Văn bản pháp luật: Thông tư 05/2003/TT-BKH

Võ Hồng Phúc
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 05/2003/TT-BKH
Thông tư
19/08/2003
22/07/2003

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ

Bộ trưởng
2.003
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Toàn văn

thong tu huong dan thuc hien... cac du an quy hoach phat trien nganh,linh vuc va quy hoach phat trien KTXH

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về nội dung, trìnhtự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành

và quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội lãnh thổ

 

Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kếhoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng01 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quảnlý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư này hướngdẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý quy hoạch phát triển ngànhvà quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ như sau:

 

Phần I

NỘI DUNG, TRÌNH TỰ LẬP, THẨMĐỊNH

CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁTTRIỂN NGÀNH

I. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

1. Các loại ngành, lĩnh vực sau đây cần lập quyhoạch

(1) Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế:

Mạng lưới đường quốc lộ;

Mạng lưới đường sắt quốc gia;

Hệ thống cảng biển;

Hệ thống sân bay trên toàn quốc;

Mạng lưới viễn thông;

Sử dụng tổng hợp các nguồn nước của các lưu vựcsông lớn;

Hệ thống điện quốc gia.

(2) Lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội:

Hệ thống trường cao đẳng, đại học và dạy nghề;

Hệ thống bệnh viện khu vực, trung tâm y tếchuyên sâu;

Hệ thống bảo tàng;

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốcgia.

(3) Các ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, cácsản phẩm chủ lực:

Danh mục cụ thể do Bộ quản lý ngành phối hợp vớiBộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳquy hoạch.          

(4) Lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:

Cơ sở nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệquốc gia;

Hệ thống khu công nghệ cao;

Hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

(5) Các lĩnh vực khác:

Quy hoạch sử dụng đất;

Quy hoạch trồng và bảo vệ rừng;

Quy hoạch các khu công nghiệp.

Các ngành và lĩnh vực nói trên (từ (1) đến (5))sau đây gọi chung là "ngành".

1. Nội dung chủ yếu của dự án quy hoạch pháttriển ngành gồm:

2.1. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triểnngành sản xuất và sản phẩm chủ lực:

a) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối vớinền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành.

b) Phân tích, dự báo các yếu tố phát triểnngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu vềnăng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Phân tích tình hình cạnh tranhtrên thế giới và trong nước.

c) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển vàphân bố ngành trên các vùng lãnh thổ. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực,đầu tư, khoa học - công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất.

d) Xây dựng quan điểm, mục tiêu và luận chứngcác phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực và các điều kiện chủyếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao động).

đ) Luận chứng phương án phân bố ngành trên cácvùng lãnh thổ, nhất là đối với các công trình then chốt.

e) Những vấn đề về bảo môi trường.

g) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách;đề xuất các phương án thực hiện theo các giai đoạn phát triển (nhất là giaiđoạn 5 năm đầu tiên).

h) Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tưtrọng điểm và tổ chức thực hiện quy hoạch.

2.2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngànhthuộc kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm:

a) Dự báo nhu cầu của phát triển kinh tế - xãhội; vai trò của ngành;

b) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và pháttriển kết cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng củađất nước trong thời kỳ quy hoạch;

c) Luận chứng các phương án phát triển kết cấuhạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ;

d) Luận chứng các giải pháp, công trình đầu tư ưutiên và tổ chức thực hiện;

2.3. Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngànhthuộc kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm.

a) Xác định nhu cầu của dân cư về các dịch vụthuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội theo từng giai đoạn quy hoạch;

b) Dự báo trình độ phát triển kinh tế- xã hội vàtiến bộ khoa học, công nghệ của khu vực tác động tới nhu cầu của dân cư và pháttriển kết cấu hạ tầng xã hội trong thời kỳ quy hoạch;

c) Luận chứng các phương án phát triển và phânbố kết cấu hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ;

d) Luận chứng các giải pháp, công trình đầu tư ưutiên và tổ chức thực hiện;

đ) Luận chứng giải pháp và chính sách nhằm đảmbảo cho dân cư được thụ hưởng các dịch vụ của kết cấu hạ tầng xã hội;

II. TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

1. Căn cứ lập các dự án quy hoạch phát triểnngành

Trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển kinhtế - xã hội của Đảng và nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, chiến lược phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xãhội các vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm, các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chứclập quy hoạch phát triển ngành.         

2. Trình tự lập và trình dự án quy hoạch pháttriển ngành

Bước 1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã cóliên quan đến việc lập quy hoạch phát triển ngành; trên cơ sở đó tiến hành phântích, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và dự báo tác động của chúngđến quy hoạch phát triển ngành. Thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyênmôi trường có liên quan, nếu thiếu cần có kế hoạch điều tra bổ sung.

Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng pháttriển ngành (nếu trước đây đã có quy hoạch thì khi đánh giá hiện trạng cần sosánh với mục tiêu quy hoạch đề ra).

Bước 3: Dựa vào các mục tiêu đặt ra của chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội quốc gia, yếu tố thị trường trong và ngoài nước,khả năng các nguồn lực để luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành chocác năm mốc của thời kỳ quy hoạch. Luận chứng các phương án phát triển và giảipháp chủ yếu đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển ngành. Dự kiến danh mụccông trình đầu tư của quy hoạch ngành.

Bước 4: Xây dựng báo cáo tổng hợp dự án quyhoạch phát triển ngành.         

Bước 5: Cơ quan quản lý nhà nước trình quy hoạchlên cấp có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt.

III.THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

1. Nội dung thẩm định dự án quy hoạch phát triểnngành

a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy củacác thông tin, số liệu, tư liệu sử dụng để lập quy hoạch và nội dung quy hoạch;

b) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội (quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển theo từnggiai đoạn, các chỉ tiêu phát triển tổng hợp và phương án bố trí hợp lý cácnguồn lực);

c) Tính thống nhất của các quy hoạch vùng lãnhthổ, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng (đối chiếu, kiểm tra về sự ăn khớpcủa các loại quy hoạch này theo các chỉ tiêu chủ yếu, các yếu tố có liên quantheo thời gian và không gian);

d) Tính khả thi của các phương án phát triển củaquy hoạch, các giải pháp thực hiện quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiệnquy hoạch (Vốn đầu tư, khoa học-công nghệ và môi trường, nhân lực, cơ chế,chính sách và khả năng vận hành hợp tác trong điều kiện thị trường trong nước,khu vực, quốc tế khi thực hiện dự án).

2. Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch phát triểnngành

2.1. Hồ sơ của cơ quan Nhà nước có trách nhiệmlập quy hoạch trình cấp phê duyệt quy hoạch và cơ quan tổ chức thẩm định, gồm:

a) Tờ trình người có thẩm quyền phê duyệt quyhoạch của cơ quan lập quy hoạch;

b) Báo cáo quy hoạch lập theo nội dung quy định(báo cáo chính kèm theo các bản vẽ, bản đồ tỷ lệ 1/500.000 - 1/1.000.000 (10bộ));

c) Báo cáo tóm tắt quy hoạch trình duyệt (kèmtheo các tờ bản đồ thu nhỏ khổ A3 (25 bộ));

d) Các báo cáo chuyên đề kèm theo các bản đồ tỷlệ 1/500.000 - 1/1.000.000 (mỗi chuyên đề 25 bộ);

đ) Các văn bản pháp lý có liên quan.

2.2. Hồ sơ của cơ quan thẩm định trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt quy hoạch, gồm:

a) Báo cáo thẩm định;

b) Các văn bản (bản sao) về ý kiến của các Bộngành, cơ quan, các địa phương có liên quan, của các nhà khoa học, của cácchuyên gia phản biện;

c) Dự thảo quyết định phê duyệt (trong trườnghợp đề nghị phê duyệt quy hoạch).

3. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạchphát triển ngành

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các dựán quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ lực trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt. Đối với những quy hoạch ngành Thủ tướng giao cho Hội đồngthẩm định Nhà nước thẩm định sẽ thực hiện quy định riêng.

Các Bộ ngành tổ chức thẩm định các quy hoạchthuộc thẩm quyền của mình.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án quyhoạch phát triển ngành, các quy hoạch phát triển sản phẩm chủ lực do Bộ Kếhoạch và Đầu tư thực hiện thẩm định. Bộ trưởng của các Bộ quản lý ngành phêduyệt các quy hoạch ngành có yêu cầu quy hoạch nhưng không thuộc thẩm quyền Thủtướng Chính phủ phê duyệt.

4. Tổ chức thẩm định dự án quy hoạch phát triểnngành

Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành, Chủ tịch UBND cấptỉnh quyết định về quy trình thẩm định và tổ chức bộ máy thực hiện công tácthẩm định các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, Thủ trưởngngành.

Quá trình tổ chức thẩm định có sự tham gia củacác Bộ, ngành, địa phương liên quan và các cơ quan, tổ chức tư vấn được mờitham gia thẩm định quy hoạch.

Các Bộ, ngành, địa phương liên quan được yêu cầusẽ nghiên cứu và phát biểu ý kiến về những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng,nhiệm vụ của mình. Đối với các quy hoạch thuộc thẩm quyền quy định của Thủ tướngChính phủ, ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tưtrong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ và văn bản yêu cầu có ý kiếnvề quy hoạch.

Các cơ quan, tổ chức tư vấn được mời thực hiệnthẩm định, phản biện những nội dung chuyên môn của quy hoạch thực hiện trên cơsở ký hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệmvề các kết quả thẩm định của mình.

Cơ quan tổ chức thẩm định căn cứ vào ý kiến củacác Bộ ngành, các địa phương, các tổ chức tham gia thẩm định có thể yêu cầu cơquan trình quy hoạch giải trình, bổ sung quy hoạch; cơ quan lập, trình quyhoạch có trách nhiệm giải trình bổ sung làm rõ bằng văn bản.

Thời gian thẩm định các dự án quy hoạch pháttriển ngành không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồsơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

5. Nội dung phê duyệt dự án quy hoạch phát triểnngành

Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch căn cứ hồsơ, tờ trình xin phê duyệt quy hoạch, báo cáo thẩm định của cơ quan được giaotổ chức thẩm định để xem xét và quyết định việc phê duyệt các dự án quy hoạch.

Nội dung chủ yếu của quyết định phê duyệt gồm:

a) Định hướng phát triển chủ yếu và các mục tiêuchính của quy hoạch;

b) Các giải pháp lớn để đạt mục tiêu quy hoạchnhư giải pháp về cơ cấu, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt,cơ chế chính sách; định hướng hợp tác phát triển;

c) Danh mục dự án đầu tư 5 năm và 10 năm (kể cảcác chương trình, dự án đầu tư ưu tiên);

d) Phương hướng tổ chức không gian;

đ) Đào tạo nguồn nhân lực;

e) Chương trình hành động.

 

Phần II

HƯỚNG DẪN VỀ NỘI DUNG, TRÌNHTỰ LẬP, THẨM ĐỊNH

CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂPHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÃNH THỔ

I.Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ

1. Các loại quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội lãnh thổ

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộicủa cả nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế -xã hội (KT - XH), các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (gọi chunglà quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng).

Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh).

Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố,thị xã và huyện, quận thuộc tỉnh (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH huyện).

2. Quy hoạch phát triển ngành vàquy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau.Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước có trước, làm cơ sở cho quy hoạchtổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.

3. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH vùng

3.1. Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tốphát triển vùng.

Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năngphát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển.              

Yêu cầu và vị thế của vùng quy hoạch đối vớichiến lược phát triển KT - XH chung của cả nước.

Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác chúng; các lợi thế so sánh cũngnhư những hạn chế của vùng.

Kiểm kê, đánh giá phát triển dân số và phân bốdân cư gắn với yêu cầu phát triển KT - XH và các giá trị văn hoá nhân văn phụcvụ phát triển.

Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầngkinh tế, hạ tầng xã hội về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển.

Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinhtế-xã hội của vùng.

3.2. Xác định vị trí, vai trò của vùng đối vớinền kinh tế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triểnvùng.

Luận chứng xác định động lực, mối quan hệ gắnkết giữa vùng với các vùng bên ngoài và cả nước để xác định phạm vi và mục tiêuchủ yếu của vùng một cách phù hợp.

Lựa chọn các mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP,tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước,GDP/người, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của những ngành, sản phẩmcó lợi thế so sánh trong nước và trong khu vực.

Xác định các mục tiêu xã hội: tăng chỗ làm việc,giảm đói nghèo, giáo dục đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ- khám chữa bệnh, pháttriển văn hoá, thể thao, giảm tệ nạn xã hội.

Xác định các tác động môi trường: giảm thiểu ônhiễm môi trường, xây dựng môi trường phát triển bền vững.

3.3. Lựa chọn cơ cấu kinh tế, phương hướng pháttriển các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả các chươngtrình, dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quyhoạch).

3.4. Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạtầng.

Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giaothông.

Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lướichuyển tải điện.

Lựa chọn phương án phát triển các công trìnhthuỷ lợi, cấp nước, bảo vệ môi trường.

Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng xãhôị chủ yếu (bệnh viện, cơ sở y tế chuyên sâu, trường đại học cao đẳng và dạynghề; cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp vùng).

3.5. Lựa chọn phương án phát triển hệ thống đôthị và các điểm dân cư trong vùng.

3.6. Luận chứng các giải pháp thực hiện quyhoạch.

Giải pháp về huy động vốn đầu tư.

Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

Giải pháp về khoa học công nghệ.

Giải pháp về cơ chế, chính sách.

Giải pháp về tổ chức thực hiện.

4. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH tỉnh

Ngoài những nội dung đã nêu trong quy hoạch tổngthể phát triển KT -XH vùng, các nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XHtỉnh cần cụ thể hơn.

4.1. Khi phân tích và dự báo các yếu tố và điềukiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so sánhso với các tỉnh khác và có tính tới cạnh tranh quốc tế.

4.2. Trong phần xác định vị trí, vai trò củatỉnh đối với các tỉnh, thành phố kề cận, vùng lớn và cả nước cần làm rõ:

Mức độ đóng góp của tỉnh vào GDP và tốc độ tăngGDP của vùng lớn cũng như của cả nước.

Vai trò của tỉnh trong việc phát triển các sảnphẩm quan trọng, xuất khẩu cho nền kinh tế quốc gia.

4.3. Đối với nội dung tổ chức KT - XH trên địabàn tỉnh cần đi sâu nghiên cứu:

Phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cưnông thôn.

Phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; khukinh tế thương mại, các khu kinh tế đặc thù.

Phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hànghoá.

Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đàotạo nghề), hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe.

Phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dâncư, xoá đói giảm nghèo.

4.4. Khi xây dựng các giải pháp, cơ chế, chínhsách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh cần đặcbiệt làm rõ: chương trình, dự án đầu tư trọng điểm; biện pháp bảo vệ môi trườngvà tổ chức thực hiện quy hoạch.

5. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH huyện

Ngoài những nội dung đã nêu trong quy hoạch tổngthể phát triển KT - XH tỉnh, nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XHhuyện cần cụ thể hoá thêm đối với xây dựng hệ thống điểm dân cư, quy hoạch sửdụng đất, phương án giải quyết việc làm, hình thành các chương trình đầu tư,xây dựng danh mục dự án đầu tư trọng điểm cho các giai đoạn phát triển.

II.TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÃNH THỔ

1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH lãnh thổ

Chiến lược phát triển KT - XH của cả nước.

Các chủ trương phát triển KT - XH của Đảng vàChính phủ.

Các quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủlực của cả nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng lớnlàm căn cứ cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh; quy hoạch tổng thểphát triển KT - XH tỉnh làm căn cứ cho việc lập quy hoạch tổng thể phát triểnKT - XH huyện.

2. Trình tự lập quy hoạch tổng phát triển KT -XH lãnh thổ

Bước 1: Đánh giá tác động (hay chi phối) củachiến lược phát triển KT - XH của cả nước và tác động của khu vực đối với quyhoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ quy hoạch. Đánh giá và dự báo cácyếu tố và nguồn lực phát triển.

Bước 2: Xác định vai trò của lãnh thổ quy hoạchđối với cả nước và đối với lãnh thổ lớn hơn mà nó nằm trong đó.

Bước 3: Xác định mục tiêu, các phương án pháttriển và tổ chức KT - XH theo lãnh thổ (như nội dung quy hoạch tổng thể pháttriển KT - XH lãnh thổ đã nêu ở các điểm 2, 3, 4 của phần II). Đồng thời, luậnchứng các giải pháp chủ yếu và điều kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triểntổng thể KT - XH lãnh thổ theo các phương án đã được lựa chọn.

III.THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÃNH THỔ

1. Nội dung thẩm định

1.1. Đối với các quy hoạch tổng thể phát triểnKT - XH vùng.

Thẩm định độ tin cậy, cơ sở pháp lý của tàiliệu, dữ liệu sử dụng trong quy hoạch.

Thẩm định mức độ phù hợp giữa quy hoạch tổng thểphát triển KT - XH vùng với chiến lược phát triển KT - XH cả nước về các mụctiêu tăng trưởng kinh tế, định hướng cơ cấu kinh tế và các sản phẩm chủ lực, vềcác vấn đề liên vùng, liên ngành.

Thẩm định về sử dụng tài nguyên:

Đất, nước, tài nguyên khoáng sản, lao động.

Thẩm định tính khả thi của quy hoạch:

Thẩm định về phương hướng phát triển hệ thống đôthị, hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng.

Thẩm định các tính toán về các điều kiện đảm bảothực hiện được mục tiêu quy hoạch.

Thẩm định về các biện pháp bảo vệ môi trường.

Thẩm định về tính thống nhất giữa quy hoạch vùngvới quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và với quy hoạch xây dựng.

1.2. Đối với các dự án quy hoạch tổng thể pháttriển KT - XH tỉnh.

Thẩm định độ tin cậy, cơ sở pháp lý của tàiliệu, dữ liệu sử dụng trong quy hoạch.

Thẩm định mức độ phù hợp của quy hoạch tổng thểphát triển KT - XH tỉnh với chiến lược phát triển KT - XH của cả nước, vớichiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của vùng và với quy hoạchphát triển ngành. Cụ thể về: Tốc độ tăng trưởng GDP, danh mục các sản phẩm chủlực, giá trị và tốc độ tăng xuất khẩu, GDP/người, về tạo việc làm và chuyểndịch cơ cấu lao động, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, mức độ phổ cập vềgiáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo và mức độ giảm ô nhiễmmôi trường. Đánh giá tính khả thi của các chỉ tiêu nêu trên.

Thẩm định về cơ cấu kinh tế và mức độ phù hợpcủa nó với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể về:

Cơ cấu kinh tế theo ngành.

Cơ cấu các thành phần kinh tế.

Thẩm định về phương hướng phát triển ngành:

Nhóm ngành công nghiệp.

Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

Nhóm ngành dịch vụ và xã hội.

Thẩm định phương hướng tổ chức lãnh thổ đảm bảoyêu cầu phát triển lâu dài và yêu cầu phát triển kinh tế, quốc phòng của đất nước.

Thẩm định các điều kiện để đảm bảo thực hiện cácmục tiêu quy hoạch (cơ chế, chính sách, vốn, lao động).

1.3. Đối với các quy hoạch tổng thể phát triểnKT - XH huyện.

Thẩm định sự phù hợp của quy hoạch tổng thể pháttriển KT - XH huyện với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh về tốc độtăng trưởng kinh tế, các sản phẩm chủ lực, các mục tiêu về xã hội, bảo vệ môitrường.

Thẩm định về phương hướng phát triển đô thị vàkết cấu hạ tầng.

1.4. Đối với các quy hoạch điều chỉnh tổng thểphát triển KT - XH lãnh thổ.

Các nội dung thẩm định đối với các quy hoạchđiều chỉnh tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ bao gồm:

Thẩm định về mục tiêu điều chỉnh.

Thẩm định về cơ cấu kinh tế, phương hướng pháttriển ngành và sản phẩm quan trọng được điều chỉnh.

Thẩm định các điều kiện để đảm bảo thực hiện cácmục tiêu của quy hoạch điều chỉnh.

2. Hồ sơ thẩm định quy hoạch tổng thể phát triểnKT - XH lãnh thổ

2.1. Hồ sơ của cơ quan nhà nước có trách nhiệmlập quy hoạch trình cấp phê duyệt quy hoạch và cơ quan tổ chức thẩm định gồm:

a) Tờ trình người có thẩm quyền phê duyệt quyhoạch của cấp có thẩm quyền lập quy hoạch;

b) Báo cáo chính về quy hoạch được lập theo nộidung quy định (kèm theo các bản vẽ, bản đồ (10 bộ));

c) Các báo cáo chuyên đề kèm theo các bản đồ thunhỏ khổ A3 (mỗi chuyên đề 10 bộ);

d) Báo cáo tóm tắt quy hoạch trình duyệt (kèmtheo bản đồ khổ A3, 25 bộ);

đ) Các văn bản pháp lý có liên quan.

2.2. Hồ sơ của cơ quan thẩm định trình cấp phêduyệt quy hoạch gồm:

a) Báo cáo thẩm định;

b) Các văn bản (bản sao) về ý kiến của các Bộngành, cơ quan, các địa phương có liên quan, của các nhà khoa học, của cácchuyên gia phản biện;

c) Dự thảo quyết định phê duyệt.

3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạchtổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ

3.1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thểphát triển KT - XH lãnh thổ.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch tổngthể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và các lãnh thổ đặc biệt.

Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thểphát triển KT-XH huyện.

Chủ tịch UBND huyện phê duyệt các quy hoạch trênđịa bàn huyện.

3.2. Thẩm quyền tổ chức thẩm định dự án quyhoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.

HĐTĐ Nhà nước về các dự án đầu tư thẩm định cácquy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chứclập và các quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao, thuộc thẩm quyền phêduyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các quyhoạch do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập và trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổchức thẩm định các quy hoạch do UBND cấp huyện lập.

UBND huyện tổ chức thẩm định các dự án quy hoạchtrên địa bàn huyện.

4. Tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể pháttriển KT - XH lãnh thổ

Trong quá trình thẩm định, cơ quan nhà nước cóthẩm quyền mời các bộ ngành, địa phương có liên quan và các tổ chức tư vấn, cácnhà khoa học tham gia thẩm định trên cơ sở thực hiện hợp đồng với cơ quan cóthẩm quyền tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.

Cơ quan tổ chức thẩm định căn cứ vào ý kiến củacác Bộ ngành, các địa phương, các tổ chức tham gia thẩm định có thể yêu cầu cơquan trình quy hoạch giải trình, bổ sung quy hoạch; cơ quan lập, trình quyhoạch có trách nhiệm giải trình bổ sung làm rõ bằng văn bản.

Thời gian thẩm định các dự án quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày cơquan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

5. Nội dung phê duyệt quy hoạch tổng thể pháttriển KT - XH lãnh thổ           

Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thểphát triển KT - XH lãnh thổ căn cứ hồ sơ, tờ trình xin phê duyệt quy hoạch, báocáo thẩm định của cơ quan được giao tổ chức thẩm định để xem xét quyết địnhviệc phê duyệt quy hoạch.

Nội dung chủ yếu của quyết định gồm:

a) Định hướng phát triển chủ yếu và các mục tiêulớn của quy hoạch;

b) Các giải pháp lớn để đạt mục tiêu quy hoạchnhư giải pháp về cơ cấu, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt,cơ chế chính sách; định hướng hợp tác phát triển;

c) Danh mục dự án đầu tư 5 năm và 10 năm (kể cảcác chương trình, dự án đầu tư ưu tiên);

d) Phương hướng tổ chức không gian;

đ) Đào tạo nguồn nhân lực;

e) Chương trình hành động.

 

Phần III

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁCQUY HOẠCH

1. Nội dung quản lý Nhà nước về công tác quyhoạch bao gồm:

Nhà nước thống nhất quản lý về quy hoạch pháttriển các ngành, các sản phẩm chủ lực và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XHhội lãnh thổ.

Các Bộ ngành TW có trách nhiệm hướng dẫn về việclập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch theo quy định; nghiên cứu ban hành định mứckinh phí liên quan đến việc lập và quản lý quy hoạch.

Các cơ quan quản lý quy hoạch có nhiệm vụ kiểmtra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy hoạch; xem xét kiến nghị các cấp cóthẩm quyền điều chỉnh quy hoạch kịp thời.

Các chương trình, các dự án đầu tư phải đượcthực hiện theo quy hoạch được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch được duyệtphải xin ý kiến và được sự đồng ý của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạchtheo phân cấp.

2. Trách nhiệm tổ chức lập và điều chỉnh dự ánquy hoạch

2.1. Đối với quy hoạch phát triển ngành.

Các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm lập vàđiều chỉnh các quy hoạch ngành theo chức năng. Để đảm bảo tính thống nhất trongquy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ và các quy hoạch phát triểnngành trên phạm vi cả nước, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ quản lý ngànhvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với các địa phương có liên quan trong quá trìnhlập, điều chỉnh các dự án quy hoạch.

2.2. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH lãnh thổ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lập và điềuchỉnh các dự án quy hoạch tổng thể phát triển các vùng KT - XH, các vùng kinhtế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt.

UBND tỉnh có trách nhiệm lập và điều chỉnh quyhoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh.

UBND huyện có trách nhiệm lập và điều chỉnh quyhoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện.

2.3. Đối với việc điều chỉnh quy hoạch.

Theo định kỳ 5 năm hoặc khi có yêu cầu, cơ quannhà nước sẽ tiến hành điều chỉnh quy hoạch một cách kịp thời theo chức năng.

Cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạchsẽ quyết định điều chỉnh quy hoạch.

3. Công khai hoá quy hoạch

Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình lậpquy hoạch. Khi quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước phải côngbố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân thựchiện và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch (trừ những quy hoạch cần bảo mật).

4. Kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiệncác dự án quy hoạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ quản lý ngành cótrách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các quy hoạch pháttriển ngành và quy hoạch lãnh thổ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáoThủ tướng Chính phủ.

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các quy hoạchphát triển (bao gồm các quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quyhoạch do ngành và địa phuơng phê duyệt) và báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đểtổng hợp báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ hoặc báo cáo trực tiếp Thủ tướngChính phủ.

HĐND, UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra,giám sát và thanh tra việc thực hiện các quy hoạch phát triển trên địa bàn vàbáo cáo về UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Vốn lập các dự án quy hoạch

Các quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnhthổ và quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực do Thủ tướng Chính phủ phêduyệt quy hoạch được sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước ghi trong kế hoạch hàngnăm.

Đối với các quy hoạch phát triển KT - XH lãnhthổ, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực trong khi chưa có khung giáđịnh mức chính thức thì áp dụng khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạchtạm thời tại Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư.

Vốn để lập quy hoạch bao gồm kinh phí lập vàthẩm định quy hoạch. Vốn để lập, thẩm định các quy hoạch cả nước, quy hoạchvùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ lực, quy hoạch xây dựng đôthị quan trọng được cân đối từ vốn ngân sách Trung ương. Quy hoạch tỉnh, huyệnvà điểm dân cư nông thôn được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương.Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối vốn hàng năm chocông tác lập quy hoạch cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành, quyhoạch xây dựng và hướng dẫn các Bộ quản lý ngành và các địa phương tổ chức thựchiện. Khi cần thiết có thể vận động tài trợ của nước ngoài và của các tổ chứcquốc tế.

 

Phần IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từngày đăng công báo.

2.Trong quá trình thực hiện Thông tư hướng dẫn này nếu thấy có vấn đề gì cần traođổi, đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên hệvà trao đổi trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21470&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận