Ban hành kèm theo Quyết định này Bản qui định tạm thời thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2: Bản qui định này có hiệu lực thi hành từ ngày 9 tháng 5 năm 1998. Các qui định trước đây trái với Bản qui định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Mọi tổ chức, cá nhân; mọi cấp, mọi ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Điều 3: Giá đất để tính đền bù thiệt hại (cụ thể Điều 8 Nghị định 22/1998/NĐ-CP):
Giá đất để tính toán đền bù thiệt hại về đất được xác định theo các bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành theo qui định của Chính phủ và được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho từng dự án theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá, có sự tham gia của các ban, ngành có liên quan.
Giá đất đền bù hiện nay được áp dụng theo Quyết định số 84/UB ngày 24/3/1997 và số 36/UB ngày 13/6/1998 của UBND tỉnh.
Điều 4: Đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản (cụ thể khoản 2,4 Điều 9 Nghị định 22/1998/NĐ-CP) trong trường hợp:
1- Nếu đất bị thu hồi là đất do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, cho thuê, đấu thầu, thì người bị thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất nhưng được đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất được tính bằng 30% giá trị đất bị thu hồi.
2- Đất thu hồi thuộc đất công ích của xã theo qui định tại Điều 45 của Luật Đất đại năm 1993 hoặc đất của xã chưa giao cho ai sử dụng thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải đền bù thiệt hại đất bằng tiền cho Ngân sách xã; UBND xã trích từ tiền đền bù trên để đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất bằng tiền, số tiền được trích bằng 30% giá trị đất bị thu hồi cho người sử dụng đất công ích của xã.
Điều 5: Hỗ trợ di chuyển chỗ ở (Cụ thể khoản 5 Điều 17, khoản 1 Điều 26 Nghị định 22/1998/NĐ-CP):
1- Trong trường hợp hộ bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, ngoài việc được đền bù thiệt hại về đất và tài sản còn được đền bù do di chuyển chỗ ở: nếu di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh được đền bù 3.000.000đ/hộ; nếu di chuyển chỗ ở sang tỉnh khác thì được đền bù 5.000.000đồng/hộ
2- Hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước (cùng chung sổ hộ khẩu với ngươì có đất bị thu hồi) được hỗ trợ thêm: 1.000.000đồng/hộ
Điều 6: Đền bù thiệt hại về hoa màu (Cụ thể Điều 23 Nghị định 22/1998/NĐ-CP):
1- Mức đền bù thiệt hại đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo loại, hạng đất do cơ quan Thuế xác nhận và thực tế có thâm canh tăng vụ của địa phương. Trường hợp có thâm canh tăng vụ phải được xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn và chủ nhiệm HTX nông nghiệp hoặc của Trưởng thôn để làm cơ sở tính đền bù.
2- Mức đền bù thiệt hại đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị đất) tại thời điểm thu hồi đất theo thời giá của địa phương.
Điều 7: Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống (Cụ thể mục a khoản 4 Điều 25 Nghị định 22/1998/NĐ-CP):
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho những lao động nông nghiệp phải chuyển làm nghề khác do bị thu hồi đất do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả như sau:
7.000đ/m2 cho các hộ gia đình có đất nông nghiệp, lâm nghiệp bị thu hồi. Số tiền này được tính trên diện tích đất bị thu hồi mà được đền bù thiệt hại về đất.
3.000đ/m2 tính trên diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp bị thu hồi cho xã , phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
Chương III
Điều 8: Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng (cụ thể Điều 32 Nghị định 22/1998/NĐ-CP):
1- Căn cứ vào quy mô, đặc điểm và tính chất của từng dự án, UBND tỉnh sẽ quyết định thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở cấp huyện, thị xã.
Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng huyện, thị xã có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp xây dựng phương án đền bù theo các qui định của Nhà nước trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh để thẩm định trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng theo phương án đã được duyệt.
Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ở cấp huyện, thị xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên khác gồm:
Trưởng phòng Tài chính-kế hoạch, Uỷ viên thường trực Hội đồng;
Trưởng phòng Địa chính, Uỷ viên.
Trưởng hòng GT-XD-TL, Uỷ viên.
Chi cục trưởng Chi cục thuế, Uỷ viên.
Đại diện MTTQ huyện, thị xã, Uỷ viên;
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi, Uỷ viên.
Chủ dự án, Uỷ viên;
Đại diện những người được đền bù thiệt hại.
Các thành viên khác do Chủ tịch UBND huyện, thị xã đề nghị cho phù hợp với thực tế của mỗi công trình.
2- Thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh gồm:
Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá, Chủ tịch Hội đồng;
Giám đốc Sở Địa chính, Phó chủ tịch Hội đồng;
Giám đốc Sở Xây dựng, Uỷ viên;
Cục trưởng Cục thuế, Uỷ viên.
Chủ tịch UBND huyện, thị xã nơi có đất bị thu hồi, Uỷ viên.
Tuỳ đặc điểm tính chất công trình, giao cho Chủ tịch Hội đồng thẩm định của tỉnh được mời một số thành viên khác cho phù hợp.
Giúp việc Hội đồng thẩm định có một tổ công tác gồm các chuyên viên thuộc các ngành thành viên. Nhiệm vụ của tổ công tác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định phân công.
Thời gian thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng của Hội đồng thẩm định tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng do Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã hoặc chủ dự án gửi đến.
3- Trong trường hợp cần thiết UBND tỉnh thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp tỉnh, thành phần gồm:
Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng;
Lãnh đạo Sở Tài chính-Vật giá, Phó chủ tịch Hội đồng;
Lãnh đạo Sở Địa chính, Uỷ viên;
Lãnh đạo Cục thuế, Uỷ viên;
Lãnh đạo UBND huyện, thị xã nơi có đất bị thu hồi, Uỷ viên;
Chủ dự án, Uỷ viên;
Đại diện Mặt trận tổ quốc tỉnh;
Đại diện những người được đền bù thiệt hại.
Các thành viên khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế của mỗi công trình.
Giúp việc Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp tỉnh có một tổ công tác gồm các chuyên viên thuộc các ngành thành viên. Nhiệm vụ của tổ công tác do Chủ tịch Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp tỉnh phân công.
4- Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng được lập cho từng công trình (dự án) và hoạt động cho đến khi thực hiện xong việc đền bù thiệt hại giải phóng cho công trình đó.
5- Trong trường hợp không phải thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, chủ dự án phải tổ chức tiến hành lập hồ sơ, xây dựng phương án đền bù theo qui định tại Bản qui định này trình Hội đồng thẩm định của tỉnh thẩm định trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt./.