàm việc ở nước ngoài khi chưa đào tạo, giáo dục định hướng hoặc học không đạtkết quả.
Điều 2. Doanhnghiệp phải ký hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với người laođộng, đối với chuyên gia theo mẫu quy định của Bộ chủ quản, trong đó ghi rõtrách nhiệm của doanh nghiệp, của người lao động và chuyên gia trong việc thựchiện hợp đồng đã ký và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một trong hai bênvi phạm hợp đồng.
Điều 3.Chế độ tài chính:
Doanhnghiệp phải công khai trên báo và tại văn phòng doanh nghiệp các khoản tiền ngườilao động và chuyên gia phải nộp; thực hiện thu trực tiếp từ người lao động vàchuyên gia, không thu qua tổ chức kinh tế, cá nhân trung gian.
Điều 4. Côngtác quản lý lao động ở nước ngoài:
Doanhnghiệp phải phối hợp chặt chẽ với tổ chức tiếp nhận người lao động trong việcquản lý, giáo dục người lao động, xử lý những phát sinh về quan hệ lao động ở nướcngoài.
2.Nếu có số lượng từ 500 lao động hoặc dưới 500 lao động nhưng ở địa bàn mới,phức tạp thì doanh nghiệp phải cử cán bộ quản lý lao động.
3.Cán bộ doanh nghiệp đi quản lý lao động ở nước ngoài phải có phẩm chất đạo đứctốt, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng nhiệm vụ được giao và có tráchnhiệm: theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký; xử lý tranh chấp laođộng và những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động cho đến khi hoànthành hợp đồng và đưa người lao động và chuyên gia về nước.
4.Doanh nghiệp phải thông báo cán bộ được cử đi quản lý cho Cục Quản lý lao độngvới nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan đại diệncủa Việt Nam ở nước nhận lao động.
Cánbộ quản lý lao động ở nước ngoài chịu sự chỉ đạo quản lý nhà nước của cơ quanđại diện củaViệt Nam ở nước sở tại.
5.Những vấn đề phát sinh của người lao động và chuyên gia ở nước ngoài vượt quáphạm vi thẩm quyền thì doanh nghiệp phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản bằngvăn bản để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời phải báo cáo bằng văn bản với cơ quanđại diện của Việt Nam ở nước sở tại và Cục Quản lý lao động với nước ngoàithuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀCHUYÊN GIA VÀ CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Điều 5. Tráchnhiệm của doanh nghiệp:
1.Thực hiện đúng hợp đồng đã ký với tổ chức tiếp nhận lao động và chuyên gia;giải thích rõ các điều khoản trong hợp đồng ký với tổ chức tiếp nhận có liênquan đến người lao động và chuyên gia.
2.Làm tốt công tác thông tin 2 chiều giữa các doanh nghiệp và cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài về thị trường lao động và tình hình làm việc, sinh sống của ngườilao động.
3.Doanh nghiệp phải thực hiện đúng trách nhiệm về quản lý theo quy định; phải lậpsổ theo dõi lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.
Trườnghợp người lao động và chuyên gia bỏ hợp đồng thì doanh nghiệp vẫn có tráchnhiệm giải quyết mọi phát sinh liên quan cho đến khi người lao động và chuyêngia về nước và được khấu trừ các khoản tiền đã chi để giải quyết hậu quả do ngườilao động và chuyên gia vi phạm.
Điếu 6. Tráchnhiệm của người lao động và chuyên gia:
1.Trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải qua khóa đào tạo, giáo dục định hướngvà đạt kết quả kiểm tra cuối khóa học.
2.Chấp hành pháp luật, quy chế và nội quy của cơ quan, tổ chức tiếp nhận hoặc củadoanh nghiệp nước ngoài đã ký trong hợp đồng.
3.Không được tham gia các hoạt động, hội họp hoặc đình công bất hợp pháp.
4.Ký và thực hiện đầy đủ hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp ViệtNam và hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động và chuyên gia, làm việc đúngnơi quy định được ký trong hợp đồng. Cấm tự ý bỏ đi làm việc ở nơi khác. Khihết hạn hợp đồng nếu muốn gia hạn thì phải được sự đồng ý của doanh nghiệp cửđi và tổ chức tiếp nhận, nếu không được gia hạn tiếp thì phải về nước.
Điều 7.Trách nhiệm của cơ quan chủ quản: Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức quản lý từkhâu tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, thu chi tài chính theo quy định;ký kết hợp đồng và quản lý người lao động vàchuyên gia ở nước ngoài; giải quyết các vấn đề phát sinh. Những vụ việc phứctạp phải phối hợp với Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng khác giải quyết, không để kéodài, gây hậu quả.
Chương III
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 8. Đốivới doanh nghiệp:
1.Các hành vi vi phạm:
Hợpđồng ký kết không đủ, không đúng nội dung theo quy định, không đăng ký thực hiệnhợp đồng mà đã tổ chức tuyển chọn lao động; tuyển chọn qua trung gian; khôngcông khai số lượng, tiêu chuẩn, giới tính, tuổi đời, nghề, tiền lương và nghĩavụ của người lao động và chuyên gia.
Đưangười lao động chưa qua đào tạo theo quy định của Cục Quản lý lao động với nướcngoài và người chuyên gia chưa qua đào tạo theo quy định của Bộ chủ quản đi làmviệc ở nước ngoài.
Trướckhi đưa đi, không ký hoặc ký không đúng nội dung hợp đồng đi làm việc ở nướcngoài với người lao động.
Thutiền không đúng quy định, thu tiền thông qua trung gian.
Đểngười lao động và chuyên gia tự ý bỏ đi làm việc nơi khác từ 5% trở lên so vớitổng số lao động đưa đi theo từng hợp đồng.
Đểxảy ra tranh chấp mà xử lý không kịp thời, gây hậu quả xấu.
2.Các hình thức xử lý vi phạm:
Tùytheo tính chất và mức độ vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử lý như sau:
Cảnhcáo và thông báo chung;
Đìnhchỉ việc đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài trong thờigian một năm kể từ ngày có quyết định;
Thuhồi giấy phép hoạt động.
Điều 9. Đốivới người lao động và chuyên gia:
1.Các hành vi vi phạm:
Viphạm hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan, tổ chức tiếp nhậnhoặc chỉ sử dụng lao động và chuyên gia;
Đìnhcông trái pháp luật nước sở tại; Tổ chức, lôi kéo, đe dọa buộc người khác viphạm hợp đồng hoặc tham gia đình công trái pháp luật.
2.Các hình thức xử lý vi phạm: Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lýnhư sau:
Buộcvề nước chịu toàn bộ chi phí và không được hoàn trả tiền đặt cọc. Doanh nghiệpthông báo cho địa phương và gia đình người lao động và chuyên gia biết.
Nếugây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường theo pháp luật;
Khôngđược tái tuyển đi làm việc ở nước ngoài;
Kếtthúc hợp đồng không về nước thì không được hưởng các chế độ, chính sách theoquy định hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10.Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc thực hiệnQuy chế này.
Điều 11.Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện và phổ biến Quy chế này đến người laođộng trước khi đưa họ ra nước ngoài làm việc.
Điều 12. CụcQuản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cótrách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Nếu phát hiện có viphạm Quy chế phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo các cơ quan cótrách nhiệm xử lý./.