THÔNG TU THÔNG TƯ
Hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm
giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
Căn cứ Pháp lệnh Giám định tư pháp số 24/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/09/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định tư pháp;
Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết các Tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần như sau:
I. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y TÂM THẦN
1. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn của chuyên ngành đó liên tục từ 5 năm trở lên:
- Giám định viên pháp y: giám định viên pháp y ở Trung ương phải có trình độ chuyên khoa định hướng pháp y; giám định viên pháp y ở địa phương phải có chứng chỉ bồi dưỡng pháp y;
- Giám định viên pháp y tâm thần: giám định viên pháp y tâm thần ở Trung ương phải có trình độ từ chuyên khoa I, thạc sĩ về chuyên ngành tâm thần trở lên; giám định viên pháp y tâm thần ở địa phương phải có trình độ chuyên khoa định hướng tâm thần trở lên;
Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ về chuyên ngành do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp, các bằng đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
d) Tuổi bổ nhiệm lần đầu: Không quá 55 đối với nữ và không quá 60 đối với nam
2. Giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần có thể được bổ nhiệm trong số những người làm việc ở các cơ sở pháp y và cơ sở giám định pháp y tâm thần của Trung ương và địa phương hoặc các tổ chức chuyên môn khác.
3. Những người sau đây không được bổ nhiệm giám định viên pháp y:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;
b) Đang bị quản chế hành chính;
c) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y TÂM THẦN
1. Ở Trung ương:
a) Viện trưởng Viện Pháp Y quốc gia và Trưởng tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương (Viện trưởng Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương được thành lập sau này) lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần; lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần gửi về Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế.
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng các Vụ: Điều trị, Pháp chế, xem xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
c) Trên cơ sở đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ điều trị và Vụ Pháp chế, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
2. Ở địa phương:
a) Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) hoặc Trưởng phòng Pháp Y (đối với những tỉnh, thành phố chưa thành lập Trung tâm Pháp y cấp tỉnh) và Giám đốc Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện củagiám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần lập hồ sơ gửi về Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Y tế xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y vàgiám định viên pháp y tâm thần;
c) Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Y tế, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần:
a) Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần của Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia, Trưởng tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương (Viện trưởng Viện Giám định pháp y Tâm thần Trung ương),Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh (Trưởng phòng Pháp y tỉnh), Giám đốc Trung tâm giám định pháp y Tâm thần tỉnh;
b) Lý lịch, danh sách trích ngang của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần (theo mẫu 2c của Quy chế quản lý hồ sơ số 01/QCTCTW);
c) 02 ảnh mầu chân dung cỡ 2cm x 3cm của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần (ảnh chụp trong 6 tháng gần nhất);
d) Bản đánh giá công chức, viên chức của năm đề nghị bổ nhiệm theo quy định của Pháp lệnh cán bô, công chức;
đ) Giấy khám sức khoẻ (còn giá trị trong 6 tháng);
e) Hồ sơ đề nghị được làm thành 02 bộ có giá trị như nhau.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
5. Người được bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần có trách nhiệm thực hiện giám định với tư cách làgiám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần kể từ ngày được bổ nhiệm.
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y TÂM THẦN
1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần, đồng thời có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần, kèm theo các giấy tờ sau đây:
a) Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần;
b) Lý lịch, danh sách trích ngang của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần (có xác nhận của thủ trưởng cơ quan);
c) 02 ảnh mầu chân dung cỡ 2cm x 3 cm của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần (ảnh chụp trong 6 tháng gần nhất).
2. Người được bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần được Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên tư pháp để sử dụng trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Pháp lệnh Giám định tư pháp.
IV. MIỄN NHIỆM VÀ THU HỒI THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y TÂM THẦN
1. Giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần bị miễn nhiệm khi giám định viên thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh giám định tư pháp hoặc trong trường hợp giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc giám định vì một lý do chính đáng khác.
2. Ở Trung ương
a) Viện trưởng Viên Pháp y Quốc gia và Trưởng Tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương (Viện trưởng Viện Giám định pháp y tâm thần trung ương) xem xét và lập Hồ sơ đề nghị miễn nhiệmgiám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần gửi về Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế;
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng các Vụ: Điều trị, Pháp chế xem xét, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần;
c) Trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Pháp chế, Điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định miễn nhiệm Giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
3. Ở địa phương
a) Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh hoặc Trưởng phòng Giám định pháp y ( đối với những tỉnh, thành phố chưa thành lập Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh) và Giám đốc Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh xem xét và lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần gửi về Sở Tư pháp tỉnh;
b) Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Y tế xem xét, lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần;
c) Trên cơ sở đề nghị của Giám Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét Quyết định miễn nhiệm Giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
4. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần gồm có:
a) Văn bản của cơ quan đề nghị miễn nhiệmgiám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần;
b) Các văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1, mục IV của Thông tư này.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn nhiệm hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét Quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
Khi Quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần của người bị miễn nhiệm.
V. NGƯỜI GIÁM ĐỊNH PHÁP Y VÀ NGƯỜI GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN THEO VỤ VIỆC
1. Người có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, mục I của Thông tư này và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, mục I của Thông tư này có thể được trưng cầu thực hiện giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần theo vụ việc.
Trong trường hợp người không có trình độ đại học, nhưng có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thì có thể được trưng cầu thực hiện giám định pháp y theo vụ việc.
2. Ở trung ương
a) Căn cứ vào nhu cầu hoạt động tố tụng đối với lĩnh vực giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần, Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia và Trưởng Tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương (Viện trưởng Viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương) lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 mục V của Thông tư này và lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc gửi về Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế;
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Điều trị xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế có Công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc;
c) Trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Pháp chế, Điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế có Công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hàng năm.
3. Ở địa phương
a) Căn cứ vào nhu cầu hoạt động tố tụng đối với lĩnh vực giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần, Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh hoặc Trưởng phòng Pháp y (đối với những tỉnh, thành phố chưa thành lập trung tâm Pháp y) và Giám đốc Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 mục V của Thông tư này và lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thầntheo vụ việc, gửi về gửi về Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Y tế xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc;
c) Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét có công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hàng năm.
4. Hồ sơ đề nghị đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc:
a) Công văn đề nghị đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc của Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia, Trưởng tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương (Viện trưởng Viện Giám định pháp y Tâm thần Trung ương), Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh (Trưởng phòng Pháp y tỉnh), Giám đốc Trung tâmgiám định pháp y tâm thần tỉnh;
b) Lý lịch, danh sách trích ngang của cán bộ được đề nghị đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc (theo mẫu 2c của Quy chế quản lý hồ sơ số 01/QCTCTW);
c) 02 ảnh mầu chân dung cỡ 2cm x 3cm của người được đề nghị đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc (ảnh chụp trong 6 tháng gần nhất);
d) Bản đánh giá công chức, viên chức của năm đề nghị đưa vào danh sách người giám định pháp y và người giám định pháp y tâm thần theo vụ việc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức;
đ) Giấy khám sức khoẻ (còn giá trị);
e) Hồ sơ đề nghị được làm thành 02 bộ có giá trị như nhau.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Trong khi chưa thành lập Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương, Trung tâm pháp y tỉnh (một số tỉnh chưa có điều kiện thành lập trung tâm), Tổ chức Giám định pháp y tâm thần Trung ương thực hiên chức năng của Viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương; Phòng Pháp y tỉnh thực hiện chức năng của Trung tâm pháp y tỉnh được quy định tại Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
3. Bộ Y tế giao cho Vụ Tổ chức cán bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế để được xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.