QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghịquyết
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoáIX
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2002/NQ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 củaChính phủ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiệnNghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.
Chương trình hành động của chính phủ
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương Đảng Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triểnvà nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể và tiếp tục đổi mới cơ chế,chính sách, khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân
(Ban hành kèm theo Quyết định số 94 /2002/QĐ-TTg ngày17 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
A. Mục tiêu và yêu cầu của chương trình
Mụctiêu của Chương trình hành động (Chương trình) là khẳng định và bổ sung cácnhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp nhằm tổchức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương: tiếp tục đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích vàtạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, góp phần giải phóng và phát triển lựclượng sản xuất, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sốngnhân dân, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa.
Yêucầu của Chương trình là trên cơ sở quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu và nộidung của Nghị quyết để cụ thể hóa thành các văn bản pháp quy một cách đầy đủ,đồng bộ, kịp thời, nhằm tạo môi trường thể chế thuận lợi và tâm lý xã hội chosự phát triển của kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân; tiếp tục hoàn thiện, tăngcường quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết số 13 vàsố 14 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX.
B. Những nội dung chính của chương trình
Đồngthời với việc thực hiện các chương trình hành động và các cơ chế chính sáchhiện hành, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương cần chủ động tổ chức triểnkhai thực hiện những công việc cụ thể sau đây:
I. Tạo môi trường thể chế thuận lợi, dễ dàng trong khởi sự và hoạtđộng kinh doanh
1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện Luật Hợp tác xãtrong năm 2002; tổng kết, xác định các tiêu chí để tiến hành phân loại hợp tácxã đã chuyển đổi và thành lập mới theo Luật; tuyên truyền, phổ biến các mô hìnhkinh tế tập thể có hiệu quả.
2.Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ủy ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ nay đến hết năm 2002 chỉ đạoxử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số146/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tưsố 31/2002/TT-BTC ngày 29 tháng 03 năm 2002 của Bộ Tài chính.
3.Trong quý I năm 2003, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước ViệtNam trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về phương hướng và giải pháp xử lý cáckhoản nợ đã lên lưới thanh toán của các hợp tác xã phi nông nghiệp.
4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đến cuối quý II năm 2003 xử lýdứt điểm (chuyển đổi hoặc giải thể) các hợp tác xã nông nghiệp cũ tồn đọng(3.169 hợp tác xã).
5.Đến hết quý III năm 2002, các Bộ đã được giao nhiệm vụ phải tổ chức hướng dẫnthực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướngChính phủ về chính sách phát triển ngành, nghề nông thôn.
6.Trong quý II năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngànhliên quan hoàn thành Đề án sửa đổi bổ sung Luật Hợp tác xã theo hướng: hoànthiện các mô hình hợp tác xã kiểu mới, bao gồm hợp tác xã nông nghiệp, hợp tácxã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã dịch vụ; đơn giản hóa thủ tục thành lập hợptác xã và trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh; mở rộng đối tượng tham gia hợptác xã; đa dạng hoá các phương thức và tài sản góp vốn; cải cách các dịch vụhành chính công đối với hợp tác xã; phân định rõ quyền quản lý nhà nước của uỷban nhân dân các cấp; phân định rõ chức năng quản lý của Ban chủ nhiệm và chứcnăng điều hành của chủ nhiệm hợp tác xã.
7.Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiếp tục đẩymạnh thi hành Luật Doanh nghiệp theo đúng Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg ngày 8tháng 2 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện LuậtDoanh nghiệp.
8.Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện trong quý III, quý IV năm 2002 và quý Inăm 2003 các biện pháp chính sách được Chính phủ nêu tại Nghị định số90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể là:
Tổnghợp xây dựng các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thànhlập Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thànhlập Hội đồng Khuyến khích Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thànhlập Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
9.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thành trong quýIII năm 2003 Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật khuyến khích đầu tư trong nướctheo hướng chuyển sang chế độ đăng ký ưu đãi đầu tư (bỏ Giấy chứng nhận ưu đãiđầu tư), đảm bảo cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể thực hiện dự ánđầu tư thuộc diện ưu đãi đầu tư đương nhiên được hưởng những ưu đãi theo luậtđịnh, không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
10.Trong quý II năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Ban Tổ chứcCán bộ Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ Đề án về cơ quanlàm đầu mối ở Trung ương và cơ quan làm đầu mối ở tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có nhiệm vụ phối hợp theo dõi, tổng hợp tình hình, phát hiện và đềxuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn và chủ động uốn nắn những sai phạm củakinh tế tư nhân và tổ chức thống nhất một hệ thống đăng ký kinh doanh từ Trung ươngđến địa phương.
11.Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành trong quý I năm 2004 Đề án bổ sung, sửa đổiLuật doanh nghiệp theo hướng tiến tới thiết lập và áp dụng một mặt bằng pháp lýchung trong thành lập, tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế, cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài; tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân liên doanhvới nhà đầu tư nước ngoài; đảm bảo cho doanh nghiệp tư nhân được tham gia bìnhđẳng như doanh nghiệp nhà nước vào các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế.
II. Chính sách đất đai
Thựchiện những chính sách đất đai đã nêu trong Chương trình hành động của Chính phủthực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và trong các nghị quyết, quyết địnhcủa Chính phủ liên quan đến đất đai, các Bộ, ngành và địa phương tập trung thựchiện những nhiệm vụ sau:
1.Trong quý IV năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợpvới Tổng cục Địa chính, Bộ Tài chính, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương hướng dẫn việc "đổi điền dồn thửa" trên nguyên tắctự nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ chức quy hoạch lạiđồng ruộng tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành,nghề.
2.Trong quý IV năm 2002, Tổng cục Địa chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các cấp chính quyền địa phương trìnhChính phủ bổ sung Nghị định quy định các trường hợp giao đất không thu tiền vàcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hợp tác xã nông nghiệp; quy địnhchế độ miễn, giảm tiền thuê đất và chậm nộp tiền thuê đất đối với các hợp tácxã phi nông nghiệp; quy định đối với đất ở, đất chuyên dùng, đất nhận chuyển nhượnghợp pháp theo quy định của pháp luật, đất được nhà nước giao đã nộp tiền sửdụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất nếu có nhu cầu được phép chuyển sang sản xuất kinh doanh mà không phảichuyển sang thuê đất và nộp tiền thuê đất.
3.Trong quý I năm 2003, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Tổng cục Địa chính, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về chế độvà thủ tục hoàn trả cho hợp tác xã các khoản chi phí đầu tư tôn tạo mặt bằngsản xuất kinh doanh khi phải thu hồi chuyển sang thuê đất.
4.Trong quý III năm 2002, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Tổng cục Địa chínhtrình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn kê biên đấu giá quyền sử dụng đấtnhằm huy động các nguồn vốn trong dân, sử dụng tiền thu được cho đầu tư hạ tầngvà các dự án công nghiệp.
5.ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hộicủa địa phương mình, căn cứ vào thẩm quyền theo Luật định, trong các năm2003-2005, tổ chức thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê trước đâyhiện chưa sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích để tạo quỹ đất cho phát triển côngnghiệp và hạ tầng; Đối với những diện tích đất thuộc thẩm quyền quyết định củaThủ tướng Chính phủ, Tổng cục Địa chính chủ trì phối hợp với Bộ, ngành có liênquan trình Thủ tướng Chính phủ phương án thu hồi và đấu thầu sử dụng sau khithu hồi.
6.Trong quý I năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Tổng cục Địa chính trình Chính phủ Đề án phân cấp việcquyết định thành lập khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề cho các cấpchính quyền địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã,doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thuê làm mặt bằng kinh doanh với giáthuê hợp lý và thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghềdễ dàng, khuyến khích các hợp tác xã, các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựngcác khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.
III. Chính sách tài chính, tín dụng
Cùngvới các biện pháp tài chính, tín dụng đã nêu trong Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và trong các nghị quyết,quyết định của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện nhữngnhiệm vụ sau:
1.Trong quý III năm 2002, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển trình Chính phủ ban hànhNghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng quy địnhthống nhất các điều kiện vay vốn như nhau cho các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế, thống nhất các quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư,loại dự án được hưởng tín dụng ưu đãi đầu tư với các quy định của Nghị định số51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hànhLuật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng3 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung các danh mục A, B và C ban hànhkèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ.
2.Trong quý III năm 2002, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ ban hành cơ chế quản lý tài chínhđối với doanh nghiệp tư nhân.
3.Trong quý III năm 2002, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi, bổ sung chế độ kếtoán cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện chodoanh nghiệp tư nhân sử dụng dịch vụ kiểm toán, thực hiện công khai tình hìnhtài chính doanh nghiệp hàng năm.
4.Trong quý I năm 2003, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngxúc tiến thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theoNghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúpphát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng12 tháng 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổchức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vàThông tư số 42/2002/TT-BTC ngày 7 tháng 5 tháng 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫnthành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5.Trong quý III năm 2002, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Quỹ Hỗ trợ Phát triển trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thành lập Ngânhàng Xuất khẩu, Nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu (cho vay, bán chịu,trả chậm...) trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng xuất khẩu thờigian qua.
6.Trong quý IV năm 2003, Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướngdẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập Quỹ Hỗ trợ xúc tiến thương mạitrên cơ sở ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thựchiện việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, hỗ trợ các dịchvụ phát triển kinh doanh.
7.Trong quý III năm 2003, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trình Chính phủ Đề án thànhlập thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC) để tạo điều kiện chocác doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa tham gia vào thị trường chứng khoán, tạothêm kênh huy động vốn.
8.Trong quý IV năm 2003, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liênquan trình Chính phủ đề án điều chỉnh, bổ sung Luật thuế sử dụng đất nôngnghiệp: miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền đến năm 2010 cho hộnông dân; điều chỉnh bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn thuế thunhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đối với hợp tác xã nông, lâm,diêm, ngư nghiệp mới chuyển đổi hoặc mới thành lập.
IV. Chính sách lao động - tiền lương, đào tạo, khoa học và côngnghệ
1.Trong quý IV năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính,các Bộ, ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trình Chính phủ Kế hoạch về nhu cầuđào tạo, nội dung hình thức đào tạo và phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng cán bộ cho hợp tác xã.
2.Trong quý III năm 2003, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp vớiBộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị địnhvề chính sách bảo hiểm xã hội đối với xã viên, người lao động làm việc tại hợptác xã, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân.
3.Trong quý III năm 2003, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp vớiBộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị địnhvề chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng hình thành quỹ bảo hiểm thấtnghiệp, người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp, có sự hỗ trợmột phần của Nhà nước.
4.Trong quý IV năm 2003, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợpThanh tra Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ ban hành Nghịđịnh quy định về xử lý các vi phạm của doanh nghiệp về việc ký kết hợp đồng laođộng, tiền lương, tiền công, thời gian làm việc, bảo đảm các điều kiện vệ sinhvà an toàn lao động.
5.Trong quý II năm 2003, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp vớicác Bộ, ngành có liên quan và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trình Chính phủ Đềán hướng dẫn thực hiện chính sách đào tạo nghề cho khu vực kinh tế tập thể theoquy định của Luật Hợp tác xã.
6.Trong quý IV năm 2003, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp vớicác Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ Đề án sử dụng một phần nguồn vốn từngân sách nhà nước và một phần tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho người lao động họcchuyển đổi nghề phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo việc làm;xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm ba bên: Nhà nước-Doanh nghiệp-Người laođộng trong trang trải chi phí dạy và học nghề; hỗ trợ mở các lớp ngắn hạn miễnphí bồi dưỡng kiến thức khoa học, công nghệ cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp củatư nhân.
7.Trong quý I năm 2003, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp vớicác Bộ, ngành trình Chính phủ đề án khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoahọc-công nghệ liên kết với hợp tác xã, chuyển giao các thành tựu khoa học-côngnghệ mới cho hợp tác xã, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, khai thác và sử dụngnguồn nguyên liệu sẵn có trong nước.
8.Trong quý II năm 2003, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợpvới các Bộ, ngành trình Chính phủ Đề án mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoahọc, công nghệ cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệpứng dụng công nghệ thông tin, thuê, mua trả góp thiết bị để đổi mới công nghệ;thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
9.Trong quý IV năm 2002, Viện Thi đua và Khen thưởng chủ trì phối hợp với Bộ Vănhóa - Thông tin trình Chính phủ ban hành quy định về khen thưởng các cá nhân,doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác áp dụng có hiệu quả công nghệ tiêntiến, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
V. Chính sách hỗ trợ về thị trường, xúc tiến Thương mại - Dầu tư
1.Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng ngân sách địaphương, kết hợp với nguồn lực của các doanh nghiệp có cơ chế, chính sách thỏađáng hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bến bãi, các trung tâm thương mạigiới thiệu sản phẩm, tư vấn thương mại, đầu tư và cung cấp thông tin thị trườngtrong nước và ngoài nước. Hoạt động của các trung tâm thương mại này được tổchức theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí hoạt động.
2.Trong quý IV năm 2002, các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấptỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai thực hiện các chươngtrình trợ giúp hợp tác xã, doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa,trong khởi sự kinh doanh, đào tạo nghề và đào tạo doanh nhân, chuyển giao và ápdụng công nghệ, xúc tiến thương mại và hỗ trợ xuất khẩu bằng các phương thức vàhình thức đa dạng, thích hợp, hiệu quả.
3.Trong năm 2003, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cácBộ, cơ quan thuộc Chính phủ có hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xãphải xây dựng trang web riêng cập nhật các thông tin về chính sách, quy hoạch,kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thông tin về thị trường trong và ngoài nước,các hoạt động hội chợ, trưng bày, triển lãm giới thiệu sản phẩm, dự báo trung,dài hạn về xu hướng phát triển của các ngành, các sản phẩm ở trong nước và nướcngoài, các chương trình, dự án quốc gia, các dự án phát triển khác có nguồn vốntừ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời, nối vớimạng thông tin quốc gia để bất cứ ai có nhu cầu đều có thể tiếp cận được vớicác thông tin đó.
C. Tổ chức triển khai thực hiện
I. Công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền
1.Trong quý III và quý IV năm 2002, Bộ Văn hóa và Thông tin phối hợp với các Bộ,ngành, các địa phương triển khai việc tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương5 khóa IX về phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân; nhân rộng mô hìnhhợp tác xã kiểu mới, mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả; tuyên truyền và phátđộng trong toàn xã hội, toàn dân phong trào tôn vinh, khuyến khích thành lậpdoanh nghiệp, phát triển kinh doanh, đặc biệt chú trọng làm cho các nhà đầu tưtư nhân, các doanh nhân thông suốt và yên tâm đối với chủ trương của Đảng pháttriển lâu dài kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
2.Trong quý III năm 2002, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ tổ chức thực hiện sâu rộngNghị định 02/CP ngày 2 tháng 11 năm 1997 về cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hợp tác xã.
3.Trong quý III và quý IV năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ,ngành, các địa phương tổ chức tập huấn rộng rãi cho cán bộ cấp quận, huyện, cấpxã, phường về Luật doanh nghiệp; chỉ đạo các ban, ngành tháo gỡ những vướng mắctrong kinh doanh của doanh nghiệp; hướng dẫn và tư vấn cho các hộ tiểu côngnghiệp, thủ công nghiệp, nghề truyền thống, trang trại thành lập doanh nghiệp,đặc biệt đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp ở các vùng nôngthôn, miền núi.
II. Triển khai thực hiện
Ngaysau khi Chương trình hành động này của Chính phủ được ban hành Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục trong bộ máy chính quyềnnhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội, tổ chức quần chúng và cáctầng lớp nhân dân, nhất là cộng đồng các nhà kinh doanh quán triệt Nghị quyếtvề tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện pháttriển kinh tế tư nhân và Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng caohiệu quả kinh tế tập thể, Chương trình hành động của Chính phủ; hướng dẫn cácngành, các cấp xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương5 và Chương trình hành động này.
III. Theo dõi thực hiện
1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chương trình hànhđộng này, định kỳ 6 tháng một lần tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2.Các Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chương trình hành động này của Chínhphủ cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ươnglần thứ 5 của cơ quan, địa phương mình./.