Quyết địnhQUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy chế quản lý, bảo vệ rừng vùng nguyên liệu công nghiệp
BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP
Căn cứ Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 7 tháng 9 năm 1972;
Căn cứ Nghị định số 196/CT ngày 11 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy chế quản lý, bảo vệ rừng vùng nguyên liệu công nghiệp trung tâm Bác Bộ (Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Bắc Thái).
Điều 2.
Các ông Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân, Thủ trưởng các Vụ, Viện liên quan, Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp nguyên liệu giấy Vĩnh Phú, Giám đốc Sở Nông - Lâm nghiệp và Chi cục trưởng kiểm lâm nhân dân các tỉnh vùng nguyên liệu công nghiệp trung tâm Bắc Bộ chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 98-QĐ/KL ngày 15-3-1991)
Các tỉnh vùng rừng nguyên liệu công nghiệp trung tâm Bắc Bộ gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Bắc Thái là vùng trồng rừng bạch đàn, mỡ, bồ đề, thông, keo, tre nứa để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp trung tâm Bắc Bộ (chủ yếu là nhà máy giấy Bãi Bằng - Vĩnh Phú).
Bản quy chế này được ban hành nhằm mục đích đưa công tác quản lý bảo vệ rừng, mua bán, vận chuyển nguyên liệu lâm sản vào nề nếp góp phần bảo vệ rừng, ổn định việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng và các nhà máy diêm, ván dăm, dán lạng và các nhà máy giấy khác.
Điều 1.
Rừng nguyên liệu công nghiệp được giao cho các lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã, các tổ chức, các tập thể, các hộ gia đình (gọi tắt là chủ sử dụng rừng) để sản xuất kinh doanh cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp phải thực hiện đúng quy chế của rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1101-QĐ ngày 30-12-1986 của Bộ Lâm nghiệp.
Điều 2.
Các chủ sử dụng rừng phải tuân theo sự giám sát kiêmẻ tra của cơ quan lâm nghiệp và kiểm lâm nhân dân các cấp trong việc thực hiện Chỉ thị số 16-LN/KL ngày 16-10-1987 của Bộ lâm nghiệp.
Điều 3.
Chỉ được khai thác rừng nguyên liệu khi rừng đến tuổi thành thục công nghệ.
Đối với lâm trường khi khai thác rừng phải được Bộ duyệt thiết kế khai thác và ký quyết định mở cưả rừng.
Đối với các tổ chức, các hợp tác xã, tập thể, hộ gia đình khi khai thác rừng trồng tập trung phải có thiết kế khai thác được Sở Nông - Lâm nghiệp duyệt và được cơ quan kiểm lâm nhân dân kiểm tra, cấp giấy phép khai thác vàlàm thủ tục vận chuyển.
Điều 4.
Việc thu mua nguyên liệu lâm sản phải do cơ quan đơn vị, tập thể có chức năng làm nghể rừng, có đăng ký kinh doanh thu mua nguyên liệu lâm sản đó Sở Nông - Lâm nghiệp cấp.
Nguyên liệu mua ở đâu phải làm thủ tục tại hạt kiểm lâm nhân dân ở đó. Nghiêm cấm việc mua nguyên liệu ở địa phương này đem đến địa phương khác làm thủ tục.
Điều 5.
Việc xuất khẩu bạch đàn ở vùng nguyên liệu công nghiệp phải được Bộ Lâm nghiệp duyệt. Các chủ sử dụng rừng bán nguyên liệu trồng bằng vốn đầu tư ngân sách và vốn vay tín dụng theo hợp đồng sản xuất nguyên liệu giấy để xuất khẩu phải được Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp nguyên liệu giâý Vĩnh Phú (nếu trực thuộc Liên hiệp) hoặc giám đốc Sở nông lâm nghiệp (nếu trực thuộc địa phương) xác nhận chủ sử dụng rừng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng và bán đủ nguyên liệu cho nhà máy giấy.
Điều 6.
Việc vận chuyển nguyên liệu lâm sản phải có đủ các thủ tục sau đây:
a) Đối với đơn vị trong ngành lâm nghiệp: phải có giấy tờ sau:
1. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do giám đốc ký.
2. Xác nhận đã nộp tiền nuôi rừng của hạt kiểm lâm nhân dân sở tại (ghi rõ số giấy, ngày tháng nộp tiền nuôi rừng).
b) Đối với đơn vị ngoài ngành lâm nghiệp: phải có giấy tờ sau:
1- Có giấy phép vận chuyển lâm sản của chi cục kiểm lâm nhân dân sở tại.
2. Biên lai thu tiền nuôi rừng của hạt kiểm lâm nhân dân sở tại.
c) Đối với đơn vị trong và ngoài ngành lâm nghiệp vận chuyển gỗ nguyên liệu ra khỏi vùng nguyên liệu phải có giấy tờ sau:
1- Giấy phép vận chuyển lâm sản của chi cục kiểm lâm nhân dân sở tại (có xác nhận đã nộp tiền nuôi rừng và đã thực hiện những quy định ở điều 5).
2- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của đơn vị bán.
Điều 7.
Các chủ hàng khi vận chuyển nguyên liệu lâm sản phải trình kiểm khi qua các trạm kiểm soát lâm sanr, trạm phúc kiểm lâm sản (trạm đường sông An Đạo, trạm đường bộ phía bắc nhà máy). Nếu vượt trạm trốn kiểm tra khi bị phát hiện thì chủ hàng bị xử lý theo luật lệ hiện hành.
Điều 8.
Tại các trạm kiểm soát lâm sản, trạm phúc kiểm lâm sản hoặc đội kiểm soát lâm sản lưu động, sau khi kiểm tra xong (hoặc sau khi đương sự đã thực hiện quyết định xử lý) cán bộ kiểm lâm phải đóng dấu "Đã kiểm tra", ghi ngày tháng năm và ký tên vào giấy phép vận chuyển và biên lai thu tiền nuôi rừng (hoặc giấy xác nhận đã nộp tiền nuôi rừng).
Điều 9.
Những vi phạm luật lệ khai thác, mua bán, vận chuyển nguyên liệu lâm sản (kể cả hàng đang vận chuyển không có giấy tờ xuất trình khi kiểm tra ) phải lập biên bản và xử lý theo luật lệ hiện hành.
Điều 10.
Nhà máy mua nguyên liệu lâm sản nếu không có chứng từ để chứng minh đã nộp tiền nuôi rừng thì phải nộp tiền nuôi rừng theo Thông tư Liên Bộ Tài chính - Lâm nghiệp số 27-TT-LB ngày 30 tháng 11 năm 1988).
Điều 11.
Cơ quan kiểm lâm nhân dân có nguyên liệu công nghiệp tịch thu được phép bán cho những đơn vị có chức năng kinh doanh nguyên liệu công nghiệp với giá thoả thuận, tiền bán lâm sản tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 12.
Việc thưởng đối với những người có công phát hiện, xử lý những vụ vi phạm luật lệ lâm nghiệp và việc xử phạt đối với những người vi phạm quy chế theo quy định hiện hành (kể cả cán bộ kiểm lâm nhân dân).
Điều 13.
Cục Kiểm lâm nhân dân, Liên hiệp các xí nghiệp nguyên liệu giấy Vĩnh Phú, các Sở Nông - Lâm nghiệp và chi chục kiểm lâm nhân dân vùng nguyên liệu trung tâm Bắc Bộ hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong vùng thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này./.