Văn bản pháp luật: Thông tư 02/2000/TT-TCBĐ

Nguyễn Huy Luận
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 02/2000/TT-TCBĐ
Thông tư
01/01/2000
20/04/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn việc quản lý chi phí và lập dự toán xây dựng công trình bưu chính viễn thông

Phó Tổng Cục trưởng
2.000
Hội đồng Bộ trưởng

Toàn văn

Tổng cục Bưu điện

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc quản lý chi phí và lập dự toán xây dựng công trình bưu chính viễn thông

 

Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành qui chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư;

Tổng cục Bưu điện hướng dẫn việc quản lý chi phí và lập dự toán xây dựng công trình bưu chính viễn thông như sau:

 

I. QUI ĐỊNH CHUNG

1. Chi phí xây dựng công trình bưu chính viễn thông là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Tuỳ theo tính chất đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi công trình có chi phí xây dựng riêng được xác định theo qui mô, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng.

Chi phí xây dựng công trình được thể hiện ở ba giai đoạn:

Chuẩn bị đầu tư

Thực hiện đầu tư

Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong Quyết định đầu tư.

Tổng dự toán công trình, tổng giá trị quyết toán công trình khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đã được duyệt hoặc được điều chỉnh.

2. Chi phí xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành.

3. Để thực hiện cơ chế quản lý đối với công trình của các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, vốn do doanh nghiệp Nhà nước tự huy động và vốn tín dụng thương mại không do Nhà nước bảo lãnh qui định tại các điều 10,11 và 12 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP đều phải thực hiện theo hướng dẫn lập chi phí và quản lý chi phí xây dựng được qui định trong Thông tư này.

II. NỘI DUNG CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư được phân tích, tính toán và xác định trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của dự án, bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư (điều tra khảo sát, lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án), chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư (đền bù đất đai hoa mầu, di chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng, chuyển quyền sử dụng đất, khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán, chi phí đấu thầu, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng đường, điện, nước, khu phụ trợ, nhà ở tạm công nhân (nếu có), chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng (xây lắp, mua sắm thiết bị và các chi phí khác có liên quan), chi phí chuẩn bị sản xuất để đưa dự án vào khai thác sử dụng (chi phí đào tạo, chạy thử, sản xuất thử, thuê chuyên gia vận hành trong thời gian chạy thử), lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng.

Đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì ngoài các nội dung nói trên, trong tổng mức đầu tư còn bao gồm các chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án.

2. Tổng dự toán công trình

Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.

Tổng dự toán công trình bao gồm:

Chi phí xây lắp.

Chi phí mua sắm thiết bị

Chi phí khác

Chi phí dự phòng.

Nội dung chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí khác, chi phí dự phòng thực hiện các điểm 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 mục II của Thông tư 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 của Bộ Xây dựng.

III. CĂN CỨ LẬP CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Để xác định được toàn bộ các chi phí cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư theo nội dung sau:

1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công.

3. Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục của đơn giá xây dựng cơ bản.

4. Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ (bao gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt cần phải lắp đặt, không cần lắp đặt, theo yêu cầu công nghệ sản xuất của công trình xây dựng.

Các tổ chức tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về mức độ đầy đủ, chính xác, hợp lý của các nội dung nêu trong điểm 3, và 4 nói trên.

5. Giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của các hạng mục công trình thông dụng: Là chỉ tiêu xác định chi phí xây lắp bình quân để hoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng hoặc một đơn vị kết cấu của từng loại hạng mục công trình thông dụng được xây dựng theo thiết kế điển hình hay theo thiết kế hợp lý kinh tế.

Mức giá này được tính toán từ giá trị dự toán trước thuế của các loại công tác, kết cấu xây lắp trong hạng mục công trình, không bao gồm các chi phí không cấu thành trực tiếp trong phạm vi ngôi nhà hoặc hạng mục công trình như các chi phí để xây dựng các hạng mục khác như điện, nước... và chi phí thiết bị của hạng mục công trình.

6. Đơn giá xây dựng cơ bản: Đơn giá xây dựng cơ bản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố ban hành gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và chi phí sử dụng máy thi công tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán xây dựng cơ bản.

Đối với những công trình quan trọng của Nhà nước, có qui mô xây dựng và yêu cầu kỹ thuật phức tạp được phép xây dựng đơn giá riêng thì căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản lập phù hợp với các bước thiết kế được cấp có thẩm quyền ban hành.

7. Giá các thiết bị theo kết quả đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị hoặc theo thông tin thương mại trên thị trường.

8. Giá cước vận tải, bốc xếp, chi phí lưu kho, lưu bãi theo hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ.

9. Định mức các chi phí, phí, lệ phí tính theo tỉ lệ % hoặc các bảng giá bao gồm:

Chi phí đền bù, đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, căn cứ theo qui định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền.

Tiền thuê đất đai hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất căn cứ theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Định mức chi phí chung, giá khảo sát, chi phí thiết kế, chi phí Ban quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các lệ phí thẩm định (báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán, dự toán công trình...) theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và cơ quan có thẩm quyền.

Lệ phí địa chính, các loại lệ phí khác, thuế, phí bảo hiểm... căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính.

10. Các chế độ, chính sách có liên quan do Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

IV. NỘI DUNG LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

1. Chi phí xây lắp:

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế là mức giá để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm:

Chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Các khoản chi phí trên được xác định theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dụng máy thi công và mặt bằng giá khu vực từng thời kỳ do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

1.1. Chi phí trực tiếp:

Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công.

1.1.1 Chi phí vật liệu:

Chi phí vật liệu căn cứ vào lượng vật tư sử dụng trong định mức dự toán cho từng loại công việc của công trình xây lắp theo thiết kế kỹ thuật nhân với giá vật tư (thông báo giá của Liên Sở Xây dựng-Tài chính-Vật giá địa phương) tại thời điểm lập dự toán.

Khi có sự thay đổi giá cả vật liệu thì căn cứ vào mức giá chưa có thuế giá trị gia tăng trong thông báo từng thời kỳ của cơ quan có thẩm quyền công bố và mức giá đã tính trong đơn giá xây dựng cơ bản để xác định phần chênh lệch và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán.

Chi phí hao hụt vật tư tính theo định mức hao hụt trong thi công tại Quyết định 382/BXD-VKT ngày 28/3/1994 của Bộ Xây dựng.

Thiết bị và cáp thông tin áp dụng văn bản số 190-TC-TCT ngày 21/1/1998 của Bộ Tài chính.

1.1.2. Chi phí nhân công:

Chi phí nhân công được tính cụ thể tại phụ lục số 1, hiện nay chưa có hướng dẫn chế độ tiền lương mới, khi nào có văn bản của Nhà nước, Tổng cục Bưu điện sẽ hướng dẫn sau.

Nếu các khoản phụ cấp khác cao hơn so với các mức qui định trong Phụ lục số 1 hoặc chưa có mà Nhà nước có văn bản cho phép thực hiện thì được đưa thêm vào dự toán.

Đối với các công trình quan trọng của Nhà nước, được cơ quan thẩm quyền quản lý Nhà nước cho phép áp dụng các khoản phục cấp, chế độ chính sách riêng để tính vào đơn giá tiền lương, thì trình cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh để áp dụng.

Đối với một số trường hợp công trình đặc biệt, không làm được ban ngày mà phải làm ban đêm như tuyến cáp thông tin đi trong thành phố đông dân theo qui định của Công an và Sở Giao thông địa phương thì cũng được tính vào chi phí nhân công phụ cấp làm ca đêm như qui định hiện hành.

Đối với phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp làm ca đêm, thực hiện theo Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ và các văn bản khác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, không tính khoản phục cấp này trong đơn giá tiền lương.

1.1.3. Chi phí sử dụng máy thi công:

Chi phí sử dụng máy thi công được tính theo bảng giá ca máy thiết bị thi công (ban hành theo Quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998 của Bộ Xây dựng.

Một số chi phí thuộc các thông số tính trong giá ca máy, thiết bị thi công (như xăng, dầu, điện năng...) chưa tính thuế giá trị gia tăng đầu vào.

1.2. Chi phí chung:

Chi phí chung bao gồm các loại sau:

Chi phí hành chính: Là toàn bộ những khoản chi cần thiết nhằm đảm bảo cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo xây dựng.

Chi phí phục vụ công nhân: Là những khoản chi phí phục vụ cho công nhân trực tiếp xây lắp mà không tính vào chi phí nhân công trong đơn giá, chi phí bảo hiểm xã hội trích nộp kinh phí công đoàn...

Chi phí phục vụ thi công: Là những khoản chi phí cần thiết để phục vụ cho quá trình thi công xây lắp, chi phí an toàn, bảo hộ lao động, công cụ lao động, chi phí dọn dẹp bàn giao công trình.

Khi lập dự toán xây lắp công trình xây dựng bưu chính viễn thông được tính chi phí chung bằng 69% so với chi phí nhân công, riêng một số trường hợp cụ thể được tính như sau:

Xây dựng các công trình nhà dân dụng, nhà bưu cục, nhà trạm thông tin, móng trụ an ten tự đứng ở miền đồng bằng tính bằng 58%.

1.3. Thu nhập chịu thuế tính trước:

Trong dự toán xây lắp công trình, mức thu nhập chịu thuế tính trước bằng 5,5% của chi phí trực tiếp và chi phí chung.

Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử dụng để nộp thế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quĩ theo qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghi định 59/CP ngày 3/10/1995 của Chính phủ.

1.4. Thuế giá trị gia tăng đầu ra:

Đối với xây dựng, lắp đặt, mức thuế, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính bằng 5% của chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

(Theo Nghị định 78/1999/NĐ-CP ngày 20/8/1999 của Chính phủ).

Trình tự xác định giá trị dự toán xây lắp theo nguyên tắc nêu trên tại phụ lục 2.

2. Chi phí mua sắm thiết bị

Chi phí mua sắm thiết bị và các trang thiết bị khác của công trình bao gồm:

Chi phí mua sắm thiết bị và các trang thiết bị khác

Chi phí vận chuyển, bảo quản bảo dưỡng thiết bị tại hiện trường.

Bảo hiểm thiết bị.

3. Chi phí khác:

3.1. Chi phí nhà tạm cho công nhân:

Chi phí nhà tạm cho công nhân được lập dự toán tối đa bằng 2% chi phí xây lắp công trình và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

3.2. Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng:

Thực hiện Quyết định số 01/2000/QĐ-BXD ngày 03/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng, (một số định mức chưa phù hợp sẽ có hướng dẫn sau).

3.3. Chi phí khảo sát công trình:

Chi phí khảo sát xây dựng công trình tính theo mục II, 3.3 của Thông tư số 05/1998/TT-TCBĐ ngày 29/10/1998 của Tổng cục Bưu điện nhân với hệ số điều chỉnh k=0,95.

3.4. Định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng:

Thực hiện Quyết định số 45/1999/QĐ-BXD ngày 2/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng.

3.5. Chi phí bảo hiểm công trình:

Chi phí bảo hiểm công trình theo Thông tư số 137/1999/TT-BTC ngày 29/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm công trình xây dựng.

3.6. Chi phí Ban quản lý dự án:

Áp dụng phụ lục số 3 về định mức chi phí Ban quản lý dự án.

3.7 Các chi phí khác theo các văn bản hiện hành.

4. Chi phí dự phòng:

Chi phí dự phòng được tính bằng 10% so với tổng các khoản chi phí công trình, để dự phòng do yếu tố phát sinh khối lượng và trượt giá.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Những nội dung của các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị phản ảnh về Tổng cục Bưu điện (18 Nguyễn Du, Hà Nội) để kịp thời xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.

 

Phụ lục 1

BẢNG HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG

CÔNG TRÌNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2000/TT-TCBĐ ngày tháng năm 2000 của Tổng cục Bưu điện)

Áp dụng công thức:

NC = Qj x DjNC ( 1 + + ) x KN

Trong đó:

Djnc = (Lj cb + P id + Pj kod + Hj cc + Lj ph ) x TL min

 

Djnc : Là đơn giá nhân công của công tác xây lắp thứ j.

Lj cb:Là hệ số lương cấp bậc yêu cầu theo bảng lương A6 của công việc thứ j.

P id : Là phụ cấp lưu động, tính bằng 20% lương tối thiểu, tức là bằng 0,2 x 1,00 = 0,2.

Pj kod : Là phục cấp không ổn định của sản xuất, tính bằng 10% lương cấp bậc theo yêu cầu của công việc thứ j hay bằng 10% x Lj cb .

Lj ph : Là hệ số lương phụ của lễ, phép ... tính bằng 12% lương cấp bậc theo yêu cầu của công việc thứ J.

TL min : Tiền lương tối thiểu theo qui định của Nhà nước.

đây lương cấp bậc (Lj cb ): áp dựng nhóm III bảng lương A6 (tương đương với bảng lương A18 kỹ thuật viễn thông) nhóm II với cấp bậc bình quân là 3,5.

Từ những nội dung trên cách tính cụ thể như sau:

Djnc = (1,94 + 0,2 + 1,94 x 10% + 1,94 x 4% + 1,94 x 12%) x TL min

= 2,638 x TL min

Áp dụng TL min là 144.000đ

có Djnc = 2,638 x 144.000đ = 379.872đ/tháng; 14.610đ46/một công

 

PHỤ LỤC SỐ 2

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ DỰ TOÁN XÂY LẮP

CÔNG TRÌNH BƯ U CHÍNH VIỄN THÔNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2000/TT-TCBĐ

ngày tháng năm 2000 của Tổng cục Bưu điện)

STT

Khoản mục chi phí

Cách tính

Kết quả

I. CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1

Chi phí vật liệu

Qj x Djvl + CL vl

 

VL

2

Chi phí nhân công

Qj x DjNC ( 1 + + )

NC

3

Chi phí máy thi công

Qj x Djm

 

M

Cộng trực tiếp phí

 

VL + NC + M

T

II

 

CHI PHÍ CHUNG

P x NC

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T + C) x 5,5%

TL

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

 

( T + C +TL)

gXL

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẦU RA

gXL x TXLGTGT

VAT

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế

 

(T+C+TL)+VAT

GXL

Trong đó:

Qj : Khối lượng công tác xây lắp thứ j

Djvl , Djnc , Djm : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j.

F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

F2 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

h1n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n.

- Nhóm I : h1.1 = 2,342

- Nhóm II : h1.2 = 2,493

- Nhóm III : h1.3 = 2,638

- Nhóm IV : h1.4 = 2,796

h2n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n.

- Nhóm I : h2.1 = 1,378

- Nhóm II : h2.2 = 1,370

- Nhóm III : h2.3 = 1,363

- Nhóm IV : h2.4 = 1,357

P : Định mức chi phí chung (%).

TL: Thu nhập chịu thuế tính trước.

gXL: Giá trị dự toán xây lắp trước thuế

GXL: Giá trị dự toán xây lắp sau thuế.

CLvl: Chênh lệch vật liệu (nếu có).

TXL GTGT: Mức thuế suất giá trị gia tăng qui định cho công tác xây dựng, lắp đặt.

VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào để trả khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ... và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp).

PHỤ LỤC SỐ 3

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2000/TT-TCBĐ ngày tháng năm 2000 của Tổng cục Bưu điện)

I. QUI ĐỊNH ÁP DỤNG

1. Chi phí Ban quản lý dự án được tính bằng cặp trị số định mức tỷ lệ % theo mức chi phí xây lắp và chi phí thiết bị được duyệt trong tổng dự toán công trình được duyệt qui định trong các bảng 1 và 2 mục II của phụ lục này.

2. Trường hợp chi phí xây lắp hoặc chi phí thiết bị được duyệt nằm trong khoảng giữa giá trị qui định các bảng trong mục II của phụ lục này thì trị số định mức được xác định theo phương pháp nội suy.

3. Đối với những công trình có tổng chi phí xâylắp hoặc chi phí thiết bị trong tổng dự toán của công trình có giá trị trên 2000 tỉ đồng thì các đơn vị báo Tổng cục Bưu điện để làm việc xin thoả thuận với Bộ Xây dựng để xác định mức chi phí cho phù hợp.

4. Chi phí Ban quảnlý dự án theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án được tính bằng định mức chi phí qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này theo qui mô và loại công trình của dự án do Ban quản lý dự án đảm nhiệm.

5. Đối với dự án áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án nếu không thành lập Ban quản lý dự án thì Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí quản lý bằng 60% định mức chi phí qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này. Trường hợp thành lập Ban quản lý dự án thì được hưởng theo định mức qui định ở các bảng trong mục II của phụ lục này. Trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án và có Ban quản lý dự án giúp việc thuộc Chủ nhiệm điều hành dự án thì định mức chi phí Ban quản lý dự án được thực hiện như qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này và được phân chia như sau:

- Chi phí Ban quản lý dự án theo hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án 80% của định mức chi phí.

- Chủ đầu tư: 20% của định mức chi phí.

Trường hợp phải thuê tư vấn thực hiện quản lý chi phí xây dựng công trình thì chi phí Ban quản lý dự án được điều chỉnh với hệ số 1,18 so với định mức qui định tại bảng 1 và 2 ở mục II của phụ lục này.

6. Đối với dự án áp dụng hình thức chìa khoá trao tay, sau khi Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án thì định mức chi phí Ban quản lý dự án được thực hiện như qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này và được phân chia như sau:

- Tổng thầu : 60% của định mức chi phí Ban quản lý dự án.

- Chủ đầu tư: 40% của định mức chi phí Ban quản lý dự án.

7. Đối với hình thức tự thực hiện dự án, Chủ đầu tư được hưởng định mức chi phí Ban quản lý dự án bằng 30% định mức chi phí qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

8. Chi phí của Ban quản lý dự án ở giai đoạn lập dự án tiền khả thi, Chủ đầu tư lập dự toán chi phí cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và được tính vào chi phí Ban quản lý dự án của công trình.

9. Chi phí Ban quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng ở vùng núi, biên giới được điều chỉnh với hệ số 1,15; dự án đầu tư xây dựng ở hải đảo được điều chỉnh với hệ số 1,35 so với định mức qui định trong các bảng ở mục II của phụ lục này.

II. BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN.

1. So với chi phí xây lắp trong tổng dự toán công trình được duyệt

 

BẢNG 1

Đơn vị tính : %

 

LOẠI

CHI PHÍ XÂY LẮP

(tỉ đồng)

STT

CÔNG TRÌNH

0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1000

2000

1

Thông tin bưu điện

 

1,43

1,37

1,30

1,20

1,12

0,85

0,60

0,46

0,33

0,21

0,13

2. So với chi phí thiết bị trong tổng dự dự toán công trình được duyệt

 

BẢNG 2

Đơn vị tính : %

 

STT

LOẠI

CÔNG

CHI PHÍ THIẾT BỊ

(tỉ đồng)

 

TRÌNH

0,5

1

5

15

25

50

100

200

500

1000

2000

1

Thông tin bưu điện

 

 

0,80

0,56

0,48

0,44

0,30

0,18

0,12

0,08

0,05

0,03

0,02


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5605&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận