Văn bản pháp luật: Thông tư 06/TC-TCDN

Phạm Văn Trọng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 06/TC-TCDN
Thông tư
24/02/1997
24/02/1997

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích

Thứ trưởng
1.997
Bộ Tài chính

Toàn văn

Thông tư

THÔNG TƯ

Về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài

chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích

Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996 của Chính phủvề doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quảnlý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích như sau:

 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công íchđã được cấp có thẩm quyền quyết định bao gồm các doanh nghiệp độc lập, cácdoanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên của Tổng công ty (gọi tắt là doanhnghiệp công ích). Danh sách doanh nghiệp công ích do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương quyết định theo các tiêu thức được quy định tại Điều1 và Điều 2 Nghị định số 56/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ.

2.Doanh nghiệp công ích có trách nhiệm sử dụng vốn và các nguồn lực do Nhà nướcgiao để thực hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích cho các đối tượngtheo giá, khung giá hoặc phí do Nhà nước quy định.

3.Ngoài nhiệm vụ công ích được giao, doanh nghiệp công ích có quyền tận dụng đấtđai, cảnh quan, vốn và tài sản Nhà nước sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ công íchvà huy động vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp với khả năng của doanhnghiệp và nhu cầu của thị trường với điều kiện:

-Được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.

-Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ công ích Nhà nước đã giao hoặcđặt hàng.

-Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định hiện hành.

-Hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh thêm.

-Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với phần hoạt động kinh doanh thêm theo quyđịnh của pháp luật.

II. QUẢN LÝ VÀ SỬDỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH

1.Đầu tư vốn:

1.1.Doanh nghiệp công ích mới thành lập được Nhà nước ưu tiên đầu tư đủ vốn điều lệban đầu, không thấp hơn vốn pháp định cho mỗi ngành nghề đã quy định tại Nghịđịnh số 50/CP ngày 28/08/1996 của Chính phủ để xây dựng, mua sắm tài sản cốđịnh và tài sản lưu động phù hợp với quy mô và nhiệm vụ công ích được giao.

1.2.Doanh nghiệp công ích đang hoạt động nếu thực sự thiếu vốn so với nhiệm vụ côngích được Nhà nước giao (sau khi huy động các nguồn vốn hiện có tại doanhnghiệp) được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn như sau:

-Đối với doanh nghiệp công ích có lãi được xét giảm thuế lợi tức để bổ sung vàovốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

-Đối với doanh nghiệp công ích không có lãi hoặc doanh nghiệp sau khi xét giảmthuế lợi tức vẫn thiếu vốn thì được Nhà nước xem xét đầu tư bổ sung vốn.

1.3.Cơ quan thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo vốn điều lệ tại thời điểmthành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 50/CP nêu trên vàbổ sung vốn cho doanh nghiệp.

1.4.Thủ tục đầu tư vốn.

a.Đối với đầu tư xây dựng: doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều lệ quảnlý đầu tư và xây dựng hiện hành.

b.Đầu tư vốn lưu động: doanh nghiệp phải lập hồ sơ cấp vốn bao gồm:

+Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp.

+Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+Quyết định của Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp về việcgiao nhiệm vụ công ích.

+Kế hoạch sản xuất, tài chính của doanh nghiệp tại năm đề nghị bổ sung vốn đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt.

+Báo cáo tài chính của năm trước (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).

+Biên bản định mức vốn lưu động do cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nước phêduyệt.

1.5.Trình tự cấp vốn cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ Tàichính.

2.Huy động vốn:

2.1.Khi có nhu cầu huy động vốn, gọi vốn liên đoanh, thế chấp giá trị quyền sử dụngđất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các Ngân hàngcủa Việt Nam để vay vốn phục vụ hoạt động công ích theo quy định của pháp luật,doanh nghiệp phải lập phương án cụ thể gửi cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nướctại doanh nghiệp tham gia ý kiến trước khi trình Thủ trưởng cơ quan quyết địnhthành lập doanh nghiệp quyết định.

2.2.Trường hợp doanh nghiệp công ích tổ chức hoạt động kinh doanh ngoài nhiệm vụcông ích được giao, doanh nghiệp được vay vốn của các tổ chức tín dụng (Ngânhàng thương mại, các công ty tài chính. ..), các doanh nghiệp khác, các cá nhân(kể cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp) để phục vụ hoạt động kinhdoanh, nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật, không được làm thay đổihình thức sở hữu.

Riêngđối với các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài trang bị chuyêndùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh việc huy động vốn cho hoạt động kinhdoanh phải được Bộ Quốc phòng, Nội vụ quyết định sau khi có ý kiến tham gia củacơ quan Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

2.3.Lãi suất huy động vốn hạch toán trong chi phí sản xuất, dịch vụ của doanhnghiệp không được cao hơn lãi suất trần cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Namcông bố trong thời điểm huy động vốn và cùng ngành nghề.

2.4.Khi huy động vốn doanh nghiệp phải tính toán cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế,đảm bảo sử dụng vốn huy động đúng mục đích, có hiệu quả, không được dùng vốnvay ngắn hạn vào đầu tư xây dựng. Doanh nghiệp phải trả nợ gốc và lãi theo đúngcam kết khi huy động vốn.

Giámđốc doanh nghiệp công ích phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc lập phươngán huy động vốn, sử dụng vốn không đúng mục đích, không có hiệu quả dẫn đến tổnthất về vốn.

3.Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:

3.1.Khi có nhu cầu sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuêđất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp công ích phải lập phương ángóp vốn hoặc giải trình về dự án liên doanh gửi cơ quan quản lý vốn và tài sảnNhà nước tại doanh nghiệp tham gia ý kiến trước khi trình Thủ trưởng cơ quanquyết định thành lập doanh nghiệp chuẩn y.

3.2.Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không được làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ công ích đượcNhà nước giao, phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc cóhiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập. Khi đem giá trị quyền sửdụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy định củaLuật đất đai.

3.3.Doanh nghiệp công ích không được sử dụng vốn Nhà nước đầu tư để kinh doanh tiềntệ như mua trái phiếu, tín phiếu, gửi tiết kiệm...

3.4.Doanh nghiệp công ích không được phép đầu tư vào các doanh nghiệp không thuộcsơ hữu Nhà nước mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính là vợ,chồng, bố, mẹ, con của giám đốc doanh nghiệp công ích đó.

4.Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản:

4.1.Việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý củadoanh nghiệp công ích phải được Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanhnghiệp quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan Quản lývốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

4.2.Khi nhượng bán tài sản không cần dùng, lạc hậu kỹ thuật để thu hồi vốn, doanhnghiệp phải định giá và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Khoảnchênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trênsổ kế toán và chi phí nhượng bán được hách toán vào kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp.

4.3.Đối với tài sản cho thuê hoạt động nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng và tăng thunhập doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định, phải theo dõivà thu hồi tài sản khi hết hạn cho thuê.

Nhữngtài sản đem cầm cố, thế chấp, vay vốn tại các tổ chức tín dụng phải thực hiệntheo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Doanhnghiệp công ích không được cầm cố, thế chấp, cho thuê các tài sản đi mượn, đithuê, nhận giữ hộ, nhận cầm cố, nhận thế chấp... của doanh nghiệp khác nếukhông được sự đồng ý của chủ sở hữu những tài sản đó.

5.Thanh lý tài sản:

5.1.Những máy móc thiết bị, tài sản chủ yếu có tính chất quyết định hoạt động củadoanh nghiệp công ích (trừ tài sản là cây trồng, con gia súc) khi thanh lý phảiđược cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan Quản lý vốn và tàisản nhà nước tại doanh nghiệp cho phép bằng văn bản.

Riêngtài sản của các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài trang thiết bịchuyên dùng cho quốc phòng an ninh khi thanh lý phải được Bộ Quốc phòng, Nội vụcho phép bằng văn bản, trường hợp đặc biệt phải do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh.

Việcthanh lý đối với những tài sản khác được thực hiện như đối với doanh nghiệp nhànước hoạt động kinh doanh.

5.2.Doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng thanh lý tài sản, trường hợp sử dụng phụtùng, phế liệu thu hồi từ tài sản thanh lý cho sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp phải tổ chức định giá, nếu bán tài sản thanh lý phải tổ chức đấu giátheo quy định của pháp luật. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lýtài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản thanh lý và chi phíthanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

6.Việc giao vốn, trách nhiệm bảo toàn vốn, đánh giá lại tài sản, phương án xử lýcác trường hợp tổn thất tài sản, quản lý các khoản công nợ thực hiện như quyđịnh đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.

7.Doanh nghiệp công ích có trách nhiệm mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộtài sản và vốn hiện có của doanh nghiệp theo đúng chế độ hạch toán kế toán;phản ánh trung thực, kịp thời tình hình biến động của tài sản và vốn trong quátrình hoạt động.

III. KẾT QUẢ TÀICHÍNH VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH

A. KẾT QUẢ TÀICHÍNH

1.Doanh thu của doanh nghiệp công ích bao gồm doanh thu từ hoạt động công ích,doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.

1.1.Doanh thu từ hoạt động công ích bao gồm: khoản thu do Nhà nước thanh toán sảnphẩm dịch vụ công ích theo chỉ tiêu kế hoạch hoặc đặt hàng, tiền bán sản phẩm,cung ứng dịch vụ theo giá, khung giá hoặc thu phí do Nhà nước quy định; thu từphần trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi thực hiện cung cấp hàng hoá và dịch vụtheo yêu cầu của Nhà nước.

a.Trường hợp doanh nghiệp công ích được Nhà nước thanh toán sản phẩm, dịch vụcông ích theo chỉ tiêu kế hoạch hoặc đặt hàng của Nhà nước thì căn cứ để thanhtoán là:

-Nhiệm vụ công ích do Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp giaokế hoạch hoặc đặt hàng cho doanh nghiệp công ích trong năm kế hoạch.

-Đơn giá thanh toán do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chínhphủ.

-Biên bản nghiệm thu số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành bàn giaogiữa cơ quan giao kế hoạch hoặc đặt hàng và doanh nghiệp công ích.

Cơquan tài chính thẩm định và làm thủ tục thanh toán cho doanh nghiệp công íchsau khi trừ tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm các điều khoản quy định trong đơnđặt hàng.

b.Căn cứ để được Nhà nước xem xét trợ cấp, trợ giá là:

-Mặt hàng, dịch vụ thuộc danh mục trợ cấp, trợ giá do Chính phủ quy định.

-Nhiệm vụ công ích được Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệpgiao trong năm kế hoạch.

-Số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện trong phạm vi kế hoạch đượcgiao.

-Đơn giá trợ cấp, trợ giá cho từng sản phẩm, dịch vụ do cơ quan có thẩm quyềnquyết định theo phân cấp của Chính phủ.

Phươngthức cấp phát các khoản trợ cấp, trợ giá thực hiện theo quy định của Bộ Tàichính.

1.2.Doanh thu hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác áp dụng như quy định đốivới doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh.

2.Chi phí của doanh nghiệp công ích bao gồm chi phí hoạt động công ích, hoạt độngkinh doanh và các hoạt động khác:

2.1.Nội dung chi phí hoạt động công ích của từng ngành sản xuất do Bộ quản lý ngànhhoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quy định trên cơ sở đặc điểm kinh tế kỹthuật của ngành sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

2.2.Nội dung chi phí của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác thực hiện nhưquy định đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.

3.Doanh nghiệp công ích được sử dụng doanh thu để bù đắp các khoản chi phí, trongđó:

-Doanh thu hoạt động công ích dùng để bù đắp chi phí hoạt động công ích, thuế vàcác khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

-Doanh thu hoạt động kinh doanh dùng để bù đắp giá thành toàn bộ của sản phẩmhàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ, thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quyđịnh của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

-Doanh thu hoạt động khác dùng để bù đắp chi phí, thuế và các khoản thu khác củaNhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi tức).

Doanhnghiệp công ích tổ chức hoạt động kinh doanh về nguyên tắc phải đảm bảo có lãi,không được lấy lãi của hoạt động công ích bù lỗ hoạt động kinh doanh.

B. XỬ LÝ KẾT QUẢTÀI CHÍNH

1.Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cộng theo giá Nhà nước quyđịnh nhưng thu nhập không phụ thuộc nhiều vào chi phí phát sinh (sau khi thoảthuận với cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ quyết địnhdanh sách các doanh nghiệp công ích thuộc loại hình này), khoản chênh lệch giữathu và chi được xử lý như sau:

a.Trích lập các quỹ theo tỷ lệ và mức khống chế sau:

+Quỹ đầu tư phát triển: trích 25% số chênh lệch

+Quỹ dự phòng tài chính: trích 5% số chênh lệch, số dư của quỹ này tối đa khôngvượt quá 25% vốn điều lệ.

+Trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế nếu số nộp Ngânsách năm báo cáo hơn năm trước, bằng 2 tháng lương thực tế nếu số nộp Ngân sáchnăm báo cáo bằng hoặc thấp hơn năm trước.

b.Phần chênh lệch còn lại nộp Ngân sách Nhà nước.

Nếucó lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận các hoạt động khác thì được phânphối như doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh nhưng tổng mức trích mỗiquỹ từ các nguồn không vượt quá mức khống chế tối đa của doanh nghiệp Nhà nướchoạt động kinh doanh.

2.Đối với doanh nghiệp được Nhà nước mua toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích (baogồm cả doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùngcho quốc phòng, an ninh), doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cộngtheo giá Nhà nước quy định, lợi nhuận thực hiện trong năm (bao gồm cả lợi nhuậnkinh doanh và các hoạt động khác) được phân phối theo thứ tự như sau:

a.Nộp thuế lợi tức theo luật định.

b.Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp Ngân sách, vi phạm hành chính,vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khixác định lợi tức chịu thuế.

c.Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

d.Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản a, b, c, doanh nghiệp được tríchlập các quỹ theo tỷ lệ và mức khống chế như sau:

+Quỹ đầu tư phát triển: mức trích tối thiểu 50%

+Quỹ dự phòng tài chính: trích 10%, số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25%vốn điều lệ.

+Trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếusố nộp Ngân sách năm báo cáo cao hơn năm trước, bằng 2 tháng lương thực tế nếusố nộp Ngân sách năm báo cáo bằng hoặc thấp hơn năm trước.

Saukhi trừ các khoản a, b, c, d, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chínhnếu lợi nhuận trích vào hai quỹ khen thưởng, phúc lợi còn dư thì phần chênhlệch còn lại được chuyển toán bộ vào quỹ đầu tư phát triển, nếu không đủ nguồnđể trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế thì doanhnghiệp công ích được Nhà nước cấp đủ phần còn thiếu.

3.Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cộng theo giá Nhà nước quyđịnh nhưng không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý (bao gồm cả chi phí phátsinh do làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, quốc phòng, an ninh), sau khi sửdụng 50% từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác để bù đắp, nếuvẫn còn lỗ được Nhà nước hỗ trợ như sau:

-Trợ cấp đủ số lỗ còn lại.

-Cấp 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế của doanh nghiệp.

Phầnlợi nhuận còn lại từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác dùng để: tríchquỹ đầu tư phát triển 80%, quỹ dự phòng tài chính 20%.

4.Thủ tục, thời điểm trích lập, mục đích sử dụng các quỹ của doanh nghiệp thựchiện như đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh.

Trongphạm vi tổng mức trích vào hai quỹ khen thưởng, phúc lợi, giám đốc doanh nghiệpđược quyền quyết định tỷ lệ trích vào mỗi quỹ sau khi tham khảo ý kiến của Côngđoàn doanh nghiệp.

Doanhnghiệp công ích không thành lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Trường hợpđặc biệt cần phải thu hẹp quy mô hoạt động công ích thì cơ quan quyết địnhthành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp xem xét trợ cấp cho số laođộng mất việc làm theo chế độ quy định.

5.Đối với các doanh nghiệp công ích ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặcđịa bàn chiến lược đặc biệt khó khăn được Nhà nước xem xét hỗ trợ các khoảnkinh phí sau đây:

-Kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáodục.

-Kinh phí sự nghiệp y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trìbệnh viện hoặc bệnh xá.

 IV. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

1.Hàng năm căn cứ vào quy định và hướng dẫn của cơ quan tài chính, doanh nghiệpcông ích phải lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theochính sách hoặc đơn đặt hàng của Nhà nước, dự toán thu chi ngân sách (bao gồmkế hoạch trợ cấp, trợ giá) báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp vàcơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp có nhiệmvụ phê duyệt, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền và cơ quan tài chính có liênquan.

2.Trong phạm vi dự toán thu chi ngân sách hàng năm được duyệt, Thủ trưởng cơ quanquyết định thành lập doanh nghiệp giao kế hoạch sản xuất, cung ứng dịch vụ côngcộng hoặc đặt hàng, phân bổ dự toán ngân sách cho doanh nghiệp công ích và gửicho cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp. Ngân sách chỉ đảm bảo hỗ trợ trongphạm vi dự toán Ngân sách được duyệt.

V. KIỂM TRA KẾTOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

1.Lập báo cáo tài chính:

-Hàng quý, năm doanh nghiệp công ích có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theoquy định hiện hành. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nướcvà pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính.

-Báo cáo tài chính quý, năm gửi cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, cơquan thuế, cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quanthống kê.

2.Kiểm tra kế toán, báo cáo tài chính:

-Hàng quý, năm doanh nghiệp công ích phải tự kiểm tra kế toán, báo cáo tàichính.

-Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cùng cơ quan quản lý vốn và tài sảnnhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra phê duyệt báo cáotài chính năm của doanh nghiệp công ích.

-Cơ quan tài chính có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chế độ tài chính, kếtoán, kỷ luật thu nộp Ngân sách và tính chính xác, trung thực của báo cáo tàichính.

-Những vi phạm chế độ kế toán, chế độ thu chi tài chính, thu nộp Ngân sách, chếđộ trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính, xửphạt kinh tế theo quy định của pháp luật.

3.Công khai báo cáo tài chính hàng năm:

-Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,doanh nghiệp công ích công bố công khai một số chỉ tiêu tài chính trước hộinghị công nhân viên chức của doanh nghiệp.

-Nội dung các chỉ tiêu công bố công khai theo mẫu đính kèm Thông tư này.

 VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Ngoài những quy định riêng cho doanh nghiệp công ích tại Thông tư này, doanhnghiệp công ích còn thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với doanhnghiệp Nhà nước.

2.Đối với một số hoạt động công ích có đặc thù riêng thì cơ quan quyết định thànhlập doanh nghiệp căn cứ vào chế độ quản lý tài chính tại Thông tư này để nghiêncứu, quy định cho phù hợp sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tàichính.

3.Thông tư này áp dụng từ ngày ký. Mọi quy định trước đây về quản lý tài chínhđối với doanh nghiệp trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc sảnxuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước trái vớiThông tư này đều bãi bỏ.

4.Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp phản ánhkịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 BẢN CÔNG BỐ CÔNG KHAI BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM...

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm nay

Tỷ lệ so với năm trước

1. Tổng số vốn.

2. Kết quả hoạt động:

- Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

- Sản phẩm tiêu thụ, dịch vụ cung ứng trong năm

- Tổng doanh thu:

Trong đó: Doanh thu hoạt động công ích

- Tổng chi phí:

Trong đó: chi phí hoạt động công ích

- Lợi nhuận thực hiện từ hoạt động công ích

- Lợi nhuận thực hiện từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác

3. Các khoản nộp Ngân sách Nhà nước.

- Tổng số phải nộp

- Đã nộp Ngân sách trong năm

4. Các khoản được Nhà nước cấp.

- Trợ giá

- Trợ cấp

- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi.

5. Tổng quỹ lương thực hiện

- Lương bình quân

6. Các quỹ của doanh nghiệp.

a. Quỹ đầu tư phát triển

- Dư đầu năm

- Trích trong năm

- Sử dụng trong năm

- Dư cuối năm

b. Quỹ dự phòng tài chính

- Dư đầu năm

- Trích trong năm

- Sử dụng trong năm

- Dư cuối năm

c. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

- Dư đầu năm

- Trích, được cấp trong năm

- Sử dụng trong năm

- Dư cuối năm

 

 

 

Doanh nghiệp chịutrách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo này

Giám đốc

Ký tên đóng dấu


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=8710&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận