Văn bản pháp luật: Quyết định 85/2002/QĐ-TTg

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 85/2002/QĐ-TTg
Quyết định
28/06/2002
28/06/2002

Tóm tắt nội dung

Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn"

Thủ tướng
2.002
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾTĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Banhành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW

ngày18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoáIX) về

"Đổimới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn"

 

THỦTƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứNghị quyết số 07/2002/NQ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 6 năm 2002 tại phiênhọp thường kỳ tháng 5 năm 2002;

Theo đềnghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

           

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thựchiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệthống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngàyký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KẾHOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17-NQ/TW NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2002 CỦA HỘI NGHỊLẦN THỨ 5 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHOÁ IX) VỀ "ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN"

(Banhành kèm theo Quyết định số: 85/2002/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướngChính phủ)

Để triểnkhai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lầnthứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về "Đổi mới và nâng cao chất lượnghệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn"; quán triệt Chỉ thị số11-CT/TW ngày 08 tháng 4 năm 2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng "vềviệc nghiên cứu quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ5 của Ban Chấp hành Trung ương", Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện vớicác nội dung chủ yếu sau :

I. Nhữngnhiệm vụ cần tập trung giải quyết từ nay đến năm 2005

1. Xácđịnh rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở, đổi mới và nâng cao hiệu lựccủa Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.

Xác định rõchức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp cơ sở trong hệ thống chínhquyền Nhà nước bốn cấp theo quy định của Hiến pháp trong việc tổ chức thực hiệncác chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hoá,xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở; thực hiện quản lý hành chính nhà nước trênđịa bàn theo thẩm quyền được giao; hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quảncủa dân, tạo thuận lợi cho dân và doanh nghiệp làm ăn theo pháp luật. Cấp trênkhông dồn cho cơ sở những công việc thuộc chức năng cấp trên phải làm và khôngbuộc cơ sở phải làm tất cả mọi việc về quản lý hành chính nhà nước.

Phân cấprành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho chính quyền cấp cơ sở trong quảnlý nhà nước; định rõ những việc cấp trên ủy quyền cho chính quyền cấp cơ sởthực hiện. Nội dung cụ thể bao gồm :

Phân cấp chochính quyền cơ sở trong việc thu chi ngân sách; sắp xếp và quản lý cán bộ; quảnlý đất đai; bảo vệ đê điều, thủy nông; quản lý hộ tịch; quản lý các dự án đầu tưthuộc vốn ngân sách và vốn huy động trong dân, quản lý cơ sở vật chất về giáodục, y tế, văn hoá phục vụ nhân dân trong xã, phường, thị trấn;

ủy quyền chochính quyền cơ sở thực hiện trên địa bàn việc thu một số loại thuế, việc quảnlý tài nguyên; thực hiện chính sách xã hội bằng ngân sách nhà nước, thực hiệnnhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

Chính quyềnphường không quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất, đời sống dân cư trên địabàn như chính quyền xã, thị trấn, song có nhiệm vụ rất quan trọng trong quản lýđô thị. Do đó, cần phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và tạo điều kiện đểchính quyền phường thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là trong việc quản lý vàthực hiện quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, dân cư, vệ sinh môi trường và trậttự đô thị.

Đổi mới tổchức cơ quan hành chính cấp cơ sở, giảm bớt số thành viên ủy ban nhân dân đểhoạt động của Uỷ ban nhân dân thuận lợi, năng động hơn, đề cao trách nhiệm, làmrõ thẩm quyền của tập thể ủy ban nhân dân, của Chủ tịch ủy ban nhân dân và cácủy viên. Kiện toàn bộ máy giúp việc gồm Văn phòng Hội đồng nhân dân, ủy bannhân dân và 3 khối công việc : khối kinh tế - tài chính (kể cả kế toán), khốivăn hoá - xã hội và khối nội chính, có sự phân biệt giữa xã, phường và thịtrấn.

Đổi mới cơchế bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đảm bảo dân chủ hơn trong đề cử, ứng cử,lựa chọn để các đại biểu Hội đồng nhân dân thực sự là người đại diện cho dân.Tăng thêm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân; tăng tỷ lệ thích đáng đại biểulà người ngoài Đảng. Nâng cao chất lượng các kỳ họp và chất lượng giám sát củaHội đồng nhân dân.

2. Xâydựng đội ngũ và chế độ, chính sách đối với cán bộ ở cơ sở.

Theo tinhthần Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX), hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộchuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Cán bộ chuyên trách là những cán bộphải dành phần lớn thời gian lao động làm việc công để thực hiện chức trách đượcgiao, bao gồm:

Cán bộ giữchức vụ qua bầu cử: cán bộ chủ chốt của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, ủy bannhân dân, những người đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chínhtrị - xã hội.

Cán bộchuyên môn được Uỷ ban nhân dân tuyển chọn: công an trưởng, xã đội trưởng, cánbộ văn phòng, địa chính, tài chính - kế toán, tư pháp, văn hoá - xã hội. Số lượngcán bộ chuyên môn do Chính phủ quy định.

Cán bộchuyên trách ở cơ sở có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản nhưcán bộ, công chức nhà nước; khi không còn là cán bộ chuyên trách mà chưa đủ điềukiện hưởng chế độ hưu trí, được tiếp tục tự đóng bảo hiểm xã hội hoặc được hưởngchế độ trợ cấp một lần theo chế độ nghỉ việc. Cán bộ, công chức ở cơ sở có đủđiều kiện được thi tuyển vào ngạch công chức cấp trên. Từ nay đến năm 2005 cókhoảng 70 - 80% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡngđạt tiêu chuẩn quy định; khoảng 80% cán bộ, công chức chuyên môn có trình độtrung cấp trở lên đối với đồng bằng, sơ cấp trở lên đối với miền núi.

Để thực hiệnnội dung trên, cần tập trung làm những việc sau:

Sửa đổi Pháplệnh Cán bộ, công chức, phân biệt rõ 3 loại: cán bộ, công chức hành chính; cánbộ, viên chức sự nghiệp và cán bộ, công chức ở cơ sở.

Từng bướctrẻ hoá và xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh cán bộ chuyên tráchvà xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ởchính quyền cơ sở.

Các địa phươngxây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, kết hợp giữađào tạo, bồi dưỡng tại chỗ với việc tạo nguồn và động viên sinh viên mới tốtnghiệp các trường cao đẳng, đại học về công tác ở chính quyền cơ sở, phấn đấuđến hết năm 2005 đạt chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết.

Triển khaiđề án về chính sách tiền lương đối với cán bộ chuyên trách và chế độ phụ cấpđối với cán bộ không chuyên trách ở chính quyền cơ sở.

Căn cứ đề ánphân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, xây dựng và triển khai đề án phân loạiđơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

Xây dựngNghị định mới về cán bộ ở cấp chính quyền cơ sở thay thế Nghị định số 09/1998/NĐ-CPngày 23 tháng 01 năm 1998 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thịtrấn, Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 1999 về Công an xã, Nghịđịnh số 46/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 35/CP ngày 14 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiếtviệc thi hành Pháp lệnh về Dân quân tự vệ và các văn bản khác có liên quan đếnchế độ chính sách đối với cán bộ ở cấp chính quyền cơ sở.

3. Giaoquyền chủ động về tài chính cho chính quyền cấp cơ sở và từng bước bảo đảm cơsở vật chất phục vụ chung cho các cơ quan trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Xây dựng Đềán tự chủ tài chính đối với cấp cơ sở, mở rộng các khoản thu để lại 100% chochính quyền cơ sở, khuyến khích tăng nguồn thu bảo đảm cho những cơ sở ở trìnhđộ phát triển trung bình có thể tự cân đối được chi thường xuyên; nghiên cứu cơchế tài chính đối với hai loại chính quyền cơ sở: loại xã, phường, thị trấn tựcân đối được chi thường xuyên và loại xã, phường, thị trấn chưa tự cân đối đượcchi thường xuyên và có cơ chế khuyến khích đối với cơ sở có số thu ngân sách vượtso với dự toán được giao.

Xây dựng đềán đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và mua sắm trang thiết bị cần thiết cho hệthống chính trị cấp cơ sở phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, nhất là ở miềnnúi và các vùng khó khăn. Phấn đấu đến năm 2005 các xã, phường, thị trấn đều cótrụ sở làm việc và trang bị các phương tiện làm việc cần thiết, từng bước hiệnđại hoá theo yêu cầu tin học hoá hệ thống quản lý hành chính Nhà nước. Bảo đảmtốt hệ thống truyền thanh, nhà bưu điện - văn hoá để cung cấp thông tin chonhân dân.

Lập đề ánđầu tư xây dựng nhà sinh hoạt văn hoá thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.

4. Hoànthiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và từng bước hoàn thiệntổ chức và hoạt động ở cộng đồng dân cư.

Sửa đổi, bổsung Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc tập trungdân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủtrực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiệnquyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và thay thế người không đủ tínnhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cươngtheo pháp luật.

Thôn, làng,ấp, bản, sóc (gọi chung là thôn), khu phố hoặc tổ dân phố không phải là một cấphành chính. Trưởng thôn, trưởng bản, trưởng khu phố hoặc tổ trưởng tổ dân phốdo dân trực tiếp bầu vừa là người đại diện cho dân, vừa là đại diện cho chínhquyền xã, phường, thị trấn để thực hiện một số nhiệm vụ hành chính tại thôn,khu phố, tổ dân phố do Uỷ ban nhân dân cấp xã ủy nhiệm.

Xây dựng Quychế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố hoặc tổ dân phố để phát huy tính tựquản của cộng đồng dân cư, giúp đỡ nhau sản xuất, giảm nghèo, bảo thọ, xây dựngđời sống văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội,vệ sinh môi trường.

5. Đổimới sự chỉ đạo của cấp trên đối với chính quyền cơ sở.

Các tổ chứctrong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện phải đổi mới phương thứcchỉ đạo, khắc phục bệnh quan liêu, xa dân, hướng mạnh tới cơ sở, tăng cường đisát, làm việc trực tiếp với cơ sở, với dân, cùng với chính quyền cơ sở giảiquyết vướng mắc cho dân, tổng kết những điển hình tốt từ cơ sở, những sáng kiếncủa dân. Mỗi cấp chính quyền có quy chế cụ thể về thời gian làm việc tại cơ sở,giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ và hội họp.

Trong năm2002, đồng thời với việc tiếp tục cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hoá", Chính phủ phối hợp với ủy ban Trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam phát động cuộc vận động đổi mới về kinh tế "Toàn dân thiđua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng ở cơ sở và chođất nước".

Trình Quốchội sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Pháplệnh Cán bộ, công chức, Luật về hội, các quy chế về tổ chức, phương thức làmviệc của chính quyền cơ sở, các chính sách đối với cán bộ ở cấp chính quyền cơsở.

II. Kế hoạchtriển khai

1. Nhữngnội dung công việc cần triển khai thực hiện trong sáu tháng cuối năm 2002:

a) Sửa đổi,bổ sung Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

b) Xây dựngNghị định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã, phường, thị trấn trongquản lý kinh tế, tài chính, đất đai, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh.

c) Sửa đổi,bổ sung Nghị định về Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

d) Xây dựngĐề án phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

đ) Xây dựngĐề án về tiêu chuẩn cán bộ chuyên trách và quy hoạch, đào tạo cán bộ ở xã, phường,thị trấn.

e) Xây dựngĐề án về chế độ tiền lương của cán bộ chuyên trách và phụ cấp của cán bộ khôngchuyên trách, các chế độ chính sách khác đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

g) Ban hànhQuyết định về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, sóc, khuphố hoặc tổ dân phố.

Cơ quanchủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

h) Xây dựngĐề án về cơ chế tài chính, tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở chủ động về ngânsách.

Cơ quanchủ trì: Bộ Tài chính.

i) Xây dựngĐề án về kế hoạch, chương trình, giáo trình đào tạo cán bộ xã, phường, thịtrấn.

Cơ quanchủ trì: Học viện Hành chính Quốc gia.

k) Xây dựngĐề án xây dựng khu Trung tâm xã (bao gồm khu hành chính và văn hoá, thể thao),nhà sinh hoạt văn hoá thôn, làng, ấp, bản.

Các cơquan chủ trì:

Bộ Xây dựngthực hiện việc khảo sát, lập quy hoạch và mẫu thiết kế.

Bộ Kế hoạchvà Đầu tư thực hiện việc lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư.

Bộ Tài chínhthực hiện việc cấp kinh phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị.

ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện.

2. Nhữngnội dung công việc triển khai năm 2003:

a) Sửa đổiLuật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; Luật Bầu cử đại biểu Hộiđồng nhân dân.

b) Xây dựngNghị định về cán bộ chính quyền ở xã, phường, thị trấn.

Cơ quanchủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

III. Tổchức thực hiện

1. Tổ chứcnghiên cứu, quán triệt Nghị quyết và Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08 tháng 4 năm2002 trong các bộ, ngành Trung ương và hệ thống chính quyền địa phương. Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chứcnghiên cứu, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình. Chủtịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmtổ chức nghiên cứu, quán triệt trong cán bộ, công chức các cấp chính quyền từcấp tỉnh đến cơ sở. Thông qua nghiên cứu, quán triệt đánh giá đúng thực trạngcơ sở của địa phương mình, xác định đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kémcủa các cơ sở để tìm biện pháp khắc phục có hiệu quả; tạo ra sự thống nhấttrong nhận thức và hành động thực hiện Nghị quyết.

2. Căn cứvào Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010(Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001) và Kế hoạch triển khaicủa Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hộinghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các Bộ, ngành Trung ương đượcgiao chủ trì các công việc có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành hữu quan vàcác địa phương xây dựng và chủ động tổ chức triển khai và hoàn thành công việctheo đúng thời gian quy định.

Trong quátrình nghiên cứu sửa đổi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân,Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân, các Bộ, ngành và địa phương theo thẩmquyền, chủ động tổ chức thực hiện những vấn đề đã nêu; những vấn đề thuộc thẩmquyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ xem xét, quyết định.

3. Chínhquyền các cấp ở địa phương, trước hết là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịutrách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ở địa phương mình, chủ động xâydựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai; đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu vàtiến độ thời gian nêu trong Nghị quyết và Kế hoạch của Chính phủ.

4. Thườngtrực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng mục đích, yêu cầu nội dung và các chỉ tiêucủa cuộc vận động mới về kinh tế, kế hoạch tổ chức phong trào thi đua đó, để cóthể triển khai ngay sau kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XI.

5. Bộ Tàichính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cần thiết cho việc thực hiện các nội dungcông việc nêu tại Mục II của Kế hoạch này.

6. Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cácvăn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch nói trên; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra vàđịnh kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện kế hoạch và kiến nghịgiải quyết những vấn đề vướng mắc./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22391&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận