Văn bản pháp luật: Quyết định 7593/2002/QĐ-UB

 
Ninh Thuận
STP tỉnh Ninh Thuận;
Quyết định 7593/2002/QĐ-UB
Quyết định
01/01/2003
27/12/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành qui định quản lý đầu tư xây dựng và bảo trì hệ thống giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Ninh Thuận

 
2.002
 

Toàn văn

QUY?T Đ?NH C?A CH? T?CH UBND T?NH NINH THU?N

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH NINH THUẬN

Về việc ban hành qui định quản lý đầu tư xây dựng và bảo trì

hệ thống giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Ninh Thuận

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21-6-1994;

Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 12/2000/NĐ- CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 38/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII kỳ họp lần thứ 7 về Chương trình phát triển giao thông nông thôn - miền núi đến năm 2005 và 2010;

Theo đề nghị của Ban Chỉ đạo thực hiện đề án Chương trình phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Qui định quản lý, đầu tư xây dựng và bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2003.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị và Thủ trưởng các ngành liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

QUY ĐỊNH

Quản lý vốn đầu tư và bảo trì hệ thống giao thông nông thôn - miền núi

trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(Ban hành theo Quyết định số: 7593/20021QĐ ngày 27/12/2002

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

CHƯƠNG I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng và bảo trì hệ thống giao thông nông thôn - miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thực hiện theo Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/3/2000 của Chính phủ và nội dung của bản qui định này.

Điều 2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các chủ đầu tư công trình giao thông nông thôn - miền núi có trách nhiệm thực hiện các qui định của Nhà nước về đầu tư xây dựng, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, chấp hành chính sách và chế độ quản lý tài chính Nhà nước về đầu tư xây dựng.

CHƯƠNG II. NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Công tác kế hoạch hóa đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi:

Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị phải đưa kế hoạch đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn - miền núi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình và đăng ký danh mục đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi gửi Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp và thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi.

Việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn - miền núi phải theo đúng qui hoạch phát triển giao thông của các huyện, thị đến năm 2010 và các chương trình dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 4. Cơ chế huy động vốn.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi được huy động từ các nguồn sau đây:

1. Nguồn vốn sự nghiệp giao thông hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho các huyện, thị để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi.

2. Phần được trích từ các nguồn thu của Ủy ban nhân dân các huyện, thị được phân cấp theo qui định như: thu tiền thu ngày công lao động công ích, thu thuế quyền sử dụng đất... để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi.

3. Các khoản huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức huy động quản lý và sử dụng các khoán đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn.

4. Nguồn vốn từ đóng góp của các cơ quan tổ chức kinh tế xã hội đóng trên địa bàn, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn khác (vốn các chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng...).

Điều 5. Tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi.

1. Các tổ chức, đơn vị quản lý dự án:

Các công trình giao thông nông thôn - miền núi được Trung ương đầu tư theo chương trình, dự án; tùy theo tính chất nguồn vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các Ban Quản lý dự án trực thuộc các ngành làm chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn, Ban Quản lý dự án cơ sở hạ tầng nông thôn, Ban Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng...).

Các công trình giao thông nông thôn - miền núi nguồn vốn ngân sách đầu tư 100% giao cho các Ban Quản lý dự án các Sở, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị làm chủ đầu tư.

Các công trình giao thông nông thôn - miền núi thuộc nguồn vốn huy động, đóng góp và ngân sách hỗ trợ một phần thực hiện theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ.

2. Công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thiết kế kỹ thuật tổng dự toán; quyết toán công trình và công tác đấu thầu, chỉ định thầu thực hiện theo Quyết định số 26/2002/QĐ-UB ngày 21/2/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ủy quyền và phân cấp về một số nội dung quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

3. Các nguồn chi công tác đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi phải được thực hiện công khai hóa theo Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 cua Thủ tướng Chính phủ, về ban hành quy chế công khai tài chính và Thông tư số 29/1999/TT-BTC ngày 19/3/1999 của Bộ Tài chính về hướng dẫn công khai tài chính các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng các xã , thị trấn.

Điều 6. Các điều kiện để được hỗ trợ vốn đấu tư xây dựng giao thông nông thôn miền núi:

1. Có đầy đủ các thủ tục hồ sơ theo qui định và phải có danh mục đăng ký trong kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị.

2. Có đủ các căn cứ về huy động vốn của địa phương:

Có kế hoạch bố trí vốn hỗ trợ của huyện, thị;

Có thuyết minh về các nguồn huy động khác: ủng hộ tự nguyện, quyên góp của dân, các nguồn thu khác...

Thực hiện đầy đủ việc lấy ý kiến của nhân dân theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ và được thể hiện bằng Quyết định của Ủy ban nhân dân xã về huy động vốn thực hiện đầu tư xây dựng giao thông nông thôn.

 

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị và các cơ quan liên quan.

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển giao thông nông thôn tại địa phương mình. Hàng năm phải có kế hoạch kinh phí và tổ chức bảo trì hệ thống giao thông nông thôn theo phân cấp quản lý tại Quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 16/3/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Định kỳ 6 tháng và cuối năm lập báo cáo tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi gửi về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải.

2. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

Hướng dẫn về kỹ thuật chuyên ngành để có giải pháp thiết kế và thi công phù hợp đối với từng dự án khi chủ đầu tư yêu cầu.

Có trách nhiệm xác nhận việc đảm bảo chất lượng kỹ thuật đối với các dự án có tính kỹ thuật phức tạp trong việc nghiệm thu giai đoạn hoặc nghiệm thu hoàn thành khi các chủ đầu tư đề nghị.

Tổ chức công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn - miền núi.

Tổ chức mở lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ xã, phường chuyên trách công tác giao thông nắm được cơ bản các kiến thức về tổ chức xây dựng, công tác quản lý... đường giao thông nông thôn - miền núi.

Soạn thảo hệ thống biểu mẫu, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm đề xuất tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch phân bổ vốn hàng năm cho đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi của tỉnh.

Điều 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm.

1. Chế độ khen thưởng:

Hàng năm căn cứ vào tình hình, kết quả thực hiện đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi của các địa phương, Ban chỉ đạo chương trình phát triển giao thông nông thôn - miền núi phối hợp với Ban thi đua khen thưởng các cấp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các địa phương, tập thể và cá nhân có thành tích trong phong trào phát triển giao thông nông thôn - miền núi.

Mức thưởng cụ thể cho các địa phương như sau:

Huyện được tỉnh tặng cờ kèm theo hiện vật là 40 tấn xi măng.

Huyện được tỉnh tặng bằng khen kèm theo hiện vật là 20 tấn xi măng.

Xã được tỉnh tặng cờ kèm theo hiện vật là 15 tấn xi măng.

Xã được tỉnh tặng bằng khen kèm theo hiện vật là 10 tấn xi măng.

Mức thưởng cho các tập thể và cá nhân thực hiện theo quy định khen thưởng hiện hành.

Nguồn kinh phí khen thưởng: do Ngân sách tỉnh bố trí.

2. Xử lý vi phạm:

Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của bản Quy định này, gây thất thoát trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng giao thông nông thôn - miền núi thì tùy theo mức độ, tính chất sai phạm phải đền bù thiệt hại, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.


Nguồn: vbpl.vn/ninhthuan/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=18903&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận