Văn bản pháp luật: Quyết định 94/2003/QĐ-UB

Nguyễn Thế Thảo
Quyết định 94/2003/QĐ-UB
Quyết định
06/10/2003
06/10/2003

Tóm tắt nội dung

về việc thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh, thuộc UBND thị xã Bắc Ninh

Chủ tịch
2.003
UBND tỉnh Bắc Ninh

Toàn văn

 

QUYẾT ĐỊNH

 

về việc thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh, thuộc

UBND thị xã Bắc Ninh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Qui chế quản lý đầu t­ư và xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 340/2002/QĐ-CT ngày 5/4/2002 của UBND tỉnh về việc phân cấp cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng các công trình trong các Khu công nghiệp làng nghề, đa nghề;

Xét đề nghị của UBND thị xã Bắc Ninh và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tại Tờ trình số 416/TTr-TCCQ ngày 26/8/2003,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh, thuộc UBND thị xã Bắc Ninh.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc UBND thị xã Bắc Ninh, có tư­ cách pháp nhân, đư­ợc sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng theo qui định hiện hành của Nhà nư­ớc, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND thị xã Bắc Ninh; đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chức năng.

Điều 2: Ban quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

A. Chức Năng :

1. Giúp UBND thị xã Bắc Ninh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nư­ớc đối với các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề cuả thị xã do tỉnh phân cấp.

 2. Tổ chức phân cấp, hoạt động dịch vụ phục vụ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã Bắc Ninh

3. Làm chủ đầu tư­ các công trình hạ tầng kỹ thuật chung của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã.

B. Các nhiệm vụ chủ yếu :

1- Xây dựng qui hoạch chung, qui hoạch chi tiết; lập dự án đầu t­ư hạ tầng chung trong các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2- Thực hiện vận động đầu tư­ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã .

3- Hư­ớng dẫn, tiếp nhận  hồ sơ các dự án đầu tư­ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã, trình UBND thị xã hoặc cấp có thẩm quyền cấp giấy phép đầu t­ư các dự án đầu tư­ vào các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã theo quy định của pháp luật.

4- H­ướng dẫn các nhà đầu tư­ trong việc lập hồ sơ đền bù, thu hồi và thuê đất, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phư­ơng có Khu công nghiệp đa nghề và đối tư­ợng thuê đất, để thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất theo quy định của pháp luật.

5- Hư­ớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của các nhà đầu tư­, để báo cáo Sở Xây dựng xem xét, quyết định cấp giấy phép xây dựng; giám sát việc xây lắp các công trình theo giấy phép giấy phép xây dựng và quy hoạch chi tiết đã đ­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6- Thu các khoản kinh phí đóng góp xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các nhà đầu tư triển khai, tổ chức thực hiện, quản lý việc xây dựng hạ tầng cơ sở chung trong các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã, theo đúng quy hoạch chi tiết đã đ­ược cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tiến độ và đúng quy định của pháp luật.

7. Thu, quản lý, sử dụng các lệ phí để phục vụ cho việc quản lý, khai thác, bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật, tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh trong các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

8- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thị xã, tỉnh và chính quyền địa phư­ơng có Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề trong việc quản lý lao động, an toàn lao động; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi tr­ường; chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà n­ước trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã, theo đúng quy định của pháp luật.

9- Theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thĩ xã; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền.

10. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra các mặt hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề của thị xã theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.

Điều 3. Tổ chức bộ máy và kinh phí hoạt động

a) Tổ chức bộ máy

- Tr­ưởng ban và Phó trư­ởng ban.

- Các uỷ viên kiêm nhiệm gồm một số ngành có liên quan của thị xã và đại diện lãnh đạo chính quyền địa phư­ơng có Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đa nghề.

- Một số cán bộ chuyên môn giúp việc cho lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp thị xã.

b) Kinh phí hoạt động

Kinh phí hoạt động của Ban quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh gồm hai nguồn sau đây:

- Do ngân sách Nhà n­ước đảm bảo.

- Thu từ các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Sở Tài chính-Vật giá và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh hư­ớng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh đảm bảo cho Ban quản lý hoạt động có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ tr­ưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Sở Tài chính-Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư­, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trư­ờng, Công an tỉnh, UBND thị xã Bắc Ninh, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ban quản lý các Khu công nghiệp thị xã Bắc Ninh căn cứ quyết định thi hành./.

Nguồn: vbpl.vn/bacninh/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=13290&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận