Văn bản pháp luật: Thông tư 07/2000/TT-TCHQ

Đặng Văn Tạo
Toàn quốc
Công báo số 4/2001;
Thông tư 07/2000/TT-TCHQ
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
17/11/2000
02/11/2000

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và hoạt động đất khác, nhập khẩu gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài

Phó Tổng Cục trưởng
2.000
Tổng cục Hải quan

Toàn văn

No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày31/7/1998

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thươngmại và hoạt động xuất khẩu,

nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nướcngoài

 

Căn cứ Pháp lệnhHải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;

Thực hiện khoản 4Điều 29 Nghị định số 57/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chitiêt thi hành Luật Thương mại và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công vàđại lý hàng hoá và nước ngoài; Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hànhchương IIIvề gia côngvới thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định sô 57/1998/NĐ-CP nói trên nhưsau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hợp đồng gia cônghàng hóa ký giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài theo nội dungđã được quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủViệt Nam là căn cứ để cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hànghóa và theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công đó.

Phụ kiện của hợp đồnggia công là bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.

Trong quá trình thựchiện hợp đồng gia công, nếu có thay đổi, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồnggia công, thương nhân Việt Nam tham gia ký kết hợp đồng phải cung cấp cho hảiquan nơi theo dõi hợp đồng gia công văn bản điều chỉnh đó. Thời hạn cung cấp nhưsau: Nếu sự thay đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng gia công liên quanđến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị mượn thì thời hạncung cấp cho hải quan là trước khi làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa đó. Nếuthay đổi định mức gia công hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh liên quan đến việcxuất khẩu sản phẩm thì phải cung cấp cho hải quan trước khi làm thủ tục xuấtkhẩu sản phẩm đó.

Thương nhân ký hợpđồng gia công phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật ViệtNam về ký kết và thực hiện hợp đồng gia công.

2. Tất cả hàng hóaxuất nhập khẩu của hợp đồng gia công đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sựkiểm tra giám sát của hải quan và nộp lệ phí hải quan theo quy định của phápluật. Nguyên liệu phụ liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị mượn để phục vụgia công; phế liệu, phế phẩm gia công, doanh nghiệp nhận gia công phải giảiquyết như quy định tại điểm 1, mục A, Phần III dưới đây và phải làm đầy đủ thủtục hải quan theo quy định của Thông tư này, tuyệt đối không được tự ý sử dụngngoài mục đích gia công, tiêu thụ hoặc chuyển nhượng cho người khác.

3. Đơn vị hải quanquản lý hàng gia công và địa điểm kiểm tra đối với hàng hóa gia công xuất nhậpkhẩu.

3.1. Việc làm thủ tụchải quan cho một hợp đồng gia công từ khâu tiếp nhận hợp đồng gia công, làm thủtục hải quan cho từng lô hàng xuất nhập khẩu của hợp đồng gia công, cho đếnkhâu thanh khoản hợp đồng gia công đều phải thực hiện tại một đơn vị hải quan thuộctỉnh, thành phố nơi có xí nghiệp (xí nghiệp của doanh nghiệp hoặc xí nghiệp củadoanh nghiệp khác mà hợp đồng gia công được thực hiện ở đó) hoặc trụ sở của doanhnghiệp (trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở các chi nhánh của doanhnghiệp, nếu các chi nhánh đó có Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăngký thuế riêng). Trường hợp tại địa phương đó không có tổ chức hải quan, doanhnghiệp được chọn đơn vị hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục, nhưng đã làmthủ tục tại đơn vị hải quan nào thì phải làm trọn hợp đồng gia công ở đơn vị hải quan đó.

Các trường hợp đặcbiệt khác do Tổng cục Hải quan quyết định.

3.2. Hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu của hợp đồng gia công cho nước ngoài được kiểm tra tại kho củadoanh nghiệp hoặc tại cửa khẩu xuất nhập. Nếu hàng được kiểm tra tại kho củadoanh nghiệp thì việc chuyển tiếp hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hảiquan từ kho của doanh nghiệp đến cửa khẩu xuất và việc chuyển tiếp hàng hóanhập khẩu từ cửa khẩu nhập về kho của doanh nghiệp để kiểm tra hải quan thựchiện theo quy định tại Quy chế Quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩuchuyển tiếp hiện hành.

Trường hợp hàng phảikiểm tra ở cửa khẩu, nếu đơn vị hải quanquản lý hợp đồng gia công không phải hải quan cửa khẩu xuất nhập thì hải quannơi có cửa khẩu xuất nhập chịu trách nhiệm kiểm hóa (đối với hàng nhập khẩu)hoặc kiểm hóa và giám sát thực xuất (đối với hàng xuất khẩu) trên cơ sở bộ hồsơ hải quan đã được đăng ký do hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công chuyểnđến và công văn đề nghị của đơn vị hải quan này. Sau khi làm xong thủ tục kiểmhóa hoặc giám sát thực xuất cho lô hàng, hải quan cửa khẩu xuất nhập trả 1 bộhồ sơ cho chủ hàng, 1 bộ hồ sơ niêm phong giao chủ hàng trả ngay cho đơnvị hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công để theo dõi và thanh khoản.

4. Trừ số sản phẩm dobên thuê gia công thanh toán tiền công, toàn bộ sản phẩm gia công còn lại phảiđược xuất trả cho bên nước ngoài thuê gia công hoặc khách hàng do bên thuê giacông chỉ định (bao gồm cả khách hàng Việt Nam ký hợp đồng mua bán sản phẩm vớibên thuê gia công).

Sản phẩm gia công saukhi đã xuất khẩu ra nước ngoài, nếu bên thuê gia công có văn bản trả lại hàngđể tái chế, sửa chữa, thì bên nhận gia công được nhận lại để tái chế và phảitái xuất khẩu sau khi tái chế xong. Thời gian tái chế không quá 90 ngày kể từngày làm thủ tục tạm nhập để tái chế, trường hợp cá biệt có lý do hợp lý thìCục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét gia hạn.

Trường hợp có lý dohợp lý lô hàng không thể tái chế được, bên thuê gia công có văn bản đề nghịtiêu hủy số sản phẩm này tại Việt Nam, thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thànhphố chỉ đạo kiểm tra cụ thể từng trường hợp. Nếu qua kiểm tra, xác định chínhxác hàng doanh nghiệp xin tiêu hủy là hàng doanh nghiệp đã tạm nhập để tái chếchưa tái xuất thì xem xét giải quyết cho tiêu hủy như đối với tiêu hủy phếliệu, phế phẩm gia công.

5. Doanh nghiệp đượcphép xuất khẩu, nhập khẩu hàng mẫu để làm mẫu gia công. Hàng mẫu trong trườnghợp này, về hình thức mặt hàng phải thể hiện rõ là chỉ sử dụng được vào mụcđích làm mẫu để gia công sản phẩm (Ví dụ: giầy một bên hoặc cả đôi nhưng đã bịđục lỗ; sản phẩm có in rõ các chữ thể hiện là hàng mẫu hoặc nếu trên sản phẩmkhông in, thì người gia công hoặc hải quan phải đóng dấu hoặc viết lên sản phẩmđó chữ "HÀNGMẪU" khikiểm tra hàng) và bộ chứng từ lô hàng khi làm thủ tục hải quan phải thể hiện rõlà hàng mẫu.

Số lượng hàng mẫu chomột mã hàng là đơn chiếc. Trường hợp một hợp đồng gia công phải gia công ở nhiều địa điểm khác nhau cần cólượng hàng mẫu nhiều hơn, thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình gửi hảiquan nơi theo dõi hợp đồng gia công, hải quan sẽ xem xét giải quyết cho phù hợpnhưng tối đa không quá 5 chiếc cho một mã hàng.

Hàng mẫu để làm mẫugia công không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu hàng mẫu xuất khẩuđược sản xuất từ nguyên, phụ liệu vật tư nhập khẩu của hợp đồng gia công, thì đượcđưa vào thanh khoản như sản phẩm xuất khẩu.

 

II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH

1. Đối tượng thực hiệngia công: Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, có hoặc không cóđăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, được gia công hàng hóavới thương nhân nước ngoài; được trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiếtbị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế phẩm, phế liệu và sản phẩm gia công theohợp đồng gia công.

Các doanh nghiệp thànhlập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động gia côngtheo quy định tại Điều 75 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chínhphủ.

2. Về hợp đồng giacông quy định tại Điều 12 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP:

2.1. Hợp đồng gia công cóthể ký trực tiếp hoặc ký qua điện tín (fax, telex...).

2.2. Hợp đồng gia côngđược lập bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một thứ tiếng nướcngoài khác do hai bên thỏa thuận.

Trường hợp hợp đồng đượclập bằng tiếng nước ngoài thì doanh nghiệp phía Việt Nam phải có bản dịch chínhthức ra tiếng Việt, doanh nghiệp Việt Nam phải ký và đóng dấu, chịu trách nhiệmvề nội dung của bản dịch đó.

2.3. Phương thức thanhtoán nêu tại khoản d, Điều 12: Hợp đồng gia công phải ghi rõ phương thức thanhtoán bằng tiền hay bằng sản phẩm gia công. Nếu thanh toán tiền công bằng sảnphẩm gia công thì phải ghi rõ loại sản phẩm, trị giá sản phẩm.

3. Về nhãn hiệu hànghóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số57/1998/NĐ-CP: là đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 785 và Điều786 Bộ Luật Dân sự năm 1995 và Điều 6, Điều 7 Nghị định số 63/CP ngày24/10/1996 của Chính phủ. Trong hợp đồng gia công phụ kiện hợp đồng gia côngphải ghi rõ nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa sẽ được gắn lên sảnphẩm. Nếu trong hợp đồng gia công phụ kiện hợp đồng, bên thuê gia công cam kếtchịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóavà chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nhãnhiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa đó, thì sản phẩm gia công được gắn nhãnhiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ thỏa thuận trong hợp đồng phụ kiện hợp đồng.

Trường hợp nhãn hiệuhàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa đó trùng với nhãn hiệu hàng hóa và tên gọixuất xứ hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì phải có giấy chứngnhận của Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam. Ngườicó nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa được cấp văn bằng bảo hộ tạiViệt Nam muốn bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực gia công hàng hóa cho nướcngoài phải mang văn bằng này đến đăng ký với đơn vị hải quan làm thủ tục hànggia công. Nếu không đăng ký, cơ quan hải quan không có trách nhiệm bảo vệ trongtrường hợp có người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóađó.

4. Máy móc, thiết bị mượnquy định tại Chương IIIcủa Nghị định baogồm máy móc, thiết bị đồng bộ, máy móc, thiết bị lẻ và dụng cụ sản xuất (kể cảdụng cụ thay thế, bổ sung) do bên thuê gia công cung cấp dưới hình thức tạmnhập - tái xuất. Máy móc, thiết bị mượn để phục vụ gia công thực hiện theo quyđịnh tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ, thủ tục hảiquan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.2, mục A Phần III dưới đây.

Máy móc, thiết bị thuếđể phục vụ gia công thực hiện theo Quy chế và thuê máy móc, thiết bị của nướcngoài ban hành kèm theo Quyết định số 1447/1999/QĐ-BTM ngày 10/12/1999/QĐ củaBộ Thương mại.

5, Định mức sử dụngnguyên liệu, phụ liệu, vật tư (quy định tại Điều 13, 18 của Nghị định) là lượngnguyên liệu, phụ liệu, vật tư cần thiết để sản suất ra một đơn sản phẩm.

Định mức vật tư tiêuhao là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoàithành một bộ phận của sản phẩm.

Tỷ lệ hao hụt nguyênliệu, phụ liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, phụ liệu vật tư hao hụt trong quátrình sản suất Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên, phụ liệu, vậttư, trình độ công nhân, sự cố máy móc, thiết bị và các nguyên nhân khác:

6. Giám đốc doanhnghiệp quy định tại Điều 13 được hiểu như sau;

Đối với thương nhân làpháp nhân là giám đốc doanh nghiệp, Đối với thương nhân là cá nhân là chính cánhân đó. Đối với thương nhân là tổ hợp tác là người đứng đầu tổ hợp tác đó. Đốivới thương nhân là hộ gia đình là chủ hộ của hộ gia đình đó

7. Khoản 2 Điều 14 quyđịnh về nhập khẩu công nghệ và quản lý xuất nhập khẩu: Theo quy định này, khinhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất doanh nghiệp phải tuân thủ cácquy định về quản lý chất lượng về an toàn lao động và các quy định về quản lýchuyên ngành (nếu là hàng thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành).

8. Việc thanh toántiền gia công bằng sản phẩm gia công quy định tại khoản 2.d Điều 15 của Nghịđịnh phải đảm bảo các điều kiện sau:

Phải được thỏa thuậntrong hợp đồng gia công (hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng).

Trị giá của sản phẩmdùng để thanh toán tiền gia công không được vượt quá trị giá tiền thuê ra công.

Không thuộc diện thángcấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Nếu thuộc diện hàng nhập khẩu có điềukiện, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền:

Phải chịu thuế nhậpkhẩu và các thuế liên quan đối với sản phẩm gia công thanh toán tiền thuê giacông:

Sản phẩm phải được gắntên nước xuất xứ: "Sản xuất tại Việt Nam"

 

III. THỦ TỤC HẢI QUAN

A. NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

1. Thủ tục tiếp nhậnhợp đồng gia công: Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục nhập khẩu lôhàng đầu tiên cho hợp đồng, doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ để cơ quan hảiquan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Trong trường hợp có lý do hợp lý thì trưởngđơn vị hải quan làm thủ tục có thể chấp nhận rút ngắn thời gian trên

a) Bộ hồ sơ xuất trình gồm:

Hợp đồng gia công vàcác phụ kiện kèm theo (nếu có): 2 bản chính và 2 bản dịch (nếu hợp đồng lậpbằng tiếng nước ngoài).

Giấy chứng nhận đăngký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 2 bản sao.

Văn bản chấp thuận củaBộ Thương mại, nếu mặt hàng giacông thuộc Danh mục hàng hóa Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu vàtạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc của Ngân hàng Nhà nước, nếu gia công mặthàng vàng: 1 bản chính, 1 bản sao.

Giấy chứng nhận củaCục Sở hữu công nghiệp Việt Nam (trườnghợp nhãn hiệu hàng hóa và tên gói xuất xứ hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ tạiViệt Nam): 1 bản chính, 1 bản sao.

b) Trách nhiệm của hảiquan khi tiếp nhận hợp đồng gia công:

Tiếp nhận hợp đồng giacông phù hợp với quy định tại Điều 12 của Nghị định.

Đóng dấu "Đã tiếpnhận hợp đồng" lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.

Trong thời gian khôngquá 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan hải quan phải làmxong thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Sau khi tiếp nhận, hải quan lưu một bộ hồ sơđể theo dõi, bao gồm 1 bản chính hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia côngkèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ khác.

c) Tiếp nhận hợp đồnggia công của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện theo Văn bản số 6478-TM/ĐT ngày07/11/1998 của Thương mại, doanh nghiệp không phải đăng ký hoặc phê duyệt hợpđồng gia công tại BộThương mại hoặc cơquan được Bộ Thương mại ủy quyền mà đến trựctiếp làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan hải quan.

Bộ hồ sơ của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, ngoài các giấy tờ như quy định tại điểm a trên đây,doanh nghiệp phải nộp thêm bản giải trình công suất máy móc, thiết bị.

Hợp đồng gia công đượctiếp nhận, ngoài việc phải phù hợp với quy định tại Điều 12 của Nghị định số57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về mặt hàng gia công còn phải phùhợp với mặt hàng ghi trong Giấy phép đầu tư và về số lượng sản phẩm gia côngphải phù hợp với bản giải trình công suất máy móc, thiết bị.

2. Thủ tục nhậpkhẩu.

2.1. Thủ tục nhập khẩunguyên liệu, phụ liệu, vật tư sau đây gọi chung là nguyên phụ liệu) thực hiệnnhư thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư số01/1999/TCHQ ngày 10/5/1999. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một sốđiểm sau:

a) Bộ hồ sơ hải quan nộp và xuấttrình khi làm thủ tục đăng ký tờ khai:

Giấy tờ phải nộp:

Tờ khai hàngnhập khẩu: 3 bản chính.

Vận tải đơn: 1 bảnsao,

Hóa đơn thương mại(bản chính hoặc bản sao): 3 bản,

Bản kê chi tiết hànghóa: 1 bản chính và 2 bản sao,

Đối với các trường hợpsau đây phải nộp thêm:

Giấy đăng ký kiểm dịch(đối với hàng yêu cầu phải kiểm dịch): 1 bản chính;

Văn bản chấp thuận củaBộ Thương mại nếu nguyên phụ liệu,vật tư nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm nhập khẩu và tạm ngừngnhập khẩu: 1 bản sao.

Giấy tờ phải xuấttrình:

Bảng thống kê tờ khainhập khẩu (mẫu 1/GC)*

Hợp đồng phụ kiện hợpđồng gia công liên quan đến việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư đã được cơquan hải quan làm thủ tục tiếp nhận,

Văn bản chấp thuận củaBộ Thương mại nếu nguyên phụ liệu,vật tư nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm nhập khẩu và tạm ngừngnhập khẩu: 1 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp.

Các bản sao phải nộp trênđây chỉ cần đóng dấu và có chữ ký xác nhận của giám đốc doanh nghiệp hoặc phógiám đốc doanh nghiệp, không cần xác nhận của công chứng nhà nước; giám đốcdoanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của cácbản sao này.

b) Cách thống kê tờkhai nhập khẩu vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 1/GC ban hành kèm theo Thông tưnày*:

Mỗi hợp đồng gia côngphải lập 2 Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu. Doanh nghiệp giữ một Bảng để xuấttrình cho hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng. Hải quan lưu 1 Bảng.

Việc thống kê tờ khaivào Bảng thống kê (cả Bảng do chủ hàng xuất trình và Bảng lưu tại hải quan) đềudo cán bộ hải quan thực hiện tại thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai (hoặckhi tiếp nhận Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phiếu chuyển giaonguyên phụ liệu, vật tư)

Bảng thống kê tờ khaiphải rõ ràng, chính xác đầy đủ tuyệt đối không được thống kê sót tờ khai. Saumỗi lần thống kê tờ khai, cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ này phải ký và ghi rõ họtên vào cột quy định trên Bảng.

Đối với những hợp đồnggia công lớn thực hiện trong thời gian dài, nếu 1 tờ Bảng thống kê không ghi đủthì phải lập thành nhiều tờ. Trong trường hợp này, trên mỗi tờ Bảng thống kêphải ghi rõ số thứ tự tờ (tờ số...); cuối mỗi tờ phải ghi rõ "tiếp sang tờsố...". Việc đánh số thứ tự tại cột (1) của Bảng thống kê phải liêntục từ đầu cho đến kết thúc hợp đồng.

c) Lấy mẫu nguyên phụliệu:

Trừ những trường hợpdo tính chất mặt hàng không thể lấy mẫu được (như gia công vàng bạc, dasống...), còn các trường hợp khác khi kiểm hóa nguyên phụ liệu, vật tư gia côngnhập khẩu, hải quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính và phụ liệu có giá trị lớnđể làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Mẫu hàng phải đượccán bộ hải quan và đại diện của doanh nghiệp cùng lấy, phải ghi rõ trên mẫuhoặc chứng từ kèm theo mẫu: tên nguyên phụ liệu; tên, số hiệu hợp đồng phụ kiệnhợp đồng; mã hàng; số tờ khai; số lượng mẫu...; cán bộ hải quan và đại diệndoanh nghiệp phải cùng ký, ghi rõ họ, tên lên mẫu hoặc chứng từ này. Mẫu phải đượcniêm phong hải quan cùng với chứng từ kèm theo mẫu và được giao doanh nghiệpbảo quản để xuất trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.

Nếu sản phẩm của mộthợp đồng gia công sẽ được kiểm hóa cùng một lúc tại nhiều địa điểm khác nhau,thì doanh nghiệp phải dự liệu trước vấn đề này và thông báo cho hải quan biếtđể khi lấy mẫu sẽ lấy nhiều mẫu cho một loại nguyên liệu, đủ phục vụ việc đốichiếu khi kiểm hóa.

Sau khi lãnh đạo đơnvị hải quan quản lý hợp đồng gia công ký xác nhận đã hoàn hành thủ tục thanhkhoản hợp đồng gia công vào bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 9/GC)*,doanh nghiệp được phép hủy mẫu lưu nguyên phụ liệu của hợp đồng này.

d) Về chính sách thuếđối với nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm gia công thực hiện theoquy định tại Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.

2.2. Thủ tục hải quanđối với máy móc, thiết bị mượn để phục vụ gia công thực hiện như sau: Máy móc,thiết bị tạm nhập khẩu do bên thuê gia công cung cấp dưới hình thức mượn phụcvụ gia công, sau khi kết thúc hợp đồng phải tái xuất trả cho bên thuê gia công,trừ các thiết bị, dụng cụ bị hư hỏng trở thành phế liệu được phép tiêu hủy tạiViệt Nam và những trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm 11,mục A phần này cho phép bán, biếutặng tại Việt Nam.

Máy móc, thiết bị mượnphải được quy định cụ thể trong hợp đồng phụ kiện hợp đồng về tên gọi, chủngloại, số lượng, chất lượng.

Thủ tục hải quan đốivới loại máy móc, thiết bị này như thủ tục hải quan đối với lô hàng tạm nhập -tái xuất. Các tờ khai tạm nhập phải được cán bộ hải quan thống kê vào Bảngthống kê tờ khai (mẫu 05/GC ban hành kèm theo Thông tư này* ngay khi làm thủtục đăng ký tờ khai nhập khẩu, cách thống kê thực hiện như điểm 2.1.b, mục A trên đây. Máy móc, thiết bịtham gia trực tiếp vào việc sản xuất ra sản phẩm gia công (được lắp đặt, sửdụng tại phân xưởng để sản xuất sản phẩm gia công) do bên thuê gia công cho mượnđược miễn thuế. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc sử dụng máy móc,thiết bị này đúng mục đích.

Các loại máy móc,thiết bị, dụng cụ sản xuất khác, dụng cụ văn phòng không tham gia trực tiếp vàosản xuất ra sản phẩm gia công, muốn mượn khi tạm nhập khẩu phải tạm nộp thuế,khi tái xuất được hoàn lại thuế theo quy định tại điểm 1.m, mục 1, phần E Thông tư số 172/1998/TT-BTCngày 22/12/1998 của BộTài chính. Nếukhông tái xuất thì không được hoàn thuế.

Trong quá trình sửdụng nếu máy móc, thiết bị hư hỏng, doanh nghiệp có nhu cầu đưa ra nước ngoàiđể sửa chữa thì đơn vị hải quan quản lý hợp đồng gia công xem xét giải quyết,thủ tục hải quan thực hiện theo phương thức tạm xuất - tái nhập miễn thuế.

3. Thủ tục xuấtkhẩu đối với sản phẩm gia công:

Thủ tục xuất khẩu đốivới sản phẩm gia công thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩuquy định tại Thông tư số 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/5/1999. Ngoài ra, Tổng cục Hảiquan hướng dẫn thêm một số điểm sau:

3.1. Bộ hồ sơ hải quan nộp và xuấttrình khi làm thủ tục đăng ký tờ khai:

Giấy tờ phải nộp:

Tờ khai hàng xuất khẩu: 3 bảnchính,

Bản kê chi tiết hànghóa: 3 bản chính,

Đối với trường hợp sauđây phải nộp thêm:

Văn bản phân bổ hạnngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu bên gia công cung ứng cácnguyên phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện): 1 bảnsao có đóng dấu và chữ ký xác nhận của giám đốc doanh nghiệp hoặc phó giám đốcdoanh nghiệp; nộp khi cấp phiếu theo dõi trừ lùi.

Giấy tờ phải xuấttrình:

Bảng thống kê tờ khaixuất khẩu (mẫu 3/GC)*;

Văn bản phân bổ hạnngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu bên gia công cung ứng cácnguyên phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện): 1 bảnchính để đối chiếu với bản sao phải nộp và cấp phiếu theo dõi trừ lùi hạnngạch.

3.2. Khi kiểm hóa sảnphẩm xuất khẩu, hải quan phải đối chiếu nguyên liệu mẫu lấy khí làm thủ tụcnhập khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu chínhcòn phải trải qua một quá trình xử lý trước khi đưa vào sản xuất ra sản phẩm(ví dụ như len sợi phải nhuộm...) nên hình thức không còn như khi nhập khẩu,thì người nhận gia công phải có văn bản thông báo với cơ quan hải quan và chịutrách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng đúng nguyên liệu nhập khẩu để sảnxuất ra sản phẩm xuất khẩu, hải quan căn cứ vào tính chất của nguyên liệu đểđối chiếu, nếu có nghi vấn thì yêu cầu giám định.

3.3. Cách thống kê tờkhai xuất khẩu vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 3/GC ban hành kèm theo Thông tưnày)*.

Mỗi một hợp đồng giacông phải lập 2 Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu. Doanh nghiệp giữ một Bảng đểxuất trình cho hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu từng lô hàng, hải quan lưumột Bảng. Thời điểm thống kê và cách thống kê tờ khai lên Bảng này giống nhưthống kê tờ khai nhập khẩu ở điểm2.1.b, mục A trên đây.

3.4. Thủ tục hải quanđối với trường hợp sản phẩm gia công được bán cho doanh nghiệp Việt Nam để tiêuthụ nội địa hoặc làm nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng được giaonhận tại Việt Nam theo chỉ định của bên thuê gia công.

Trên cơ sở ý kiến củaBộ Thương mại tại Văn bản số1723/TM-ĐT ngày 28/4/1999, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:

Điều kiện để đượcgiao, nhận sản phẩm gia công tại Việt Nam: Doanh nghiệp mua sản phẩm gia côngphải ký hợp đồng mua bán với bền bán nước ngoài (là bên thuê gia công hoặc ngườimua hàng của bên thuê gia công bán lại cho doanh nghiệp Việt Nam). Trong hợpđồng phải ghi rõ hàng được giao tại doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công (tênđịa chỉ doanh nghiệp này, hàng thuộc hợp đồng gia công nào). Sản phẩm này phảiphù hợp với phạm vi ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh củadoanh nghiệp mua hàng, phải phù hợp với chính sách quản lý xuất, nhập khẩu hànghoá và quản lý nhập khẩu công nghệ của Nhà nước. Nếu bên mua là doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài, thì sản phẩm gia công này phải là mặt hàng thuộc kếhoạch nhập khẩu đã được Bộ Thươngmại hoặc cơ quan được BộThương mại ủyquyền duyệt. Sản phẩm gia công để tiêu thụ nội địa phải ghi rõ tên nước xuất xứlà: "Sản xuất tại Việt Nam".

Về thủ tục hải quânthực hiện như sau:

a) Thủ tục xuất khẩu(thủ tục giao sản phẩm của doanh nghiệp nhận gia công):

(i) Doanh nghiệp xuấtkhẩu giao sản phẩm phải làm thủ tục xuất như đối với xuất sản phẩm gia công ranước ngoài.

(ii) Nhiệm vụ của hảiquan làm thủ tục xuất khẩu (hải quan quản lý hợp đồng gia cồng): Thực hiện đăngký tờ khai như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài, ký xác nhận vào ô 47 tờ khai HQ99-XNK hiện hành(xác nhận này không bao hàm nội dung đã kiểm tra hàng hóa) niêm phong hồ sơgiao chủ hàng chuyển đến hải quan làm thủ tục nhập khẩu để thực hiện các bướctiếp theo như quy định tại điểm c dưới đây.

b) Thủ tục nhập khẩu(thủ tục nhận hàng của doanh nghiệp mua):

(i) Doanh nghiệp nhậpkhẩu: Mở tờ khai nhập khẩu và thực hiệncác chính sách về nhập khẩu hàng hóa, chính sách thuế theo đúng loại hình nhậpkhẩu.

(ii) Nhiệm vụ của hảiquan làm thủ tục nhập khẩu: Làm thủ tục nhập khẩu như quy định đối với một lôhàng nhập khẩu từ nước ngoài theo đúng loại hình (trong bộ hồ sơ hải quan khôngyêu cầu phải có vận tải đơn).

c) Việc kiểm tra thựctế hàng hóa: Sau khi đăng ký tờ khai với hải quan làm thủ tục xuất doanh nghiệpxuất khẩu (doanh nghiệp giao sản phẩm gia công) tổ chức giao hàng cho doanhnghiệp nhập khẩu. Hai quan làm thủ tục nhập khẩu thực hiện việc kiểm tra thựctế hàng hóa, đối chiếu sản phẩm giao nhận với mẫu nguyên liệu nhập khẩu banđầu, lấy mẫu mới (nếu hàng thuộc diện phải lấy mẫu ghi kết quả kiểm hóa và xácnhận thực xuất vào tờ khai xuất, trả lại 2 bản cho doanh nghiệp xuất đểnộp 1 bản cho hải quan xuất và lưu 1 bản vào hồ sơ hợp đồng gia công;ghi kết qủa kiểm hóa và xác nhận thực nhập vào tờ khai nhập khẩu.

Xác nhận thực xuấtphải ghi rõ số, ngày, tháng, năm, nơi đăng ký của tờ khai nhập khẩu; nơi giaohàng.

Xác nhận thực nhậpphải ghi rõ số, ngày tháng, năm, nơi đăng ký của tờ khai xuất; nơi nhận hàng;hàng là sản phẩm gia công của công ty... thuộc hợp đồng gia công số... ngày...tháng... năm.

Thực hiện các bước thủtục khác và chính sách thuế theo đúng quy định của từng loại hình.

4. Thủ tục chuyểnnguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị mượn từ hợp đồng này sang hợp đồng khác:

4.1 Trường hợp cùngđối tác thuê và nhận gia công, cùng đơn vị hải quan quản lý hợp đồng gia công:Bên nhận gia công chỉ cần có văn bản thông báo cho đơn vị hải quan theo dõi hợpđồng gia công về việc chuyển nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị mượn đốkém theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên. Văn bản thông báo này phải ghi rõtên, lượng, giá trị nguyên phù liệu, vật tư, máy móc, thiết bị chuyển giao từhợp đồng nào sang hợp đồng nào. Văn bản này có giá trị như tờ khai xuất khẩu(đối với hợp đồng giao) và tờ khai nhập khẩu (đối với hợp đồng nhận).

Văn bản thông báo nàyphải lập thành 4 bản.

Sau khi hải quan xácnhận và thống kê vào Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu (mẫu 03/GC)* của hợp đồnggia công giao và Bảng thống kê tờ khai nhập khẩu (mẫu 01/GC)* của hợp đồng giacông nhận, hải quan giữ 2 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng 1 bản, trả lạidoanh nghiệp 2 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng 1 bản.

4.2. Trường hợp cùngđối tác thuê và nhận gia công, nhưng không cùng đơn vị hải quan quản lý hợpđồng gia công: Làm thủ tục như sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây. Mẫuphiếu như mẫu 10/GC* ban hành kèm theo Thông tư này, nhưng thay tên phiếu bằngtên "Phiếu chuyển giao nguyên phụ liệu, vật tư gia công" hoặc"Phiếu chuyển giao máy móc, thiết bị mượn".

Đối với trường hợpnày, các tiêu thức của Phiếu và xác nhận của hải quan bên giao, hải quan bênnhận đều phải ghi đầy đủ theo mẫu 10/GC nêu trên. Riêng phần xác nhận, ký tên,đóng dấu của giám đốc bên giao và bên nhận chi cần thực hiện ở ruột bên.

4.3. Cùng đối tác thuêgia công nhưng khác đối tác nhận gia công: Làm thủ tục như hàng gia công chuyểntiếp dưới đây. Mẫu Phiếu và tên Phiếu như quy định tại điểm 4.2 phần này.

Nếu hải quan bên giaođồng thời là hải quan bên nhận thì vẫn phải ghi đầy đủ các tiêu thức của phiếu.Riêng phần ký tên, đóng dấu của hải quan bên giao và hải quan bên nhận trênphiếu chỉ cần thực hiện ởmột bên.

4.4. Trường hợp khôngcùng đối tác thuê gia công:

Bên cơ sở hợp đồng giacông đã được hải quan tiếp nhẩn và chỉ định của các bên thuê gia công, các bênnhận gia công và đơn vị hải quan quản lý các hợp đồng gia công thực hiện thủtục giao, nhận như thủ tục hải quan quy định tại điểm 3.4, mục A trên đây.

4.5. Việc đối chiếumẫu và lấy mẫu khi làm thủ tục chuyển nguyên phụ liệu từ hợp đồng gia công nàysang hợp đồng gia công khác:

Để đảm bảo chuyển giaođúng nguyên phụ hiệu đã nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình cho hải quanbên nhận mẫu lưu nguyên phụ liệu do hải quan làm thủ tục nhập khẩu trước đầy đãniêm phong và hải quan bên nhận phải tiến hành đối chiếu nguyên liệu chuyểngiao với mẫu lưu nguyên liệu này, nếu phù hợp thì tiến hành lấy mẫu mới cho hợpđồng nhận nguyên phụ liệu như quy định tại điểm 2.1.c, mục A phần này.

Trường hợp khi đốichiếu phát hiện sự sai khác giữa mẫu lưu với nguyên phụ liệu chuyển giao thìphải lập biên bản vi phạm theo đúng thủ tục hành chính để làm cơ sở xử lý. Đốivới những nguyên phụ liệu thuộc diện không phải lấy mẫu lúc nhập khẩu, giám đốccác doanh nghiệp giao, nhận nguyên phụ liệu chuyển giao phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về việc chuyển giao đúng nguyên phụ liệu đã nhập khẩu.

5. Thủ tục giao nhậnsản phẩm gia công chuyển tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định(áp dụng cho cả cùng và khác đối tác thuê gia công).

5.1. Trong điểm này:

Thương nhân giao sảnphẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là Bên giao.

Thương nhân nhận sảnphẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là Bên nhận.

Hải quan quản lý hợpđồng gia công của Bên giao dưới đây gọi tai là Hải quan bên giao.

Hải quan quản lý hợpđồng gia công Bên nhận dưới đây gọi tắt là Hải quan bên nhận.

Phiếu chuyển giao sảnphẩm gia công chuyển tiếp gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp.

5.2. Về nguyên tắc,việc chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phải chịu sự quản lý của hảiquan, nhưng hải quan không trực tiếp làm thủ tục cho việc giao, nhận hàng. Trêncơ sở văn bản chỉ định của các bên thuê gia công, các doanh nghiệp liên quan tựtổ chức việc giao, nhận hàng theo các bước quy định dưới đây. Giám đốc cácdoanh nghiệp giao, doanh nghiệp nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việcgiao, nhận sản phẩm đúng về chủng loại, tên gọi, quy cách, phẩm chất như khaibáo trên Phiếu chuyển tiếp, sản phẩm này phải được sản xuất từ chính nguyên phụliệu và Bên giao đã làm thủ tục nhập khẩu, đủ về số lượng, trọng lượng hoặckhối lượng như khai báo trên Phiếu chuyển tiếp.

5.3. Các bước thựchiện:

a) Bước 1: Bêngiao lập 4 Phiếu giao hàng chuyển tiếp theo mẫu của Tổng cục Hải quan ban hànhkem theo Thông tư này (mẫu 10/GC)*. Sau khi lập Phiếu, Bên giao giao sản phẩmcho Bên nhận.

b) Bước 2: Bên nhậnsau khi nhận đủ sản phẩm, xác nhận, ký tên, đóng dấu vào cả 4 Phiếu chuyển tiếptrên, sau đó đến trình và đăng ký với hải quan bên nhận.

c) Bước 3: Hải quanBên nhận tiếp nhận 4 Phiếu chuyển tiếp, xác nhận vào 4 tờ Phiếu trên, lãnh đạođơn vị ký tên và đóng dấu.

Sau khi làm xong thủtục xác nhận vào cả 4 Phiếu trên, Hải quan Bên nhận trả lại cho Bên nhận 3 bản,hải quan lưu 1 bản cùng với hợp đồng gia công có sử dụng sản phẩm giacông chuyển tiếp.

Bên nhận lưu 1 bảncùng với hợp đồng gia công, chuyển 2 bản cho Bên giao.

d) Bước 4: Bên giaosau khi nhận được 2 bản Phiếu chuyển tiếp đã có đủ xác nhận của Bên nhận và Hảiquan Bên nhận do Bên nhận chuyển đến, phải đến trình Hải quan Bên giao. Hảiquan Bên giao xác nhận, ký tên đóng dấu vào 2 Phiếu chuyển tiếp đó, lưu 1 bảncùng với hợp đồng gia công, trả cho Bên giao 1 bản để lưu cùng hợp đồng giacông lưu tại Bên giao.

Người ký và con dấucủa Hải quan Bên giao như quy định đối với Hải quan Bên nhận.

5.4. Phiếu chuyển tiếpnày được coi là chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công sau này.

Đối với Bên giao, thìPhiếu có đầy đủ xác nhận ký tên, đóng dấu của 4 Bên nêu trên mới có giá trịthanh khoản hợp đồng. Đối với Bên nhận, chỉ có những Phiếu có đủ xác nhận kýtên, đóng dấu của 3 Bên (trừ hải quan bên giao) mới có giá trị thanh khoản hợpđồng. Giám đốc doanh nghiệp của Bên giao, Bên nhận phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính hợp pháp, trung thực của việc giao, nhận sản phẩm gia côngchuyển tiếp và của Phiếu này.

5.5. Gia công chuyểntiếp trong trường hợp cùng đối tác trong nước, nhưng khác đối tác nước ngoài,thì trên cơ sở chỉ định của các bên thuê gia công, doanh nghiệp nhận gia côngchỉ cần làm văn bản báo cáo với cơ quan hải quan về việc chuyển tiếp đó. Vănbản báo cáo phải ghi rõ tên, lượng, trị giá sản phẩm chuyển giao. Văn bản báocáo phải làm thành 4 bản, sau khi hải quan xác nhận, hải quan giữ 2 bản để lưuở mỗi hợp đồng 1 bản, trả lạidoanh nghiệp 2 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng 1 bản.

Văn bản báo cáo này cógiá trị để thanh khoản hợp đồng.

6. Thuê thương nhânkhác gia công quy định tại khoản 2.b Điều 15 của Nghị định:

Doanh nghiệp nhận giacông cho thương nhân nước ngoài được thuê thương nhân Việt Nam khác gia cônglại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thuê gia công này. Hải quankhông làm thủ tục cho việc thuê gia công lại.

Doanh nghiệp ký kếthợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người trực tiếp làm thủ tụcxuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan hải quan, làmcác nghĩa vụ khác liên quan đến hợp đồng gia công và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc ký kết và thực hiện hợp đồng gia công này.

7. Thủ tục xuất trảnguyên phụ liệu, vật tư gia công:

Trong quá trình thựchiện hợp đồng gia công, theo yêu cầu của bên thuê gia công, bên nhận gia công đượcxuất trả nguyên phụ liệu, vật tư cho bên thuê gia công.

Thủ tục hải quan nhưthủ tục xuất khẩu một lô hàng gia công xuất khẩu. Ngoài bộ hồ sơ như một lôhàng gia công xuất khẩu phải nộp thêm bản sao văn bản yêu cầu xuất trả hàng củabên thuê gia công (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp nhận gia công), vănbản đề nghị của doanh nghiệp nói rõ lô hàng xuất trả thuộc tờ khai nhập nào vàkèm theo bản sao tờ khai nhập đó Hải quan làm thủ tục xuất trả phải đối chiếunguyên phụ liệu xuất với mẫu lưu nguyên phụ liệu lấy khi nhập khẩu.

8. Thủ tục hải quanđối với hàng gia công tái chế:

Đơn vị hải quan quảnlý hợp đồng gia công chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và quảnlý cho đến khi toàn bộ sản phẩm tái chế được tái xuất hết. Khi làm thủ tục nhậpkhẩu, xuất khẩu, tờ khai hải quan được đăng ký theo loại hình tạm nhập gia côngtái chế, tái xuất gia công tái chế (sử dụng ô trống tại tiêu thức 15 của tờkhai HQ99-XNK). Các tờ khai nhập khẩu tái chế, xuất khẩu tái chế quản lý riêng,không thống kê vào Bảng thống kê tờ khai (mẫu 01/GC và mẫu 03/GC ban hành kèmtheo Thông tư này*.

9. Thủ tục hải quanđối với nguyên phụ liệu do bên nhận gia công tự cung ứng để phục vụ hợp đồnggia công:

9.1. Điều kiện nguyênphụ liệu, vật tư cung ứng:

Phải thuộc danh mụcnguyên phụ liệu, vật tư sử dụng để gia công thành phẩm nêu trong hợp đồng giacông.

Phải xây dựng thànhđịnh mức như đối với nguyên phụ liệu do bên thuê gia công cung cấp.

Phải được thỏa thuậntrong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công về tên gọi, chủng loại, số lượngnguyên phụ liệu do bên nhận gia công cung ứng.

9.2. Phương thức cungứng:

Bên nhận gia công trựctiếp nhập khẩu từ nước ngoài về bằng hợp đồng mua bán ngoại thương để làmnguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm gia công.

Mua tại thị trườngViệt Nam để làm nguyên phụ liệu gia công (trừ trường hợp được hưởng chế độ xuấtnhập khẩu tại chỗ).

9.3. Thủ tục hải quan:

a) Trường hợp nguyênphụ liệu mua tại thị trường Việt Nam: Hải quan không làm thủ tục cho việc muabán này nhưng khi thanh khoản hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải lập bảngthống kê những nguyên phụ liệu thuộc loại này để hải quan tính thuế xuất khẩu(nếu có).

Nguyên phụ liệu muatại thị trường Việt Nam nếu thuộc danh mực mặt hàng cấm xuất khẩu thì phải cóvăn bản cho phép của BộThương mại, nếuthuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện thì phải có giấy phép của cơ quan cóthẩm quyền và chỉ được thực hiện trong phạm vi cho phép (số lượng, trị giá) củagiấy phép này.

Khi làm thủ tục xuấtkhẩu sản phẩm gia công có sử dụng nguyên phụ liệu mua tại thị trường Việt Nam,doanh nghiệp phải có văn bản giải trình về việc sử dụng nguyên phụ liệu này vớiđơn vị hải quan làm thủ tục xuất khẩu, để hải quan theo dõi trừ lùi hạn mức,hạn ngạch (nếu nguyên phụ liệu thuộc diện có hạn mức, hạn ngạch).

b) Trường hợp nguyênphụ liệu do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để phục vụ hợp đồnggia công:

Làm thủ tục nhập khẩutheo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, áp dụng các chế độ thuế theo loại hìnhnày. Tờ khai nhập khẩu thuộc loại nàytheo dõi riêng theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, không thống kê vào bảngthống kê tờ khai nhập gia công (mẫu 01/GC)*. Đơn vị hải quan làm thủ tục nhậpkhẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu sản phẩm là hải quan quản lý hợp đồng giacông đó.

Thời hạn nộp thuế đốivới nguyên phụ liệu áp dụng theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu là 275 ngàynhư quy định tại Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính.

Khi xuất khẩu sản phẩmcủa hợp đồng gia công có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu theo hình thức này,doanh nghiệp nhận gia công phải có văn bản giải trình với đơn vị hải quan làmthủ tục nói rõ có sử dụng những nguyên phụ liệu (tên, lượng nguyên phụ liệu...)do doanh nghiệp tự nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, thuộc tờkhai nhập khẩu số... Văn bản này lưu cùng với tờ khai xuất khẩu. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theoloại hình xuất gia công, tại ô 39 của tờ khai HQ99-XNK ghi: "có sử dụngloại nguyên phụ liệu... thuộc tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu số...".

Định mức của hợp đồnggia công, văn bản giải trình, tờ khai xuất khẩu gia công là chứng từ dùng đểthanh khoản hợp đồng gia công và tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu theo loạihình nhập sản xuất xuất khẩu dưới hình thức này.

Khi sản phẩm gia côngcó sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu đãthực xuất khẩu thì thực hiện thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu vàgiải quyết các vấn đề về thuế đối với tờ khai này.

c) Khi làm thủ tụcthanh khoản hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải thống kê đầyđủ toàn bộ nguyên phụ liệu đã cung ứng cho hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia côngđó vào bảng 07/GC.

10. Thủ tục thanh lý,thanh khoản hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 18 của Nghị định:

10.1 Căn cứ đểthanh khoản như quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định.

Trường hợp định mứcghi trong hợp đồng gia công mới chỉ là định mức tạm tính thì việc điều chỉnhlại định mức phải được hai bên ký kết hợp đồng gia công thỏa thuận bằng phụkiện hợp đồng và phải khai báo với cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục xuấtkhẩu sản phẩm. Trong trường hợp này, hải quan không coi là vi phạm và định mứcđiều chỉnh này là cơ sở để thanh khoản hợp đồng gia công.

Nếu trong hợp đồng giacông/phụ kiện hợp đồng không quy định định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ haohụt, thì coi như trong định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia côngđã bao gồm cả đinh mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt.

Giám đốc doanh nghiệpký kết hợp đồng gia công chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức sử dụng,định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã thỏa thuậntrong hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công và khai báo với hải quan là phù hợpvới thực tế thực hiện của hợp đồng gia công đó.

Khi doanh nghiệp đăngký định mức với hải quan, kèm theo Bảng định mức là phần giới thiệu các thôngsố của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuậtcủa sản phẩm đó có đóng dấu xác nhận của giám đốc doanh nghiệp, không cần phảixuất trình màu sản phẩm.

Trong quá trình thựchiện hợp đồng gia công, hải quan không kiểm tra định mức từng mã hàng, nhưngkhi có căn cứ chứng tỏ định nức khi trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia côngvà khai báo với hải quan không chính xác, không trung thực, hải quan sẽ tiếnhành kiểm tra định mức, kể cả biện pháp kiểm tra sau giải phóng hàng được quyđịnh tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chínhphủ quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan. Nếuphát hiện sai phạm, giám đốc doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của phápluật.

10. 2. Hồ sơ thanh khoản bao gồm:

Hợp đồng gia công vàcác phụ kiện của hợp đồng.

Bảng thống kê tờ khainguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khấu (bao gồm cả Phiếu hoặc văn bản chuyểngiao sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu hoặc văn bản thông báo chuyển giaonguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công) kèm theo tờ khai, phiếu, văn bản thôngbáo (mẫu 01/GC ban hành kèm theo Thông tư này)*.

Bảng tổng hợp nguyênliệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả nguyên liệu là sản phẩm gia công chuyểntiếp, nguyên phụ liệu, vật tư chuyển từ hợp đồng gia công khác sang - Mẫu02/GC)*.

Bảng thống kê tờ khaisản phẩm gia công xuất khẩu (bao gồm cả phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyểntiếp), kèm theo tờ khai, phiếu (mẫu 03/GC)*.

Bảng tổng hợp sản phẩmgia công đã xuất khẩu (mẫu 04/GC)*.

Bảng thống kê tờ khainhập khẩu máy móc thiết bị (bao gồm cả phiếu hoặc văn bản thông báo chuyển máymóc, thiết bi từ hợp đồng khác sang), kèm theo tờ khai, phiếu, văn bản thôngbáo (mẫu 05/GC)*.

Bảng tổng hợp máy móc,thiết bị tạm nhập khẩu, kể cả máy móc, thiết bị tạm nhập chuyển từ hợp đồng giacông khác sang (mẫu 06/GC)*.

Bảng thống kê nguyênphụ liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (mẫu 07/GC)*.

Bảng tổng hợp nguyênphụ liệu đã sử dạng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu (mẫu 08/GC ban hành kèm theo Thông tưnày)*.

Bảng thanh khoản hợpđồng gia công (mẫu 09/GC)* Trong bảng thanh khoản này, doanh nghiệp phải nêu rõhình thức xử lý đối với nguyên phụ liệu dư thừa (nếu có).

10.3. Thời hạn thanhkhoản:

Chậm nhất 3 tháng kểtừ khi chấm dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanhkhoản hợp đồng với cơ quan hải quan (bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụliệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm). Đối vớinhững hợp đồng gia công có thời hạn trên một năm, thì phải tách ra từng phụkiện nhỏ, thời hạn thực hiện một phụ kiện không quá một năm. Thời hạn thanhkhoản đối với phụ kiện hợp đồng gia công cũng áp dụng như đối với thời hạnthanh khoản hợp đồng gia công. Nguyên phụ liệu dư thừa sau khi thanh khoản phụkiện trước được chuyển sang sử dụng cho phụ kiện tiếp theo của hợp đồng:

Quá thời hạn trên nếudoanh nghiệp không hoàn thành việc thanh khoản mà không có lý do chính đáng đượctrưởng đơn vị hải quan quản lý hợp đổng gia công chấp thuận, thì sẽ bị xử phạtvi phạm hành chính về hải quan theo quy định tại Điều 12c sửa đổi, bổ sung Điều12 Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 của Chính phủ (được quy định tại Nghị địnhsố 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ).

Chậm nhất 10 ngày làmviệc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp, hải quanphải hoàn thành việc thanh khoản.

11. Thẩm quyền giảiquyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập phục vụ giacông sau khi kết thúc hợp đồng:

11.1 Hải quan giảiquyết:

Tái xuất trả cho bênthuê gia công.

Chuyển sang hợp đồnggia công khác: Tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.

Mua bán, tặng tại ViệtNam những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đo bên thuê gia côngcho mượn để phục vụ hợp đồng gia công không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhậpkhẩu, tạm ngừng nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện,

11.2: Các trường hợpphải có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại (theo quy định tại khoản 3 Điều 18của Nghị định): Mua bán, tặng tại Việt Nam đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tưmáy móc, thiết bị do bên thuê gia công cho mượn thuộc Danh mục hàng hóa cấmnhập khẩu, tạm ngừng nhắp khẩu và hàng hóa nhập khẩu có điều kiện.

12: Thủ tục tiêu hủyphế liệu, phế phẩm (nêu tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định):

12.1. Phế liệu, phếphẩm nêu tại điểm này được hiểu như sau:

Phế liệu: là nguyênliệu, phụ liệu, vật tư bi loại ra trong quá trình sản xuất gia công hoặc trongquá trình bảo quản do không đáp ứng yêu cầu chất lượng để đúng làm nguyên liệusản xuất sản phẩm, là máy móc, thiết bị, dụng cụ bị hư hỏng, bị hao mòn cơ bản,không thể sử dụng làm công cụ sản xuất ra sản phẩm được nữa.

Phế phẩm: là sản phẩmsản xuất ra nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của bên đặtgia công.

12.2. Thủ tục tiêuhủy:

Việc tiêu hủy phếliệu, phế phẩm gia công được tiến hành trong quá trình thực hiện hợp đồng giacông hoặc khi thanh khoản hợp đồng gia công.

Doanh nghiệp tự tổchức việc tiêu hủy, đơn vị hải quan theo dõi hợp đồng gia công cử ít nhất 2 cánbộ giám sát việc tiêu hủy đó, đảm bảo phế liệu, phế phẩm được tiêu hủy là cónguồn gốc từ nguyên phụ liệu nhập khẩu của hợp đồng gia công mà doanh nghiệpkhai báo và thực sự được tiêu hủy. Phải lập biên bản chứng nhận xác nhận kếtquả tiêu hủy theo đúng thủ tục hành chính.

Biên bản xác nhận kếtquả tiêu hủy phải có đầy đủ chữ ký, đóng dấu của giám đốc doanh nghiệp có hàngtiêu hủy; họ, tên, chữ ký của những cán bộ hải quan chịu trách nhiệm giám sátviệc tiêu hủy, những người khác được giám đốc doanh nghiệp chủ định tham giagiám sát việc tiêu hủy.

Trường hợp việc tiêuhuỷ ảnh hưởng đến môi trường thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xin phép cơquan quản lý môi trường trước khi tiến hành tiêu hủy. Nếu cơ quan môi trườngkhông cho phép tiêu hủy tại Việt Nam, thì doanh nghiệp phải xuất trả cho liênthuê gia công.

Không phải giám địnhphế liệu, phế phẩm xin tiêu hủy. Doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm trướcpháp luật và người thuê gia công về phế liệu, phế phẩm xin tiêu hủy.

Các loại phế liệu, phếphẩm khi đã thực sự được tiêu hay hoàn toàn (không còn sử dụng được vào mụcđích khác) thì được miễn thuế.

Trường hợp phế liệu,phế phẩm có nguồn gốc từ kim loại (ví dụ: phế liệu là máy móc, thiết bị, cácsản phẩm từ kim loại...) khi tiêu hủy không bị tiêu hủy hoàn toàn mà trở thànhphế liệu kim loại dưới dạng nguyên liệu sử dụng được vào mục đích khác, thìdoanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan phù hợpvới dạng phế liệu sau khi tiến hành tiêu hủy.

13. Thủ tục biếu tặngmáy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm quy địnhtại khoản 5 Điều 18 Nghị định: Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu tại hảiquan nơi theo dõi hợp đồng gia công, phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có). Giá tínhthuế được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của hàng hóa tại thời điểm làmthủ tục nhận hàng biếu tặng. Hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:

Tờ khai hải quan (sửdụng tờ khai hàng phi mậu dịch) 3 bản.

Văn bản tặng của bênđặt gia công.

Văn bản chấp thuận củaBộ Thương mại (nếu hàng biếu tặngthuộc Danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩucó điều kiện).

Trên tờ khai biếu tặngphải ghi rõ "hàng thuộc hợp đồng gia công số... ngày... tháng...năm...; bên thuê gia công...; bên nhận gia công...".

Sau khi hoàn thành thủtục hải quan cho lô hàng biếu tặng, 1 tờ khai hải quan trả cho người được biếutặng, 1 tờ khai hải quan giữ lại để lưu cùng hợp đồng gia công có hàng biếutặng, 1 tờ khai giao cho doanh nghiệp nhận gia công để lưu cùng với hợp đồnggia công.

Nếu hàng được biếutặng từ thiện, thì việc xét miễn thuế do Bộ Tài chính xem xét, xử lý cụ thể từng trường hợp theo đúng quy địnhtại điểm 4, mục II, phần D Thôngtư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính. Để được miễn thuế, bên được biếu tặng từ thiện phải làmvăn bản gửi Bộ Tài chính. Khi làm thủ tục nhậnhàng nếu có văn bản chấp thuận miễn thuế của Bộ Tài chính, thì hải quan không tính thuế, nếu không cóvăn bản này thì hải quan vẫn tính thuế như các đối tượng biếu tặng khác.

14. Thủ tục hải quanđối với việc mua bán nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị mượnsau khi kết thúc hợp đồng gia công:

14.1. Hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:Văn bản chấp thuận của BộThương mại (nếuhàng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóanhập khẩu có điều kiện).

Tờ khai hải quan: 3bản.

Nếu doanh nghiệp muanguyên phụ liệu, vật tư, máy móc, thiết bị này để tiêu thụ nội địa: đăng ký tờkhai theo loại hình phi mậu dịch.

Nếu doanh nghiệp muasố nguyên phụ liệu, vật tư máy móc, thiết bị này để làm nguyên liệu sảnxuất hàng xuất khẩu: đăng ký tờ khai theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.

14.2. Giá tính thuế.Xác định trên cơ sở căn cứ theo giá trị hàng hóa thực tế tại thời điểm giảiquyết cho tiêu thụ nội địa.

B. ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HÓA ỞNƯỚC NGOÀI

1. Thương nhân ViệtNam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài đểxuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước đặtgia công. Trong trường hợp sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam, thìngoài điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP, doanhnghiệp chỉ được đặt gia công những công đoạn sản xuất mà Việt Nam chưa thựchiện được hoặc chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Việc xác định tiêu chí nàydựa trên Danh mục công bố hàng năm của Bộ chuyên ngành, nếu chưa có Danh mụcnày thì doanh nghiệp phải có văn bản xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành vềvấn đề này.

Việc sử dụng nhãn hiệuhàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật nướcnhận gia công. Nếu sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải tuânthủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vàphải chịu sự kiểm soát về lĩnh vực này như hàng hóa khác nhập khẩu từ nướcngoài vào Việt Nam.

2. Thủ tục tiếp nhậnhợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài:

Các hợp đồng/phụ kiệnhợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài đều phải làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan hải quan.Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên củahợp đồng, doanh nghiệp đặt gia công ở nước ngoài phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng gia công với cơquan hải quan. Trường hợp có lý do hợp lý thì trưởng đơn vị hải quan làm thủtục có thể chấp nhận rút ngắn thời gian trên.

a) Bộ hồ sơ xuất trình gồm:

Hợp đồng gia công vàcác phụ kiện kèm theo (nếu có): 2 bản chính.

Bản sao Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 2 bản sao.

Văn bản chấp thuận củaBộ Thương mại hoặc cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền (nếu hàng hóa xuất khẩu để đặt gia công thuộc Danh mụchàng hóa cấm xuất khẩu, xuất khẩu phải có Giấy phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền): 1 bản chính, 1 bản sao.

Văn bản của Bộ chuyên ngành (xác nhận côngđoạn đặt gia công ởnước ngoài thuộccông đoạn sản xuất trong nước chưa thực hiện được hoặc chưa đảm bảo yêu cẩu vềchất lượng; ý kiến chấp thuận của Bộ chuyên ngành, nếu hàng hóa xuất khẩu để đặt gia công ở nước ngoài và sản phẩm nhậpkhẩu trở lại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành): 1bản chính, 1 bản sao.

b) Trách nhiệm của hảiquan khi tiếp nhận hợp đồng gia công:

Tiếp nhận hợp đồng giacông phù hợp với quy định tại Điều 12 của Nghị định và các điều kiện nêu ở điểm 1, mục B trên đây.

Đóng dấu "đã tiếpnhận hợp đồng" lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.

Trong thời gian khôngquá 4 giờ làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan hải quan phải làmxong thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công nói trên. Sau khi tiếp nhận, hải quanlưu 1 bộ hồ sơ để theo dõi, bao gồm 1 bản chính hợp đồng, phụ kiện hợp đồng giacông kèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ khác.

3. Thủ tục xuất khẩumáy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư:

a) Đối với máy móc,thiết bị: làm thủ tục hải quan và thực hiện chính sách xuất nhập khẩu như đốivới hàng tạm xuất - tái nhập, nhưng không phải tính thuế.

b) Đối với nguyênliệu, phụ liệu vật tư: đăng ký tờ khai theo loại hình xuất gia công. Khi kiểmhóa, kiểm hóa viên phải tiến hành lấy mẫu, lưu mẫu nguyên liệu chính và phụliệu có giá trị lớn đoá với những trường hợp lấy mẫu được Cách lấy mẫu thựchiện như quy định tại điểm 2.l.có mục A trên đây.

4. Thủ tục nhập khẩu:

a) Thủ tục nhập khẩumáy móc, thiết bị nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa:

Máy móc, thiết bị,nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa là hàng được xuất từ Việt Nam để phục vụgia công, nếu nhập khẩu trở lại Việt Nam thì làm thủ tục như lô hàng tạm xuất -tái nhập, không phải tính thuế. Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa khi làm thủtục tái nhập phải đối chiếu với mẫu lưu lấy khi làm thủ tục xuất khẩu.

Nếu máy móc, thiết bị,nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa là hàng mua tại nước ngoài để phục vụ giacông, khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ chính sách xuất nhậpkhẩu, chính sách thuế như hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.

b) Thủ tục nhập khẩusản phẩm gia công: đăng ký tờ khai theo loại hình nhập gia công. Khi kiểm hóa,kiểm hóa viên hải quan phải đối chiếu nguyên, phụ liệu cấu thành trên sản phẩmvới mẫu lưu nguyên, phụ liệu lấy khi làm thủ tục xuất khẩu.

5. Thanh khoản hợpđồng gia công: Hồsơ thanh khoản,thủ tục thanh khoản như quy định tại điểm 10, mục A Phần III trên đây.

 

IV. XỬ LÝ VI PHM

Mọi hành vi vi phạmcác quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nêu trên và tại Thông tư này tùytheo mức độ vi phạm mà bi xử lý theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan và các quy định pháp luật khác có liênquan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này cóhiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ củaTổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn liên quan (có danh mục kèm theo).

2. Định kỳ 6 tháng mộtlần, hải quan các tỉnh thành phố có quản lý hàng gia công báo cáo Tổng cục Hảiquan tình hình thực hiện Thông tư này.

3. Thủ trưởng cácCục/Vụ nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan cáctỉnh, thành phố, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan và các tổ chức, cá nhâncó liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư hướng dẫn này./.

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐƯỢCTHAY THẾ BẰNG THÔNG TƯ SỐ 07/2000/TT-TCHQ NGÀY 02/11/2000

Số TT

Hình thức văn bản

Số, ký hiệu văn bản

Ngày, tháng văn bản

Trích yếu văn bản

Ghi chú

1

Thông tư

03/1998/TT-TCHQ

29/8/1998

Hướng dẫn thi hành chương III (gia công với nước ngoài) Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ

 

2

Công văn

3550/TCHQ-GSQL

3/10/1998

Đăng ký hợp đồng gia công của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

3

Công văn

4201/TCHQ-GSQL

16/11/1998

Giải thích thêm một số điểm tại Thông tư số 18/1998/TT-BTM và Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ

 

4

Công văn

4719/TCHQ-GSQL

17/12/1998

Đặt gia công ở nước ngoài

 

5

Công văn

95/TCHQ-GSQL

16/1/1999

Tiêu hủy phế liệu, phế phẩm gia công

 

6

Công văn

1270/TCHQ-GSQL

10/3/1999

Tiêu hủy phế liệu, phế phẩm gia công

 

7

Công văn

1644/TCHQ-GSQL

30/3/1999

Giải thích một số điểm tại Thông tư số 03/1998/TT-TCHQ

 

8

Công văn

2559/TCHQ-GSQL

13/5/1999

Giải quyết vướng mắc trong hàng gia công xuất khẩu

 

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4811&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận