THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaĐiều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01năm 1995 của Chính phủ
Thihành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2003 về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ tại văn bản số 1072/VPCP-VX ngày 11 tháng 3 năm 2003; sau khi có ýkiến tham gia của Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, BộLao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đối tượngáp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số01/2003/NĐ-CP gồm:
1. Ngườilao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên vàhợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổchức sau:
a)Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm:doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích;doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
b)Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
c)Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, baogồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
d)Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Hộsản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
e)Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũtrang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịchvụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tựtrang trải về tài chính;
g) Cơsở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo,khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
h)Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
i) Cơquan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quyđịnh khác.
k)Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại điểm 1này.
2.Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.
3. Ngườilao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
4. Ngườilao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm1 và điểm 3 mục này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng,khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kếthợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
5. Ngườilao động quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3 và điểm 4 Mục này, đi học, thựctập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiềncông do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động trả thì cũng thuộc đốitượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.
II. CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG
1.Chế độ trợ cấp thai sản theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số01/2003/NĐ-CP như sau:
Laođộng nữ có thai, sinh con (không phân biệt số lần sinh con) khi nghỉ việc theoĐiều 11 và Điều 12 Điều lệ Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp thai sản.
2.Cách tính mức lương hưu theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 1 Nghị định số01/2003/NĐ-CP như sau:
a)Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được tính bằng 45%mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó từ nămthứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%. Mức lươnghưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ1: Ông Nguyễn Văn A có 35 nămđóng bảo hiểm xã hội, lương hưu được tính như sau:
15năm đầu được tính 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 35 là 20 năm, được tính: 20 năm x 2%/năm = 40%
Tỷ lệđể tính lương hưu hàng tháng là: 45% + 40% = 85%.
Trườnghợp này lương hưu hàng tháng chỉ tính bằng 75% mức bình quân của tiền lươngtháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
b)Lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được tính bằng 45%mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó từnăm thứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 3%. Mứclương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căncứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ2: Bà Nguyễn Thị B có 26 năm đóngbảo hiểm xã hội, lương hưu được tính như sau:
15năm đầu được tính 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, được tính: 11 năm x 3%/năm = 33%
Tỷ lệđể tính lương hưu hàng tháng là: 45% + 33% = 78% mức bình quân của tiền lươngtháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Trườnghợp này lương hưu hàng tháng chỉ tính bằng 75% mức bình quân của tiền lươngtháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
3.Cách tính mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 1 Nghịđịnh số 01/2003/NĐ-CP như sau:
a) Ngườilao động làm nghề bình thường.
Namđủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 nămđóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lênthì cách tính lương hưu thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục II nêu trên, nhưngcứ mỗi năm nghỉ việc trước 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì giảm 1%mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ3: Ông Nguyễn Văn C nghỉ hưu từ1/4/2003, khi nghỉ hưu 58 tuổi, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khảnăng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông C được tính nhưsau:
Tỷ lệ% để tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 Mục II:
15năm đầu được tính 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm được tính thêm 26%
Tổngcộng: 45% + 26% = 71%.
Tỷ lệ% tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 60: (60 tuổi - 58 tuổi) x 1% = 2%
Tỷ lệ% để tính lương hưu là: 71% - 2% = 69%
Ví dụ4: Bà Trần Thị D nghỉ hưu từ1/2/2003, khi nghỉ hưu 52 tuổi, có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khảnăng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà D được tính như sau:
Tỷ lệ% để tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 mục II:
15năm đầu được tính 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 22 là 7 năm được tính thêm 21%
Tổngcộng : 45% + 21% = 66%.
Tỷ lệ% tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55: (55 tuổi - 52 tuổi) x 1% = 3%
Tỷ lệ% để tính lương hưu là: 66% - 3% = 63%
b) Ngườilao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 15năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc có 10 năm công tác ởMiền Nam, ở Lào trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31tháng 8 năm 1989.
Namđủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi, có đủ 20 năm đóngbảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thìcách tính lương hưu thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục II nêu trên, nhưngcứ mỗi năm nghỉ việc trước 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ thì giảm 1%mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ5: Ông Trần Văn Đ là công nhânnghỉ hưu từ 1/4/2003, khi nghỉ hưu 50 tuổi, có 29 năm đóng bảo hiểm xã hội(trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại), bị suy giảm khả năng lao động61%.
Tỷ lệlương hưu hàng tháng của ông Đ được tính như sau:
Tỷ lệ% để tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 mục II:
15năm đầu được tính 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 29 là 14 năm được tính thêm 28%
Tổngcộng: 45% + 28% = 73%
Tỷ lệ% tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55: (55 tuổi - 50 tuổi) x 1% = 5%
Tỷ lệ% để tính lương hưu là: 73% - 5% = 68%.
Ví dụ6: Bà Nguyễn Thị E là công nhânnghỉ hưu từ 1/2/2003, khi nghỉ hưu 49 tuổi, có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội(trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại), bị suy giảm khả năng lao động61%.
Tỷ lệlương hưu hàng tháng của bà E được tính như sau:
Tỷ lệ% để tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 mục II:
15năm đầu được tính 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 22 là 7 năm được tính thêm 21%
Tổngcộng: 45% + 21% = 66%
Tỷ lệ% tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 50: (50 tuổi - 49 tuổi) x 1% = 1%
Tỷ lệ% để tính lương hưu là: 66% - 1% = 65%.
c) Ngườilao động có ít nhất 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đãđóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61%trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời) thì cách tính lương hưu thực hiện theoquy định tại điểm 2 mục II nêu trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưutrước 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân củatiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ7: Ông Nguyễn Văn H, có 25 nămđóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc. Do sứckhoẻ yếu, ông H được Hội đồng Giám định Y khoa khám và kết luận suy giảm khảnăng lao động 61% và được nghỉ hưu tháng 2/2003, khi nghỉ hưu ông H đủ 48 tuổi.
Tỷ lệhưởng lương hưu hàng tháng của ông H được tính như sau:
Tỷ lệ% để tính hưởng lương hưu theo quy định tại điểm 2 mục II:
15năm đầu được tính 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm được tính thêm 20%
Tổngcộng: 45% + 20% = 65%
Tỷ lệ% tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55: (55 tuổi - 48 tuổi) x 1% = 7%
Tỷ lệ% để tính lương hưu là: 65% - 7% = 58%
d)Những người nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội thì cách tínhlương hưu theo quy định tại điểm 2 Mục II nêu trên.
đ)Những người nghỉ hưu trước tuổi theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 26 Điều lệ Bảohiểm xã hội nếu thuộc diện đi làm công ăn lương có đóng bảo hiểm xã hội hoặctham gia công tác coi như đã đóng bảo hiểm xã hội trước 16 tuổi thì tuỳ theo sốnăm trước 16 tuổi được tính mỗi năm bằng 2% đối với nam, 3% đối với nữ mức bìnhquân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để khấu trừ vào tổng số tỷ lệphần trăm mức bình quân của tiền lương phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi. Nhưngsố khấu trừ nhiều nhất cũng chỉ bằng tỷ lệ phần trăm tiền lương phải giảm.
Ví dụ8: Ông Nguyễn Văn Y tham gia hoạtđộng Cách mạng năm 14 tuổi, do mất sức lao động 61% nên nghỉ hưu ở độ tuổi 54. Ông Ycó 40 năm làm việc đóng bảo hiểm xã hội. Cách tính lương hưu hàng tháng của ôngY như sau:
15năm đầu được tính bằng 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm được tính thêm 30%
Tổngcộng: 45% + 30% = 75%
Doông Y nghỉ hưu trước tuổi 60 là 6 năm nên tỷ lệ phần trăm mức bình quân tiền lươngphải giảm do nghỉ hưu trước tuổi là:
(60tuổi - 54 tuổi) x 1% = 6%
Nhưngông Y có 2 năm công tác trước 16 tuổi, ông Y được tính 4% mức bình quân tiền lươngđể khấu trừ vào tổng số tỷ lệ phần trăm phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi là 6%.Như vậy còn lại 2% phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi.
Lươnghưu hàng tháng của ông Y là: 75% - 2% = 73%
e) Ngườilao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu tríhàng tháng, tỷ lệ hưởng lương hưu tính theo quy định tại điểm 2 mục II nêutrên, không phải giảm tỷ lệ % lương hưu do về hưu trước tuổi.
Namđủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi không phải qua giámđịnh khả năng lao động.
Cóthời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên;
Cóđơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
Ví dụ9: Ông Nguyễn Văn K có đơn tựnguyện nghỉ hưu tháng 3/2003, khi nghỉ hưu đủ 55 tuổi, có đủ 30 năm làm việc vàđóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ tính hưởng lương hưu của ông K được tính đủ bằng75%.
4.Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:
Trợcấp một lần khi nghỉ hưu được thực hiện như sau:
a)Lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 25 năm, thì từ năm thứ 26trở đi, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được nhận một nửa (1/2) tháng mức bìnhquân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa khôngquá 5 tháng.
Ví dụ10: Bà Trần Thị L nghỉ hưu khi đủ55 tuổi và có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưucủa bà L như sau: Từ năm thứ 26 trở lên, bà L có 5 năm đóng bảo hiểm xã hội,trợ cấp một lần bằng: 5 năm x 0,5 tháng/năm = 2,5 tháng mức bình quân của tiềnlương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
b)Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm, thì từ năm thứ 31trở đi, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được nhận một nửa (1/2) tháng mức bìnhquân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa khôngquá 5 tháng.
Ví dụ11: Ông Vũ Văn M nghỉ hưu khi đủ60 tuổi và có 42 năm đóng bảo hiểm xã hội, tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưucủa ông M như sau: Từ năm thứ 31 trở lên, ông M có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội,trợ cấp 1 lần bằng: 12 năm x 0,5 tháng/năm = 6 tháng. Nhưng quy định tối đakhông quá 5 tháng. Do đó, ông M được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bằng 5tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
5. Ngườihưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo khoản 1 Điều 28 đã sửa đổi, bổ sungtheo khoản 5, Điều 1, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP gồm:
a) Ngườilao động đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ, nhưng chưa đủ 15 năm đóngbảo hiểm xã hội;
b) Ngườilao động đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 25 Điều lệ Bảo hiểm xã hội nhưng chưađủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
c) Ngườilao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnhnghề nghiệp nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
d) Ngườiđi định cư hợp pháp ở nước ngoài là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyềncho phép xuất cảnh để đi sinh sống ở nước ngoài (Không áp dụng đối với nhữngđối tượng xuất cảnh vì mục đích khác, sau đó ở lại và sinh sống ở nước ngoài).
e) Ngườilao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn đã giao kết đúng quy định của phápluật Lao động trước ngày 01/01/2003 mà chấm dứt hợp đồng lao động sau ngày01/01/2003, nếu có đơn tự nguyện thì được trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.
Mứctrợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần được tính như sau: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xãhội được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóngbảo hiểm xã hội.
6.Khoản 2, Điều 28 đã sửa đổi, bổ sung theo khoản 5, Điều 1, Nghị định số01/2003/NĐ-CP như sau:
Ngườilao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí theo Điều 25,khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội mà có đủ 20 năm đóng bảohiểm xã hội thì được lựa chọn 1 trong 2 phương thức sau:
a)Nghỉ chờ đến khi đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí hàng tháng như sau:
Ngườicó đủ 20 năm làm việc trong điều kiện bình thường thì nam chờ đến khi đủ 60tuổi, nữ chờ đến khi đủ 55 tuổi;
Ngườicó đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việcnặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại; hoặc đủ 15 năm làmviệc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; hoặc đủ 10 năm công tác ở miềnNam, ở Lào trước 30/4/1975, ở Campuchia trước 31/8/1989 thì nam chờ đến khi đủ55 tuổi, nữ chờ đến khi đủ 50 tuổi.
Ngườinghỉ việc chờ đủ tuổi để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng phải có đơn tựnguyện chờ giải quyết chế độ hưu trí, có xác nhận của công đoàn và thủ trưởngđơn vị. Sau đó thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải lập đủ hồ sơ nhưngười nghỉ hưu gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý, theo dõi và giải quyếtchế độ hưu trí hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời.
Trongthời gian nghỉ chờ, nếu người lao động làm việc thuộc đối tượng tham gia bảohiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểmxã hội sau này được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó để tính hưởngchế độ bảo hiểm xã hội. Trường hợp nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trởlên thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội hoặc nếu chết thì gia đình được hưởng chế độ tửtuất quy định tại mục V Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
b) Ngườilao động không có nguyện vọng nghỉ chờ để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng,thì cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong sổ bảo hiểm xã hội thời gian đã đóngbảo hiểm xã hội, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xãhội được giao cho người lao động quản lý.
Saukhi nhận sổ bảo hiểm xã hội, nếu người lao động làm việc thuộc đối tượng thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng. Trường hợp người lao động gặprủi ro bị chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất, nếu ốm đau (có xác nhậncủa bệnh viện) hoặc sau 6 tháng không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện, thì cơ quanbảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1lần.
7.Khoản 3 Điều 28 đã sửa đổi, bổ sung theo khoản 5, Điều 1, Nghị định số01/2003/NĐ-CP như sau:
a) Ngườilao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng bảohiểm xã hội theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội thì cơquan bảo hiểm xã hội xác nhận trong sổ bảo hiểm xã hội thời gian đóng bảo hiểmxã hội, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội đượcgiao cho người lao động quản lý.
Saukhi nhận sổ bảo hiểm xã hội, nếu người lao động làm việc thuộc đối tượng thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng. Trường hợp người lao động gặprủi ro bị chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất, nếu ốm đau (có xác nhậncủa bệnh viện) hoặc sau 6 tháng không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện, thì cơ quanbảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1lần.
b) Ngườilao động có tên trong danh sách của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của Nhà nước,nghỉ chờ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp 1 lần thì đượccấp sổ bảo hiểm xã hội và xác nhận thời gian làm việc (tính đến khi bắt đầunghỉ chờ việc). Sổ bảo hiểm xã hội được giao cho người lao động quản lý.
Saukhi nhận sổ bảo hiểm xã hội, nếu người lao động làm việc thuộc đối tượng thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng. Trường hợp người lao động gặprủi ro bị chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất, nếu ốm đau (có xác nhậncủa bệnh viện) hoặc sau 6 tháng không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng thamgia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện, thì cơ quanbảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1lần.
Cáchxác định thời gian làm việc (công tác) trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đượcthực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/NV ngày 4 tháng 9 năm 1972 của BộNội vụ (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và các văn bản liên quan cóhiệu lực ban hành trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Quytrình, thủ tục xác nhận thời gian làm việc và cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với ngườilao động tại tiết b này có quy định riêng.
8.Cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đốivới người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chuyển sanglàm công việc khác đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn theo quy định tạikhoản 6 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:
a)Đối tượng áp dụng là người lao động đã được xếp vào các mức lương của thang lương,bảng lương do Nhà nước quy định thuộc nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đã đóng bảo hiểm xãhội theo các mức lương đó đủ 15 năm trở lên.
b)Trong thời gian 15 năm trở lên hưởng mức lương nặng nhọc, độc hại thì được tínhkhoảng thời gian 5 năm liền kề (liên tục) có các mức lương cao nhất để làm cơsở tính lương hưu.
Ví dụ12: Ông Nguyễn Văn P có đủ điềukiện nghỉ hưu tháng 2/2003; đã có đủ 15 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hộitheo mức lương của nghề nặng nhọc, độc hại, sau đó chuyển sang làm việc khác hưởnglương chuyên viên cho đến khi nghỉ hưu. Ông P có quá trình hưởng mức lương vàđóng bảo hiểm xã hội theo các mức lương sau:
Từtháng 1/1970 đến tháng 12/1974 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơkhí 331,5 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,49;
Từtháng 1/1975 đến tháng 12/1980 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơkhí 352,5 đồng được chuyển sang hệ số 3,05;
Từtháng 1/1981 đến hết tháng 12/1985 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lươngcơ khí 375 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,73;
Từtháng 1/1986 đến tháng tháng 1/2003 chuyển sang làm việc nhẹ hưởng mức lươngthấp hơn, trước khi nghỉ hưu hưởng mức lương chuyên viên bậc 6 theo hệ số 3,06.
Mức lươngđể làm cơ sở tính lương hưu của ông P được tính theo quy định tại khoản 6 Điều1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau: tính mức bình quân tiền lương đóng bảohiểm xã hội của 5 năm liền kề cao nhất (tháng 1/1981 đến hết tháng 12/1985) là3,73.
Ví dụ13: Ông Nguyễn Văn Q là công nhânlái xe đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 1/2003, có đủ 15 năm làm việc và đóng bảohiểm xã hội theo mức lương của nghề nặng nhọc, nhưng mức lương có nhiều thờiđiểm cao thấp khác nhau:
Từtháng 1/1975 đến tháng 12/1977 lái xe trọng tải 16,5 tấn, hưởng mức lương bậc2: 372 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,56;
Từtháng 1/1978 đến tháng 12/1980 lái xe trọng tải 40 tấn, hưởng mức lương bậc 2:438 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,27;
Từtháng 1/1981 đến tháng 12/1983 lái xe trọng tải 25 tấn, hưởng mức lương bậc 2:394 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,98;
Từtháng 1/1984 đến tháng 12/1986 lái xe trọng tải 14 tấn, hưởng mức lương bậc 3:372 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,07;
Từtháng 1/1987 đến tháng 12/1989 lái xe trọng tải 30 tấn, hưởng mức lương bậc 3:438 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,73;
Từtháng 1/1990 đến khi nghỉ hưu chuyển sang lái xe con hưởng mức lương thấp hơntheo hệ số 2,73.
Cáchtính mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng củaông Q thực hiện như sau:
Ông Qcó hai thời gian được hưởng các mức lương cao nhất là 3,27 và 3,73 nhưng khôngliên tục nên không được cộng các mức tiền lương của hai thời kỳ này để tính mứcbình quân tiền lương cao nhất liền kề.
Trườnghợp này, việc tính mức bình quân tiền lương cao nhất của 5 năm liền kề tính từtháng 1/1985 đến tháng 12/1989 theo các mức:
Từtháng 1/1985 đến tháng 12/1986 tính mức lương theo hệ số 3,07.
Từtháng 1/1987 đến tháng 12/1989 tính mức lương theo hệ số 3,73.
Việctính lương hưu cho các đối tượng quy định tại tiết a,b nói trên không áp dụngđối với người lao động hưởng lương theo các mức lương không thuộc thang lương,bảng lương do Nhà nước quy định.
c)Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, thực hiệntheo các văn bản quy định sau đây:
Quyếtđịnh số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội;
Quyếtđịnh số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội;
Quyếtđịnh số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội;
Quyếtđịnh số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội;
Quyếtđịnh số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội.
9.Cách tính thời gian đóng bảohiểm xã hội để giải quyết chế độ được quy định tại khoản 7, Điều 1 Nghị định số01/2003/NĐ-CP như sau:
a)Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính mức lương hưu và trợ cấp bảohiểm xã hội: nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 3 tháng thì không tính;từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính nửa (1/2) năm (6 tháng); từ 7 tháng đếnđủ 12 tháng tính tròn là 1 năm.
b)Khi xác định điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ hưutrí, tuất hàng tháng thì 1 năm phải tính đủ 12 tháng. Nếu còn thiếu thời gianđóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 6 tháng, thì người lao động đóng tiếp mộtlần cho những tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng bằng 15% của mức lươngtháng trước khi nghỉ việc.
Ví dụ14: Bà Lê Thị T, khi nghỉ hưu đủ55 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 14 năm 7 tháng. Vậy bà T được tựđóng tiếp bảo hiểm xã hội của 5 tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng bằng15% của mức lương tháng trước khi nghỉ việc để đủ điều kiện hưởng chế độ hưutrí theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội (đủ 15 năm đóngbảo hiểm xã hội).
c)Cách tính mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội khi thời gian đóng bảo hiểmxã hội lẻ 6 tháng:
Khitính tỷ lệ (%) lương hưu, nếu còn lẻ 6 tháng thì tính bằng một nửa (1/2) mức hưởngcủa 1 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Khitính mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, nếu còn lẻ 6 tháng thì tính bằng mộtnửa (1/2) mức hưởng của 1 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ15: Bà Nguyễn Thị Q, đủ 55 tuổi,có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 23 năm 4 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xãhội của bà Q được tính tròn là 23 năm 6 tháng. Tiền lương hưu hàng tháng của bàQ được tính như sau:
15năm đầu được tính 45%
Từ nămthứ 16 đến năm thứ 23 là 8 năm được tính thêm 24%.
6tháng lẻ tính bằng: 1/2 x 3% = 1,5%
Tỷ lệđể tính lương hưu hàng tháng là: 45% + 24% + 1,5% = 70,5% mức bình quân củatiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ16: Ông Nguyễn Văn S, đủ 60 tuổi,có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 32 năm 4 tháng, thời gian đóng bảohiểm xã hội của ông S được tính tròn là 32 năm 6 tháng. Tiền lương hưu hàngtháng của ông S được tính như sau:
15năm đầu được tính 45%
Từnăm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm được tính thêm 30%
Tỷ lệđể tính lương hưu hàng tháng là: 45% + 30% = 75% mức bình quân của tiền lươngtháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Ngoàira ông S còn được hưởng trợ cấp 1 lần của thời gian 2 năm 6 tháng (thời gianđóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm) là:
2 nămx 0,5 tháng lương = 1 tháng lương.
6tháng được tính bằng 1/2 mức trợ cấp của 1 năm là 0,25 tháng lương (1/2 x 0,5tháng lương). Vậy mức trợ cấp 1 lần là:
1tháng lương + 0,25 tháng lương = 1,25 tháng lương
10.Trong thời gian lao động nữ nghỉ sinh con theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghịđịnh số 01/2003/NĐ-CP không phải đóng 5% tiền lương tháng, người sử dụng laođộng không phải đóng 15% tiền lương cho người lao động với thời gian người laođộng được nghỉ theo quy định như sau:
a) Ngườilao động nữ nghỉ sinh con trong thời hạn 4 tháng, 5 tháng hoặc 6 tháng và thờigian nghỉ thêm do sinh đôi trở lên theo quy định tại các khoản 1,2 Điều 12 Điềulệ Bảo hiểm xã hội.
b)Thời gian người lao động nghỉ việc nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp theo quy địnhtại Điều 13 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
Quyđịnh trên không áp dụng đối với những trường hợp nghỉ thêm quy định tại khoản 3Điều 12 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Cácchế độ quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2003. Khôngtính lại chế độ cho các đối tượng đã hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01tháng 01 năm 2003.
2.Quy trình và thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiệntheo quy định tại Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3.Thông tư này bãi bỏ:
a)Các nội dung sau đây của Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ Bảohiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ;
PhầnA;
Điểm1, mục II, phần B;
Tiếta, b điểm 3, mục IV, phần B;
Điểm4, mục IV, phần B;
Điểm5, mục IV, phần B;
Điểm5, phần D.
b)Thông tư số 02/1999/TT-BLĐTBXH ngày 9/01/1999 của Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hộiban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.