Văn bản pháp luật: Thông tư 08/2014/TT-BNV

Nguyễn Tiến Dĩnh
Từ số 921 đến số 922
Thông tư 08/2014/TT-BNV
Thông tư
08/10/2014
19/09/2014

Tóm tắt nội dung

Quy định về Ban Công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Công tác người cao tuổi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Nội vụ
Thứ trưởng
2.014
Bộ Nội vụ

Toàn văn

 

THÔNG TƯ

Quy định về Ban Công tác người cao tuổi tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Công tác

người cao tuổi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

_________________

 

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tưởng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;

Thực hiện Quyết định số 197/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư quy định về Ban Công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Công tác người cao tuổi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 1. Quy định chung

1. Ban Công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)

a) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác về người cao tuổi.

b) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.

c) Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế làm việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia Ban Công tác.

d) Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

đ) Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh không có tài khoản và con dấu riêng. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực ghi chức vụ (chức danh) và ký văn bản của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

e) Kinh phí hoạt động của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.

2. Ban Công tác người cao tuổi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện)

a) Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác người cao tuổi.

b) Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập và làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.

c) Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quy chế làm việc của Ban. Công tác người cao tuổi cấp huyện; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia Ban Công tác.

d) Các thành viên của Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

đ) Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện không có tài khoản và con dấu riêng. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực ghi chức vụ (chức danh) khi ký văn bản Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

e) Kinh phí hoạt động của Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 19 Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.

Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện

1. Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, kế hoạch 5 (năm) năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;

b) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác người cao tuổi và Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn;

c) Chỉ đạo thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương;

d) Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức có liên quan việc thực hiện quy định của pháp luật và các chính sách hỗ trợ người cao tuổi. Sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Quốc gia người cao tuổi Việt Nam tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

2. Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Triển khai thực hiện kế hoạch 5 (năm) năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;

b) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác người cao tuổi và Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi từng giai đoạn;

c) Phối hợp cơ quan có liên quan thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương;

d) Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức liên quan trong việc thực hiện quy định của pháp luật và các chính sách hỗ trợ người cao tuổi. Sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh tình hình thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

Điều 3. Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện

1. Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh:

a) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Phó Trưởng ban Thường trực: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Phó Trưởng ban: Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh;

d) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo cơ quan:

- Sở Nội vụ;

- Văn phòng Ủy ban nhân dân;

- Sở Tài chính;

- Sở Y tế;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Sở Giao thông vận tải;

- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Sở Tư pháp;

- Sở Xây dựng;

- Ban Dân tộc (đối với cấp tỉnh có thành lập Ban Dân tộc);

- Bảo hiểm Xã hội cấp tỉnh;

- Tổ chức có liên quan ở cấp tỉnh, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Hội Cựu chiến binh tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

2. Thành viên Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện:

a) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Phó Trưởng ban Thường trực: Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Phó Trưởng ban: Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp huyện;

d) Các ủy viên là đại diện lãnh đạo cơ quan:

- Phòng Nội vụ;

- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;

- Phòng Tài chính - Kế hoạch;

- Phòng Y tế;

- Phòng Văn hóa và Thông tin;

- Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Phòng Tư pháp;

- Phòng Kinh tế và Hạ tầng và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các huyện hoặc Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị đối với các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Phòng Dân tộc (đối với cấp huyện có thành lập Phòng Dân tộc);

- Bảo hiểm Xã hội cấp huyện;

- Tổ chức có liên quan ở cấp huyện, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện; Hội Nông dân huyện; Hội Cựu chiến binh huyện; Liên đoàn Lao động huyện; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện.

Điều 4. Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh và Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện

1. Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh

a) Cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh (gọi tắt là Tổ Giúp việc) đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do 01 công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng, 01 công chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 01 thành viên Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp tỉnh làm thành viên. Các thành viên Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

c) Tổ Giúp việc làm việc theo quy chế do Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh ban hành.

2. Cơ quan thường trực, Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện

a) Cơ quan thường trực của Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Tổ Giúp việc Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện (gọi tắt là Tổ Giúp việc) đặt tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội do 01 (một) công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng, 01 (một) công chức Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân và 01 (một) thành viên Ban Đại diện Hội Người cao tuổi cấp huyện làm thành viên. Các thành viên Tổ Giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

c) Tổ Giúp việc làm việc theo quy chế do Trưởng ban Ban Công tác người cao tuổi cấp huyện ban hành.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2014.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2009/TT-BNV ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thành lập Ban Công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, phối hợp, tổ chức, thực hiện công tác về người cao tuổi.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiện toàn Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh đã được thành lập theo Thông tư số 08/2009/TT-BNV ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nội vụ theo quy định tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

 

 

� ��� f ��m i học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước xét tặng.

 

4. Đối với tập thể, cá nhân thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất thực hiện như sau:

Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất quyết định tặng thưởng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và Giấy khen của Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi có khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất) quyết định xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ xét, quyết định khen thưởng hoặc trình Chủ tịch nước khen thưởng.

Điều 21. Hồ sơ, thời điểm trình khen Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu vinh dự Nhà nước

1. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tổ chức xét 05 năm một lần vào dịp Đại hội thi đua yêu nước các cấp, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.

2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thực hiện theo khoản 4 Điều 57 và khoản 2 Điều 58 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Nghị định số 39/2012/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị khen thưởng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”, “Huân chương Lao động”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” cho cán bộ có quá trình cống hiến qua các giai đoạn cách mạng, gồm: Tờ trình kèm theo danh sách trích ngang cán bộ được đề nghị khen thưởng, bản tóm tắt quá trình công tác, thời gian từng giữ chức vụ, các hình thức khen thưởng và kỷ luật của cá nhân đó.

Điều 22. Thông báo kết quả khen thưởng

Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn khen thưởng, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định khen thưởng, cơ quan thẩm định thông báo cho đơn vị trình khen thưởng biết.

Tập thể, cá nhân không đủ tiêu chuẩn khen thưởng, trong thời hạn 10 ngày làm việc (kể từ ngày cấp có thẩm quyền khen thưởng thông báo) cơ quan thẩm định phải thông báo cho đơn vị trình khen biết. Nếu hồ sơ không đúng tuyến trình, cơ quan thẩm định thông báo và trả hồ sơ cho đơn vị trình khen thưởng.

Điều 23. Lưu trữ hồ sơ khen thưởng

Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ khen thưởng của cấp mình và cấp cơ sở để thuận tiện cho việc tra cứu hồ sơ, giải quyết đơn, thư khiếu nại của công dân hoặc xác nhận cho các đối tượng được hưởng chính sách khi có yêu cầu. Chế độ bảo quản hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 24. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng

1. Nguồn hình thành, mức trích và việc sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 67 và 68 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Thông tư số 71/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính, thực hiện chế độ thi đua, khen thưởng.

2. Về tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:

a) Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì nhận mức tiền thưởng cao nhất.

b) Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua.

c) Trong cùng thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng.

Điều 25. Hồ sơ, thủ tục, hủy bỏ quyết định khen thưởng

1. Cá nhân gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Giấy khen thì bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận.

2. Căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền xác định việc cá nhân kê khai gian dối thành tích để được khen thưởng, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng ban hành quyết định hủy bỏ.

3. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định gồm có:

a) Tờ trình của cơ quan trực tiếp trình khen thưởng đối với từng loại hình khen thưởng cho cá nhân.

b) Báo cáo tóm tắt lý do trình cấp có thẩm quyền hủy bỏ quyết định khen thưởng.

4. Sau khi có quyết định hủy bỏ hình thức khen thưởng, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm thu hồi hiện vật khen thưởng giao nộp về cơ quan làm công tác thi đua, khen th


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=37893&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận