Văn bản pháp luật: Thông tư 01/2004/TT-BGTVT

Đào Đình Bình
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 01/2004/TT-BGTVT
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
04/06/2007
16/01/2004

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc đăng ký tầu bay và đăng ký các quyền đối với tầu bay

Bộ trưởng
2.004
Bộ Giao thông vận tải

Toàn văn

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc đăng ký tầu bay và đăng ký các quyền đối với tầu bay

 

Nhằm thực hiện các quy định của:

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hŕng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995;

Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;

Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

Quyết định số 971/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đăng ký tầu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay và đăng ký thế chấp tầu bay dân dụng,

 

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết việc đăng ký tầu bay và đăng ký các quyền đối với tầu bay dân dụng như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 

1.1. “Đăng ký tầu bay” là đăng ký quốc tịch Việt Nam cho tầu bay dân dụng.

1.2. “Đăng ký các quyền đối với tầu bay” là đăng ký liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và hợp đồng thuê tầu bay dân dụng.

1.3. "Chứng chỉ đăng ký" là chứng chỉ cấp cho người xin đăng ký quốc tịch Việt Nam đối với tầu bay dân dụng và đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay dân dụng Việt Nam.

1.4. "Giấy chứng nhận đăng ký" là giấy chứng nhận cấp cho người xin đăng ký các quyền đối với tầu bay dân dụng và đăng ký văn bản thông báo xử lý tầu bay, trừ trường hợp đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay dân dụng Việt Nam.

1.5. “Người đứng tên đăng ký” là người được ghi tên trong các Chứng chỉ đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng ký.

1.6. “Người yêu cầu đăng ký” là người trực tiếp làm đơn và thực hiện các thủ tục yêu cầu đăng ký. Tuỳ từng loại hình đăng ký, người yêu cầu đăng ký bao gồm:

a) Chủ sở hữu tầu bay, người thuê tầu bay đối với đăng ký tầu bay.

b) Người sẽ là chủ sở hữu tầu bay theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay đối với đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay.

c) Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm đối với đăng ký thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tầu bay.

d) Chủ sở hữu tầu bay, người cho thuê tầu bay, người thuê tầu bay, nhà khai thác đối với đăng ký hợp đồng thuê tầu bay.

đ.  Bên đã thực hiện việc yêu cầu đăng ký đối với việc gia hạn đăng ký, đăng ký thay đổi hoặc sửa chữa sai sót nội dung đă đăng ký.

e) Người được uỷ quyền.

 

1.7. “Người yêu cầu xoá đăng ký” là người làm đơn và thực hiện các thủ tục yêu cầu xoá đăng ký, bao gồm:

a) Người đứng tên đăng ký đối với đăng ký tầu bay, đăng ký hợp đồng thuê tầu bay.

b) Người sẽ là chủ sở hữu tầu bay theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay đối với đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay.

c) Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm đối với đăng ký thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tầu bay.

d) Người được uỷ quyền.

 

1.8. “Người yêu cầu cung cấp thông tin” là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có đơn yêu cầu cung cấp thông tin về đăng ký tầu bay và đăng ký các quyền đối với tầu bay.

1.9. “Người yêu cầu đăng ký văn bản thông báo xử lý tầu bay” là bên nhận bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm đă đăng ký đối với tầu bay hoặc người được uỷ quyền, có đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo xử lý tầu bay.

1.10. “Giao dịch bảo đảm bằng tầu bay” là hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tầu bay.

1.11. “Quy chế” được hiểu là Quy chế đăng ký tầu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay và đăng ký thế chấp tầu bay ban hành kèm theo Quyết định số 971/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.

1.12. “Nghị định” được hiểu là Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

1.13. “Thuê hoặc thuê lại” là việc thuê theo hợp đồng thuê tài chính hoặc hợp đồng thuê khai thác theo các quy định tương ứng của pháp luật

1.14. "Ngày" là ngày làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam.

 

2. Hồ sơ yêu cầu đăng ký hoặc các đơn yêu cầu gửi đến Cục Hàng không Việt Nam phải là bản gốc hoặc bản sao. Hồ sơ hoặc văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt. Bản sao hồ sơ, văn bản và bản dịch phải có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ và giấy tờ phải đựng trong phong bì và gửi tới Cục Hàng không Việt Nam theo địa chỉ:

 

Cục Hàng không Việt Nam

Sân bay Gia Lâm - Hà Nội - Việt Nam.

 

3. Những người yêu cầu nói tại điểm 1.6, 1.7, 1.8, 1.9 Mục I Thông tư này phải gửi 02 bộ hồ sơ, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, tới Cục Hàng không Việt Nam. Đối với trường hợp uỷ quyền thực hiện thì giấy uỷ quyền phải được gửi kèm theo hồ sơ. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu cần bổ sung các thông tin hoặc giải trình thêm để làm rõ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam gửi thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.

 

4. Cục Hàng không Việt Nam được từ chối đăng ký hoặc cung cấp thông tin trong các trường hợp sau:

4.1. Việc đăng ký hoặc cung cấp thông tin không thuộc thẩm quyền của Cục Hàng không Việt Nam;

4.2. Hồ sơ đăng ký hoặc xin cung cấp thông tin không đầy đủ; giấy tờ không hợp lệ;

4.3. Người yêu cầu không nộp lệ phí, phí theo quy định của pháp luật.

 

5. Người yêu cầu đăng ký và cung cấp thông tin về đăng ký tầu bay, đăng ký các quyền đối với tầu bay phải nộp một khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, kèm theo hồ sơ hoặc đơn yêu cầu, trừ trường hợp xin xoá đăng ký, sửa chữa sai sót đăng ký. Việc nộp lệ phí, phí được thực hiện thông qua một trong các phương thức sau:

5.1. Nộp trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam;

5.2. Chuyển tiền thông qua dịch vụ của bưu điện và gửi giấy chuyển tiền tới Cục Hàng không Việt Nam;

5.3. Chuyển tiền vào tài khoản của Cục Hàng không Việt Nam và gửi chứng từ xác nhận việc chuyển khoản tới Cục Hàng không Việt Nam.

 

6. Thời điểm yêu cầu đăng ký tính từ thời điểm Cục Hŕng không Việt Nam nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí theo quy định của pháp luật.

 

7. Chứng chỉ đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký và các giấy tờ có liên quan do Cục Hàng không Việt Nam cấp được trao trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

 

8. Các giấy tờ chứng minh địa vị pháp lý của người đứng tên đăng ký theo các quy định của Quy chế và Nghị định bao gồm:

8.1. Chứng minh thư, Hộ chiếu (nếu có) trong trường hợp người đứng tên đăng ký là công dân;

8.2. Đăng ký kinh doanh trong trường hợp người đứng tên đăng ký là doanh nghiệp;

8.3. Quyết định thành lập, Giấy phép hoạt động trong trường hợp người đứng tên đăng ký là tổ chức xã hội;

8.4. Quyết định thành lập trong trường hợp người đứng tên đăng ký là cơ quan Nhà nước Việt Nam.

 

9. Tài liệu chứng minh tình trạng kỹ thuật hiện thời của tầu bay ít nhất phải bao gồm các nội dung chính sau:

9.1. Kiểu loại tầu bay;

9.2. Nơi sản xuất;

9.3. Ngày xuất xưởng;

9.4. Số xuất xưởng;

9.5. Ngày bắt đầu sử dụng;

9.6. Quốc tịch và số hiệu đăng ký (nếu có);

9.7. Ngày và nơi cấp chứng chỉ đăng ký (nếu có);

9.8. Mục đích khai thác;

9.9. Ngày và nơi kiểm tra lần cuối;

9.10. Tổng số giờ bay kể từ ngày xuất xưởng;

9.11. Số giờ bay sau lần kiểm tra cuối;

9.12. Kiểu loại, số lượng, số xuất xưởng, nơi sản xuất của động cơ tầu bay;

9.13. Số lượng ghế - khách, tổ lái;

9.14. Trọng lượng rỗng;

9.15. Trọng lượng nhiên liệu tối đa;

9.16. Trọng tải thương mại;

9.17. Trọng lượng cất cánh tối đa;

9.18. Trọng lượng hạ cánh tối đa;

9.19. Độ bay cao tối đa;

9.20. Tốc độ bay tối đa;

9.21. Cự ly bay tối đa;

9.22. Quy định các dạng bảo dưỡng;

9.23. Các dạng bảo dưỡng đã thực hiện.

Tài liệu chứng minh tình trạng kỹ thuật hiện thời của tầu bay phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

 

10. Khi gửi Đơn yêu cầu đăng ký, người yêu cầu đăng ký có thể gửi kèm theo các bản khai bổ sung về đặc điểm của tầu bay, động cơ tầu bay, các bộ phận rời đi kèm. Các bản khai bổ sung phải có chữ ký của người có thẩm quyền.

 

11. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải gửi Cục Hàng không Việt Nam Đơn yêu cầu cung cấp thông tin theo Mẫu số 13 kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp Văn bản cung cấp thông tin theo Mẫu số 22 kèm theo Thông tư này cho người có yêu cầu.

 

II. ĐĂNG KÝ TẦU BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM

 

1. Tầu bay của các tổ chức, cá nhân nói tại Điều 1 của Quy chế được đăng ký tại Việt Nam.

 

2. Các tầu bay thuộc sở hữu chung của các tổ chức, công dân Việt Nam muốn đăng ký tại Việt Nam thì các đồng sở hữu chủ phải cử một người đại diện cho đồng sở hữu chủ làm người yêu cầu đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải gửi Cục Hàng không Việt Nam hồ sơ xin đăng ký và kèm theo giấy uỷ quyền có chữ ký của tất cả các chủ sở hữu tầu bay.

 

3. Sau khi nhận được đơn xin đăng ký, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định:

3.1. Cho phép các tầu bay của các tổ chức, cá nhân nói tại Điều 1 của Quy chế được đăng ký tại Việt Nam.  Trong trường hợp cho phép đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Quy chế thě nội dung các điều kiện đăng ký được ghi ở phần ghi chú của Chứng chỉ đăng ký và  Sổ Đăng bạ tầu bay dân dụng Việt Nam;

3.2. Không cho đăng ký tầu bay vì việc đăng ký tầu bay này có thể gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, quốc phòng và lợi ích của Việt Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Quy chế.

 

4. Việc sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký của tầu bay theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế phải tuân theo các quy định của pháp luật về việc sơn và gắn các dấu hiệu lên tầu bay. Ngoài dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký nếu muốn sơn hoặc gắn bất kỳ dấu hiệu nào khác lên tầu bay phải được sự đồng ý của Cục Hàng không Việt Nam.

 

5. Nhằm mục đích nói tại Điều 9 của Quy chế, giấy tờ là căn cứ pháp  lý chứng minh cho các yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 của Quy chế bao gồm:

5.1. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc tầu bay đang được chế tạo tại Việt Nam;

5.2. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc tầu bay đã được chế tạo xong tại Việt Nam và xác nhận của Bộ Thương mại cho phép người chế tạo được trưng bày, triển lãm hoặc bán tầu bay này tại nước ngoài;

5.3. Xác nhận của quốc gia nhà chế tạo tầu bay nước ngoài về việc tầu bay đã được chế tạo xong tại nước đó và bản sao hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay ký giữa nhà chế tạo và người yêu cầu đăng ký.

 

6. Đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế, người yêu cầu đăng ký phải gửi Đơn xin đăng ký tạm thời tầu bay và kèm theo giấy phép của Cục Hàng không Việt Nam cho tiến hành các hoạt động đó. Nội dung đăng ký tạm thời được quy định cụ thể như sau:

6.1. Khi ghi chép các chi tiết của tầu bay được đăng ký tạm thời, thời hạn và mục đích của việc đăng ký tạm thời này được ghi rõ trong phần ghi chú của Chứng chỉ đăng ký tầu bay tạm thời và Sổ Đăng bạ tầu bay dân dụng Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam quyết định thời hạn đăng ký tạm thời theo đề nghị của người xin đăng ký và tính chất của từng trường hợp quy định tại Điều 4 của Quy chế.

6.2. Chứng chỉ đăng ký tầu bay tạm thời có thể được gia hạn nếu trước khi hết  hạn hiệu lực ba (03) ngày, người yêu cầu đăng ký xin gia hạn gửi Cục Hàng không Việt Nam Đơn xin gia hạn theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này và tài liệu chứng minh các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và a, b, c, d khoản 2 Điều 4 của Quy chế chưa kết thúc.

6.3. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ nói trên, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp cho người xin gia hạn đăng ký Chứng chỉ gia hạn đăng ký tầu bay (tạm thời) theo Mẫu số 14 kèm theo Thông tư này và ghi chép vào Sổ đăng bạ tầu bay dân dụng Việt Nam.

6.4. Chứng chỉ đăng ký tầu bay (tạm thời) được gia hạn một lần và không quá thời gian đã được ghi trong Chứng chỉ đăng ký tầu bay (tạm thời) lần đầu.

6.5. Trường hợp tầu bay có đăng ký tạm thời đáp ứng đủ các điều kiện để đăng ký chính thức, người đứng tên đăng ký có thể yêu cầu đăng ký chính thức mà không phải nộp các hồ sơ và các giấy tờ có liên quan đã nộp khi đăng ký tạm thời.

 

7. Khi xoá đăng ký tầu bay theo quy định tại Điều 7 của Quy chế, Cục Hàng không Việt Nam sẽ thu hồi Chứng chỉ đăng ký tầu bay đă cấp và cấp Chứng chỉ xoá đăng ký tầu bay dân dụng Việt Nam.

 

8. Ngoài các giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Quy chế, Chứng chỉ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay dân dụng cũng là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tầu bay . Các giấy tờ nói tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Quy chế phải là bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có liên quan.

 

9. Cục Hàng không Việt Nam xem xét cấp Chứng chỉ đăng ký tầu bay để thay thế Chứng chỉ đăng ký tầu bay đã cấp trong trường hợp thay đổi người đứng tên đăng ký hoặc sửa chữa các sai sót ở Chứng chỉ đăng ký tầu bay đă cấp nếu có các bằng chứng cho việc thay đổi hoặc sửa chữa sai sót đó.

 

III. ĐĂNG KÝ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU

TẦU BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM

 

1. Giấy phép cho chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay theo quy định tại Điều 15 của Quy chế bao gồm các văn bản cho phép mua hoặc nhập khẩu tầu bay đó của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.          

 

2. Thủ tục sửa chữa sai sót trong Chứng chỉ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay dân dụng Việt Nam khi có sai sót được thực hiện như quy định đối với sửa chữa sai sót trong Chứng chỉ đăng ký tầu bay.

 

IV. ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP, CẦM CỐ VÀ BẢO LÃNH

BẰNG TẦU BAY DÂN DỤNG VIỆT NAM

 

1. Việc đăng ký thế chấp, cầm cố và bảo lãnh bằng tầu bay được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

1.1. Tầu bay có đăng ký hoặc đăng ký tạm thời quốc tịch Việt Nam.

1.2. Tầu bay mang quốc tịch nước ngoài nhưng đang được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê hoặc tiến hành khai thác.

1.3. Tầu bay là tài sản hình thành trong tương lai sẽ thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

 

2. Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm là bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm hoặc người được uỷ quyền theo sự thoả thuận của các bên. Trường hợp các bên không thoả thuận được người yêu cầu đăng ký thì nghĩa vụ này thuộc về bên nhận bảo đảm.

 

3. Tầu bay là tài sản bảo đảm được quy định cụ thể như sau:

3.1. Trừ khi có thoả thuận đặc biệt giữa các bên, tầu bay là tài sản bảo đảm bao gồm thân tầu bay, các động cơ của tầu bay và các trang thiết bị được lắp đặt trên tầu bay nhằm đảm bảo cho sự vận  hành của tầu bay và dù để ở đâu chúng vẫn được coi là thuộc tầu bay đem bảo đảm.

3.2. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận gì khác trong giao dịch bảo đảm bằng tầu bay, khi người có quyền sử dụng, khai thác tầu bay thay thế hoặc trao đổi các động cơ hoặc các trang thiết bị bảo đảm sự vận hành của tầu bay, thì tầu bay được hiểu bao gồm thân tầu bay và động cơ, trang thiết bị hiện gắn với thân tầu bay đó.

 

4. Người yêu cầu đăng ký phải gửi Cục Hàng không Việt Nam hồ sơ xin đăng ký bao gồm những giấy tờ sau đây:

4.1. Đơn yêu cầu theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này; trường hợp có nhiều giao dịch bảo đảm trên cùng một tầu bay hoặc một giao dịch bảo đảm trên nhiều tầu bay thì các đơn xin đăng ký phải làm riêng rẽ đối với từng giao dịch và từng tầu bay.

4.2. Bản sao giấy phép cho thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tầu bay của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

4.3. Bản sao hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tầu bay;

4.4. Tài liệu về tình trạng kỹ thuật hiện thời của tầu bay;

4.5. Bản sao hợp đồng thuê tầu bay đối với tầu bay mang quốc tịch nước ngoài nhưng được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê hoặc tiến hành khai thác.

4.6. Bản sao hợp đồng mua tầu bay của tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhà chế tạo tầu bay đối với trường hợp tầu bay là tài sản hình thành trong tương lai.

 

5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nói trên, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tầu bay theo Mẫu số 15 kčm theo Thông tư này. Thời điểm đăng ký và hiệu lực của việc đăng ký được quy định tại khoản 1 Điều 21 và Điều 13 của Nghị định.

 

6. Việc thế chấp, cầm cố tầu bay quy định tại điểm a khoản 1 Mục IV của Thông tư này đă được đăng ký phải được ghi đầy đủ vào Sổ Đăng bạ tầu bay dân dụng Việt Nam.  Khi có yêu cầu, việc bảo lãnh bằng tầu bay quy định tại điểm a khoản 1 Mục IV của Thông tư này đă được đăng ký cũng được đăng ký vào Sổ đăng bạ tầu bay dân dụng Việt Nam.

 

7. Việc thay đổi nội dung đă đăng ký được quy định như sau:

7.1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Điều 19 của Nghị định. Người yêu cầu đăng ký phải gửi Cục Hàng không Việt Nam Đơn yêu cầu theo Mẫu số 03 kèm theo Thông tư này và Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đă được cấp. Người yêu cầu đăng ký phải gửi kèm theo các tài liệu chứng minh cho việc thay đổi đó.

7.2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp cho người yêu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm để thay thế Giấy chứng nhận đăng ký đă cấp. Thời điểm đăng ký được quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 21 của Nghị định.

7.3. Trường hợp thay thế tầu bay là tài sản bảo đảm, các bên phải thực hiện xoá đăng ký và làm thủ tục đăng ký lại như đăng ký lần đầu.

 

8. Việc sửa chữa sai sót trong Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định như sau:

           

8.1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc sửa chữa sai sót trong Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Điều 20 của Nghị định. Người yêu cầu đăng ký phải gửi Cục Hàng không Việt Nam Đơn yêu cầu theo Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này và Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm có sai sót.

8.2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp cho người yêu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký  giao dịch bảo đảm mới thay thế Giấy chứng nhận đăng ký đă cấp. Thời điểm đăng ký được quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 21 của Nghị định.

 

9. Việc gia hạn đăng ký được quy định như sau:

9.1. Trong thời hạn 6 tháng trước ngày kết thúc thời hạn có hiệu lực của việc đăng ký, người yêu cầu đăng ký phải gửi Đơn yêu cầu gia hạn theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này. Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp cho người yêu cầu đăng ký Giấy chứng nhận gia hạn đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tầu bay theo Mẫu số 16 kèm theo Thông tư này. Thủ tục gia hạn đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện tương tự như đối với đăng ký ban đầu.

9.2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký là bên nhận bảo đảm, Cục Hàng không Việt Nam cấp cho bên bảo đảm bản sao Giấy chứng nhận gia hạn đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tầu bay.

 

10. Việc xoá đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tầu bay được thực hiện như sau:

10.1. Đến ngày kết thúc thời hạn có hiệu lực của đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc xóa đăng ký và sẽ cấp Giấy chứng nhận xoá đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tầu bay theo Mẫu số 17 kèm theo Thông tư này cho các bên liên quan khi có yêu cầu.

10.2. Trường hợp xóa đăng ký trước thời hạn: người yêu cầu xóa đăng ký phải gửi Đơn yêu cầu theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này đến Cục Hàng không Việt Nam để xem xét thực hiện việc xóa đăng ký. Việc xóa đăng ký trước thời hạn chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

a. Nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt;

b. Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tầu bay bị huỷ bỏ;

c. Tầu bay là tài sản bảo đảm đă được xử lý;

d. Có quyết định đă có hiệu lực của Toà án Việt Nam về việc huỷ bỏ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc quyết định huỷ bỏ của Toà án nước ngoài đă được Toà án có thẩm quyền của Việt Nam ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

đ. Người yêu cầu đăng ký cầm cố, thế chấp bảo lãnh mong muốn xoá đăng ký.

 

10.3. Thủ tục xoá đăng ký được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định. Trong trường hợp không thoả thuận được người làm thủ tục xoá đăng ký thì nghĩa vụ này thuộc về bên đă thực hiện việc yêu cầu đăng ký. Ngoại trừ điểm đ khoản 10.2 mục IV của Thông tư này, nếu người yêu cầu xoá đăng ký là bên bảo đảm, thì phải có xác nhận của bên nhận bảo đảm để làm căn cứ xoá đăng ký. Sau khi cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, Cục Hàng không Việt Nam sẽ gửi cho bên nhận bảo đảm bản sao Giấy chứng nhận này.

 

11. Việc đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản bảo đảm lŕ tầu bay dân dụng được quy định như sau:

11.1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản bảo đảm là tầu bay dân dụng theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 về giao dịch bảo đảm.

11.2. Đối với những giao dịch bảo đảm bằng tầu bay đă đăng ký, thì chậm nhất 07 ngày trước khi tiến hành xử lý tầu bay là tài sản bảo đảm, người yêu cầu đăng ký văn bản thông báo xử lý tầu bay phải gửi Cục Hàng không Việt Nam Đơn yêu cầu theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

11.3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được Đơn hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp cho người yêu cầu Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo xử lý tầu bay theo Mẫu số 18 kèm theo Thông tư này.

11.4. Trường hợp có nhiều giao dịch bảo đảm bằng tầu bay đă được đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam sẽ thông báo về việc xử lý tầu bay cho các bên cùng nhận bảo đảm.

 

V. ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG THUĘ TẦU BAY.

 

1. Việc đăng ký hợp đồng thuê tầu bay được áp dụng đối với tầu bay có đăng ký hoặc đăng ký tạm thời quốc tịch Việt Nam.

 

2. Khi có nhu cầu đăng ký, người yêu cầu đăng ký phải gửi Cục Hàng không Việt Nam hồ sơ xin đăng ký, bao gồm những giấy tờ sau đây:

2.1. Đơn yêu cầu theo Mẫu số 08 kèm theo Thông tư này;

2.2. Bản sao hợp đồng thuê tầu bay đă có hiệu lực pháp luật.

2.3. Các tài liệu chứng minh hợp đồng thuê tầu bay có hiệu lực.

           

3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ nói trên, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay theo Mẫu số 19 kèm theo Thông tư này và ghi chép các chi tiết vào Sổ đăng bạ tầu bay dân dụng Việt Nam.

 

4. Trường hợp cần đăng ký sửa chữa sai sót Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay, người yêu cầu đăng ký phải gửi Cục Hàng không Việt Nam Đơn yêu cầu theo Mẫu số 09 kèm theo Thông tư này và kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay đă được cấp.

 

5. Trường hợp cần đăng ký thay đổi hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay, người yêu cầu đăng ký phải gửi Cục Hàng không Việt Nam Đơn yêu cầu theo Mẫu số 10, Mẫu số 11 kèm theo Thông tư này, các tài liệu chứng minh cho việc thay đổi hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay và kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay đã được cấp.

 

6. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu, Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiến hành thay đổi, sửa chữa sai sót hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay. Tuỳ từng trường hợp, Cục Hàng không Việt Nam có thể cấp cho người yêu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay mới để thay thế cho Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng thuê tầu bay đă cấp hoặc Giấy chứng nhận gia hạn đăng ký hợp đồng thuê tầu bay theo Mẫu số 20 kèm theo Thông tư này.

 

7. Việc xóa đăng ký trước thời hạn được thực hiện như sau:

7.1. Khi muốn xoá đăng ký trước thời hạn kết thúc hợp đồng thuê tầu bay hoặc hợp đồng thuê tầu bay chấm dứt trước thời hạn, người yêu cầu xóa đăng ký phải gửi Cục Hàng không Việt Nam Đơn yêu cầu theo Mẫu số 12 kèm theo Thông tư này.

7.2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được Đơn yêu cầu hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp cho người yêu cầu xoá đăng ký Giấy chứng nhận xoá đăng ký hợp đồng thuê tầu bay theo Mẫu số 21 kèm theo Thông tư này.

           

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:

1.1. Tổ chức thực hiện đăng ký tầu bay và đăng ký các quyền đối với tầu bay;

1.2. Lưu giữ, quản lý và ghi chép các thông tin về đăng ký tầu bay, đăng ký các quyền đối với tầu bay vào Sổ Đăng bạ tầu bay dân dụng Việt Nam;

1.3. Cung cấp thông tin về đăng ký tầu bay và đăng ký các quyền đối với tầu bay theo yêu cầu;

1.4. Báo cáo việc đăng ký tầu bay, đăng ký các quyền đối với tầu bay theo quy định của pháp luật.

 

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2.1. Bãi bỏ Thông tư số 92/CAAV ngày 13 tháng 01 năm 1997 của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về hướng dẫn thực hiện Quy chế đăng ký tầu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay và đăng ký thế chấp tầu bay dân dụng ban hành kèm theo Quyết định số 971/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định về đăng ký hợp đồng thuê tầu bay trong Quy định số 826/CAAV ngày 29 tháng 4 năm 1994 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về quản lý hoạt động thuê liên quan đến vận chuyển hàng không tại Việt Nam.

2.2. Căn cứ khoản 1 Điều 6 và Điều 27 của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm, việc đăng ký thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tầu bay dân dụng được điều chỉnh, áp dụng theo quy định của Nghị định nói trên và Thông tư này.

 

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để có hướng dẫn và giải quyết cụ thể./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=19650&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận