Văn bản pháp luật: Thông tư 01/2002/TT-BCN

Châu Huệ Cẩm
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 01/2002/TT-BCN
Thông tư
13/03/2002
26/02/2002

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 76/2001/NĐ-CPngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá

Thứ trưởng
2.002
Bộ Công nghiệp

Toàn văn

Vinataba

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số76/2001/NĐ-CPngày 22 tháng 10

năm 2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinhdoanh thuốc lá

 

Căn cứ Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 củaChính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá; sau khi trao đổi ý kiếnvới các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể một số điều củaNghị định như sau;

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.Thông tư này hướng dẫn điều kiện kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá; điềukiện sản xuất sản phẩm thuốc lá và trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phépsản xuất sản phẩm thuốc lá; điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngànhthuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá; quản lý năng lực vàđầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá; quản lý, kiểm tra và xử lý máy móc thiết bịchuyên ngành thuốc lá.

2.Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đượcthành lập theo pháp luật Việt Nam có tham gia vào hoạt động sản xuất và kinhdoanh thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam.

3.Hoạt động kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh cóđiều kiện không cần giấy phép. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếchỉ được kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá khi có đủ các điều kiện quyđịnh tại Thông tư này.

4.Nhà nước thực hiện độc quyền về sản xuất thuốc lá điếu, chỉ có các doanh nghiệpNhà nước được Bộ Công nghiệp cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới đượcsản xuất sản phẩm thuốc lá. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc láphải thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

Cácdoanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuấtthuốc lá trong phạm vi giấy phép đầu tư, phải tuân thủ các quy định của LuậtĐầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10năm 2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

5.Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá (được quy định chi tiết tại Phụ lục kèmtheo Thông tư này), nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá (giấy cuốnphần có thuốc lá sợi của điếu thuốc) là hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lýchuyên ngành của Bộ Công nghiệp.

6.Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất; đầu tư xây dựng mới,đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất do di chuyển địa điểm hoặc sản xuất để xuấtkhẩu phải phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành thuốc lá trong từng thời kỳ doThủ tướng Chính phủ phê duyệt và không vượt quá tổng năng lực sản xuất do BộCông nghiệp xác định và công bố.

II. KINH DOANH MUA BÁN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ

1.Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Thươngnhân là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.

2.Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và trang, thiết bị:

a)Diện tích của cơ sở thu mua nguyên liệu bao gồm khu phân loại, đóng kiện và khonguyên liệu phải đủ rộng, phù hợp quy mô kinh doanh và tổng diện tích không dưới500 m2.

b)Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá. Kho phải có hệ thống thông gió và cáctrang, thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm các ôn ẩmkế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phươngtiện phòng chống sâu mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá đượcsắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20 cm và cách tường, cột tối thiểu 50 cm.

c)Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của thương nhân kinh doanhnguyên liệu thuốc lá và phải có mẫu lá thuốc lá nguyên liệu theo tiêu chuẩnphân cấp do Bộ Công nghiệp quy định.

3.Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:

Cơsở thu mua phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy vàbảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

III. SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

A. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

1.Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Làdoanh nghiệp Nhà nước đã được thành lập theo quy định của pháp luật và đangtiến hành sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc giaphòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 2010, do ủy ban Nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam quảnlý.

2.Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:

a)Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá đượctrồng trong nước để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo tỷ lệ do Bộ Công nghiệp quyđịnh trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn quốc tế hoặc sản phẩm thuốclá để xuất khẩu. Tỷ lệ này được quy định trong từng thời kỳ, phù hợp với Đề ánphát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b)Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải tham gia đầu tư trồng nguyên liệuthuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư thông qua các thươngnhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá có đầu tư trực tiếp trồng thuốc lá phù hợpvới quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Đề án phát triển vùng nguyênliệu thuốc lá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.Điều kiện về sản lượng sản xuất:

Sảnlượng các sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất được quy đổi ra thuốc láđiếu (loại 20 điếu / bao) phải đạt từ 50 triệu bao/ năm trở lên.

4.Điều kiện về máy móc thiết bị:

a)Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có máy móc thiết bị chuyên ngànhgồm các công đoạn chính: chế biến sợi, vấn điếu, đóng bao.

b)Công đoạn chế biến sợi phải có các thiết bị tối thiểu đảm bảo tính đồng bộ củacông đoạn, bao gồm: máy hấp, máy gia ẩm, máy gia liệu, xy lô trữ và ủ lá, máythái, máy sấy sợi, máy làm dịu, thiết bị phun hương, phối trộn và các cân địnhlượng.

Dâychuyền chế biến sợi phải được chuyên môn hóa, bố trí trong không gian đảm bảotiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

c)Đối với những doanh nghiệp không có dây chuyền chế biến sợi phải có hợp đồnggia công chế biến sợi. Đơn vị nhận gia công chế biến sợi phải đáp ứng được cácđiều kiện được quy định ở điểm b nêu trên.

d)Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máycuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc látheo phương pháp trưyền thống phải thao tác bằng tay.

e)Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có các thiết bị kiểm tra tối thiểuđể thực hiện đo lường kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như : trọng lượng điếu,chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc, hàm lượng bụi trong sợi. Đối với các chỉtiêu lý, hóa khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm trahoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm traphải được lưu giữ có hệ thống để theo dõi lâu dài.

g)Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợppháp. Doanh nghiệp không được thuê, mượn các máy móc thiết bị sản xuất sản phẩmthuốc lá thuộc sở hữu của các tổ chức và cá nhân không có chức năng sản xuấtsản phẩm thuốc lá.

5.Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá:

Cáccơ sở sản xuất thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh cơ sởtheo Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành và Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYTngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về chất lượng,vệ sinh an toàn thực phẩm".

6.Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hóa:

Doanhnghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp phápnhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam .

7.Điều kiện về môi trường và phòng chống cháy nổ:

Doanhnghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bịphòng cháy, chữa cháy và bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định củaNhà nước.

B. THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT SẢN PHẨMTHUỐC LÁ

1.Bộ Công nghiệp là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốclá.

2.Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, gồm có:

a)Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

b)Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c)Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tưnày, bao gồm:

Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, trongđó cần nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm thuốc lá(sản lượng đã được quy đổi).

Bảngkê danh mục máy móc thiết bị, năng lực sản xuất thuốc lá điếu và năng lực từngcông đoạn quy đổi ra bao 20 điếu tính theo 2 ca/ngày cho 3 năm gần nhất. Hồ sơchứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị .

Hợpđồng gia công chế biến sợi, hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng (nếu có).

Bảngkê diện tích kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.

Bảnsao hợp lệ giấy đăng ký chất lượng hoặc Bản công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng.

Bảnsao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệuhàng hóa cho các sản phẩm thuốc lá.

Bảnsao hợp lệ giấy phép về môi trường hoặc giấy chứng nhận đánh giá tác động ảnh hưởngtới môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Bảnsao hợp lệ giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy do Công an cóthẩm quyền cấp.

3.Trình tự cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá:

a)Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công nghiệp xem xétvà cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Trường hợp từ chối cấp phải trảlời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b)Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơcủa doanh nghiệp, Bộ Công nghiệp sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.

4.Giấy phép được làm thành 05 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công nghiệp, 01 bản gửi SởCông nghiệp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, 01 bản gửi cơquan chủ quản cấp trên của doanh nghiệp, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấyphép.

5.Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có thời hạn 05 năm. Trước thời điểm hếthiệu lực của giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị gia hạngiấy phép gửi về Bộ Công nghiệp để xem xét gia hạn.

6.Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ bị thu hồi giấy phép sản xuất sảnphẩm thuốc lá trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các điều kiện sản xuất sảnphẩm thuốc lá và những quy định khác tại Thông tư này hoặc trường hợp doanhnghiệp bị sáp nhập, giải thể.

7.Doanh nghiệp được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá phải nộp một khoảnlệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

IV. ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

1.Quản lý năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá:

a)Tổng năng lực sản xuất được quy định là năng lực sản xuất đồng bộ trong dâychuyền sản xuất sản phẩm thuốc lá (bao gồm các máy móc thiết bị chính trên cáccông đoạn: chế biến sợi, vấn điếu, đóng bao) và được tính cho 2 ca/ngày tạithời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 củaChính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn2000 2010.

b)Bộ Công nghiệp phối hợp với các cơ quan có liên quan và Tổng công ty Thuốc láViệt Nam xác định, công bố tổng năng lực sản xuất của từng đơn vị làm cơ sở choviệc đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá và nhập khẩu máy móc thiết bị chuyênngành thuốc lá.

Doanhnghiệp được đầu tư tăng năng lực sản xuất trong trường hợp sản xuất thuốc láxuất khẩu và chỉ được sản xuất trong phạm vi tổng công suất đã được xác định vàcông bố.

Hàngnăm các đơn vị phải gửi báo cáo thống kê năng lực sản xuất thuốc lá của đơn vịmình về Bộ Công nghiệp.

2.Một số quy định về đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm thuốc lá:

a)Trước khi triển khai lập dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải có văn bản xiný kiến thoả thuận của Bộ Công nghiệp. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đượcvăn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công nghiệp có văn bản trả lời, trường hợptừ chối phải nêu rõ lý do.

b)Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: tên dự án, địa điểm, thông số kỹthuật chủ yếu có liên quan, phương án xử lý các máy móc thiết bị được thay thế(nếu có đầu tư thay thế).

c)Sau khi có văn bản thoả thuận của Bộ Công nghiệp, doanh nghiệp triển khai thựchiện đầu tư theo trình tự và thủ tục về đầu tư và xây dựng cơ bản do Nhà nướcquy định.

d)Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công nghiệp kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyênngành thuốc lá đã thay thế trong quá trình đầu tư .

V. NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ, NGUYÊN LIỆUTHUỐC LÁ, GIẤY CUỐN ĐIẾU THUỐC LÁ

1.Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếuthuốc lá là các loại hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của BộCông nghiệp. Chỉ doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới đượcnhập khẩu các hàng hoá trên.

2.Doanh nghiệp có thể nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu qua những đơn vịcó chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu để nhập khẩu máy móc thiết bị chuyênngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để phục vụ sảnxuất.

3.Nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá:

a)Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá được nhập khẩu phải phù hợp với năng lựcsản xuất của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá.

b)Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nhập khẩu của doanhnghiệp, căn cứ vào dự án đầu tư đã được phê duyệt, Bộ Công nghiệp có văn bảnchấp thuận hoặc từ chối việc nhập khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp.

4.Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá:

a)Chậm nhất ngày 15 tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốclá phải gửi nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá chonăm sau về Bộ Công nghiệp. Trên cơ sở sản lượng sản xuất, tỷ lệ sử dụng nguyênliệu thuốc lá trồng trong nước và báo cáo của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam vềkhả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước, chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàngnăm, Bộ Công nghiệp sẽ có văn bản thông báo kế hoạch nhập khẩu đến các doanhnghiệp và cơ quan có liên quan.

b)Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu chỉ được sử dụng để sảnxuất sản phẩm thuốc lá theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nếu không sửdụng hết, chỉ được bán lại cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩmthuốc lá.

5.Đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để phục vụ xuất khẩu, BộCông nghiệp sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đề nghị củadoanh nghiệp và hồ sơ liên quan đến kế hoạch xuất khẩu.

6.Hàng năm, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo tình hình nhậpkhẩu và sử dụng đối với máy móc thiết bị thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyênliệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ cho Bộ Công nghiệp.

VI. QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNHTHUỐC LÁ

1.Tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sửdụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức để sản xuất sảnphẩm thuốc lá.

2.Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị tịchthu và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

a)Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị coi là bất hợp pháp trong các trườnghợp :

Nhậpkhẩu trước thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 1999không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ

Nhậpkhẩu sau thời điểm Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 1999 có hiệu lựcnhưng không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ và văn bản thỏa thuận đồngý của Bộ Công nghiệp.

b)Việc xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị tịch thu được thực hiện theoquy định hiện hành và chỉ được phép bán lại cho các doanh nghiệp có giấy phépsản xuất sản phẩm thuốc lá.

3.Việc nhượng bán, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanhnghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá ngoài việc thực hiện theo các quy định hiệnhành của Nhà nước về thanh lý tài sản còn phải tuân thủ các quy định sau:

a)Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho cácdoanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá.

b)Máy móc thiết bị không còn giá trị sử dụng phải thanh lý dưới dạng phế liệu.

c)Các doanh nghiệp sau khi nhượng bán, thanh lý phải báo cáo về Bộ Công nghiệpkết quả thực hiện.

4.Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các ngành Công an, Quản lý thị trường, Hảiquan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với những máy móc thiết bị sảnxuất sản phẩm thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành, các quy định trướcđây trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

2.Những thương nhân hiện đang kinh doanh nguyên liệu thuốc lá đã đăng ký hoạtđộng kinh doanh trước ngày ban hành Thông tư này vẫn tiếp tục hoạt động kinhdoanh, nhưng phải điều chỉnh bổ sung đầy đủ các điều kiện quy định của Thông tưnày trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.

3.Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các doanh nghiệp đủđiều kiện về chủ thể kinh doanh như quy định tại mục III.A nếu tiếp tục hoạtđộng sản xuất sản phẩm thuốc lá phải đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩmthuốc lá và nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ Công nghiệp. Trong thời gian chờ cấp giấyphép sản xuất sản phẩm thuốc lá, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động chođến khi Bộ Công nghiệp có văn bản cấp hoặc từ chối cấp giấy phép sản xuất sảnphẩm thuốc lá.

4.Các doanh nghiệp có liên quan đến các hoạt động kinh doanh mua bán nguyên liệuthuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngànhthuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá có trách nhiệm thựchiện đúng hướng dẫn của Thông tư này.

5.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công nghiệpđể xem xét, bổ sung, sửa đổi kịp thời./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22345&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận