THÔNG TƯ
Hướng dẫn một số Điều về lao động theo Nghị định số103/1999/NĐ-CP
ngày 10/09/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinhdoanh,
cho thuê doanh nghiệp Nhà nước
Thi hành Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/09/1999 của Chính phủvề giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước, sau khi lấy ýkiến các Bộ, ngành có liên quan; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫnmột số Điều về chính sách đối với lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước thựchiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê như sau:
I- Đối tượng áp dụng:
Ngườilao động làm việc trong doanh nghiệp tại thời điểm giao, bán, khoán kinh doanh,cho thuê doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
a)Lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b)Lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c)Lao động làm việc theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn từ 3tháng đến dưới 1 năm;
d)Công nhân viên chức chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động;
Kểcả lao động (thuộc các điểm a, b, c nói trên) đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đangnghỉ chờ việc theo quyết định của giám đốc doanh nghiệp.
II- Thời gian làm việc để trả trợ cấp thôi việc, mất việc và hưởng ưuđãi được tính như sau:
1.Thời gian làm việc theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 10 Nghị định số198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điềucủa Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
2.Số năm làm việc cho Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định103/1999/NĐ-CP của Chính phủ là thời gian người lao động đã làm việc cho cácdoanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan đơn vị thuộc khu vực Nhà nước, đơn vị lực lượngvũ trang trừ thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mấtviệc làm, đã hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên.
Cáchtính thời gian làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 198/CPngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Bộluật Lao động về hợp đồng lao động.
3.Thời gian người lao động được tính để chia số dư quỹ khen thưởng và phúc lợiquy định tại khoản 3 Điều 19, điểm e khoản 1 Điều 49, khoản 1 Điều 53, Nghịđịnh 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ là thời gian người lao động làm việc tạidoanh nghiệp đó đến thời điểm có quyết định giao, bán, cho thuê doanh nghiệpNhà nước. Cách tính thời gian làm việc theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 10Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn một số Điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
III- Phân loại lao động và phương án sử dụng lao động:
1.Phân loại lao động và phương án sử dụng lao động tại thời điểm giao, bán, khoánkinh doanh, cho thuê doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 12; khoản 5Điều 18; khoản 4 Điều 38; khoản 1 Điều 40 Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày10/9/1999 của Chính phủ, như sau:
a)Số lao động trong doanh nghiệp tại thời điểm giao, bán, khoán kinh doanh, chothuê doanh nghiệp được phân loại và ghi vào biểu tổng hợp theo mẫu kèm theoThông tư này.
b)Mỗi loại lao động theo điểm a nói trên được lập thành danh sách chi tiết đểgiải quyết chế độ 2. Phương án sử dụng lao động quy định tại điểm b khoản 5 vàđiểm a khoản 7 Điều 16; khoản 1 Điều 21; điểm c khoản 5, điểm a khoản 7 và điểma khoản 8 Điều 36; khoản 1 Điều 12; điểm đ Điều 42 của Nghị định số103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ do người được giao, người mua, ngườinhận khoán, người thuê lập dựa trên hướng phát triển của doanh nghiệp nhưngphải đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên (người sử dụng lao động và ngườilao động) theo pháp luật lao động quy định.
IV- Các chế độ được hưởng:
1.Trường hợp doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổicông nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm theo quy định tại Khoản 5 Điều 14Nghị định 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì doanh nghiệp trả trợ cấp mất việclàm cho người lao động theo khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động. Riêng nhữngngười lao động có thời gian làm việc trước khi giao doanh nghiệp thì thời gianđó được hưởng trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; nguồnchi trả, thủ tục chi trả theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.Chế độ đối với người lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5Điều 21; khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 40 của Nghị định số103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ, được giải quyết như sau:
a)Đối với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hưu trí thì giám đốcdoanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội (sauđây gọi chung là cơ quan bảo hiểm xã hội) làm đầy đủ thủ tục và giải quyết chếđộ theo quy định hiện hành.
b)Đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động (kể cả người lao động tựnguyện chấm dứt hợp đồng lao động) thì chính sách đối với người lao động đượcgiải quyết như sau:
Giámđốc doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đốivới thời gian người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp theo quy định tạikhoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động, Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chínhphủ.
Đốivới thời gian trước đó người lao động đã làm việc cho khu vực nhà nước mà chưađược nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc thì được tính để được nhậntrợ cấp thôi việc. Nguồn chi trả và thủ tục chi trả theo quy định tại Quyết địnhsố 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của BộTài chính.
Giámđốc doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội cùng các cơ quan liên quan có tráchnhiệm làm đầy đủ các thủ tục cấp sổ bảo hiểm xã hội, trả trợ cấp bảo hiểm xãhội, sổ lao động và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định hiện hành.
c)Đối với người lao động chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới, giám đốcdoanh nghiệp và các cơ quan có liên quan làm đầy đủ thủ tục và bàn giao chodoanh nghiệp mới.
V- Tổ chức thực hiện:
1.Giám đốc doanh nghiệp, ban đổi mới tại doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thựchiện chính sách đối với người lao động theo quy định tại Nghị định số103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ và Thông tư này; báo cáo kết quảthực hiện với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Ban đổi mới quản lý doanhnghiệp thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty91.
2.Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc cácBộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty 91 cótrách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện những quy định củapháp luật đối với người lao động và tổng hợp tình hình báo cáo về Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
3.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.