THÔNG TƯ
Hướng dẫn công tác giám sát đánh giá đầu tư
Căn cứ khoản 10 Điều 1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01năm 2003 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 07/CP) về việc sửa đổi bổ sungmột số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việcban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số52/CP (gọi tắt là Nghị định số 52/CP và Nghị định số 12/CP);
Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn công tác giámsát, đánh giá đầu tư như sau:
Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư
Giámsát, đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt đượcso với yêu cầu của quá trình đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hànhnhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư để đảm bảo đầu tư đạt hiệuquả cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển trong phạm vi cả nước,từng ngành, lĩnh vực, từng vùng, địa phương và từng dự án đầu tư.
Giámsát, đánh giá đầu tư bao gồm:
Giámsát, đánh giá tổng thể đầu tư.
Giámsát tổng thể đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư ở cáccấp của các ngành và địa phương; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những saiphạm, thiếu sót để đảm bảo đầu tư đúng quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảohiệu quả.
Đánhgiá tổng thể đầu tư là phản ảnh tình hình phân tích và đánh giá kết quả đầu tưcủa nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch,kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn; phân tích nguyên nhân ảnh hưởngđến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tưtrong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau.
Giámsát, đánh giá dự án đầu tư.
Giámsát dự án đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư củadự án nhằm đảm bảo quá trình đầu tư đúng quy định về quản lý đầu tư và xâydựng, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án.
Đánhgiá dự án đầu tư là việc phân tích, xác định mức độ đạt được theo từng chỉ tiêucụ thể so với quyết định đầu tư dự án hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của Nhànước tại một thời điểm nhất định.
2. Phạm vi, đối tượng giám sát đánh giá đầu tư
a)Đối tượng giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư là hoạt động đầu tư của tất cả cácthành phần kinh tế trong nền kinh tế, của từng ngành, lĩnh vực kinh tế, địa phươnghoặc vùng lãnh thổ.
b)Đối tượng giám sát, đánh giá dự án đầu tư là các dự án, chương trình đầu tư(sau đây gọi chung là dự án đầu tư) quy định trong Quy chế quản lý đầu tư vàxây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP.
Giámsát, đánh giá dự án đầu tư trước hết tập trung vào các dự án trong chương trìnhđầu tư công cộng, các dự án được tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước(Trung ương và địa phương), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vốn tíndụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
3. Mục đích giám sát, đánh giá đầu tư:
Giámsát, đánh giá đầu tư nhằm mục đích sau: Đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung vàtừng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, phù hợp với mục tiêu,định hướng phát triển kinh tế xã hội và tiến hành theo đúng khuôn khổ phápluật, chính sách của Nhà nước.
Giúpcơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạtđộng đầu tư tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trìnhđầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thờinhững sai phạm và tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thựchiện đầu tư.
Giúpcác cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấuđầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kỳ.
4. Yêu cầu đối với giám sát, đánh giá đầu tư
Cơquan, đơn vị thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đảm bảo các yêucầu sau:
Giámsát thường xuyên quá trình đầu tư; đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽgiữa các ngành, các cấp.
Phảnảnh đầy đủ, kịp thời, trung thực khách quan các nội dung giám sát, đánh giá đầutư.
Đềxuất, kiến nghị phải kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ cụ thể giâm sát và đánh giá đầu tứ
a)Theo dõi và kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư trên cơ sở:
Cơsở dữ liệu về hoạt động đầu tư tại các cơ quan giám sát đầu tư.
Cácbáo cáo thường kỳ và cập nhật (theo mẫu quy định);
Cáchoạt động kiểm tra tại chỗ (theo chương trình, hoặc khi cần thiết);
b)Đánh giá đầu tư bao gồm:
Đánhgiá tổng thể về quản lý đầu tư;
Đánhgiá việc thực hiện mục tiêu đầu tư (sự tuân thủ quy hoạch, phù hợp với mục tiêuphát triển);
Đánhgiá mức độ hoàn thành (theo kế hoạch hay tiến độ được duyệt);
Đánhgiá hiệu quả đầu tư (quan hệ giữa chi phí và lợi ích đầu tư).
Kếtquả quá trình giám sát, đánh giá đầu tư được thể hiện trong các báo cáo:
Báocáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư toàn quốc;
Báocáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư theo ngành, vùng, địa phương;
Báocáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư(chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đưa dự án vào vận hành).
PHẦN II
NỘI DUNG GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
1. Đánh giá tổng thể đầu tư: Đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:
a)Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành và địa phương, vùng lãnh thổ:
Tổnghợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành,địa phương theo các chỉ tiêu phản ảnh quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quảđầu tư.
Đánhgiá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so vớimức đạt được của kỳ trước.
Xácđịnh các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuấtcác giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau;đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
Đánhgiá tổng thể đầu tư toàn bộ nền kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp vớicác Bộ, ngành tổng hợp thực hiện hàng năm, 5 năm hoặc theo yêu cầu của Chínhphủ.
Đánhgiá tổng thể đầu tư của ngành, địa phương do Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thựchiện hàng năm và trong từng thời kỳ kế hoạch (thường là 5 năm).
b)Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư: Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư nhằmđánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ở các Bộ, ngành vàđịa phương, phát hiện những sai phạm, những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnhhoạt động đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương và xử lý kịp thời về mặt cơ chế,chính sách cho thích hợp với tình hình thực tế, gồm:
Đánhgiá tình hình triển khai của các Bộ, địa phương và các cấp về việc:
Thựchiện các quy định trong công tác chuẩn bị đầu tư: Trình tự lập, thẩm tra, thẩmđịnh, phê duyệt dự án đầu tư; sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạchcủa Nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư;
Thựchiện các quy định trong quá trình thực hiện đầu tư: Quản lý sử dụng đất đai,đền bù giải phóng mặt bằng, huy động các nguồn vốn, trình tự xây dựng cơ bản(lập, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán...), tổ chức đấu thầu và các quy định cụthể khác về thực hiện dự án đầu tư.
Phântích các nguyên nhân thực hiện tốt và chưa tốt Quy chế quản lý đầu tư ở các Bộ,ngành, địa phương; phát hiện các vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế vàđề xuất các giải pháp xử lý kể cả các kiến nghị bổ sung sửa đổi các quy địnhhiện hành:
Giámsát, đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư do Bộ quản lý ngành và ủy ban nhân dâncấp tỉnh thực hiện 6 tháng một lần.
2. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư:
Giámsát, đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn gồm:
2.1.Giám sát chuẩn bị đầu tư:
Giámsát chuẩn bị đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đốivới cấp dưới về quá trình chuẩn bị và ra quyết định đầu tư của dự án. Giám sát,đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, khảo sátlập dự án đến khi có quyết định đầu tư, gồm các nội dung sau:
Kiểmtra sự đảm bảo các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư (lập, thẩmtra, thẩm định, phê duyệt dự án), kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quyđịnh nêu tại Điều 30 Nghị định số 52/CP; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầutư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương; thẩmquyền và trình tự ra quyết định đầu tư đối với dự án.
Đốivới dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy độngkhác của doanh nghiệp chỉ xem xét và đánh giá về sự phù hợp của quyết định đầutư với quy hoạch của ngành và địa phương.
Đánhgiá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếucủa dự án (mục tiêu, quy mô, công nghệ, tiến độ, vốn, nguồn vốn, môi trường vàhiệu quả đầu tư); làm rõ những mâu thuẫn (nếu có) giữa quyết định đầu tư và nộidung dự án.
Đốivới dự án sử dụng vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy độngkhác của doanh nghiệp chỉ xem xét, đánh giá về mục tiêu, quy mô và bảo đảm môitrường của dự án.
Đánhgiá về năng lực của chủ đầu tư (năng lực về tài chính và chuyên môn, kinhnghiệm quản lý dự án).
2.2.Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư:
Giámsát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư là việc theo dõi, kiểm tra, xácđịnh mức độ đạt được của quá trình thực hiện dự án theo quyết định đầu tư.
Nộidung giám sát đánh giá quá trình thực hiện đầu tư bao gồm:
Theodõi, kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án, gồm:
Việcchấp hành các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán,dự toán; công tác đấu thầu; điều kiện khởi công xây dựng,...
Việcbố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án, việc thanh toán trong quátrình thực hiện dự án.
Việcthực hiện tiến độ, tổ chức quản lý dự án; các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Kiểmtra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, củangành và địa phương áp dụng đối với dự án: Đánh giá năng lực của Ban quản lý dựán theo phương thức thực hiện đầu tư đã lựa chọn.
Đánhgiá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu (khối lượng, tiến độ, chất lượng,giải ngân), ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư.
Trêncơ sở theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện nhữngvấn đề phát sinh (thay đổi thiết kế, dự toán, nguồn vốn, các điều kiện khác đểthực hiện dự án), các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc về cơchế, chính sách cần giải quyết.
Đềxuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơquan liên quan xem xét, giải quyết để đảm bảo tiến độ đầu tư.
Đốivới dự án sử dụng vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác, giámsát, đánh giá thực hiện đầu tư chỉ bao gồm một số nội dung sau:
Kiểmtra, đánh giá việc thực hiện tiến độ; các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụngđất đai.
Kiểmtra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, củangành và địa phương áp dụng đối với dự án.
d)Đối với dự án sử dụng nhiều nguồn vốn:
Đốivới dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn, nội dung giám sát, đánh giá được ápdụng theo nguồn vốn sử dụng đầu tư cho từng hạng mục trong trường hợp có thểtách riêng được nguồn vốn cho từng hạng mục, hoặc theo nguồn vốn có tỷ trọnglớn nhất trong trường hợp không tách riêng được nguồn vốn sử dụng cho từng hạngmục, hoặc theo phương thức quản lý áp dụng cho dự án đã được thỏa thuận của cácthành viên đối với các dự án sử dụng vốn góp của nhiều thành phần.
2.3.Đánh giá sau thực hiện dự án đầu tư:
a)Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư:
Đánhgiá kết thúc quá trình đầu tư là việc tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình thựchiện đầu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành dự án đưavào khai thác sử dụng. Nội dung đánh giá kết thúc quá trình đầu tư bao gồm:
Đốichiếu nội dung và kết quả thực hiện đầu tư với quyết định ban đầu để thấy rõnhững sai lệch, điều chỉnh các yếu tố của dự án trong quá trình thực hiện đầu tư.
Đánhgiá kết thúc quá trình đầu tư cần kết hợp với việc nghiệm thu công trình để nắmđược toàn diện các vấn đề liên quan đến dự án như sự đảm bảo tiêu chuẩn, quyphạm kỹ thuật và chất lượng công trình, ...
Đánhgiá việc thực hiện quyết toán công trình và giá trị tài sản cố định mới tăng.
Xácđịnh các nguyên nhân phát sinh khối lượng hoặc điều chỉnh thiết kế trong quátrình thực hiện đầu tư; xem xét căn cứ pháp lý, tính khả thi về mặt kỹ thuật vàmức chi phí các giải pháp khắc phục các yếu tố phát sinh trong quá trình thựchiện dự án.
Đánhgiá kết thúc quá trình đầu tư đối với dự án không muộn hơn 6 tháng kể từ khihoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
b)Đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án:
Đánhgiá quá trình khai thác vận hành dự án được thực hiện vào thời điểm thích hợpnhư khi mới đưa vào khai thác, sử dụng hay khi đạt được công suất thiết kế, khisản xuất ổn định,.... Nội dung đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án baogồm:
Đánhgiá hiệu quả đầu tư trên cơ sở so sánh chi phí và kết quả thực tế đạt được trongquá trình khai thác, vận hành.
Phântích tác động đối với dự án về các mặt sử dụng đất đai, chính sách về tàichính, xã hội, môi trường, năng lực quản lý của chủ đầu tư, biến động của thịtrường tới hiệu quả của dự án.
Đềxuất các biện pháp để đảm bảo khai thác, vận hành dự án có hiệu quả.
PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
1. Hệ thống thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
1.1.Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân địa phương
a)Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiệngiám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; giám sát, đánh giá các dự án quan trọngquốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và các dự án nhóm A được Thủtướng Chính phủ cho phép đầu tư.
BộKế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
Hướngdẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát,đánh giá đầu tư trong toàn quốc.
Tổchức thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc theo từng thờikỳ kế hoạch hoặc theo yêu cầu của Chính phủ và tổng hợp báo cáo đánh giá tổngthể đầu tư hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chínhphủ.
Chủtrì và phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ quản lý ngành và địaphương liên quan thực hiện giám sát, đánh giá các dự án quan trọng quốc gia, cácdự án nhóm A Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư trên phạm vi toàn quốc.
Tùytheo từng dự án cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các Bộ, ngành, địa phươngliên quan cử cán bộ, chuyên gia tham gia giám sát, đánh giá dự án dưới hìnhthức thành lập các tổ công tác liên ngành.
Báocáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm Ado Bộ tổ chức hoặc chủ trì tổ chức thực hiện.
Kiếnnghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các Bộ, ngành, địa phương liên quan (theothẩm quyền) về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầutư của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án nhóm A để đảm bảo tiếnđộ và hiệu quả đầu tư.
Xemxét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ khicó yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư.
b)Các Bộ, cơ quan quản lý tổng hợp (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa họcvà Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường) có nhiệm vụ cụ thể sau:
Phốihợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư theo yêu cầucủa Chính phủ;
Thamgia cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A doThủ tướng Chính phủ cho phép hoặc quyết định đầu tư đối với các lĩnh vực thuộcchức năng quản lý của Bộ;
Giảiquyết các kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư những vấn đềthuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.
c)Các Bộ quản lý chuyên ngành có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổchức thực hiện và báo cáo Thủ tướng chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thểđầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
Tổchức thực hiện giám sát đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyếtđịnh của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầutư);
Phốihợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A doThủ tướng Chính phủ quyết định hoặc cho phép đầu tư về các lĩnh vực thuộc phạmvi quản lý của mình;
Báocáo Thủ tướng Chính phủ (đồng thời gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về công tácgiám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý củamình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mìnhtheo chế độ quy định;
Kiếnnghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành khác về những vấn đề liên quan đếnhoạt động đầu tư chung của Bộ, ngành và liên quan đến các dự án thuộc thẩmquyền quản lý của mình để giải quyết 'kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảmbảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;
Cóý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành khicó yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư.
d)Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổchức thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thểđầu tư trong phạm vi quản lý của địa phương mình;
Tổchức thực hiện giám sát, đánh giá dự án các dự án thuộc thẩm quyền quyết địnhcủa mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư);
Phốihợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát đánh giá Các dự án nhóm A doThủ tướng Chính phủ quyết định hoặc cho phép đầu tư trên địa bàn của mình;
Giámsát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trườngcủa các dự án trên địa bàn của tỉnh, thành phố;
Báocáo Thủ tướng Chính phủ (đồng thời gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về công tácgiám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của mình và giám sát,đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quyđịnh;
Kiếnnghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạtđộng đầu tư chung của địa phương và liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyềnquản lý của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiếnđộ và hiệu quả đầu tư;
Cóý kiến hoặc giải quyết kịp thời các vấn đề về giải phóng mặt bằng, sử dụng đấtthuộc chức năng, nhiệm vụ của mình khi có yêu cầu của các Bộ, ngành và chủ đầutư.
1.2.Các doanh nghiệp, các chủ đầu tư:
Cácdoanh nghiệp, các chủ đầu tư có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tổchức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quyết định đầu tư hoặcthuộc quyền quản lý của mình và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan giámsát đầu tư của Nhà nước ở các cấp trực thuộc (Bộ, Ngành hoặc ủy ban nhân dâncấp tỉnh).
Đốivới các dự án nhóm A ngoài báo cáo cấp quyết định đầu tư, hàng quý chủ đầu tưphải gửi báo cáo tới cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổnghợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Pháthiện và báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan tổchức giám sát đầu tư những khó khàn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thựchiện dự án và kiến nghị các giải pháp khắc phục; kiến nghị người có thẩm quyềnquyết định đầu tư điều chỉnh dự án trong trường hợp cần thiết.
Kiếnnghị cấp có thẩm quyền, các Bộ, ngành, địa phương về những vấn đề cần giảiquyết liên quan đến dự án do mình quản lý độ đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
Banquản lý dự án tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quản lý vàbáo cáo chủ đầu tư về công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo các nộidung do chủ đầu tư quy định đồng thời phát hiện, báo cáo kịp thời với chủ đầu tưnhững khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và kiếnnghị các giải pháp khắc phục.
1.3.Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
Cáccơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có chứcnăng giúp lãnh đạo các Bộ, các ngành và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tưcó nhiệm vụ cụ thể sau:
Cókế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư do cấp có thẩm quyền thông qua và tổ chứcthực hiện các công việc giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi trách nhiệm đượcgiao.
Tổchức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm viBộ, ngành, địa phương hoặc các dự án (đối với các chủ đầu tư) do mình quản lý.
Thuthập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ giám sát, đánh giá đầu tư theotừng đối tượng quy định.
Thựchiện xem xét, phân tích, đánh giá cáo thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sátđánh giá đầu tư phù hợp với nội dung và yêu cầu quy định trình các cấp có thẩmquyền xem xét.
Cơquan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có các quyền hạn sau:
Yêucầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát đánh giá đầu tư ở các cấp liên quanbáo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liênquan đến nội dung giám sát, đánh giá đầu tư nếu thấy cần thiết.
Trongtrường hợp cần thiết có thể tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các cơ quan, đơnvị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan, với chủ đầu tư vàkiểm tra trực tiếp tại hiện trường. Cơ quan có nhu cầu tiếp xúc, trao đổi trựctiếp hoặc kiểm tra trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làmviệc cụ thể và thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan.
Kiếnnghị với cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc hủy bỏquyết định đầu tư đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quátrình giám sát, đánh giá đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báocáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tưcủa chủ đầu tư, của các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi nhiệm vụ giámsát, đánh giá được quy định và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ viphạm.
1.4.Giám sát của cộng đồng
Bêncạnh việc giám sát thường xuyên, trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước,chủ các chương trình, các dự án đầu tư (kể cả dự án của tư nhân) sau khi quyếtđịnh đầu tư phải công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kếhoạch đầu tư (tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi chiếm đất, vốn đầu tư, nguồnvốn, chủ đầu tư, tiến độ thực hiện,...) tại địa điểm thực hiện đầu tư, trụ sởHội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân địa phương nơicó dự án, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chủđầu tư có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng nhân dân địa phương các cấp về cácnội dung cơ bản của dự án để Hội đồng nhân dân và nhân dân địa phương giám sát.Dự án của các ngành, cơ quan trung ương phải thông báo cho Hội đồng nhân dâncấp tỉnh nơi có dự án; dự án của các ngành và cơ quan cấp tỉnh phải thông báocho Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi có dự án; dự án của các ngành và cơ quancấp huyện phải thông báo cho Hội đồng nhân dân cấp xã nơi có dự án để Hội đồngnhân dân các cấp tổ chức giám sát. Dự án do xã làm chủ đầu tư phải công khaitrong cộng đồng nhân dân xã đó.
Nhànước khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện dự án theoquyết định đầu tư và các quy định của Nhà nước, góp phần làm cho việc thực hiệndự án đúng quy định, tiết kiệm, có hiệu quả.
Giámsát của cộng đồng dân cư thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng vàHội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức xã hội có thểgửi ý kiến về dự án đến cơ quan được giao là đầu mối tổ chức thực hiện giám sátđánh giá đầu tư các cấp. Dự án do cấp nào quản lý thì ý kiến giám sát cộng đồngđược gửi về cơ quan đầu mối giám sát đầu tư cấp ấy.
Cáccơ quan tiếp nhận ý kiến có trách nhiệm xem xét, kiến nghị xử lý những vấn đềphát sinh và thông báo các kết luận tới nơi gửi ý kiến đóng góp
2. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
2.1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân công một đơn vị (Vụ) làm đầu mối thực hiện các nhiệmvụ về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phươngvà chủ đầu tư, cung cấp thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ và xử lý các vấn đề vềgiám sát, đánh giá đầu tư.
2.2.Các Bộ, ngành chỉ định đơn vị (Vụ hoặc Ban kế hoạch) chịu trách nhiệm thườngxuyên về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, ngành; hướng dẫn thực hiện giám sát,đánh giá đầu tư đối với các đơn vị trực thuộc, các dự án được Bộ, ngành phâncấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới.
2.3.Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu tráchnhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư củatỉnh, thành phố; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấpđơn vị trực thuộc, các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới.
2.4.Doanh nghiệp, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chỉ định bộ phận chịu trách nhiệmthường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dựán thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
1.Tổ chức theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình:
Cáccơ quan thực hiện nhiệm vụ theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiệnđầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trên cơ sở các thông tin, báo cáo định kỳtheo hệ thống và chế độ quy định.
Cáccơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các Bộ, ngành và địa phương cần tổchức mạng thông tin liên thông để thu thập và cập nhật thông tin, phối hợp theodõi và đánh giá tình hình đầu tư.
2.Kiểm tra, xem xét thường xuyên:
Cáccơ quan nhà nước thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện nhiệm vụ giámsát, đánh giá đầu tư bằng việc kiểm tra, xem xét thường xuyên hoạt động đầu tưthuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Trongtrường hợp phát hiện có những dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đầu tư,những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án hoặc có những vấn đềchưa rõ trong Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư thì các cơ quan,đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể yêu cầu chủ đầu tư báo cáohoặc tiến hành giám sát tại chỗ về vấn đề cần tìm hiểu.
Cáccơ quan nhà nước thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể thực hiện các nhiệmvụ giám sát, đánh giá đầu tư tại các cơ quan quản lý đầu tư các cấp của các Bộ,ngành, địa phương, tại hiện trường của dự án.
Việcgiám sát tại chỗ chỉ tiến hành khi thấy cần thiết phải trao đổi, tiếp xúc vớicác cơ quan, đơn vị quản lý đầu tư hoặc quan sát trực tiếp đối tượng đầu tư. Trườnghợp có yêu cầu thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư tại chỗ, cơ quan thực hiệngiám sát, đánh giá đầu tư cầu báo cáo và phải được người có thẩm quyền quyếtchính. Việc thực hiện giám sát tại chỗ phải có kế hoạch, chương trình làm việccụ thể và thông báo trước ít nhất là 5 ngày làm việc cho cơ quan, đơn vị liênquan biết.
3.Tổ chức đánh giá hoạt động đầu tư:
Ngoàiviệc đánh giá tổng thể đầu tư và tình hình thực hiện dự án đầu tư theo định kỳ,các cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư các cấp có thể thực hiện nhiệm vụ đánhgiá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án (gọi chung là đánh giá đầu tư) vào thờiđiểm cần thiết theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của người quyết định đầutư như đã nêu ở phần nội dung giám sát, đánh giá đầu tư.
Nhiệmvụ, nội dung và thời điểm đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án đầu tưdo cơ quan cấp trên hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyếtđịnh.
Cơquan, đơn vị được giao nhiệm vụ đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự ánđầu tư có thể mời các tổ chức tư vấn, chuyên gia có đủ năng lực chuyên môn vềcác lĩnh vực liên quan tham gia. Các tổ chức tư vấn và chuyên gia thực hiệnđánh giá đầu tư trên cơ sở hợp đồng với đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụnày. Khi có nhu cầu thuê các tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia thực hiện đánh giáđầu tư, các đơn vị được giao thực hiện đánh giá đầu tư phải có kế hoạch trìnhngười có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư.
4.1.Chế độ báo cáo
Cáccơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các cấp (các Bộ, ngành, địaphương, chủ đầu tư) thực hiện chế độ báo cáo quy định như sau:
1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tưhàng năm và từng thời kỳ kế hoạch theo yêu cầu của Chính phủ; tổng hợp báo cáovề giám sát tổng thể đầu tư 6 tháng một lần; báo cáo tổng hợp giám sát, đánhgiá dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc một quý một lần.
2.Các Bộ, ngành, địa phương định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánhgiá tổng thể đầu tư 6 tháng một lần, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đểtổng hợp. Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngthực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo quy định của các Bộ, ngành và địa phương.
3.Chủ đầu tư thực hiện báo cáo quý, 6 tháng và năm cho cơ quan đầu mối thực hiệngiám sát, đánh giá đầu tư của Bộ ngành, tỉnh chủ quản của mình, chủ đầu tư dựán của các bộ, ngành đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan đầu mối thực hiện giámsát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án.
Riêngchủ đầu tư dự án nhóm A ngoài việc lập và gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tưdự án đến cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của các Bộ, ngànhvà địa phương, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo quý, 6 tháng,năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đốivới các dự án hoàn thành đưa vào hoạt động chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giákết thúc quá trình đầu tư không chậm hơn 6 tháng kể từ khi hoàn thành đưa dự ánvào khai thác, sử dụng theo nội dung quy định và gửi đến các cơ quan thực hiệngiám sát, đánh giá đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương trực thuộc và Bộ Kếhoạch và Đầu tư (đối với dự án nhóm A).
Cácchủ đầu tư chịu trách nhiệm báo cáo đánh giá quá trình khai thác, vận hành dựán theo nội dung quy định gửi đến các cơ quan thực hiện giám sát đánh giá đầu tưcủa các Bộ, ngành và địa phương trực thuộc và đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch vàĐầu tư (đối với dự án nhóm A).
4.Ban quản lý dự án thực hiện bác cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án do mìnhquản lý theo quy định của chủ đầu tư.
Nộidung báo cáo định kỳ của các cấp thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo mẫunêu trong phần Phụ lục.
4.2.Thời hạn báo cáo định kỳ:
1.Chủ đầu tư:
Gửibáo cáo quý về giám sát, đánh giá dự án đầu tư đến các cơ quan đầu mốithực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, ngành và địa phương và Bộ Kế hoạchvà Đầu tư để tổng hợp (đối với dự án nhóm A) trong thời gian 5 ngày đầu của quýsau.
2.Các Bộ, ngành và địa phương:
Báocáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong thời gian10 ngày đầu tháng 7 (đối với báo cáo 6 tháng) và 15 ngày đầu tháng 01 năm sau(đối với báo cáo năm)
3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Báocáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm trong tháng 02 nămsau.
Báocáo quý về giám sát đánh giá dự án đầu từ nhóm A trong tháng đầu của quý sau.
4.Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể có báo cáo bất thườngkhi cần thiết.
PHẦN IV
TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁĐẦU TƯ
1.Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
1.1.Thủ trưởng các Bộ ngành, địa phương, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quảdo không tổ chức thực hiện việc giám sát đánh giá đầu tư hoặc không báo cáotheo quy định.
1.2.Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư phải chịutrách nhiệm về nội dung các báo cáo của mình.
1.3.Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình và phải chịu trách nhiệmtheo quy định của pháp luật về mọi hậu quả phát sinh do không thực hiện haythực hiện không đầy đủ các quy định về giám sát đầu tư hoặc do báo cáo, cungcấp thông tin sai sự thực về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi mình quảnlý.
1.4.Các Bộ, ngành, địa phương phải xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh,các kiến nghị của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư, chủ đầu tư về những vấn đềthuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhậnđược văn bản đề nghị của bên có liên quan và chịu trách nhiệm về các quyết địnhvề việc xử lý đó hoặc báo cáo kịp thời với cấp trên các vấn đề vượt thẩm quyền.
2.Xử lý vi phạm các quy định về giám sát đánh giá đầu tư:
2.1Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo giámsát, đánh giá đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủvà kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp.
2.2.Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chếđộ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp cóthẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính hoặc đề nghị ngừngthực hiện dự án.
2.3.Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan trong trườnghợp phải ngừng thực hiện dự án do không báo cáo kịp thời.
2.4.Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh đầu tư đối với các dự án khôngthực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định.
2.5.Các dự án sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau nếu không có đầy đủ báo cáogiám sát, đánh giá đầu tư năm trước. Dự án chỉ được phê duyệt quyết toán vốnđầu tư khi thực hiện đầy đủ các quy định giám sát, đánh giá đầu tư.
3. Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư và xây dựng trong quá trìnhgiám sát đánh giá đầu tư:
3.1.Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp cóthẩm quyền những trường hợp vi phạm Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trongcác hoạt động đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định.
3.2.Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợpvi phạm về quản lý đầu tư và xây dựng sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước phápluật về các sai phạm và hậu qua gây ra.
PHẦN V
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
1. Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1.1.Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm các chi phí có liên quan đền công tácgiám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp, bao gồm:
a)Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư được sử dụng bằng nguồnkính phí sự nghiệp của cơ quan thực hiện nhiệm vụ này.
b)Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư được tính trong tổng mứcđầu tư của dự án.
2.2.Việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện hướng dẫn củaBộ Tài chính. Định mực chi phí giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Xây dựng quyđịnh.
2. Hiệu lực và tổ chức thực hiện
1.Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2000/TT-BKH ngày 10 tháng 01 năm 2000 củaBộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về giám định đầu tư và có hiệu lực sau 15 ngày,kể từ ngày đăng Công báo.
2.Các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư cần tổ chức triển khai ngay công tácgiám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của,thông tư này.
CácBộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện ngay từ 6 tháng đầu năm 2003 và có báocáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
Đốivới công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư:
Cácdự án đầu tư được phê duyệt sau ngày Nghị định số 07/CP có hiệu lực, hoặc đã đượcphê duyệt trước ngày Nghị định số 07/CP có hiệu lực nhưng chưa triển khai thựchiện thì thực hiện ngay công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định củaThông tư này.
Cácdự án đầu tư được phê duyệt trước ngày Nghị định số 07/CP có hiệu lực và đangtriển khai thực hiện dự án và công tác giám định đầu tư theo quy định của Nghịđịnh số 52/CP và Thông tư số 01/2000/TT-BKH ngày 10 tháng 01 năm 2000 của Bộ Kếhoạch và Đầu tư trước đây, nay thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tưtheo quy định của Thông tư này.
BộKế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Thông tư này.
3.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phươngvà các đơn vị có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xemxét, xử lý nhằm thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư./.
Mẫu số 1/GĐĐT:
Báo cáo đánh giá tổng thể đầu tư của các Bộ, ngành, địaphương
BỘ......(UBND TỈNH........) số ........./BCĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày ........tháng........năm........... |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ ĐẦU TƯ NĂM ............
I. Tình hình thực hiện đầu tư
1.Vốn đầu tư thực hiện trong năm
| Vốn đầu tư thực hiện theo quý | Cả năm |
Quý I | Quý II | Quý III | Quý IV |
Kế hoạch | | | | | |
Thực hiện | | | | | |
% hoàn thành kế hoạch | | | | | |
% So với cùng kỳ năm trước | | | | | |
Công trình khởi công mới | | | | | |
Công trình hoàn thành | | | | | |
2.Cơ cấu đầu tư
Theongành (theo quy định báo cáo thống kê đối với Bộ, ngành, địa phương)
Số thứ tự | Ngành | Năm trước năm báo cáo | Năm báo cáo |
Tổng mức (tr. đồng) | Tỷ lệ % | Tổng mức (tr. đồng) | Tỷ lệ% |
1 | | | | | |
2 | | | | | |
... | | | | | |
Theokhoản mục chi phí đầu tư
Số thứ tự | Khoản mục chi phí đầu tư | Năm trước năm báo cáo | Năm báo cáo |
Tổng mức (tr. đồng) | Tỷ lệ % | Tổng mức (tr. đồng) | Tỷ lệ % |
| Tổng số | | | | |
1 | Xây lắp | | | | |
2 | Thiết bị | | | | |
3 | Chi phí khác trong đó: đền bù, tái định cư | | | | |
3.Kết quả đầu tư
| Hàng quý | Cả năm |
Quý I | Quý II | Quý III | Quý IV |
Giá trị tài sản mới tăng | | | | | |
Tỷ lệ % so với vốn đầu tư thực hiện | | | | | |
II. Đánh giá tình hình và kết quả đầu tư
1.Đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch hoặc so với thực tế cùng kỳ (đánh giácủa cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư; những vấn đề mới phát hiện trong quátrình giám sát, đánh giá đầu tư liên quan đến chính sách, định hướng ở tầm vĩmô,...). 2. Phân tích nguyên nhân tác động đến tình hình và kết quả đầu tư.
III. Đề xuất và kiến nghị các.giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
1.Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.
a)Giải pháp thuộc về cơ chế, chính sách.
b)Giải pháp kinh tế - kỹ thuật.
c)Giải pháp quản lý thực hiện đầu tư.
Mẫu số 2/GĐĐT
Báo cáo hàng năm về giám sát đầu tư
của các Bộ, ngành, địa phương
Bộ......(UBND TỉNH........) số ........./BCĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc .........,ngày ........tháng........năm........... |
BÁO CÁO THỰC HIỆN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ
(báo cáo 6 tháng, năm)
I. Tìnhhình thực hiện giám sát đầu tư
Số thứ tự | Chỉ tiêu | Tổng số | Phân theo nhóm |
A | B | C |
1 | Số dự án thực hiện đầu tư trong năm | | | | |
2 | Số dự án được quyết định đầu tư trong năm | | | | |
3 | Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm | | | | |
4 | Số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm | | | | |
5 | Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư: - Không phù hợp quy hoạch - Không đúng thẩm quyền - Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án - Đấu thầu không đúng quy định - Bỏ giá thầu không phù hợp - Phê duyệt không kịp thời . - Ký hợp đồng không đúng quy định - Chậm tiến độ - Chất lượng xây dựng thấp - Có lãng phí | | | | |
6 | Số dự án phải điều chỉnh: - Nội dung đầu tư - Tiến độ đầu tư - Vốn đầu tư | | | | |
7 | Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác.nhau | | | | |
8 | Số dự án đưa vào hoạt động nhưng không có hiệu quả | | | | |
II. Đánhgiá tình hình thực hiện giám sát đầu tư và kết quả đạt được
1.Đánh giá tình hình: Phân tích kết quả thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; đốichiếu với năm trước.
2.Phân tích nguyên nhân: Phân tích các nguyên nhân về điều kiện thực hiện đầu tư,về tổ chức quản lý đầu tư
III. Đềxuất kiến nghị
1.Các đề xuất về đổi mới cơ chế chính sách, điều hành của Chính phủ, các Bộ,ngành.
2.Các đề xuất về tổ chức thực hiện.
Mẫu số 03/GĐĐT
Báo cáo quý về giám sát, đánhgiá dự án đầu tư
của các Bộ, ngành, địa phươnggửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ......(UBND TỈNH........) số ........./BCĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày ........tháng........năm........... |
BÁO CÁO TỔNG HỢP VỀ GIÁMSÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Quý ......../năm............
I.Tình hình thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư
Số thứ tự | Chỉ tiêu | Tổng số | Phân theo nhóm |
A | B | C |
1 | Số dự án thực hiện đầu tư trong quý | | | | |
2 | Số dự án được quyết định đầu tư trong quý | | | | |
3 | Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong quý | | | | |
4 | Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư: - Không phù hợp quy hoạch - Không đúng thẩm quyền - Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án | | | | |
5 | Số dự án phải điều chỉnh: - Nội dung đầu tư - Tiến độ đầu tư - Vốn đầu tư | | | | |
6 | Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau | | | | |
Cácmục từ 1 đến 6 phải kèm theo danh mục cụ thể theo bảng sau
TT | Tên dự án | Địa điểm xây dựng | Tổng mức đầu tư | Tiến độ thực hiện |
I | Dự án nhóm A | | | |
1 | | | | |
2... | | | | |
II | Dự án nhóm B | | | |
1 | | | | |
2... | | | | |
III | Dự án nhóm C | | | |
1 | | | | |
2... | | | | |
II.Những giải pháp và kiến nghị xử lý
1.Giải pháp xử lý đối với các dự án vi phạm các quy định về quản lý đầu tư hoặcgặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2.Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành, địa phương liên quan về cácbiện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của các dự án.
Mẫu số 4/GĐĐT
Báo cáo đánh giá về chuẩn bịđầu tư dự án của Chủ đầu tư
{(gửi cơ quan đầu mối của Bộ,ngành, địa phương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(đối với dự án nhóm A)}
Bộ......(UBND TỈNH........) ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ số ........./BCĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc .........,ngày ........tháng........năm........... |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHUẨN BỊĐẦU TƯ DỰ ÁN
Tên dự án: | Địa điểm xây dựng: |
I.Các chỉ tiêu chủ yếu theo Quyết định đầu tư
1.Mục tiêu chính:
2.Quy mô, công suất:
3.Địa điểm, diện tích đất sử dụng:
4.Tổngmức đầu tư:
5.Nguồn vốn:
6.Tiến độ thực hiện:
II.Báo cáo đánh giá ban đầu về dự án
1.Các văn bản về quyết định đầu tư (cơ quan, số, ngày tháng năm quyết định đầu tư).
2.Cơ quan thẩm tra, thẩm định dự án (nêu rõ tên, địa chỉ cơquan, đơn vị tham gia thẩm tra, thẩm định dự án).
3.Hình thức quản lý dự án (theo hướng dẫn của Bộ Xâydựng).
4.Cơ cấu, nhân sự Ban quản lý dự án (số lượng, chuyên ngànhvà trình độ chuyên môn).
5.Đánh giá sự phù hợp của mục tiêu, quy mô đầu tư với các quy hoạch được duyệt(Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch ngành; Quy hoạch xâydựng).
6.Đánh giá tổng thể về tính khả thi của các yếu tố chính của dự án (quy mô, côngnghệ, giải pháp xây dựng, vốn và nguồn vốn, tiến độ thực hiện, môi trường).
7.Những vấn đề cần quan tâm xử lý để đảm bảo thực hiện dự án có kết quả.
Mẫu số 5/QĐĐT
Báo cáo kế hoạch triển khaithực hiện dự án
Bộ......(UBND TỈNH........) ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ số ........./BCĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc .........,ngày ........tháng........năm........... |
BÁO CÁO KẾ HOẠCH TRIỂN KHAITHỰC HIỆN DỰ ÁN
(do Chủ đầu tư tự lập và tựđánh giá trong quá trình thực hiện)
1.Kế hoạch tiến độ thực hiện dự án
Số thứ tự | Tên công việc chính | Thời gian bắt đầu | Thời gian kết thúc | Đơn vị thực hiện | Cơ quan phê duyệt (nếu có) |
1 | | | | | |
2 | | | | | |
... | | | | | |
2.Kế hoạch huy động vốn
Số thứ tự | Nguồn vốn | Nội dung Sử dụng vốn | Tổng số (1000 đ) | Thời gian huy động |
1 | | | | |
2 | | | | |
... | | | | |
3.Kế hoạch đưa vào khai thác huy động từng phần nếu có
Số thứ tự | Tên hạng mục/bộ phận dự định đưa vào huy động | Công suất/ năng lực phục vụ | Vốn đầu tư (1000 đ) | Thời gian đưa vào huy động |
1 | | | | |
2 | | | | |
... | | | | |
Mẫu số 6/GĐĐT:
Báo cáo giám sát, đánh giá vềthực hiện dự án của
{gửi cơ quan đầu mối của Bộ,ngành, địa phương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(đối với dự án nhóm A)}
Bộ......(UBND TỈNH........) ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ số ........./BCĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày ........tháng........năm........... |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁTHỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
QUÝ ............/NĂM...........
Tên dự án: | , Địa điểm xây dựng: |
I.Các chỉ tiêu chủ yếu theo Quyết định đầu tư
1.Mục tiêu chính:
2.Quy mô, công suất:
3.Địa điểm, diện tích đất sử dụng:
4.Tổng mức đầu tư:
5.Nguồn vốn:
6.Tiến độ thực hiện:
II.Tình hình thực hiện dự án
1.Kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện dự án (ghi rõ các mốc thời gian thựchiện các công việc chính hoặc giai đoạn theo Kế hoạch được duyệt).
2.Kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.Tình hình thực hiện dự án.
3.1.Phê duyệt thiết kế, Tổng dự toán, dự toán các hạng mục: Số lượng các hạng mụchoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán; mức hoàn thành theo số lượng hạng mục vàtheo mức vốn đầu tư:
3.2.Thực hiện đấu thầu:
3.2.1.Kết quả lựa chọn nhà thầu:
Số thứ tự | Tên gói thầu và phương thức lựa chọn nhà thầu | Tình hình thực hiện |
Giá gói thầu (theo KH đấu thầu) | Giá trúng thầu | So với KH đấu thầu |
1 | | | | |
2... | | | | |
3.2.2.Tiến độ thực hiện đấu thầu:
3.3.Thực hiện khối lượng:
Số thứ tự | Chỉ tiêu | Tình hình thực hiện |
Quý báo cáo | Lũy kế | So với KH hoặc giá gói thầu |
1 | Nguồn vốn đã huy động được | | | |
2 | Vốn đầu tư thực hiện: - Vốn xây lắp: - Vốn thiết bị: - Vốn khác: | | | |
3 | Vốn đầu tư đã được giải ngân | | | |
4 | Giá trị khối lượng đã thanh toán cho nhà thầu | | | |
5 | Vốn đã được quyết toán (nếu có) | | | |
3.4.Tiến độ thực hiện: Đối chiếu kế hoạch tiến độ, đánh giá mức độ đảm bảo, nguyênnhân chậm (nếu có); biện pháp khắc phục.
3.5.Những vấn đề khác: Môi trường, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, ápdụng chính sách, chế độ,... (phân tích so với hồ sơ được duyệt).
3.6.Những vấn đề phát sinh: Thay đổi thiết kế, biện pháp thi công, khối lượng, thayđổi vốn, nguồn vốn, sự cố,
III. Đánhgiá tình hình thực hiện dự án:
1.Đánh giá chung tình hình thực hiện dự án trên các mặt chủ yếu: Thủ tục xây dựngcơ bản, khối lượng thực hiện, tiến độ, giải ngân,... Đánh giá mức độ đạt đượcso với kế hoạch, những tồn tại, vướng mắc.
2.Phân tích nguyên nhân những tồn tại, trách nhiệm.
3.Các giải pháp xử lý các tồn tại, vướng mắc.
IV. Kiếnnghị
Kiếnnghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành, địa phương hên quan, các cấp thẩmquyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án.
Mẫu số 7/GĐĐT
Báo cáo giám sát, đánh giákết thúc đầu tư dự án
{của Chủ đầu tư gửi cơ quanđầu mối của Bộ, ngành, địa phương và Bộ Kếhoạch và Đầu tư
(đối với dự án nhóm A)}
Bộ......(UBND TỈNH........) ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ số ........./BCĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày ........tháng........năm........... |
BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁKẾT THÚC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Têndự án:
I.Đánh giá kết quả thực hiện dự án
Số thứ tự | Chỉ tiêu | Theo QĐ đầu tư | Theo QĐ điều chỉnh (nếu có) | Thực tế | Chênh lệch |
1 | Mục tiêu đầu tư | | | | |
2 | Quy mô đầu tư Các hạng mục chính | | | | |
3 | Tổng mức đầu tư: Phân theo: - Xây lắp - Thiết bị - Khác | | | | |
4 | Tiến độ thực hiện - Khởi công - Kết thúc đưa vào HĐ | | | | |
5 | Đánh giá về chất lượng công trình theo tiêu chuẩn, quy phạm (khi nghiệm thu) | | | | |
II.Nhận xét, đánh giá về dự án:
1.Đánh giá chung về quá trình thực hiện dự án: Mức độ đạt được theo các chỉ tiêuchủ yếu nói trên.
2.Phân tích các nguyên nhân đạt được kết quả tốt, tồn tại, thiếu sót; xác địnhtrách nhiệm đối với từng vấn đề, từng việc.
3.Đánh giá khả năng phát huy hiệu quả của dự án; những vấn đề cần xử lý tiếp đểdự án phát huy hiệu quả.
III.Kiến nghị
Kiếnnghị của Chủ đầu tư với các cấp, các ngành, địa phương về những vấn đề liênquan cần được hỗ trợ, phối hợp để đảm bảo dự án hoạt động có hiệu quả.