Văn bản pháp luật: Quyết định 736/TTg

 
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 736/TTg
Quyết định
10/11/1995
10/11/1995

Tóm tắt nội dung

Về việc tiếp tục phòng chống và khắc phục hậu quả bão, lụt ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Quảng Nam -Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định.

 
1.995
 

Toàn văn

QUYếT địNH

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tiếp tục phòng chống và khắc phục hậu quả bão, lụt ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của các tỉnh và đề nghị của Đoàn kiểm tra tình hình bão, lụt của Chính phủ;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Vừa qua bão và mưa, lũ lớn đã xảy ra liên tiếp ở một số tỉnh Duyên hải miền Trung, đã gây ra những thiệt hại đáng kể. Các tỉnh và các Bộ ngành liên quan ở Trung ương phải nghiêm chỉnh tổ chức thực hiện Quyết định số 680-TTg ngày 21 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống và khắc phục hậu quả bão, lụt.

Điều 2.- Trong việc thực hiện quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh và các Bộ ngành phải chú trọng những vấn đề sau đây:

1. Động viên nhân dân và các nguồn lực của địa phương khẩn trương ổn định đời sống đồng bào, phục hồi sản xuất. Phải quan tâm cứu giúp các gia đình bị nạn, thiệt hại nặng, đặc biệt là các gia đình thuộc diện chính sách xã hội, các gia đình nghèo, đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi.

2. Triển khai thực hiện ngay những việc cấp bách dưới đây:

Giúp đỡ nhân dân các vùng bị thiên tai sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng chống và dập tắt ngay các dịch bệnh, sửa chữa các cơ sở y tế, trường học để học sinh tiếp tục học tập bình thường. Tổ chức điều hoà lương thực, không để giá lương thực tăng cao và dân bị thiếu đói.

Tu sửa các cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, công trình thuỷ lợi, gúp dân giải quyết những nhu cầu về giống, vốn... để đồng bào làm vụ đông - xuân kịp thời vụ và khôi phục hoạt động của các ngành nghề khác, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Nhanh chóng nắm tình hình, phân loại theo mức độ thiệt hại và theo chính sách như đã nêu tại điểm 1 trên đây, tổ chức cứu trợ đồng bào đúng mục đích, đúng đối tượng, không để các nguồn vốn cứu trợ bị thất thoát.

3. Các tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ chức năng để kịp thời đưa những khối lượng về tiếp tục khắc phục hậu quả bão, lụt như sửa chữa lớn những các trình cơ sở hạ tầng, tăng cường các chương trình mục tiêu về kinh tế - xã hội... vào kế hoạch năm 1996.

Điều 3- Trích ngân sách Trung ương trợ cấp các tỉnh như sau:

1. Ngoài khoản trợ cấp theo Quyết định 680-TTg ngày 21-10-1995, nay trợ cấp các tỉnh để khắc phục hậu quả và cứu trợ xã hội:

Quảng Bình: 1.500 triệu đồng,

Quảng trị: 1.700 -

Thừa Thiên - Huế: 1.700 -

Quảng Nam - Đà Nẵng: 1.000 -

Quảng Ngãi: 2.000 -

Bình Định: 1.500 -

Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng khoản kinh phí này.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trích nguồn vốn dự phòng về đầu tư xây dựng cơ bản năm 1995 cấp đợt này cho các tỉnh và hướng dẫn việc sử dụng vốn để tu sửa các công trình cơ sở hạ tầng cấp thiết:

Quảng Bình: 1.000 triệu đồng,

Quảng Trị: 1.000 -

Thừa Thiên - Huế: 800 -

Quảng Nam - Đà Nẵng: 1.000 -

Quảng Ngãi: 1.000 -

Bình Định: 1.200 -

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét những trường hợp cần thiết để tạm ứng vốn năm 1996 cho các tỉnh.

3. Các Bộ ngành khác như Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo... xem xét khả năng điều chỉnh vốn của ngành để trợ giúp các tỉnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ đề nghị của các Bộ ngành, làm nhanh thủ tục cấp phát.

4. Ngân hàng Nhà nước, ngoài việc xử lý nợ cũ và cho vay mới như đã nêu tại Quyết định 680-TTg ngày 21-10-1995, bàn với Bộ Tài chính khả năng cho các gia đình thiệt nặng được vay vốn ưu đãi để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 4.- Thi hành ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 680-TTg ngày 21-10-1995, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, cùng các tỉnh và các Bộ ngành liên quan khẩn trương triển khai việc lập quy hoạch phòng chống lũ cơ bản cho vùng Duyên hải miền Trung để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 1996. Bộ trưởng Chủ tịch Uỷ ban Sông Mê Công của Việt Nam kiêm trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương có trách nhiệm đôn đốc việc này.

Ban Chỉ đạo phòng chống lụt, bão Trung ương bàn với Bộ Ngoại giao để thông báo tình hình lũ lụt ở Duyên hải Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long cho các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Chính phủ ta hoan nghênh mọi sự giúp đỡ có thiện chí nhưng không kêu gọi viện trợ.

Điều 5.- Bộ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có tên trên đây chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=9621&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận