Văn bản pháp luật: Thông tư 04/2003/TT-BKH

Võ Hồng Phúc
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 04/2003/TT-BKH
Thông tư
...
17/06/2003

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sửa đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư

Bộ trưởng
2.003
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Toàn văn

bộ kế hoạch và đầu tư cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

THÔNGTƯ

Hướng dẫn về thẩm tra, thẩmđịnh dự án đầu tư;

sửa đổi, bổ sung một số điểmvề Hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư

 

Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng1 năm 2003 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 07/CP) về việc sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (gọi tắt là NĐ 52/CP) và Nghịđịnh số 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là NĐ12/CP);

Căn cứ Nghị định số 61/CP ngày 06 tháng 6 năm2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máycủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướngdẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sửa đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơthẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁPDỤNG

1. Về đối tượng áp dụng:

Thông tư này hướng dẫn công tác thẩm tra, thẩmđịnh các dự án đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng banhành kèm theo các NĐ 52/CP, NĐ 12/CP và NĐ 07/CP của Chính phủ, cụ thể là:

Các dự án đầu tư nhóm A cần phải lập Báo cáoNghiên cứu tiền khả thi (NCTKT) theo quy định phải được Thủ tướng Chính phủ xemxét, thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư.

Các dự án nhóm A thuộc diện không cần lập Báocáo NCTKT, được phép lập ngay Báo cáo Nghiên cứu khả thi (NCKT) phải thực hiệnthẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ để xin phép đầu tư.

Các dự án nhóm A sau khi được Thủ tướng Chínhphủ cho phép đầu tư và các dự án nhóm B, C phải thực hiện thẩm định trước khiquyết định đầu tư.

2. Về phạm vi áp dụng:

2.1. Các dự án quan trọng quốc gia được Quốc hộiquyết định chủ trương đầu tư do Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tưtổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thực hiện theoquy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

2.2. Các dự án đầu tư của cơ quan đại diện ViệtNam tại nước ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh, quốc phòng, dự ánmua sở hữu bản quyền được được tổ chức thẩm định theo quyết định của Thủ tướngChính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan trình dự án.

2.3. Các dự án đầu tư nhóm A có sử dụng vốn ODAđược tổ chức thẩm định theo quy định tại Khoản 3 - Điều 18 của Nghị định số17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chếQuản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (dưới đây gọi tắt là Nghịđịnh 17/CP) và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.4. Các dự án đầu tư trong nước theo phươngthức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T) thực hiện thẩm địnhtheo Quy chế đầu tư theo hình thức BOT trong nước ban hành kèm theo Nghị định77/CP ngày 18 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ.

II. THÔNG QUA BÁO CÁO NCTKT, CHO PHÉP ĐẦU TƯ

1. Các dự án cần lập và trình Thủ tướng Chínhphủ thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư:

a) Các dự án cần phải lập Báo cáo NCTKT theo quyđịnh tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định 07/CP, gồm:

Các dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đượcduyệt; hoặc chưa có văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;

Đối với dự án nhóm B khi cần thiết lập Báo cáoNCTKT thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc lập Báo cáoNCTKT.

b) Các dự án nhóm A sau đây không phải lập Báocáo NCTKT, được phép lập ngay Báo cáo NCKT:

Các dự án đã có 1 trong 3 loại quy hoạch đượcduyệt (quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xãhội, quy hoạch xây dựng) và có ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phêduyệt các quy hoạch còn lại.

2. Thủ tục thông qua báo cáo NCTKT:

Các dự án nhóm A cần lập Báo cáo NCTKT theo quyđịnh phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua và cho phép đầu tư.

Chủ đầu tư dự án nhóm A hoặc người có thẩm quyền(đối với dự án chưa có điều kiện xác định chủ đầu tư) có trách nhiệm lập vàtrình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ Báo cáo NCTKT, đồng gửi Bộ quản lý ngành, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng (đối với dự án đầu tư có xây dựng),UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để có ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ vềcác vấn đề liên quan đến dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước củamình.

Các dự án nhóm B cần lập Báo cáo NCTKT thì ngườicó thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, thông qua Báo cáo NCTKT, cho phép lậpBáo cáo NCKT. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập và trình người có thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư hồ sơ Báo cáo NCTKT để xem xét, thông qua.

3. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Báocáo NCTKT và cho phép đầu tư:

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Báocáo NCTKT và cho phép đầu tư gồm:

Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Chủ đầu tư hoặccủa người có thẩm quyền (đối với dự án chưa có điều kiện xác định Chủ đầu tư)đề nghị thông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư kèm theo Báo cáo NCTKT củadự án;

Nội dung Báo cáo NCTKT của dự án theo quy địnhtại Điều 23 của Nghị định 52/CP được cụ thể hoá phù hợp với ngành kinh tế - kỹthuật.

Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cáchpháp nhân của Chủ đầu tư;

Phương án dự kiến huy động vốn của dự án; nếuchủ đầu tư là các doanh nghiệp cần có Báo cáo sơ bộ về năng lực tài chính củachủ đầu tư.

Các văn bản pháp lý liên quan đến địa điểm và sửdụng đất đai của dự án và các văn bản pháp lý khác.

4. Thời hạn xem xét hồ sơ của các cơ quan nhà nướcvà thông qua Báo cáo NCTKT:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ quản lýngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản về dự ángửi Thủ tướng Chính phủ để có cơ sở xem xét quyết định thông qua Báo cáo nghiêncứu tiền khả thi, cho phép đầu tư.

Thời hạn Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết địnhviệc thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép đầu tư quy định tạiQuy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 23/2003/NĐ-CPngày 12 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ.

III. THẨM TRA, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Thẩm tra dự án trình Thủ tướng Chính phủ xinphép đầu tư:

1.1. Các dự án đầu tư nhóm A được phép lập ngayBáo cáo NCKT, không cần lập báo cáo NCTKT phải được thẩm tra để trình Thủ tướngChính phủ cho phép đầu tư trước khi thẩm định và quyết định đầu tư.

Các dự án không phải thẩm tra để xin phép đầu tư:

Các dự án nhóm B và C;

Các dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủthông qua Báo cáo NCTKT và cho phép đầu tư.

1.2. Việc tổ chức thẩm tra các dự án nhóm A docơ quan quản lý nhà nước thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phépđầu tư quy định như sau:

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quảnlý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị- xã hội được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng),Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có dự án đầu tư nhóm A tổ chức thẩm tra vàtrình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư.

Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư pháttriển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác: Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dântỉnh tổ chức thẩm tra dự án của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình vàtrình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư.

Các dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu côngnghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao theo quy định của Nghị định 36/CP ngày24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khucông nghệ cao do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm tra trình Thủ tướng Chínhphủ cho phép thành lập và cho phép đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn của doanhnghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp đăng ký thành lập ở một địa phương nhưngcó dự án đầu tư ở một địa phương khác: y bannhân dân cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư tổ chức thẩm tra Báo cáo NCKT và trìnhThủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư.

1.3. Hồ sơ trình thẩm tra, xin phép đầu tư cácdự án nhóm A gồm:

Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư kèmtheo Báo cáo NCKT của dự án và Báo cáo xin phép đầu tư của Chủ đầu tư.

Báo cáo NCKT của dự án được lập phù hợp với nộidung quy định tại Điều 24 Nghị định 52/CP và được cụ thể hoá phù hợp với ngànhkinh tế-kỹ thuật.

Báo cáo xin phép đầu tư của Chủ đầu tư được quyđịnh như sau:

Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước,nội dung Báo cáo xin phép đầu tư theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định07/CP;

Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, nội dung Báo cáoxin phép đầu tư như quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 07/CP (trừ các vănbản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan);

Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp và các nguồn vốn khác, nội dung Báo cáo xin phép đầu tư nêutại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 07/CP (trừ các nội dung về phương án công nghệ,khả năng tài chính, hiệu quả đầu tư dự án và các văn bản tham gia ý kiến củacác Bộ, ngành, địa phương có liên quan).

Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cáchpháp nhân của Chủ đầu tư: Quyết định thành lập (đối với các đơn vị hành chính,sự nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).

Văn bản xác nhận về khả năng huy động các nguồnvốn của dự án; đối với các doanh nghiệp đã hoạt động cần có Báo cáo tài chínhcó xác nhận của tổ chức kiểm toán trong hai năm gần nhất (đối với các doanhnghiệp hoạt động trên 2 năm), hoặc của năm trước (đối với các doanh nghiệp hoạtđộng chưa đủ 2 năm).

Văn bản liên quan đến địa điểm và sử dụng đấtđai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án chủ đầu tư đã có giấychứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc văn bản giới thiệu địa điểm, thoả thuận chothuê đất của cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án chủ đầu tư chưa có giấy chứngnhận quyền sử dụng đất);

Các văn bản cần thiết khác:

Văn bản phê duyệt quy hoạch;

Các văn bản thoả thuận về đền bù giải phóng mặtbằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái địnhcư);

Các thoả thuận, các hợp đồng, các hiệp định, cácvăn bản khác về những vấn đề liên quan;

1.4. Nội dung cần thẩm tra và lập Báo cáo thẩmtra để xin phép đầu tư:

a) Nội dung cần thẩm tra dự án:

Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,nội dung thẩm tra Báo cáo NCKT căn cứ vào nội dung Báo cáo xin phép đầu tư quyđịnh tại Khoản 4, Điều 1 của Nghị định 07/CP.

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác nội dung cần thẩm tra baogồm:

Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triểnkinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩmquyền phê duyệt;

Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia,trước hết là sử dụng đất đai;

Hiệu quả của dự án;

Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án;

Thời gian thực hiện dự án;

Khả năng thực hiện dự án của Chủ đầu tư;

nh hưởng về môi trường, sinhthái, phòng chống cháy nổ, an toàn, tái định cư, an ninh, quốc phòng.

b) Báo cáo thẩm tra dự án trình Thủ tướng Chínhphủ xin phép đầu tư:

Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm tra dự án vàlập Báo cáo xin phép đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm tra dự ánvà xin phép đầu tư được lập theo nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 1, Nghịđịnh 07/CP trên cơ sở:

Xem xét, đánh giá tính hợp pháp, đầy đủ và mứcđộ đạt được của nội dung Báo cáo NCKT trình xin phép đầu tư;

Tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan;

Những nhận xét, kiến nghị của Cơ quan tổ chứcthẩm tra đối với dự án.

1.5. Tổ chức thẩm tra dự án và trình Thủ tướngChính phủ xin phép đầu tư:

a) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập Báo cáoNCKT gửi hồ sơ xin thẩm tra dự án đến Cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm trabáo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp,tính chính xác, trung thực và đầy đủ về hồ sơ trình.

Số lượng hồ sơ là 10 bộ. Trong trường hợp cần bổsung, Cơ quan thẩm tra sẽ yêu cầu Chủ đầu tư gửi thêm.

b) Cơ quan tổ chức thẩm tra có trách nhiệm gửihồ sơ tới Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng (đối với các dựán đầu tư có xây dựng), Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quanđến dự án lấy ý kiến.

Trên cơ sở nội dung hồ sơ, các cơ quan được gửihồ sơ lấy ý kiến tập trung góp ý và đánh giá về những vấn đề thuộc chức năng,nhiệm vụ của mình, có ý kiến bằng văn bản gửi đến cơ quan thẩm tra dự án vàchịu trách nhiệm về những ý kiến đó.

c) Trên cơ sở xem xét hồ sơ dự án, ý kiến củacác bộ, ngành và địa phương liên quan, cơ quan tổ chức thẩm tra có trách nhiệmtổng hợp, lập Báo cáo thẩm tra gửi Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan tổ chức thẩmtra chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả thẩm tra.

Đối với các dự án nhóm A đầu tư bằng vốn ngânsách địa phương, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư,cơ quan thẩm tra dự án phải lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân về một số nội dungchủ yếu của dự án và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng củađịa phương.

Trong trường hợp cần phải triển khai thực hiệndự án gấp, cơ quan thẩm tra dự án phải trình xin ý kiến Thường trực Hội đồngnhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân ở kỳ họp gần nhất và công bố công khai trướckhi trình Thủ tướng Chính phủ.

Kèm theo Báo cáo thẩm tra gửi Thủ tướng Chínhphủ phải có bản sao ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, ý kiến củaHội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân.

1.6. Thời hạn thẩm tra và cho phép đầu tư:

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tổ chức thẩm tra có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án tớicác bộ, ngành, địa phương có liên quan để lấy ý kiến.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ, các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bảngửi cho cơ quan tổ chức thẩm tra.

Các yêu cầu giải trình bổ sung đối với dự án đượcthực hiện trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tổ chức thẩm tratiếp nhận hồ sơ dự án.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian chờ văn bản giải trình bổ sung) cơ quantổ chức thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm tra và xin phép đầu tư.

Thời hạn Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết địnhviệc cho phép đầu tư quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèmtheo Nghị định số 23/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ.

2. Thẩm định dự án để quyết định đầu tư

2.1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhànước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư đều phải tổ chức thẩm định trướckhi phê duyệt quyết định đầu tư.

Các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, người cóthẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định dự án.

Việc tổ chức thẩm định các dự án nhóm A chỉ đượcphép thực hiện sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.

Các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch ngành đượcduyệt, phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt quyhoạch mới đủ điều kiện trình duyệt, thẩm định để quyết định đầu tư.

2.2. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là ngườicó trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư.

2.3. Hồ sơ để thẩm định dự án đầu tư bao gồm:

a) Đối với dự án nhóm A:

Tờ trình của Chủ đầu tư gửi Cơ quan có thẩmquyền quyết định đầu tư (đối với những dự án Chủ đầu tư không tự thẩm định vàphê duyệt) kèm theo Báo cáo NCKT của dự án đã được hoàn chỉnh sau khi Thủ tướngChính phủ cho phép đầu tư.

Hồ sơ thẩm tra dự án và Báo cáo của cơ quan thẩmtra trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư;

Văn bản cho phép đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

Ý kiến thẩm định của tổ chứccho vay vốn (đối với các dự án sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phươngán trả nợ, về việc chấp thuận cho vay;

Các văn bản và số liệu cập nhật về đền bù giảiphóng mặt bằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối với các dự án có yêu cầutái định cư);

Đối với các dự án đã được Thủ tướng Chính phủthông qua Báo cáo NCTKT, cần bổ sung một số văn bản chưa có trong hồ sơ trìnhthông qua Báo cáo NCTKT như: Văn bản xác nhận về khả năng huy động các nguồnvốn của dự án; Báo cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán trong hainăm gần nhất (đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trên 2 năm) hoặc của năm trước(đối với các doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 2 năm); Các văn bản thoảthuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối vớicác dự án có yêu cầu tái định cư); Các thoả thuận, các hợp đồng, các hiệp định,các văn bản khác về những vấn đề liên quan;...

b) Đối với các dự án nhóm B và C:

Tờ trình của Chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩmquyền quyết định đầu tư (đối với những dự án Chủ đầu tư không tự tổ chức thẩmđịnh và quyết định đầu tư) kèm theo Báo cáo NCKT dự án.

Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập phù hợp vớinội dung quy định tại điều 24 của Nghị định 52/CP và được cụ thể hoá phù hợpvới ngành kinh tế - kỹ thuật.

Văn bản thông qua Báo cáo NCTKT của người cóthẩm quyền quyết định đầu tư (đối với dự án thuộc nhóm B có lập Báo cáo NCTKT);

Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cáchpháp nhân của chủ đầu tư: Quyết định thành lập (đối với các đơn vị hành chính,sự nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).

Văn bản xác nhận khả năng huy động các nguồn vốncủa dự án; Báo cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán trong hai nămgần nhất (đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trên hai năm) hoặc của năm trước(đối với doanh nghiệp hoạt động chưa đủ 2 năm).

Ý kiến thẩm định của tổ chứccho vay vốn (đối với các dự án sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phươngán trả nợ, về việc chấp thuận cho vay; kiến nghị phương thức quản lý dự án đốivới dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau;

Các văn bản cần thiết khác:

Văn bản phê duyệt quy hoạch;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự ánChủ đầu tư đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc văn bản giới thiệu địađiểm, thoả thuận cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án Chủ đầutư chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

Các văn bản thoả thuận về đền bù giải phóng mặtbằng, phương án tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư)

Các thoả thuận, các hợp đồng, các hiệp định, cácvăn bản khác liên quan đến dự án;

2.4. Nội dung cần thẩm định dự án và Báo cáothẩm định:

a) Nội dung cần thẩm định dự án thực hiện theoquy định tại điều 27 của Nghị định 52/CP.

b) Nội dung Báo cáo thẩm định của cơ quan tổchức thẩm định tham khảo Phụ lục kèm theo Thông tư này.

2.5. Tổ chức thẩm định dự án để quyết định đầu tư:

a) Quy định chung về tổ chức thẩm định dự án:

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơquan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực thẩm định dự án và có thể mời cơ quanchuyên môn của các bộ, ngành khác có liên quan, các tổ chức tư vấn hoặc chuyêngia có năng lực tham gia thẩm định dự án. Cơ quan tham gia thẩm định, các tổchức tư vấn và chuyên gia tư vấn phải là những cơ quan, cá nhân không tham gialập dự án.

Tổ chức tư vấn phải đảm bảo các điều kiện, nănglực theo quy định của Bộ Xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủđầu tư về nội dung đã cam kết trong Hợp đồng, đặc biệt là các nội dung kinh tế- kỹ thuật được xác định trong sản phẩm tư vấn và chịu trách nhiệm về hậu quảdo những sai sót đã kết luận trong Báo cáo thẩm định của mình.

b) Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư:

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn từ Ngân sáchnhà nước do các bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tàichính của Trung ương Đảng, cơ quan trung ương các tổ chức chính trị-xã hội quảnlý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan giao cho một cơ quan trực thuộc làm đầu mốitổ chức thẩm định. Cơ quan tổ chức thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của cáccơ quan, đơn vị liên quan đến nội dung thẩm định, tổng hợp ý kiến báo cáo Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan quyết định hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư theo quy định.

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn từ Ngân sáchnhà nước do cấp tỉnh quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầutư làm đầu mối tổ chức thẩm định. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lấy ýkiến của Sở Tài chính, Sở Xây dựng (đối với dự án đầu tư có xây dựng) và các cơquan liên quan đến nội dung thẩm định, tổng hợp ý kiến báo cáo Chủ tịch UBNDtỉnh quyết định hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư theo quy định.

Đối với các dự án của doanh nghiệp nhà nước sửdụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảolãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác việc tổ chứcthẩm định dự án được quy định như sau:

Dự án đầu tư của doanh nghiệp trực thuộc Tổngcông ty nhà nước do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước tổ chứcthẩm định và phê duyệt hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp tổ chức thẩm định và phêduyệt (đối với các dự án nhóm B và C).

Dự án đầu tư do Tổng công ty nhà nước trực tiếplàm chủ đầu tư do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty tổ chức thẩm định vàphê duyệt.

Dự án đầu tư của các doanh nghiệp độc lập (khôngthuộc Tổng công ty) do Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp tổ chức thẩmđịnh, phê duyệt (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc do Tổng giámđốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp tổ chức thẩm định, phê duyệt (đối với các doanhnghiệp không có Hội đồng quản trị).

Các dự án đầu tư của cấp huyện, xã phải lập Báocáo đầu tư và phê duyệt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 1 của Nghị định07/CP.

2.6 Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khảthi thực hiện theo quy định tại điều 29 của Nghị định 52/CP.

3. Một số quy định khác về hồ sơ thẩm tra, thẩmđịnh dự án đầu tư

Quy định tại Điều 24 của Nghị định 52/CP về nộidung chủ yếu của Báo cáo nghiên cứu khả thi và quy định tại Điều 27 của Nghịđịnh 52/CP về nội dung thẩm định dự án đầu tư là các quy định chung cho tất cảcác loại dự án. Để phù hợp với từng ngành kinh tế-kỹ thuật, trên cơ sở quy địnhchung tại các điều 24 và 27 nói trên, các Bộ quản lý ngành cần dự thảo hướngdẫn nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung thẩm định dự án cụ thể phùhợp với yêu cầu của ngành mình và thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để banhành trong tháng 7 năm 2003.

IV. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠTHẨM ĐỊNH DỰ ÁN, BÁO CÁO ĐẦU TƯ VÀ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

4.1. Sửa đổi quy định về Hồ sơ đề nghị thẩm địnhBáo cáo NCTKT và Hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo NCKT:

Quy định về hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủthông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, cho phép đầu tư và hồ sơ thẩm địnhBáo cáo nghiên cứu khả thi tại Thông tư này thay thế cho quy định về hồ sơ đềnghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và hồ sơ đề nghị thẩm định Báocáo nghiên cứu khả thi quy định tại mục II Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24tháng 11 năm 1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầutư, Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư (sau đây gọi tắt là Thông tưsố 06/1999/TT-BKH) và tại mục II Thông tư số 07/2000/TT-BKH ngày 3 tháng 7 năm2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung củaThông tư số 06/1999/TT-BKH (sau đây gọi tắt là thông tư số 07/2000/TT-BKH).

4.2. Sửa đổi quy định lập Báo cáo đầu tư:

Điểm 3.1- mục III (các dự án đầu tư chỉ cần lậpBáo cáo đầu tư) quy định tại Thông tư số 11/2000/TT-BKH ngày 11 tháng 9 năm2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dungThông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tưnay được sửa lại cho phù hợp với quy định của Nghị định số 07/CP như sau:

Các dự án chỉ cần lập Báo cáo đầu tư bao gồm:

Các dự án có mức vốn đầu tư nhỏ (dưới 3 tỷđồng); các dự án sửa chữa, bảo trì sử dụng vốn sự nghiệp;

Các dự án hạ tầng xã hội quy mô nhỏ (dự án nhóm Cquy định tại mục 4, phần III của Phụ lục phân loại dự án đầu tư của Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP) sử dụng vốnngân sách (không nhằm mục đích kinh doanh) phù hợp với quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Các dự án đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị lẻ,đơn chiếc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hướng dẫn tiếp sau khi thống nhất ý kiến vớicác bộ liên quan.

4.3. Sửa đổi, bổ sung Tổng mức đầu tư:

1. Chi phí cho chuẩn bị đấu thầu quy định tạiThông tư số 07/2000/TT-BKH ngày 3 tháng 7 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

Chi phí chuẩn bị đấu thầu:

Chi phí lập hồ sơ mời tuyển, tổ chức sơ tuyển vàđánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;

Chi phí lập hồ sơ mời thầu;

Chi phí thông báo mời thầu theo quy định củapháp luật.

2. Bổ sung vào Tổng mức đầu tư quy định tại điểm1.2/ của Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Bộ Kế hoạchvà Đầu tư như sau:

Bổ sung vào điểm b (vốn chuẩn bị thực hiện dựán) khoản mục chi phí: lập, thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bổ sung mục m/ Chi phí giám sát, đánh giá dự ánvà chuyển mục chi phí thẩm định phê duyệt quyết toán từ mục m/ thành mục n/.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kểtừ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần bổ sung,sửa đổi đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan gửi ý kiếnvề Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, bổ sung hoàn chỉnh.

 

Phụ lục

(Kèm theo Thông tư số 04/2003/TT-BKH ngày 17 tháng 6 năm 2003)

Nội dung Báo cáo thẩm định

(của cơ quan tổ chức thẩmđịnh dự án trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư)

Tính pháp lý và thủ tục của hồ sơ trình thẩmđịnh phê duyệt;

Tóm tắt những nội dung chính của dự án do chủđầu tư trình;

Tóm tắt ý kiến của các cơ quan tham gia thẩmđịnh, cơ quan hoặc chuyên gia tư vấn thẩm định (nếu có);

Những nhận xét, đánh giá về tính chuẩn xác củacác dữ liệu, luận cứ, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và tính toán, kết luận vàđề xuất trong từng nội dung của dự án gồm:

Mục tiêu đầu tư và sự phù hợp với quy hoạch đượccấp có thẩm quyền phê duyệt;

Địa điểm, diện tích đất sử dụng;

Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiếntrúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình;

Phương án khai thác, sử dụng nguyên, vật liệu,tài nguyên quốc gia (nếu có);

Phương án bảo vệ môi trường, đền bù giải phóngmặt bằng và tái định cư (nếu có);

Tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, khả nănghuy động vốn, tính hợp lý, hợp pháp trong huy động và sử dụng vốn;

Phương thức thực hiện dự án

Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khaichính của dự án.

Đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế - xã hộivà hiệu quả tài chính, tính khả thi của dự án;

Những tồn tại của báo cáo nghiên cứu khả thi vàhướng xử lý, biện pháp xử lý, trách nhiệm và thời hạn xử lý của chủ đầu tư, củacác cấp, các ngành liên quan;

Những kiến nghị cụ thể./. 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21425&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận