QUYếT ĐịNHQUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH BẮC NINH
Về việc ban hành "Quy định mức thu và sử dụng học phí,
tiền xây dựng, lệ phí tuyển sinh trong trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh"
UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996;
Căn cứ Quyết định số 248/ TTg ngày 22/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng trường sở thuộc Ngành giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân;
Căn cứ Nghị quyết số 70/NQ- HĐND ngày 23/7/1998 của HĐND tỉnh Bắc Ninh - Khoá 14 - kỳ họp thứ 6 về ban hành: "Quy định mức thu và sử dụng học phí, tiền xây dựng, lệ phí tuyển sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh";
Sau khi trao đổi thống nhất với Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định mức thu và sử dụng học phí, tiền xây dựng, lệ phí tuyển sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh"
Điều 2: Bản quy định này có hiệu lực từ ngày 01/9/1998.
Những quy định trước đây trái với quy định ban hành theo quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá và các ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH MỨC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ, TIỀN XÂY DỰNG,
LỆ PHÍ TUYỂN SINH TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 803/1998/QĐ - UB ngày 20 tháng 8 năm 1998 của UBND tỉnh)
Để đảm bảo thống nhất mức thu và sử dụng học phí, tiền xây dựng, lệ phí tuyển sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh quy định cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
MỨC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG CÔNG LẬP
I- Đối tượng miễn giảm:
1- Miễn thu học phí cho các đối tượng sau:
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ gồm:
Học sinh là con liệt sỹ, con của thương binh; con của bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên, khi học ở các trường Mầm non, Phổ thông.
Những người được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh và con của người được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên, khi học ở các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Học sinh đang học bậc tiểu học.
Học sinh, sinh viên ngành sư phạm.
Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
Học sinh, sinh viên mà gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) được xếp vào diện hộ đói theo quy định chung của Nhà nước.
Học sinh, sinh viên bị tàn tật có khó khăn về kinh tế.
2- Giảm 50% học phí cho các đối tượng sau:
a- Học sinh,sinh viên được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ, cụ thể là:
Học sinh, sinh viên là con của thương binh; con của bệnh binh; con của người được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 60%.
b- Học sinh, sinh viên là con công chức, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên.
c- Học sinh, sinh viên mà gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ nghèo quy định chung của Nhà nước.
II- Thu học phí:
Ngoài các đối tượng miễn, giảm quy định tại mục I, tất cả các đối tượng còn lại trong các trường công lập đều phải đóng học phí như sau:
1- Đối với mẫu giáo, nhà trẻ (học cả ngày):
Thị xã: 20.000đồng/1học sinh/1tháng
Nông thôn: 15.000đ/1học sinh/1tháng.
Nếu học nửa ngày thì mức thu bằng 1/2 mức quy định trên.
Thu theo số tháng thực học: Thời gian học dưới 15 ngày/tháng thu bằng 1/2 mức quy định, từ 16 ngày trở lên thu theo cả tháng.
2- Đối với học sinh Trung học cơ sở:
Để thực hiện mục tiêu phổ cập Trung học cơ sở trong toàn tỉnh vào năm 2003 theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bắc Ninh lần thứ XV và Nghị quyết của HĐND tỉnh, từ năm học 1998 - 1999, chuyển toàn bộ học sinh THCS hệ bán công thành công lập và thống nhất mức thu học phí như sau:
Mức thu 1 học sinh/1 tháng:
Lớp các trường thuộc các phường, xã, thị trấn.
Thu 9 tháng của năm học
3- Đối với học sinh Phổ thông trung học:
Mức thu 1 học sinh/1 tháng:
Thu 9 tháng của năm học
4- Đối với học sinh THCS và PTTH, học hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông:
Học sinh THCS thu 2.000 đồng/học sinh/tháng.
Học sinh PTTH thu 3.000 đồng/học sinh/tháng.
Thu 5 tháng trong một năm học (với chương trình 50 tiết) và 9 tháng (với chương trình 100 tiết).
5- Đối với các trường đào tạo:
Dạy nghề: 50.000 đồng/học sinh/tháng.
Trung học chuyên nghiệp: 40.000 đồng/học sinh/tháng.
Thu 10 tháng trong một năm học.
III- Sử dụng học phí:
Số tiền thu được nộp 100% vào Ngân sách Nhà nước và được cấp trở lại toàn bộ cho ngành Giáo dục - Đào tạo không trừ kế hoạch Ngân sách hàng năm được cấp. Ngành Giáo dục - Đào tạo bố trí sử dụng theo quy định tại Điều 4 Quyết định 70/1998/QĐ- TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với học sinh Trung học cơ sở do chuyển học sinh hệ bán công thành công lập nhưng chưa được bổ sung Ngân sách nên số biên chế CBGV Trung học cơ sở tăng lên, cho phép sử dụng một phần số tiền thu học phí của học sinh THCS để chi trả tiền lương cho số biên chế tăng lên theo định mức.
Phần thứ hai
THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN XÂY DỰNG TRƯỜNG SỞ
I- Đối với các trường lớp đặt ở thôn, xóm giao cho thôn quản lý xây dựng:
Căn cứ vào tình hình thực tế của các lớp học, Trưởng thôn họp bàn với nhân dân thống nhất mức thu và quản lý kinh phí, báo cáo với UBND xã, UBND xã trình HĐND xã quyết định mức thu, phương thức thu và quản lý sử dụng nguồn thu này.
II- Các trường, lớp ở trung tâm xã, phường, thị trấn giao cho UBND xã, phường, thị trấn quản lý xây dựng:
UBND xã, phường, thị trấn dự kiến, trình HĐND cùng cấp quyết định mức thu, phương thức thu và quản lý sử dụng nguồn thu này.
III- Các trường phổ thông, mầm non do Phòng Giáo dục - Đào tạo trực tiếp quản lý:
Phòng Giáo dục - Đào tạo dự kiến mức thu, phương thức thu và quản lý sử dụng nguồn thu báo cáo UBND huyện, thị xã, UBND huyện, thị xã trình HĐND huyện, thị xã quyết định.
IV- Đối với các trường PTTH cấp 2- 3 (Quốc lập, bán công); Trung tâm GDTX các huyện; Trung tâm GDTX tỉnh:
Mức thu từ 80.000 đồng - 120.000 đồng/1học sinh/1năm.
Các trường, Trung tâm GDTX các huyện báo cáo UBND huyện, thị xã nơi đặt trường quyết định mức thu trong phạm vi trên cho phù hợp với từng khối lớp và tình hình kinh tế của địa phương.
Trung tâm GDTX tỉnh báo cáo Sở Giáo dục - Đào tạo quyết định mức thu.
Số tiền thu được nộp 100% vào Ngân sách tỉnh tại Kho bạc các huyện, thị xã và được cấp trở lại toàn bộ cho ngành Giáo dục - Đào tạo không trừ vào kế hoạch Ngân sách Giáo dục - Đào tạo. Tiền thu xây dựng tập trung vào mua sắm, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất, thiết bị trường học; Hiệu trưởng các trường, Giám đốc Trung tâm GDTX các huyện xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng việc, báo cáo UBND huyện, thị xã và trình Sở Giáo dục - Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện (Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh báo cáo Sở Giáo dục - Đào tạo). Việc chi tiêu phải đúng kế hoạch, có đầy đủ chứng từ theo quy định về quản lý tài chính và thủ tục xây dựng cơ bản.
V- Đối với các trường đào tạo của tỉnh:
Cho thu của học sinh ở nội trú 100.000đồng/1 học sinh/ cả khoá học để sửa chữa, mua sắm dụng cụ sinh hoạt nội trú của học sinh theo kế hoạch của liên sở: Tài chính - Vật giá, Giáo dục - Đào tạo duyệt, đảm bảo đúng chế độ quản lý tài chính.
VI- Miễn thu và giảm thu:
1- Miễn thu:
Các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ, gồm:
Học sinh là con liệt sỹ; con thương binh; con bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên, khi học ở các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Phổ thông.
2- Xét giảm 50% tiền xây dựng cho các đối tượng sau:
Con thương binh, bệnh binh và con người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên.
Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
Học sinh, sinh viên có gia đình được xếp vào diện hộ đói theo quy định chung của Nhà nước.
Học sinh, sinh viên tàn tật khó khăn về kinh tế.
Cán bộ đương chức, học Trung học bổ túc tại Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Phần thứ ba
THU VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ TUYỂN SINH
I- Miễn giảm và thu lệ phhí thi tuyển sinh cho những người thuộc các đối tượng:
Như miễn, giảm thu học phí.
II- Mức thu lệ phí xét tuyển và thi tuyển sinh:
Thu 5.000 đồng/học sinh cho xét tuyển vào lớp 6.
Thu 10.000 đồng/học sinh cho xét tuyển hoặc vào thẳng và thu 15.000 đồng/học sinh cho thi tuyển sinh vào lớp 10.
III- Quản lý và sử dụng:
1- Quản lý:
Toàn bộ lệ phí thu được của học sinh đều nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Phòng Giáo dục - Đào tao thu của các trường thuộc Phòng quản lý nộp vào tài khoản Ngân sách tỉnh tại Kho bạc nơi Phòng giao dịch.
Các trường PTTH, các Trung tâm, các đơn vị có học sinh dự thi nộp tiền lệ phí vào tài khoảnNgân sách tại Kho bạc nơi đơn vị giao dịch.
2- Sử dụng:
Số tiền trên được cấp trở lại cho ngành Giáo dục - Đào tạo, chi cho công tác tuyển sinh theo đúng chế độ và các quy định của Nhà nước.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ngành Giáo dục - Đào tạo cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, động viên cán bộ, giáo viên quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ hiện có để hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục - đào tạo.
Quản lý sử dụng tiền xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhà trường (bao gồm cả tiền trích từ thu học phí và tiền thu xây dựng) phải thu và sử dụng đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm xây dựng. Việc mua sắm, xây dựng, sửa chữa theo hướng ưu tiên mua sắm các trang thiết bị phục vụ thiết thực và xây dựng công trình kiên cố.
Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá lập kế hoạch Ngân sách địa phương cần thiết bổ sung hàng năm phục vụ công tác phổ cập trung học cơ sở.
Sở Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và các ngành có liên quan hướng dẫn việc tổ chức thực hiện thu và sử dụng theo đúng quy định./.